intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích suất sinh lợi của giáo dục ở Việt Nam: Tiếp cận theo phương pháp “Clustered Data”

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn nhằm tính toán suất sinh lợi cho mỗi năm giáo dục. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân khác đến thu nhập của người lao động. Đề xuất các gợi ý chính sách liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận văn này!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích suất sinh lợi của giáo dục ở Việt Nam: Tiếp cận theo phương pháp “Clustered Data”

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------------------- BÙI THẾ HUY PHÂN TÍCH SUẤT SINH LỢI CỦA GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM: TIẾP CẬN THEO PHƯƠNG PHÁP “CLUSTERED DATA” LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------------------- BÙI THẾ HUY PHÂN TÍCH SUẤT SINH LỢI CỦA GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM: TIẾP CẬN THEO PHƯƠNG PHÁP “CLUSTERED DATA” Chuyên ngành : Kinh Tế Phát Triển Mã số : 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TIẾN KHAI Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả phân tích thống kê mô tả, thông tin định tính và định lượng đều do chính cá nhân tôi đưa ra thông qua việc phân tích bộ số liệu VHLSS_2010 do Tổng cục Thống kê khảo sát. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và nghiêm túc trên tinh thần tôn trọng tác quyền. Các kết quả nghiên cứu đều là kết quả của việc phân tích, đánh giá, nhận định do cá nhân tôi đưa ra và những nội dung này chưa từng được công bố ở bất kỳ đâu. Bằng danh dự, tôi sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan trên. Tác giả Bùi Thế Huy 090.516.3682 bthehuy@gmail.com
  4. LỜI CẢM ƠN Từ đầu, tôi đã không nghĩ rằng mình có thể hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, với sự ủng hộ về mặt tinh thần và những sự giúp đỡ cần thiết từ quý thầy cô, bạn bè và gia đình, cuối cùng tôi cũng có thể hoàn thành luận văn này trong hạn định nhà trường đề ra. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Trần Tiến Khai, người đã tận tình ủng hộ tôi về mặt tinh thần khi tôi không đủ động lực để đi đến cuối chặng đường. Thầy đã định hướng nghiên cứu, hỗ trợ về mặt tài liệu cũng như những hướng dẫn về mặt học thuật, cách thức trình bày khoa học và có những chỉnh sửa quan trọng để tôi có thể hoàn thành bản luận văn một cách khoa học trong khả năng còn hạn chế của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn anh Lê Anh Khang, một người đã từng là đồng nghiệp và là một người đàn anh mà tôi luôn kính trọng. Sự giúp đỡ về mặt tinh thần cùng với những hướng dẫn về mặt khoa học của anh đã giúp tôi vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn, khúc mắc trong quá trình hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân yêu trong gia đình tôi. Để tôi có thể yên tâm và chú tâm vào việc hoàn thành luận văn của mình, những người thân yêu của tôi đã âm thầm gánh bớt, chia sẻ những công việc tuy không tên gọi nhưng tôi biết rằng rất vất vả. Những người thân của tôi luôn luôn là động lực để tôi phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn của gia đình. Tôi xin cảm ơn các bạn học, bạn bè thân thiết đã có những động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Và, tuy cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế Phát triển trường Đại học Kinh tế Tp.HCM vì đã dành nhiều tâm huyết trong việc truyền đạt những kiến thức nền tảng, những hiểu biết về các vấn đề kinh tế đến cho các sinh viên như tôi. Không biết tương lai tôi sẽ ra sao nhưng có một điều tôi có thể chắc chắn rằng những điểm sáng về nhân cách, những hiểu biết sâu sắc về chuyên môn cũng như xã hội của quý thầy cô luôn là tấm gương sáng để tôi soi rọi cuộc đời mình trên hành trình tìm kiếm tri thức, sự hiểu biết cũng như làm người của mình từ đây và mãi mãi về sau. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 Học viên thực hiện Bùi Thế Huy
  5. i MỤC LỤC Chương 1: Giới thiệu ........................................................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2 Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4 Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 3 Chương 2: Tổng quan lý thuyết........................................................................................ 4 2.1 Các khái niệm ..................................................................................................... 4 2.2 Khung lý thuyết .................................................................................................. 4 2.3 Mô hình thực nghiệm của Mincer ...................................................................... 7 2.4 Nghiên cứu thực nghiệm................................................................................... 11 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 15 3.1 Số liệu nghiên cứu ............................................................................................ 15 3.2 Phương pháp “Clustered data” ......................................................................... 16 3.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................... 20 Chương 4: Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 26 4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................. 26 4.2 Kết quả hồi quy ................................................................................................. 38 Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách ........................................................................ 43 5.1 Kết luận ............................................................................................................. 43 5.2 Gợi ý chính sách ............................................................................................... 44
  6. ii 5.3 Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 46 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 49
  7. iii MỤC LỤC HÌNH Hình 2.1: Chi phí và lợi ích của việc học lên cấp giáo dục cao hơn (Theo Todaro và Smith) ............................................................................................................................... 6 Hình 2.2: Mô hình tác động của giáo dục đến thu nhập ................................................. 7 Hình 4.1: Phân bổ mẫu theo bậc học. ............................................................................ 26 Hình 4.2: Logarit thu nhập hàng tháng theo từng bậc học. ........................................... 27 Hình 4.3: Logarit của thu nhập hàng tháng theo mức giáo dục. ................................... 28 Hình 4.4: Logarit thu nhập hàng tháng theo số năm đi học .......................................... 30 Hình 4.5: Logarit của thu nhập hàng tháng theo số năm kinh nghiệm làm việc........... 31 Hình 4.6: Tỉ trọng người lao động trong các khu vực làm việc .................................... 32 Hình 4.7: Logarit thu nhập theo khu vực làm việc........................................................ 33
  8. iv MỤC LỤC BẢNG Bảng 3.1: Số thành viên trong hộ trước khi xử lý dữ liệu .............................................. 15 Bảng 3.2: Số thành viên trong hộ sau khi xử lý dữ liệu. ................................................ 16 Bảng 3.3: Dữ liệu ban đầu ở dạng dữ liệu chéo ............................................................. 19 Bảng 3.4: Dữ liệu đã được chuyển sang dạng dữ liệu bảng ........................................... 20 Bảng 3.5: Các biến sử dụng trong hàm hồi quy. ............................................................ 23 Bảng 4.1: Thu nhập trung bình theo bậc học ................................................................. 27 Bảng 4.2: Thu nhập trung bình theo khu vực làm việc .................................................. 33 Bảng 4.3: Thống kê mô tả (giá trị trung bình) các biến trong hàm hồi quy theo giới tính và khu vực làm việc........................................................................................................ 34 Bảng 4.4: Thống kê mô tả (giá trị trung bình) theo khu vực địa lý ............................... 37 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy của logarit thu nhập theo số năm đi học ............................. 38 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy của logarit thu nhập theo bậc học ....................................... 41 Bảng 4.7: Suất sinh lợi cho mỗi năm đi học ở từng bậc học .......................................... 42
  9. 1 Chương 1: Giới thiệu 1.1 Đặt vấn đề Đã từ lâu, các nhà kinh tế học đã cơ bản thống nhất với nhau rằng yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Nguồn vốn nhân lực dồi dào, chất lượng cao chính là yếu tố cốt lõi nhằm góp phần gia tăng tổng sản phẩm quốc gia GNP thông qua việc thúc đẩy sự tăng trưởng của tổng năng suất các yếu tố sản xuất TFP. Trong mô hình phát triển kinh tế của mình, Solow đã chỉ ra các yếu tố tác động đến sự gia tăng tổng sản phẩm quốc gia GNP bao gồm: vốn (K), lao động (L) và tổng năng suất các yếu tố sản xuất (TFP). Trong đó, hai yếu tố vốn (K) và lao động (L) chỉ có thể làm tăng trưởng GNP đến một mức giới hạn nào đó mà thôi. Để nền kinh tế có thể tăng trưởng hơn nữa khi sự đóng góp của hai yếu tố (K) và (L) đã ở mức bão hòa thì ta cần phải gia tăng TFP. Không như K và L, TFP không có giới hạn cho sự tăng trưởng của nó cũng như sự đóng góp của nó trong tăng trưởng của GNP. Vì lẽ đó, việc gia tăng vốn con người, qua đó gián tiếp góp phần vào tăng trưởng GNP thông qua làm gia tăng TFP luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Vì vốn con người chính là khả năng, kiến thức, kinh nghiệm, … của một cá nhân trong quá trình lao động nhằm đem lại của cải vật chất cho mình và cho xã hội nên việc gia tăng vốn con người chỉ có thể được thực hiện chủ yếu thông qua việc nâng cao sức khỏe, giáo dục và đào tạo. Do vậy, bên cạnh sức khỏe, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng hiểu biết, giải quyết công việc của cá nhân và qua đó sẽ góp phần nâng cao thu nhập của mỗi cá nhân. Nhiều quốc gia trên thế giới luôn đặt giáo dục lên hàng quốc sách và đã dành một nguồn ngân sách đáng kể cho giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia mình. Ở một chừng mực nào đó, nguồn lực (tài chính, nhân lực, …) dành cho giáo dục cũng có thể được xem như một khoản đầu tư của quốc gia. Chính vì vậy đã nảy sinh nhu cầu đánh giá hiệu quả của những khoản đầu tư như
  10. 2 thế này. Trong nổ lực để thực hiện việc lượng hóa hiệu quả của việc đầu tư cho giáo dục, vào năm 1974, Mincer đã đề xuất ra một mô hình kinh tế lượng nhằm lượng hóa suất sinh lợi của giáo dục. Từ đó, mô hình này đã được kiểm chứng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Sử dụng mô hình kinh tế lượng của Mincer, các nhà nghiên cứu đã tính toán được rằng suất sinh lợi trung bình đối với mỗi năm giáo dục tăng thêm vào khoảng 10% (Psacharopoulos, 2004) trên toàn thế giới. Đây rõ ràng là một suất sinh lợi vô cùng hấp dẫn và qua đó khẳng định được tính đúng đắn trong việc đầu tư vào giáo dục của các quốc gia. Ở Việt Nam từ lâu đã có rất nhiều nghiên cứu về suất sinh lợi của giáo dục, đặc biệt là từ sau cuộc khảo sát về mức sống dân cư được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1992 – 1993. Từ đó đến nay, Việt Nam đã thực hiện lần lượt các cuộc điều tra mức sống dân cư vào các năm 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010. Moock và các đồng sự (2003) đã tiến hành nghiên cứu của mình trên bộ số liệu 1992-1993 ở Việt Nam đã cho kết quả là suất sinh lợi của mỗi năm học tăng lên đối với thu nhập của cá nhân là 4,8%. Kết quả này là khá thấp so với các nước đang phát triển khác trên toàn thế giới vào giai đoạn đó (suất sinh lợi trung bình là 10% theo nghiên cứu của Psacharopoulos, 1994). Tuy vậy, kết quả này cũng khá phù hợp với những nghiên cứu khác đối với các nền kinh tế tập trung bao cấp như Trung Quốc chẳng hạn. Các nghiên cứu trên các bộ số liệu càng về sau cho kết quả có xu hướng ngày càng tăng. Chẳng hạn trong nghiên cứu của Doan và Gibson (2010) đã cho kết quả suất sinh lợi là 9,5% vào năm 2008. Trong xu hướng đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm xem suất sinh lợi cho mỗi năm giáo dục tăng thêm sẽ là bao nhiêu đối với bộ số liệu khảo sát năm 2010 ở Việt Nam. Từ kết quả đó, tác giả sẽ đưa ra những phân tích, nhận xét và các gợi ý chính sách.
  11. 3 1.2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm vào 3 mục đích chính:  Tính toán suất sinh lợi cho mỗi năm giáo dục.  Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân khác đến thu nhập của người lao động.  Đề xuất các gợi ý chính sách liên quan. Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu khảo sát mức sống dân cư VHLSS2010 do Tổng cục Thống kê tiến hành khảo sát trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong năm 2010. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng bộ số liệu VHLSS 2010 của Tổng cục Thống kê. Mô hình lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu là hàm thu nhập của cá nhân do Mincer đề xuất năm 1974, trong đó có thêm vào các biến điều khiển nhằm kiểm tra mức độ tác động của các biến điều khiển đối với thu nhập. Mô hình hồi quy trong nghiên cứu này theo phương pháp “Clustered data” ở mức hộ gia đình cho dữ liệu bảng. 1.4 Cấu trúc của luận văn Luận văn được cấu trúc gồm 5 chương, trong đó chương 1 giới thiệu về luận văn. Chương 2 tóm lược một số nghiên cứu thực nghiệm, các định nghĩa và trình bày sơ lược về hàm thu nhập của Mincer. Chương 3 trình bày sơ bộ về bộ số liệu VHLSS 2010 và hướng nghiên cứu thực nghiệm dựa trên hàm thu nhập của Mincer. Kết quả nghiên cứu bàn luận sẽ được thể hiện ở chương 4. Từ đó, một số kết luận và gợi ý chính sách sẽ được đề ra trong chương 5 cũng là chương cuối của luận văn này.
  12. 4 Chương 2: Tổng quan lý thuyết 2.1 Các khái niệm “Vốn con người” được Ngân hàng thế giới định nghĩa như sau: “Là khả năng, tài năng bẩm sinh của một người cùng với những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của người đó giúp cho họ có thể làm việc hiệu quả về mặt kinh tế. Vốn con người có thể được gia tăng lên thông qua việc đầu tư cho chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo nghề”1. “Suất sinh lợi” được định nghĩa như sau: “Những lợi ích hoặc tổn thất trên khoản đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định, được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm tăng lên của lợi ích hoặc giảm xuống do tổn thất so với chi phí đầu tư ban đầu. Những lợi ích đầu tư này bao gồm các khoản thu nhập nhận được từ cổ phần cộng với các khoản lợi tức thực nhận”2. Suất sinh lợi theo giáo dục được gián tiếp tính theo các cách khác nhau tùy vào mức độ cần xem xét. Nếu ở mức độ toàn xã hội thì suất sinh lợi theo giáo dục chính là tổng gia tăng phúc lợi của toàn xã hội so với tổng đầu tư cho giáo dục. Ở mức độ cá nhân, suất sinh lợi theo giáo dục được tính là tổng thu nhập trong đời của một cá nhân so với số năm đi học của người đó. Bài nghiên cứu này được thực hiện trên quan điểm của suất sinh lợi theo giáo dục của từng cá nhân. 2.2 Khung lý thuyết Theo Michael P. Todaro và Stephen C. Smith (2009), giáo dục và sức khỏe cho con người là hai mục đích quan trọng của phát triển. Đây cũng chính là hai yếu tố chính cấu thành nên “vốn con người” trong xã hội. Sức khỏe là cốt lõi của cuộc sống con người và giáo dục là điều cần thiết để có thể giúp con người thỏa mãn và tận hưởng cuộc sống. Hai yếu tố này có tác động tương hỗ với nhau. Giáo dục đóng vai trò quan 1 Dịch theo http://www.worldbank.org/depweb/beyond/global/glossary.html _truy cập ngày 02/09/2013 2 Lấy từ http://www.investopedia.com/terms/r/rateofreturn.asp vào ngày 02/09/2013.
  13. 5 trọng trong việc hấp thụ các công nghệ mới và giúp duy trì khả năng tự tăng trưởng và phát triển ở các nước đang phát triển. Và sức khỏe tốt chính là tiền đề quan trọng để gia tăng năng suất lao động, đồng thời, một người có sức khỏe tốt thì mới có khả năng hấp thụ giáo dục tốt được. Sức khỏe và giáo dục của người dân thường cao hơn ở những nước phát triển. Có rất nhiều lý do để tin rằng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và sức khỏe, giáo dục là tương hỗ: Thu nhập cao giúp cho người dân, chính phủ có thể đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và sức khỏe, và với sức khỏe và giáo dục tốt hơn sẽ làm tăng năng suất lao động, từ đó làm tăng thu nhập của người dân, quốc gia. Chính mối quan hệ tương hỗ này mà các chính sách phát triển của các quốc gia phải đồng thời tập trung vào việc nâng cao thu nhập, giáo dục và sức khỏe của người dân. Nghiên cứu này chỉ xét đến khía cạnh giáo dục trong việc nâng cao thu nhập của người dân. Một khoản đầu tư ban đầu cho giáo dục trong một thời điểm sẽ giúp tạo ra một dòng thu nhập tăng lên trong tương lai làm gia tăng. Nếu ta chuyển dòng thu nhập trong tương lai về hiện tại thì ta sẽ tính được suất sinh lợi cho giáo dục, từ đó có thể so sánh với các suất sinh lợi trong các lĩnh vực đầu tư khác. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ở các nước phát triển, suất sinh lợi theo giáo dục ở nữ giới cao hàng đầu so với suất sinh lợi khi đầu tư ở các lĩnh vực khác. Thu nhập tăng thêm mà một cá nhân có được khi đạt mức giáo dục cao hơn so với trường hợp cá nhân đó vẫn giữ yên ở mức giáo dục cũ được biểu diễn như sau: ∑ Trong đó: Et là thu nhập ở năm thứ t của một cá nhân khi có tham gia mức giáo dục cao hơn. Nt là thu nhập ở năm thứ t của một cá nhân khi không tham gia mức giáo dục cao hơn.
  14. 6 i là tỷ suất chiết khấu. Hình bên dưới thể hiện chi phí và lợi ích của việc học lên cao hơn. Dễ thấy, về lâu dài, lợi ích đạt được của cá nhân khi tham gia cấp giáo dục cao hơn là cao hơn đáng kể so với chi phí phải bỏ ra (cả chi phí trực tiếp lẫn chi phí gián tiếp) Hình 2.1: Chi phí và lợi ích của việc học lên cấp giáo dục cao hơn (Theo Todaro và Smith) Rõ ràng, việc đầu tư cho giáo dục đã giúp người lao động tăng mức giáo dục của mình (tức là gia tăng nguồn vốn con người). Khi vốn con người gia tăng thì năng suất lao động của người đó cũng tăng theo, từ đó giúp gia tăng thu nhập cho người đó. Quá trình tác động có thể được mô hình hóa như hình bên dưới:
  15. 7 Hình 2.2: Mô hình tác động của giáo dục đến thu nhập 2.3 Mô hình thực nghiệm của Mincer Năm 1974, Mincer đã đề xuất hàm thu nhập trong suốt cuộc đời của một cá nhân. Theo đó, logarit thu nhập của cá nhân i ở một thời điểm t trong cuộc đời là một hàm số phụ thuộc tuyến tính theo số năm đi học của cá nhân đó (S) và phụ thuộc theo bậc hai của số năm kinh nghiệm làm việc. Hàm số được diễn đạt như sau: lnYi(t) = a0 + a1.Si + a2.ti + a3.ti2 + εi (1) Trong đó: Yi(t) là thu nhập khả dụng của cá nhân i tại thời điểm t (tức là thu nhập có được từ việc làm trừ đi khoản đầu tư cho giáo dục của cá nhân đó trong quá trình làm việc). Si là số năm đi học của cá nhân i. ti là số năm kinh nghiệm làm việc của cá nhân kể từ khi kết thúc việc học tại trường. a0 là biểu trưng cho thu nhập trong trường hợp cá nhân không có đi học và chưa có kinh nghiệm làm việc. a1 là suất sinh lợi theo giáo dục.. a2, a3 là suất sinh lợi cho việc đào tạo trong quá trình làm việc Hàm số này đã được sử dụng rộng rãi trong việc tìm ra suất sinh lợi theo giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Tuy vậy, việc tìm hiểu cơ bản về một số giả định cũng như cách thức của Mincer trong quá trình xây dựng hàm số này sẽ giúp ta nắm rõ hơn về hàm thu nhập này.
  16. 8 Mincer cho rằng thu nhập của một cá nhân ở một thời điểm phụ thuộc vào mức đầu tư vào vốn con người của cá nhân ấy ở thời điểm ngay trước đó. Do vậy, ta đặt E1 là thu nhập tiềm năng của cá nhân đó vào thời điểm 1 thì: E1 = E0 + r.C0 (2) Trong đó, E0 chính là thu nhập mà do chính khả năng bẩm sinh (không qua đầu tư cho vốn con người) của cá nhân đó đem lại, C0 chính là mức đầu tư cho vốn con người vào thời điểm 0, r chính là suất sinh lợi theo đầu tư. Lần lượt, thu nhập của cá nhân ở thời điểm 2 sẽ là: E2 = E1 + r.C1 = E0 + r.C0 + r.C1 (3) Tiếp tục như vậy, ta có: ∑ (4) Trong thực tế ta rất khó xác định lượng tiền đầu tư cho vốn con người của cá nhân i. Do vậy, Mincer đề xuất tỉ lệ kt = biểu thị cho tỉ phần thu nhập đầu tư cho vốn con người của một cá nhân trên tổng thu nhập của cá nhân đó tại thời điểm t. Thay thế kt vào biểu thức (4) ta có: ∏ (5) Lấy logarit 2 vế, ta có:
  17. 9 ∑ (6) Vì r.ki rất nhỏ nên ta có gần đúng ln(1+r.ki) ≈ r.ki. Do vậy, biểu thức (6) được viết lại như sau: ∑ (7) Vì cá nhân đầu tư toàn bộ thời gian, công sức cho việc học trong quá trình đi học tại trường lớp nên ki bằng 1 trong suốt những năm đi học chính thức. Tuy nhiên, khi cá nhân đó đi làm thì ki giảm dần cho đến 0 (khi cá nhân đó về hưu). Nghĩa là, ta có thể chia ki ra làm 2 giai đoạn khác nhau như sau: i. Giai đoạn cá nhân đi học toàn thời gian, ki = 1. ii. Giai đoạn sau đi học, mức đầu tư cho vốn con người ki giảm dần. Do vậy, phương trình (7) được viết lại như sau: ∑ ∫ (8) Trong đó, rs là suất sinh lợi theo giáo dục toàn thời gian và rp là suất sinh lợi cho việc đầu tư vào vốn con người trong quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp. kj giảm dần đến 0 với tốc độ giảm chưa được biết trước. Mincer đã đề ra 4 giả định về tốc độ giảm dần của kj như sau: (1) mức đầu tư giảm dần đều tuyến tính, (2) mức đầu tư giảm dần tuyến tính theo thời gian, (3) mức đầu tư giảm dần phi tuyến, (4) mức đầu tư giảm dần phi tuyến theo thời gian. Những giả định này đã dẫn đến 4 mô hình hàm thu nhập khác
  18. 10 nhau, trong đó giả định (2) được sử dụng nhiều nhất (và là giả định sẽ được ứng dụng trong đề tài nghiên cứu này). Ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về giả định (2) theo bên dưới đây. Mincer cho rằng: (9) Trong đó, k0 là tỉ lệ đầu tư cho vốn con người ban đầu của một cá nhân khi bắt đầu đi làm, T là tổng cộng khoảng thời gian mà trong đó mức đầu tư cho vốn con người của cá nhân là dương. Thay (9) vào (8) ta được: (10) Vì thu nhập thực tế của cá nhân chính là phần thu nhập có khả năng đạt được trừ đi phần đầu tư cho vốn con người của cá nhân đó. Do vậy, Yt = (1-kt)Et (11) Thay (11) và (9) vào (10): ( ) Áp dụng xấp xỉ Taylor bậc hai cho ( ) ta được: ( ) ( ) ( ) Từ đó:
  19. 11 ( ) Đây chính là hàm thu nhập của Mincer như (1) với: ( ) 2.4 Nghiên cứu thực nghiệm Các nghiên cứu về mối quan hệ hữu cơ giữa giáo dục và thu nhập đã được thực hiện rất nhiều nơi trên thế giới từ khoảng giữa thế kỷ 20 đến nay. Hầu như các nghiên cứu này đều đã chỉ ra được rằng khi người lao động đạt được một mức giáo dục cao thì sẽ có nhiều khả năng có được mức thu nhập cao hơn. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng của giáo dục trong việc nâng cao tri thức của mọi người qua đó giúp tăng năng suất lao động của họ, từ đó thúc đẩy sự gia tăng thu nhập của cá nhân và góp phần vào sự tăng trưởng chung của tổng thu nhập quốc gia. Bên cạnh tác động tích cực đến thu nhập của cá nhân, việc thụ hưởng một mức giáo dục cao hơn cũng đem đến cho các cá nhân những lợi ích khác, chẳng hạn:  Các cá nhân có mức giáo dục cao hơn thì có nhiều cơ hội có được việc làm hơn.  Các cá nhân có mức giáo dục cao hơn có xu hướng nhìn nhận, nhận thức sự việc xung quanh tốt hơn và do đó có thể tạo ra các ngoại tác tích cực chẳng hạn như họ có thể đưa ra những lời khuyên, tư vấn tốt hơn cho những người thân quen xung quanh mình.
  20. 12 Muhammad Afzal (2009) khi tiến hành nghiên cứu trên 3358 mẫu gồm những người phụ trách giảng dạy và các công việc khác trong các viện nghiên cứu, trường học đã cho ra kết quả là cứ mỗi năm giáo dục tăng lên thì có khả năng tăng thêm 5,1% thu nhập. Ngoài ra, với cùng số năm được giáo dục, phụ nữ luôn luôn có thu nhập thấp hơn so với nam giới. Kết quả về sự khác biệt trong thu nhập giữa giới tính nam và nữ này ngược với nghiên cứu của Johnson và Chow (1997) khi nghiên cứu về suất sinh lợi theo giáo dục ở Trung Quốc hoặc của Psacharapoulos (2002) khi cập nhật về suất sinh lợi theo giáo dục trên thế giới. Sự khác biệt này có lẽ do bởi Pakistan là quốc gia có phần lớn dân số theo Hồi giáo, nơi mà sự thiên vị đáng kể của xã hội đối nam giới so với nữ giới. Jim Saxton (2000) đã tổng hợp các nghiên cứu khác nhau nhằm chỉ ra rằng giáo dục giúp làm tăng thu nhập của các cá nhân đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc nâng cao trình độ, kiến thức, học vấn,v.v…. Ngoài ra, giáo dục còn giúp tăng suất sinh lợi cho xã hội thông qua khả năng nâng cao được nguồn vốn con người, từ đó góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của xã hội. Bên cạnh đó, giáo dục góp một phần không nhỏ vào việc cải thiện các vấn đề xã hội khác, chẳng hạn như: giảm tỉ lệ tội phạm, giảm tỉ lệ sinh con ngoài giá thú, tăng cường khả năng hiểu biết pháp luật và thực hiện quyền công dân,… Universities UK (2007) đã chỉ ra rằng mức giáo dục cao hơn sẽ đem đến một mức thu nhập cao hơn đáng kể trong suốt cuộc đời làm việc của một cá nhân. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong suốt một đời làm việc, một cá nhân tốt nghiệp đại học sẽ có thu nhập trung bình cao hơn từ 20% đến 25% (tương đương khoảng 160 ngàn bảng Anh) so với người chưa tốt nghiệp đại học. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng lợi ích của bằng cấp sẽ đạt mức cao nhất đối với đàn ông thuộc những nhóm kinh tế xã hội thấp nhất hoặc xuất phát từ các gia đình có thu nhập thấp. Trong khi đó, mức thu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2