intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững nông nghiệp trong thời kỳ đầu hội nhập kinh tế quốc tế ở TP.Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích hiện trạng phát triển của nông nghiệp Hải Phòng và đánh giá triển vọng phát triển bền vững trước yêu cầu hội nhập; gợi ý một số giải pháp để nông nghiệp Hải Phòng phát triển bền vững trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững nông nghiệp trong thời kỳ đầu hội nhập kinh tế quốc tế ở TP.Hải Phòng

  1. KẾT QUẢ ðẠT ðƯỢC CỦA ðỀ TÀI "PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ðẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở TP.HẢI PHÒNG" ---------------------- 1. Những kết quả ñạt ñược: ðề tài nghiên cứu "Phát triển bền vững nông nghiệp trong thời kỳ ñầu hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố Hải Phòng” ñã giải quyết ñược các vấn ñề ñặt ra, như: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững nông nghiệp trong thời kỳ ñầu hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp ở thành phố Hải Phòng trong giai ñoạn từ năm 2000 - 2007; - ðánh giá triển vọng phát triển bền vững nông nghiệp Hải Phòng trong thời kỳ ñầu hội nhập (2000 – 2007) - ðề xuất một số giải pháp giúp nông nghiệp Hải Phòng phát triển theo hướng bền vững. 2. Những ñiểm nổi bật của luận văn 1. Nhận diện ñược các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập bao gồm: - Tập trung vào ñầu tư cơ sở hạ tầng. - Phát triển nông nghiệp theo ñịnh hướng thị trường - Bảo vệ môi trường sinh thái. - Tăng cường tham gia của người dân 2.Nhận diện ñược những vấn ñề mà nông nghiệp Hải Phòng phải ñương ñầu. - Cơ sở hạ tầng chưa ñảm bảo phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp. - Quy mô sản xuất nhỏ, chưa liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, sản phẩm chưa có thương hiệu. - Tình trạng suy thoái ñất, nước rất nghiêm trọng. I
  2. - Sự bất cập về chất lượng nguồn nhân lực, ý thức của người nông dân ñối với môi trường. 3. Dựa trên khung phân tích ma trận SWOT ñể gợi ý các chính sách cần tập trung bao gồm: - Quy hoạch và tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung. - Áp dụng công nghệ sach, bảo vệ môi trường - ðào tạo nguồn nhân lực. - Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. TP. HCM, ngày 25 tháng 02 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Diệp II
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM NGUYỄN THỊ DIỆP ðỀ TÀI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ðẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008
  4. BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM --------------- NGUYỄN THỊ DIỆP ðỀ TÀI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ðẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.Nguyễn Tấn Khuyên TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008
  5. LỜI CAM ðOAN Tác giả xin cam ñoan toàn bộ nội dung trình bày trong Luận văn là do chính bản thân nghiên cứu và thực hiện, các dữ liệu ñược thu thập từ các nguồn hợp pháp và ñược phản ánh một cách trung thực. LỜI TRI ÂN Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất ñến: Quý Thầy cô; Các cán bộ của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng; Các cán bộ của Cục thống kê Hải Phòng; Các cán bộ của Trung tâm phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng; và Các cán bộ của Sở Lao ñộng thương binh xã hội Hải Phòng ðã nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu! Tác giả Nguyễn Thị Diệp
  6. MỤC LỤC 1. ðẶT VẤN ðỀ...............................................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CHÍNH ....................2 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................2 3.1 Cách tiếp cận...........................................................................................................2 3.2 Các phương pháp cụ thể ..........................................................................................2 3.3 Các chỉ tiêu phân tích...............................................................................................2 3.4 Nguồn dữ liệu ..........................................................................................................4 4. TỔNG QUAN CÁC ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.............................4 5. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI ...................................5 5.1 ðối tượng nghiên cứu ..............................................................................................5 5.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................6 6.Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI .......................................................................6 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN .............................................................8 1.1 Lý thuyết phát triển bền vững trong nông nghiệp..................................................8 1.1.1 Phát triển nông nghiệp bền vững ..........................................................................8 1.1.2 Tăng trưởng nông nghiệp và môi trường tự nhiên..............................................10 1.1.3 Tăng trưởng nông nghiệp và nghèo ñói ở nông thôn..........................................11 1.1.3 Tăng trưởng nông nghiệp và con người ở nông thôn .........................................13 1.2 Nông nghiệp trong tiến trình hội nhập WTO .......................................................16 1.2.1 Khung pháp lý.....................................................................................................16 1.2.2 Tác ñộng của WTO ñến phát triển nông nghiệp.................................................17 1.3 Quan ñiểm về phát triển nông nghiệp bền vững...................................................18 Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở HẢI PHÒNG TRONG GIAI ðOẠN 2000 – 2007.............................................................................................................20 2.1 ðặc ñiểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của Tp. Hải Phòng .....................................20 2.1.1 Vị trí ñịa lý, diện tích ñịa hình. ...........................................................................20 2.1.2 Khí hậu, thuỷ văn và sông ngòi ..........................................................................21 2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................................21 2.1.4 Dân số, lao ñộng. ................................................................................................22 2.1.5 Cơ sở hạ tầng và xã hội phục vụ cho phát triển nông nghiệp .............................22 3.1.6 ðánh giá chung về ñặc ñiểm tự nhiên – kinh tế - xã hội - của Hải Phòng. ........24 2.2 Hiện trạng phát triển nông nghiệp Hải Phòng giai ñoạn 2000 – 2007 ................25 2.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp .....................................25 2.2.1.1 Tốc ñộ tăng GDP nông nghiệp: ...................................................................25 2.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:....................................................26 2.2.1.3 Tốc ñộ tăng năng suất cây trồng của một số loại cây trồng chính ...............28 2.2.2 Cơ sở hạ tầng ......................................................................................................29 2.2.2.1 Mức ñộ trang thiết bị hiện ñại phục vụ sản xuất nông nghiệp.....................29 2.2.2.2 Tỷ trọng công việc trong sản xuất nông nghiệp ñược áp dụng cơ giới hoá. 31 2.2.2.3 Khả năng cung ứng của các cơ sở sản xuất giống. ......................................33 2.2.2.4 Hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. .............................35 2.2.1.5 Số lượng tầu thuyền ñánh bắt xa bờ ...........................................................36 2.2.3 Phát triển nông nghiệp theo ñịnh hướng thị trường............................................37 2.2.3.1 Sản phẩm lợi thế ..........................................................................................37 i
  7. 2.2.3.2 Mức ñộ thay ñổi về quy mô và phương thức sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn ...............................................................................................................38 2.2.3.3 Tỷ lệ nông sản ñược sản xuất theo hợp ñồng tiêu thụ sản phẩm .................42 2.2.3.4 Nông sản ñược chế biến của một số sản phẩm chủ lực ...............................43 2.2.3.5 Tốc ñộ tăng trưởng xuất khẩu của một số sản phẩm chủ lực.......................43 2.2.3.6 Thu nhập bình quân trên ñơn vị diện tích ñất canh tác và nuôi trồng thuỷ sản .................................................................................................................................44 2.2.3.7 Thu nhập bình quân trên một lao ñộng làm nông nghiệp. ...........................45 2.2.4 Phát triển nông nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường ......................................46 2.2.4.1 Mức ñộ ứng dụng công nghệ sạch, tiến tiến trong sản xuất nông nghiệp: ..46 2.2.4.2 Tình hình bảo vệ và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp: ............................................................................................................48 2.2.5 Tăng cường khả năng tham gia của người nông dân ..........................................51 2.2.5.1 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao ñộng trong nông nghiệp. ..................................51 2.2.5.2 Tỷ lệ lao ñộng ñươc ñào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ. ............52 2.2.5.3 Thực trạng thu nhập và việc làm của nông dân bị thu hồi ñất do ñô thị hoá: .................................................................................................................................52 2.3 ðánh giá về hiện trạng phát triển bền vững nông nghiệp Hải Phòng.................54 2.3.1 ðánh giá chung ...................................................................................................54 2.3.2 Phân tích SWOT .................................................................................................55 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP TRONG TIỀN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở TP. HẢI PHÒNG........................................................................................................................59 3.1. Chiến lược phát triển bền vững của Tp.Hải Phòng.............................................59 3.2 Giải pháp về qui hoạch và tổ chức sản xuất:.........................................................60 3.2.1. Quy hoạch sản xuất nông lâm thủy sản: ........................................................60 3.2.2. Quy hoạch về kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội ................................62 3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ:........................................................................63 3.4 Giải pháp nguồn nhân lực.......................................................................................63 3.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm ..........................................................64 3.6. Giải pháp khác ........................................................................................................65 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................68 ii
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ Biểu ñồ 2.1: Tốc ñộ tăng GDP trong nông nghiệp……………...…………………25 Biểu ñồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản……..…………….26 Biểu ñồ 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp……………….………….27 Biểu ñồ 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt…………………...…………28 Biểu ñồ 2.5: Tốc ñộ tăng năng suất của một số cây trồng chính………..…………29 Biểu ñồ 2.6: Hệ thống tưới phun và diện tích ñược tưới phun………….…………30 Biểu ñồ 2.7: Mức ñộ áp dụng công nghệ cao.………………...…………………...31 Biểu ñồ 2.8: Số lượng máy móc, thiết bị trong nông nghiệp……………………...32 Biểu ñồ 2.9: Tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp (giai ñoạn từ 2000 - 2007)…….32 Biểu ñồ 2.10: Khả năng cung ứng giống cây trồng của các cơ sở sản xuất giống...33 Biểu ñồ 2.11: Khả năng cung ứng vật nuôi của các cơ sở sản xuất giống………...34 Biểu ñồ 2.12: Khả năng cung ứng thủy sản của các cơ sở sản xuất giống………...35 Biểu ñồ 2.13: Tỷ lệ kênh mương kiên cố hóa và diện tích tưới tiêu chủ ñộng……36 Biểu ñồ 2.14: Số lượng tàu thuyền ñánh bắt xa bờ giai ñoạn từ 2000 – 2007…….37 Biểu ñồ 2.15: Diện tích vùng trồng cây chuyên canh giai ñoạn 2000 – 2007….....39 Biểu ñồ 2.16: Năng suất vùng trồng cây chuyên canh trong giai ñoạn 2000 – 200.39 Biểu ñồ 2.17: Diện tích trồng cây chuyên canh giai ñoạn 2000 – 2007…..........….40 Biểu số 2.18: Số lượng và quy mô trang trại giai ñoạn năm 2000 – 2007……..…41 Biều ñồ 2.19: Tỷ lệ nông sản ñược xuất khẩu………………………………….….43 Biểu ñồ 2.20: Thu nhập bình quân trên 1 ñơn vị diện tích………………………...44 Biều ñồ 2.21: Thu nhập bình quân trên ñầu người giai ñoạn 2000 – 2007..............45 Biểu ñồ 2.22: Mức ñộ áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp…47 Biểu ñồ 2.23: Tỷ trọng các loại ñất từ năm 2000 – 2007………………………….49 Biểu ñồ 2.24: Diện tích ñất nông nghiệp trên một lao ñộng nông nghiệp………... 49 Biểu ñồ 2.25: Tỷ lệ ñất bị suy thoái hàng năm (giai ñoạn 2000 – 2007)…………50 Biểu ñồ 2.26: Tỷ lệ thời gian sử dụng lao ñộng và lao ñộng ñược tập huấn………51 Biểu ñồ 2.27: Tỷ lệ ñào tạo nghề và việc làm của người dân bị mất ñất………….53 iii
  9. PHẦN MỞ ðẦU 1. ðẶT VẤN ðỀ Hải Phòng là một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của vùng Duyên hải Bắc bộ và cả nước. Tuy là thành phố công nghiệp, du lịch nhưng Hải Phòng vẫn còn vùng nông thôn rộng lớn, chiếm 86,57% tổng diện tích ñất tự nhiên (1.315 km2) với gần 60% tổng dân số toàn thành phố, trong ñó có khoảng một triệu người sống bằng nghề nông nghiệp. Trong các năm qua, nông nghiệp Hải phòng ñã ñạt ñược những thành tựu ñáng kể, tuy nhiên so với mục tiêu ñặt ra, những kết quả ñạt ñược mới là bước ñầu và còn nhiều có nhiều biểu hiện thiếu bền vững: (1)tốc ñộ tăng trưởng còn chậm, không ổn ñịnh, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Hải Phòng và (2) sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; (3)hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ñã ñược tăng cường nhưng quy mô nhỏ, lạc hậu, thiếu ñồng bộ; (4)bình quân diện tích ñất nông nghiệp trên ñầu người thấp lại càng bị thu hẹp do phải ñáp ứng yêu cầu ñô thị hoá; (5)cạnh tranh gay gắt về sản phẩm, lao ñộng, vốn ñầu tư, vấn ñề ô nhiễm môi trường,... Việt Nam ñã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization –WTO), các hàng rào thuế quan và phi thuế giữa tất cả các nước thành viên ñang dần ñược gỡ bỏ.. Việc ñảm bảo thành công trong môi trường này thực sự là một thách thức lớn, cần có những thay ñổi trong cách tiếp cận ñối với sự phát triển nông nghiệp, ñặc biệt là phát triển bền vững nông nghiệp trong tiến trình hội nhập. Cần phải tập trung cao hơn cho nông nghiệp ñể ñáp ứng ñược yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu, tham khảo tài liệu, tìm kiếm một số kết quả nghiên cứu trước ñây về các vấn ñề có liên quan, tận dụng nguồn thông tin có sẵn từ cuộc ñiều tra về nông nghiệp nông thôn giai ñoạn từ năm 2000 - 2007. Tác giả chọn ñề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững trong thời kỳ ñầu hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố Hải Phòng” làm ñề tài luận văn tốt nghiệp. 1
  10. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CHÍNH Mục tiêu nghiên cứu (1) Phân tích hiện trạng phát triển của nông nghiệp Hải Phòng và ñánh giá triển vọng phát triển bền vững trước yêu cầu hội nhập. (2) Gợi ý một số giải pháp ñể nông nghiệp Hải Phòng phát triển bền vững trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Câu hỏi nghiên cứu chính (1) Xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải phòng như thế nào? (2) Có những chính sách gì giúp nông nghiệp Hải Phòng phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập? 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cách tiếp cận - Cách tiếp cận bền vững trong phát triển nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập - Cách tiếp cận hệ thống: kinh tế - xã hội; con người; tài nguyên môi trường - Cách tiếp cận lịch sử: so sánh quá trình phát triển nông nghiệp của Hải Phòng trong giai ñoạn từ năm 2000 ñến năm 2007. 3.2 Các phương pháp cụ thể Các phương pháp phân tích chủ yếu ñược sử dụng trong ñề trong ñề tài là: phân tích lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích thống kê mô tả; phân tích ñịnh tích SWOT. 3.3 Các chỉ tiêu phân tích  Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu 1) Tốc ñộ tăng GDP trong nông nghiệp: 2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế o Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nhóm ngành nông-lâm-thuỷ sản o Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành nông nghiệp 2
  11. o Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm nông nghiệp 3) Tốc ñộ tăng năng suất cây trồng của một số loại cây trồng chính  Về Cơ sở hạ tầng: 4) Mức ñộ trang bị thiết bị hiện ñại phục vụ sản xuất nông nghiệp 5) Tỷ trọng công việc trong sản xuất nông nghiệp ñược áp dụng cơ giới hoá. 6) Khả năng cung ứng của các cơ sở sản xuất giống. 7) Hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (tỷ lệ kênh mương ñược kiên cố hóa, tỷ lệ diện tích ñược tưới tiêu chủ ñộng) 8) Số lượng tầu thuyền ñánh bắt xa bờ.  Phát triển nông nghiệp theo ñịnh hướng thị trường 9) Sản phẩm lợi thế 10) Mức ñộ thay ñổi về quy mô và phương thức sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn (diện tích vùng chuyên canh cây trồng, số lượng trang trại nông nghiệp). 11) Tỷ lệ nông sản ñược sản xuất theo hợp ñồng tiêu thụ sản phẩm 12) Tỷ lệ nông sản ñược chế biến của một số sản phẩm chủ lực 13) Tốc ñộ tăng trưởng xuất khẩu của một số sản phẩm chủ lực 14) Thu nhập bình quân trên ñơn vị diện tích ñất 15) Thu nhập bình quân trên nhân khẩu làm nông nghiệp.  Phát triển nông nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường 16) Mức ñộ ứng dụng công nghệ sạch, tiên tiến trong sản xuất: o Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong các khâu canh tác, nuôi dưỡng, bảo vệ o Tỷ lệ các loại phân vi sinh, phân hữu cơ và các sản phẩm hữu cơ khác sử dụng. o Tỷ lệ các loại thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm sinh học. o Tỷ lệ các hộ, cơ sở chăn nuôi sử dụng hầm BIOGA. o Tỷ lệ nông sản sạch, chất lượng cao ñạt tiêu chuẩn sạch. 3
  12. o Tình hình bảo vệ và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp: (Tỷ lệ diện tích ñất nông nghiệp so với tổng diện tích ñất tự nhiên; diện tích ñất bị suy thoái hàng năm)  Tăng cường khả năng tham gia của người nông dân 17) Tỷ lệ sử dụng thời gian lao ñộng trong nông nghiệp. 18) Tỷ lệ lao ñộng ñươc ñào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ. 19) Thực trạng thu nhập và việc làm của nông dân bị thu hồi ñất do ñô thị hoá: (Tình hình ñào tạo nghề cho lao ñộng bị mất ñất; tình hình việc làm của người lao ñộng bị thu hồi ñất). 3.4 Nguồn dữ liệu (1)Các số liệu về kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng trong giai ñoạn từ năm 2000 ñến năm 2007. (2)Cục thống kê thành phố Hải Phòng: sử dụng bộ số liệu của cuộc ñiều tra “nông nghiệp nông thôn Hải phòng giai ñoạn từ năm 2000 ñến năm 2006” của cục Thống kê Hải Phòng, tháng 9/2007 (3)Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng: “hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của thành phố và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải phòng từ năm 2000 ñến năm 2007” của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng hoàn thành vào tháng 7/2008 4. TỔNG QUAN CÁC ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1. Chiến lược phát triển bền vững (chương trình Nghị sự 21) của thành phố Hải Phòng giai ñoạn 2006- 2010, ñịnh hướng ñến năm 2020. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của thành phố Hải Phòng từ ñó ñề ra ñịnh hướng và các lựa chọn ưu tiên phát triển bền vững của thành phố Hải Phòng trong giai ñoạn 2006 – 2010. 2. Hiện trạng phát triển nông nghiệp Hải Phòng những yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển nông nghiệp Hải Phòng theo hướng nông nghiệp ñô thị sinh thái- Sở 4
  13. nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng - ðề tài ñề cập ñến hiện trạng phát triển nông nghiệp Hải Phòng trong 5 năm (giai ñoạn từ năm 2003 – 2007) 3. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ñô thị ở Hải Phòng theo các vùng - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng - Mục ñích chính của ñề tài là phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp Hải Phòng phân chia theo các vùng: nông nghiệp ñô thị, nông nghiệp ven ñô và nông nghiệp xa ñô thị. 4. Tổng quan về tình hình phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ñô thị sinh thái trong và ngoài nước. - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng - ñề tài tập trung phân tích cở sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ñô thị sinh thái của Việt Nam và trên thế giới. 5. Nghiên cứu luận cứ phát triển nông nghiệp ñô thị sinh thái ở Hải Phòng phục vụ công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng (ñề tài ñang trong giai ñoạn ñiều tra nghiên cứu – dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2009) - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng - ðề tài phân tích những luận cứ cơ bản về phát triển nông nghiệp ñô thị sinh thái ở Hải Phòng từ ñó quy hoạch phát triển cùng nông nghiệp sinh thái cho Hải Phòng ñến năm 2020. 6. Phương hướng, mục tiêu, giải pháp chủ yếu thực hiện CNH-HðH nông nghiệp, nông thôn Hải phòng ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020 - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng (Chương trình nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học phục vụ nghiên cứu, biên soạn dự thảo báo cáo Chính trị ñại hội XIII ñảng bộ thành phố) - ðề tài nghiên cứu tình hình và kết quả thực hiện CNH- HðH nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng giai ñoạn 2001- 2005 từ ñó ñề xuất phương hướng, mục tiêu, giải pháp chủ yếu thực hiện công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp, nông thôn giai ñoạn 2006 - 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020. 5. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI 5.1 ðối tượng nghiên cứu ðề tài tập trung nghiên cứu các ngành sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản) của Hải Phòng 5
  14. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: nghiên cứu quá trình phát triển nông nghiệp trên ñịa bàn thành phố Hải Phòng Về thời gian: nghiên cứu trong giai ñoạn từ năm 2000 - 2007 6.Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI Kết quả nghiên cứu của ñề tài giới thiệu với ñộc giả về hiện trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Phòng trong tiến trình hội nhập (từ năm 2000 - 2007). ðồng thời kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà hoạch ñịnh chính sách nông nghiệp ñề ra chính sách phù hợp nhằm thúc ñẩy quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ hội nhập. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn bao gồm 67 trang, ngoài phần mở ñầu và kết luận, phần chính của luận văn ñược bố cục thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Chương này trình bày khung lý thuyết về phát triển bền vững nông nghiệp: (1)Phát triển nông nghiệp bền vững; (2)mối quan hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp và môi trường tự nhiên; (3)tăng trưởng nông nghiệp và con người ở nông thôn, (4)tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo ñói ở nông thôn (5)Nông nghiệp trong tiến trình hội nhập WTO. Chương 2: Hiện trạng phát triển nông nghiệp ở Hải Phòng trong giai ñoạn từ năm 2000 – 2007: Chương này phân tích hiện trạng phát triển nông nghiệp và ñánh giá xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Phòng trong giai ñoạn 2000 - 2007: (1)ðặc ñiểm tự nhiên kinh tế xã hội; (2)Cơ sở hạ tầng; (3)hiện trạng phát triển nông nghiệp theo ñịnh hướng thị trường; (4)phát triển nông nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường và (5)sự tham gia của người dân. Trên cơ sở ñó phân tích ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức ñể phát triển nông nghiệp Hải Phòng theo hướng bền vững. 6
  15. Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững nông trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nghiệp ở Hải Phòng: chương này ñề cập ñến một số giải pháp góp phần phát triển bền vững nông nghiệp ở Hải Phòng bao gồm: (1)giải pháp về qui hoạch và tổ chức sản xuất:; (2)giải pháp nguồn nhân lực; (3)giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm; (4)giải pháp về cơ chế chính sách. 7
  16. Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Chương này trình bày một số khái niệm có liên quan ñến vấn ñề nghiên cứu như: (1)Phát triển bền vững nông nghiệp; (2)Nông nghiệp trong tiến trình hội nhập WTO. ðồng thời trình bày một số kết quả nghiên cứu trước ñây có liên quan ñến các mối quan hệ ràng buộc trong phát triển nông nghiệp bền vững: (1)Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp và môi trường tự nhiên; (2)tăng trưởng nông nghiệp và con người ở nông thôn, (3)tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo ñói ở nông thôn từ ñó phân tích các chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp bền vững trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ñược sử dụng trong nghiên cứu này. 1.1 Lý thuyết phát triển bền vững trong nông nghiệp 1.1.1 Phát triển nông nghiệp bền vững Tuỳ theo từng giai ñoạn, có rất nhiều khái niệm khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững. Trong giai ñoạn ñầu của thập niên 80; Theo Douglass1; tuỳ theo từng khía cạnh khác nhau mà nông nghiệp bền vững ñược hiểu khác nhau: Trên khía cạnh kinh tế kỹ thuật: Tăng trưởng nông nghiệp bền vững nhấn mạnh ñến việc duy trì tăng năng suất lao ñộng trong dài hạn; Trên khía cạnh sinh thái: Một hệ thống nông nghiệp làm suy yếu, ô nhiễm, phá vỡ cân bằng sinh thái của hệ thống tư nhiên một cách không cần thiết thì hệ thống nông nghiệp ñó không bền vững Về khía cạnh môi trường con người: Một hệ thống nông nghiệp không cải thiện ñược trình ñộ giáo dục, sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân nông thôn thì hệ thống ñó không ñược coi là bền vững. 1 Trích trong ðinh Phi Hổ và Lê Thị Thanh Tùng (2002). Phát triển nông nghiệp bền vững: nền tảng lý thuyết và gợi ý chính sách. Tạp chí phát triển kinh tế, tháng 01 năm 2002 – [2; tr 20] 8
  17. Năm 1987, Uỷ ban phát triển và môi trường thế giới ñưa ra ñịnh nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển ñáp ứng ñược những nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương năng lực ñáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”2. ðịnh nghĩa này nhanh chóng ñược phổ biến và áp dụng trên nhiều nước vì nó nhấn mạnh ñến vấn ñề cắt giảm tiêu dùng hiện tại ñể không bị ảnh hưởng ñến tiêu dùng trong tương lai. Tuy nhiên, tại thời ñiểm này mức thu nhập khá thấp và người dân còn nghèo ñói nên ñịnh nghĩa này không ñược ủng hộ nhiều. Do ñó, khi nền kinh tế thế giới còn nghèo ñói thì sản xuất nông nghiệp bền vững là sản xuất ñáp ứng ñủ nhu cầu tăng nhanh về lương thực - thực phẩm và ñảm bảo cho giá giảm dần. Năm 1990, Pearce và Turner cho rằng phát triển nông nghiệp bền vững là tối ña hoá lợi ích của phát triển kinh tế trên cơ sở ràng buộc về duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo thời gian3. Phát triển nông nghiệp bền vững tuân thủ theo các quy luật: (1)ñối với những tài nguyên có thể tái sinh (rừng, ñất, lao ñộng..) việc sử dụng các nguồn lực này phải ñảm bảo thấp hơn mức tái sinh tự nhiên; (2)ñối với tài nguyên không tái sinh ñược (máy móc, vật tư nông nghiệp); việc sử dụng hiệu quả phụ thuộc vào khả năng thay thế của nguồn lực này (ví dụ: tăng sản lượng bằng phân bón hoặc giống mới thay cho tăng sản lượng bằng cách tăng diện tích). Như vậy, chưa có sự thống nhất về ñịnh nghĩa của nông nghiệp bền vững giữa các nhà kinh tế học. Hiện nay, khái niệm nông nghiệp bền vững ñược nhiều người chấp nhận nhất là khái niệm ñược FAO ñưa ra năm 1989: “Phát triển bền vững là việc quản lí và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, ñịnh hướng thay ñổi công nghệ và thể chế theo một phương thức sao cho ñạt ñến sự thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người của những thế hệ hôm nay và mai sau. Sự phát triển như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) chính là sự bảo tồn ñất, nước, 2 Trích trong ðinh Phi Hổ và Lê Thị Thanh Tùng (2002). 3 Trích trong ðinh Phi Hổ và Lê Thị Thanh Tùng (2002). 9
  18. các nguồn gen và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận về mặt xã hội”4. Phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển mà trong ñó có sự ràng buộc giữa tăng trưởng nông nghiệp với môi trường tự nhiên và sự nghèo ñói, môi trường con người ở nông thôn. Do ñó, ñể nắm ñược bản chất của phát triển nông nghiệp bền vững, cần phải phân tích các mối quan hệ này 1.1.2 Tăng trưởng nông nghiệp và môi trường tự nhiên Mong muốn phát triển nông nghiệp mà không ảnh hưởng ñến môi trường tự nhiên là không thực tế. “theo Haen (1991), tất cả các dạng, hình thức của sản xuất nông nghiệp ñều liên quan ñến sự biến ñổi của một hệ sinh thái”5. Sản xuất nông nghiệp lệ thuộc vào ñộ màu mỡ của ñất ñai, chất lượng của nguồn nước và khí hậu… vì vậy sản xuất nông nghiệp bền vững phản ánh mong muốn của xã hội về giữ gìn môi trường tự nhiên và lợi ích của sản xuất nông nghiệp. Vấn ñề quan trọng nhất là phải cân nhắc, lựa chọn phương án sao cho cân bằng ñược giữa lợi ích kinh tế từ phát triển nông nghiệp và lợi ích của môi trường tự nhiên với chức năng cân bằng sinh thái. Các nước phát triển ñã và ñang ñịnh hướng phát triển nông nghiệp nhấn mạnh ñến vấn ñề sinh thái. Nguyên nhân không phải vì nhu cầu về nông sản giảm mà vì sản xuất nông nghiệp ñã phá huỷ nghiêm trọng môi trường sinh thái: huỷ diệt nhiều sinh vật, thay ñổi về khí hậu, suy thoái hệ thống ñất, nguồn nước. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) (2006): “ðất khô hạn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái ñất và là nơi sinh sống của gần 2 tỷ người - 1/3 dân số thế giới. Trên thế giới có khoảng 10-20% diện tích ñất khô hạn ñã bị suy thoái ñặc biệt ở các nước ñang phát triển. Tổng diện tích ñất bị 4 Trích trong Hồ ðức Hùng (2005). Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Vĩnh Long – Vấn ñề và giải pháp. Chuyên ñề nghiên cứu khoa học phục vụ ñại hội ñảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ 8, tháng 10/2005; [3, tr13;14] 5 Trích trong: ðinh Phi Hổ và Lê Thị Thanh Tùng (2002). 10
  19. ảnh hưởng do quá trình hoang mạc hóa từ 6 - 12 triệu km2 (so với diện tích của các nước Brazil, Canada và Trung Quốc cộng lại từ 8 - 10 triệu km2)6. Tình trạng suy thoái nguồn nước và ñất nông nghiệp chủ yếu do sự kém chất lượng của các công trình thuỷ lợi và phá huỷ rừng một cách trầm trọng. Ngày nay, sự phát triển nông nghiệp không chỉ theo quảng canh (tăng sản lượng bằng cách tăng diện tích canh tác) mà chủ yếu là theo thâm canh (tăng sản lượng từ việc thâm canh trên một ñơn vị diện tích và tăng vụ ñối với diện tích ñược tưới tiêu chủ ñộng) do ñó nguyên nhân chính của sự mất cân bằng sinh thái là do phương thức sản xuất chứ không phải do tốc ñộ phát triển trong nông nghiệp. Như vậy, phương thức thâm canh tốt có thể bổ sung và tạo cân bằng chất dinh dưỡng cho ñất. Nếu ñầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi ñủ về số lượng và chất lượng ñồng thời sử dụng các loại thuốc trừ sâu ñúng liều lượng và chủng loại có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm ñộc nguồn nước và nhiễm mặn, khôi phục và bảo vệ rừng sẽ hạn chế tình trạng lũ lụt cũng như sự biến ñổi của khí hậu. Do yêu cầu về nguyên liệu, lương thực và nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao trong tiến trình công nghiệp hoá và nâng cao thu nhập cho người nông dân, tăng trưởng nhanh và ổn ñịnh là cần thiết, tuy nhiên tăng trưởng nhanh cần phải ñảm bảo ổn ñịnh môi trường sinh thái. 1.1.3 Tăng trưởng nông nghiệp và nghèo ñói ở nông thôn “Theo Rao C.H.H và Chopra K (1991), ñề cập ñến mối quan hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp – suy thoái môi trường – nghèo ñói nông thôn”7. Hai phương thức ñược thực hiện chủ yếu trong nông nghiệp là quảng canh và thâm canh. ðối với phương thức quảng canh (tăng sản lượng chủ yếu do tăng diện tích), do bóc lột chất dinh dưỡng tự nhiên trong ñất, mở rộng diện tích ñất sản xuất chủ yếu dựa vào phá rừng. Trong ngắn hạn nông nghiệp tăng trưởng nhưng trong dài 6 Thế giới với vấn ñề sa mạc và hoang mạc hóa - http://www.nea.gov.vn/tapchi/toanvan/05-2k6-36.htm [7] 7 Trích trong: ðinh Phi Hổ và Lê Thị Thanh Tùng (2002) 11
  20. hạn khi môi trường tự nhiên bị suy thoái, thu nhập giảm xuống cùng với sư gia tăng dân số dẫn ñến nghèo ñói và thất nghiệp. Với phương thức thâm canh (tăng năng suất bằng cách tăng lượng các yếu tố ñầu vào do ngành hoá chất cung ứng: phân ñạm, thuốc trừ sâu, lai tạo giống…), thường dẫn tới tình trạng lạm dụng các hoá chất ñể tăng trưởng dẫn ñến suy thoái tài nguyên ñất và nước. Khi môi trường bị suy thoái, năng suất và thu nhập của người dân sẽ giảm, khu vực nông thôn không thu hút ñược người lao ñộng sẽ dẫn ñến tình trạng thất nghiệp và ñói nghèo. “Shephered A (1998) cho rằng: ngay cả khi áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất mà ñảm bảo ñược cân bằng sinh thái vẫn dẫn ñến tình trang ñói nghèo”8. Theo ông, nguyên nhân chính dẫn ñến tình trạng nghèo ñói này là do ñặc ñiểm tự nhiên. Các vùng tự nhiên khác nhau sẽ khác nhau dẫn ñến hiệu quả của việc ứng dụng các kỹ thuật mới cũng khác nhau. Trong giai ñoại ñầu của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới ñòi hỏi phải có một lượng tiền ñầu tư nhất ñịnh về cải tạo mặt bằng, hệ thống thuỷ nông, phân bón, thuốc trừ sâu và giống mới…. Khoản ñầu tư này khá lớn và rủi ro nên phần lớn những người nông dân áp dụng kỹ thuật mới là những người giàu có trong các vùng có tiềm năng tự nhiên. Tuy nhiên, khi ñược lợi ích từ việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ (tín dụng ưu ñãi, trợ giá ñối với các yếu tố ñầu vào..); nhiều nông dân (kể cả nông dân nghèo trên các vùng tự nhiên khác) cũng có khả năng áp dụng kỹ thuật mới. Khi kỹ thuật mới ñược áp dụng rộng rãi sẽ làm tăng sản lượng. Tuy nhiên, cầu về nông sản lại ít co giãn nên khi sản lượng tăng sẽ làm cho giá nông sản giảm mạnh (ñược mùa thì rớt giá), do ñó thu nhập của người nông dân bị giảm (nhất là những người nông dân nghèo trong các vùng có tiềm năng tự nhiên thấp). Khi quá trình này kéo dài, làm ăn bị thua lỗ, nợ nần chồng chất, người nông dân sẽ nản chí và từ bỏ sản xuất, thất nghiệp gia tăng. Cùng với sự gia tăng của dân số và thất nghiệp, ñói nghèo ngày càng trầm trọng. Với họ, ñáp ứng nhu cầu thiết yếu hiện tại quan trọng hơn rất nhiều so với thoả mãn nhu cầu trong tương lai. ðể có thu nhập, họ sẵn lòng ñáp ứng nhu cầu của 8 Trích trong ðinh Phi Hổ và Lê Thị Thanh Tùng (2002). 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1