Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển Công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
lượt xem 17
download
Luận văn gồm 2 chương với các nội dung: công nghệ thông tin và vai trò của nó trong nền kinh tế hiện đại; thực trạng phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển Công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
- Đại học Quốc gia Hà nội -------------------------------- Khoa kinh tế Đinh Thị Hồng Duyên Phát triển Công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt nam Luận văn thạc sỹ kinh tế
- Đại học quốc gia hà nội -------------------------------- Khoa kinh tế Luận văn thạc sỹ kinh tế Phát triển Công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt nam Chuyên ngành: Kinh tế chớnh trị Mã số: 50201 Giỏo viờn hướng dẫn: Tiến sỹ Tạ Đức Khỏnh Học viờn thực hiện: Đinh Thị Hồng Duyờn Khóa: 9 (2000 – 2003)
- Mục lục Trang Phần mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2 2. Tình hình nghiên cứu. 2 3. Mục đích nghiên cứu. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3 5. Phương pháp nghiên cứu. 3 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn. 3 7. Bố cục của luận văn. 3 Chương 1. Công nghệ thông tin và vai trò của nó trong nền kinh 4 tế hiện đại 1.1. Khái luận về Công nghệ thông tin 4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 4 1.1.1.1 Một vài khái niệm 4 1.1.1.2. Những đặc điểm chính 9 1.1.2. Vai trò của CNTT 15 1.1.2.1. CNTT hình thành nên một nền kinh tế mới và là nền tảng của 15 một phương thức sản xuất kinh doanh mới 1.1.2.2. CNTT tạo nên một nền tảng văn hóa xã hội mới, nền văn hóa tri 18 thức với xu hướng đổi mới không ngừng 1.1.2.3. CNTT giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong tiến trình toàn 19 cầu hóa 1.2. Đặc điểm phát triển CNTT thông qua các kinh nghiệm quốc tế: 24 1.2.1. Tình hình phát triển CNTT thế giới 24 1.2.2. Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNTT 32 1.2.2.1. Vai trò quan trọng của Chính phủ 33 1.2.2.2. Hình thành đông đảo đội ngũ cán bộ chuyên môn có chất lượng. 38 1.2.2.3. Xây dựng được một cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia đủ mạnh 42 1.2.2.4. Tạo thị trường rộng lớn từ nước ngoài 43 1.2.2.5. Xây dựng các khu công nghiệp phần mềm tập trung với các chính 45 sách ưu đãi đặc biệt. Chương 2. Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt 47 nam 1
- 2.1. Môi trường phát triển CNTT ở Việt nam 48 2.1.1. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định 48 2.1.2. Thị trường nội địa rộng lớn, giàu tiềm năng. 51 2.1.3. Chính sách và phương hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước. 52 2.1.4. Cơ sở hạ tầng ban đầu trong lĩnh vực viễn thông của Việt nam tiên 57 tiến, hiện đại 2.2. Thực trạng CNTT Việt nam 64 2.2.1. Vị trí của Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới. 64 2.2.1.1. Chỉ số xã hội thông tin 65 2.2.1.2. Chỉ số vi phạm bản quyền. 65 2.2.1.3. Chỉ số sẵn sàng kết nối. 66 2.2.1.4. Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử. 66 2.2.2. Tình hình sản xuất và cung ứng 67 2.2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu máy tính và linh kiện máy tính 68 2.2.2.2. Tình hình sản xuất phần cứng và thiết bị 72 2.2.2.3. Tình hình sản xuất phần mềm 75 2.2.3. Tình hình ứng dụng và tiêu thụ 80 2.2.3.1. Tình hình ứng dụng và tiêu thụ máy tính 80 2.2.3.2. Tình hình ứng dụng và tiêu thụ phần mềm 81 2.2.2.3. Internet và Thương mại điện tử tại Việt nam 83 2.2.2.4. Tình hình ứng dụng tổng thể CNTT trong các ngành tại Việt nam 84 2.2.4. Tình hình nghiên cứu, triển khai và phát triển nguồn nhân lực 91 cho CNTT 2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu, triển khai 91 2.2.4.2 Tình hình phát triển nguồn nhân lực cho CNTT 92 2.3. Những đánh giá chung về tình hình phát triển CNTT ở VN 95 2.3.1. Những thành tựu cơ bản. 95 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và vấn đề đặt ra 99 Chương 3. Những quan điểm định hướng và một số giải pháp 104 chiến lược cho phát triển CNTT Việt nam 3.1. Những khó khăn, thuận lợi cho CNTT Việt nam trong thời gian 104 tới và quan điểm định hướng cho Việt Nam 3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn cho CNTT Việt nam trong thời 104 2
- gian tới. 3.1.1.1.Những thuận lợi 105 3.1.1.2. Những khó khăn 108 3.1.2. Những quan điểm định hướng cho Việt Nam 112 3.2. Một số giải pháp chiến lược cho phát triển CNTT Việt nam 124 3.2.1. Giải pháp phát triển sản phẩm CNTT Việt nam 124 3.2.2. Giải pháp phát triển thị trường. 126 3.2.3. Giải pháp phát triển sản xuất 128 3.2.4. Các giải pháp về đầu tư và thu hút đầu tư: 131 3.2.5. Giải pháp chuyển giao công nghệ và tri thức. 134 3.2.6. Giải pháp nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai 135 3.2.7. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 136 3.2.8. Giải pháp về quan hệ và phối hợp hành động 138 Kết luận 141 Từ viết tắt Tài liệu tham khảo 3
- Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Nền văn minh nhân loại đang bước vào một giai đoạn mới, một xã hội văn minh, hiện đại với sự phát triển khoa học kỹ thuật cao nhất, một xã hội văn minh hay mọi người vẫn gọi là nền văn minh thứ 3 hoặc nền văn minh thông tin. Trải qua hàng trăm năm phát triển từ thủ công nhỏ và đến nền đại công nghiệp, thế giới đang chứng kiến một cuộc cách mạng khoa học công nghệ mạnh mẽ, sâu sắc, làm thay đổi hình thức và nội dung mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người. Việt Nam là một phần của thế giới, dân số chiếm một phần đáng kể và vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thì việc tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học, công nghệ và đặc biệt là CNTT nhằm tạo cơ hội đi tắt, đón đầu, phát huy lợi thế cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, quá trình hội nhập là một việc cần được đặc biệt coi trọng. Trong những năm vừa qua, chính phủ cũng đã thấy rõ ý nghĩa chiến lược và vai trò của CNTT đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Từ năm 1975, ngay sau khi thống nhất đất nước, Chính phủ đã hai lần ra các nghị quyết về tăng cường ứng dụng toán học và máy tính điện tử trong quản lý Nhà nước (Nghị quyết số 173-CP/1975) và tăng cường quản lý và sử dụng máy tính điện tử trong cả nước (Nghị quyết số 245-CP/1976). Rồi Nghị quyết số 37- NQ/TW năm 1981, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/3/1991 ,Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII , Nghị quyết 49/CP và Kế hoạch Tổng thể về phát triển CNTT ở nước ta đến năm 2000, đều nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển ngành CNTT Việt nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2001 - 2005, trong đó nhấn mạnh đến ứng dụng CNTT nhằm hiện đại hoá các ngành và phát triển CNpCNTT. Bên cạnh đó Chính phủ cũng đã ra Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển CNpPM giai đoạn 2001-2005 và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg phê duyệt 1
- Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 - 2005. Có thể nói hơn 15 năm đổi mới kinh tế, CNTT Việt nam đã có những bước phát triển vượt bậc và đến nay đã phần nào thể hiện được vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, để góp phần nghiên cứu, đề xuất những chiến lược thích hợp cho sự phát triển của ngành CNTT VN phù hợp với tình hình phát triển CNTT của thế giới cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài: “ Phát triển Công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt nam”. 2. Tình hình nghiên cứu. Cho đến nay, ngoài Kế hoạch Tổng thể về ứng dụng và Phát triển CNTT ở Việt Nam giai đoạn 2002-2005 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường có rất ít các công trình nghiên cứu một cách tổng thể về CNTT VIệT NAM. Chỉ có một số các đề án ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động quản lý. Bộ Bưu chính viễn thông cũng đang có kế hoạch đưa ra dự thảo Chiến lược phát triển CNTT của Việt nam trong năm 2004. Ngoài ra, trong thời gian qua cũng có nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí và hội thảo khoa học bàn về vấn đề này. Chính vì vậy, sau những nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế, những đánh giá về hiện trạng CNTT Việt nam, cũng như sau khi đã khai thác, kế thừa có chọn lọc những đóng góp của các nghiên cứu lý luận trước đó, luận văn sẽ cố gắng đưa ra một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển CNTT Việt nam trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng dưới sức ép của tốc độ phát triển khoa học, công nghệ và thông tin. 3. Mục đích nghiên cứu. - Xác định vai trò, vị trí của CNTT trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước 2
- - Đánh giá thực trạng phát triển CNTT tại Việt nam, những thành công và những bất cập còn tồn tại. - Đề xuất những quan điểm định hướng và một số giải pháp lớn để phát triển CNTT Việt nam giai đoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu CNTT Việt nam như là một ngành quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt nam đặc biệt từ khi nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tiến trình phát triển CNTT trong 10 năm qua và trong mối liên hệ với CNTT thế giới để đề ra các giải pháp thích hợp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt nam. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng những phương pháp chung trong nghiên cứu kinh tế chính trị: lấy phương pháp của chủ nghĩa biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản. Luận văn đặc biệt chú ý tới phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp… 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn. - Phân tích và làm rõ một số kinh nghiệm quốc tế, khả năng ứng dụng các kinh nghiệm đó tại Việt nam. - Đánh giá thực trạng phát triển CNTT của Việt nam, chỉ ra những bất cập còn tồn tại và nguyên nhân của nó. - Đề xuất một số định hướng để phát triển CNTT của Việt Nam và các giải pháp chiến lược để thực hiện 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: 3
- Chương 1. CNTT và vai trò của nó trong nền kinh tế hiện đại Chương 2. Thực trạng phát triển CNTT ở Việt Nam Chương 3. Những quan điểm định hướng và một số giải pháp chiến lược cho phát triển CNTT Việt nam 4
- Chương 1 Công nghệ thông tin và vai trò của nó trong nền kinh tế hiện đại 1.1. Khái luận về Công nghệ thông tin 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 1.1.1.1 Một vài khái niệm Thông tin và các quá trình thông tin Theo nghĩa thông thường, thông tin là điều hiểu biết về một sự kiện, một hiện tượng, một quan hệ nào đó, thu nhận được qua giao tiếp, khảo sát, đo lường, lý giải, nghiên cứu v.v... Trong đời sống con người nhu cầu thông tin không ngừng tăng lên theo sự phát triển của xã hội và kinh tế. Tuy khái niệm thông tin rất phổ biến trong đời sống con người nhưng những nội dung khoa học chung nhất về thông tin và các quá trình thông tin chỉ mới được bắt đầu được nghiên cứu từ giữa thế kỷ 20, khi nhu cầu truyền tin của con người tăng rất nhanh. Một trong những thành tựu đặc sắc của lý thuyết truyền tin là việc đưa ra khái niệm lượng thông tin. Theo đó lượng thông tin thu được về một sự kiện nào đó được xác định bằng độ bất định của sự kiện đó trước khi biết nó xảy ra. Lý thuyết về lượng thông tin ra đời đã tạo nền móng cho con người phát hiện ra thêm nhiều quy luật của thông tin và quá trình truyền tin; cũng như quá trình phát triển thông tin trong các hệ thống truyền tin nhân tạo và trong hệ thống phức tạp khác. Về mặt định tính, lý thuyết thông tin cũng cho ta hiểu một thuộc tính căn bản của thông tin là đối lập với bất định và ngẫu nhiên, nó phản ánh tính xác định, có trật tự trong các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Nội dung "phản ánh tính trật tự và tổ chức trong các hệ thống" của khái niệm thông tin ngày càng được củng cố thêm khi ngành điều khiển học khẳng định rằng vận động thông tin là nội dung cơ bản nhất, chung nhất, phổ biến nhất của mọi quá trình điều khiển, dù nó xảy ra trong kỹ thuật, trong các hệ thống sinh học, trong kinh tế hay xã hội loài người. Hoạt động chủ yếu của điều khiển (hay còn gọi cách khác là quản 5
- lý) là tạo ra các thông tin điều khiển và tác động của nó sẽ đem lại trật tự mong muốn cho các đối tượng bị điều khiển. Để tạo ra được thông tin điều khiển, các cơ quan điều khiển phải thu nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, rồi tiến hành quá trình xử lý tuân theo những quy luật vận hành của đối tượng và các mục tiêu điều khiển. Tổng quát hoá có thể nói hoạt động quản lý hay điều khiển bao gồm các khâu sau: thu thập, sắp xếp, lưu trữ, xử lý và phản hồi lại thông tin, gọi chung là quá trình xử lý thông tin. Ngày nay khi mà xã hội và kinh tế đang phát triển rất mạnh thì nhu cầu xử lý thông tin trong quản lý và điều khiển cũng tăng mạnh, và nhu cầu đó đã tăng lên với tốc độ bùng nổ cả về mặt số lượng lẫn nội dung. Thông tin có nhiều loại khác nhau khác nhau có thông tin là các số liệu, dữ liệu thu thập, điều tra, khảo sát được gọi là các thông tin nguyên liệu. Từ đó qua phân tích, tổng hợp sẽ thu được những thông tin có giá trị cao hơn được gọi thông tin quyết định dùng trong quản lý và điều khiển. Kết quả của những qúa trình xử lý đòi hỏi nhiều năng lực và kinh nghiệm thông tin chứa đựng trong các quy luật khoa học - kết quả của nhiều công phu tìm kiếm, sáng tạo, suy luận, thử nghiệm. Internet và thương mại điện tử Internet là một danh từ riêng dùng để chỉ hệ thống các mạng máy tính toàn cầu - mạng của các mạng - giúp cho người sử dụng ở bất kỳ máy tính nào cũng có thể truy cập tới thông tin tại các máy tính khác và có thể đối thoại trực tiếp với người sử dụng trên đó. Tên gọi Internet được Cơ quan nghiên cứu dựa án cao cấp ARPA của Mỹ đưa ra năm 1960. Ban đầu, người ta biết đến nó qua ARPANet - mạng cơ quan nghiên cứu dự án cao cấp. Mục tiêu ban đầu là thiết lập mạng cho phép các chuyên gia nghiên cứu ở một trường đại học có thể kết nối với máy tính ở các trường đại học khác bằng cách trao đổi thông điệp, rồi nó được mở rộng dần và ngày càng có nhiều người sử dụng do những lợi ích mà nó mang lại rất lớn. 6
- Ngày nay, Internet là một phương tiện phổ biến giúp cho hàng trăm triệu người trên toàn thế giới có thể kết nối với nhau. Về cơ sở vật chất, Internet sử dụng một phần hệ thống mạng thông tin viễn thông công cộng. Về mặt công nghệ, Internet sử dụng giao thức có tên là TCP/IP (Giao thức điều khiển truyền thông). Để tương thích, các mạng nội bộ và mạng bên ngoài cũng sử dụng giao thức này. Đối với người sử dụng Internet, thư điện tử (email) đã thực sự thay thế dịch vụ thư tín truyền thống. Đó là ứng dụng rất phổ biến trên mạng hiện nay. Người dùng có thể đối thoại với người sử dụng khách trên mạng bằng cách dùng phần mền Chat hoặc đối thoại có âm thanh và hình ảnh thông qua những thiết bị ngoại vi tân tiến. Dịch vụ được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trên Internet là Word Wide Web viết tắt là WWW. Đây là kỹ thuật truyền tin siêu văn bản và là một phương thức tham khảo chéo được sử dụng rộng rãi để truyền tin trên mạng. Khi sử dụng Web ta có thể truy cập vào hàng triệu trang thông tin, giống như xem một tờ báo hay một chương trình thời sự với rất nhiều thông tin khác nhau được sắp xếp và bố trí đẹp mắt trên màn hình máy tính. Đến nay lượng thông tin có trên mạng rất lớn và bao gồm tất cả các thể loại từ tin tức xã hội, kinh tế đến trò chơi giải trí và phim ảnh, âm nhạc. Một trong những lợi ích mà Internet đem lại là khả năng kinh doanh trực tuyến thông qua thương mại điện tử. Thương mại điện tử là thuật ngữ dùng để chỉ việc mua bán hàng hoá và các dịch vụ trên mạng Internet đặc biệt là qua Web. Nó thừa hưởng rất nhiều thành tựu của Internet và phát triển rất đa dạng. Bán lẻ điện tử (E-tailing) hay “cửa hàng ảo” trên các trang Web với các danh mục hàng hoá được tập hợp thành “dãy cửa hàng ảo”. Các số liệu về nhân khẩu học trên mạng thông qua chương trình trao đổi dữ liệu điện tử, trao đổi dữ liệu kinh doanh qua thư điện tử và fax được dùng làm môi trường để tiếp cận và thiết lập quan hệ các khách hàng. Là nơi bán hàng trực tuyến 24/24 giờ trên quy mô toàn cầu với khả năng trao đổi thông tin và đặt hàng trực tiếp, trang Web đã trở thành nơi kinh doanh có doanh thu hàng tỉ đô la của các doanh nghiệp trên thế giới. 7
- Ngoài ra việc sử dụng Internet còn có thể nghiên cứu được thị trường. Đầu năm 1999, nhờ khả năng kết nối rộng rãi của mạng Internet các công ty đã tập hợp được rất nhiều số liệu khách hàng bằng cách đăng ký, đặt câu hỏi và đặt hàng qua mạng. Tuy nhiên cách nghiên cứu này đang được làm rõ về mặt pháp luật vì nó xâm phạm đến các thông tin cá nhân của người sử dụng. Lợi ích to lớn nhất mà thương mại điện tử mang lại là thời gian giao dịch rất nhanh với chi phí thấp. Thương mại điện tử được thực hiện qua các hình thức kết nối điện tử như thư điện tử, Fax và điện thoại Internet. Trong các giao dịch trực tiếp, các công ty thường sử dụng thư điện tử và Fax để quảng cáo về công ty và sản phẩm của mình tới khách hàng và các doanh nghiệp khác. Ngày càng xuất hiện nhiều trang Web kinh doanh chuyển các bức thư quảng cáo điện tử tới những người nối mạng. Một xu hướng mới là dịch vụ thư điện tử opt-in, người sử dụng mạng có thể tự nguyện đăng ký để nhận thư điện tử có nội dung quảng cáo về những danh mục sản phẩm hay những tiêu chí khác mà họ quan tâm. Với những tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật điện tử, tin học và viễn thông trong những thập niên vừa qua máy tính đang được sử dụng khắp mọi nơi và được liên kết lại với nhau thành mạng quốc gia, khu vực và Internet. Trong tương lai các siêu xa lộ thông tin sẽ phủ khắp mọi nơi trong nước và trên thế giới. Nhờ vậy, CNTT ngày càng được ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Yếu tố thông tin ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hoạt động xã hội. Dưới những ảnh hưởng đó, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần thành kinh tế thông tin và xã hội cũng phát triển theo xu hướng hình thành một xã hội thông tin. Máy tính điện tử và CNTT. CNTT khởi đầu từ lúc con người chế tạo ra các loại máy móc tự động thực hiện một số chức năng xử lý thông tin, trước hết là các máy tính điện tử (MTĐT) để chế tạo ra MTĐT người ta phải tìm được cách biểu diễn thông tin bằng các tín hiệu kỹ thuật và cách thực hiện các hoạt động lưu trữ, xử lý thông tin bằng các biện pháp xử lý kỹ thuật trên các tín hiệu tương ứng. 8
- Trong hoạt động của con người, thông tin thường được thể hiện qua các hình thức như chữ số, chữ viết, tiếng nói, âm thanh, hình ảnh, màu sắc... nghĩa là được thể hiện bằng nhiều hệ thống tín hiệu rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trong MTĐT và các thiết bị thông tin để biểu diễn thông tin người ta dựa vào trạng thái vật lý của các vật liệu. Đầu tiên là các bóng bán dẫn rồi đến các tinh thể con người mới tạo được hai trạng thái khác nhau của vật chất là “đóng” và “mở”. Do đó việc mã hoá thông tin chỉ dùng hai trạng thái trên và để thuận tiện người ta dùng hai con số toán học là 0 và 1 để biểu diễn sự mã hoá này. Cùng với sự phát triển của toán học, bằng nhiều phương pháp mã hoá kết hợp các phương pháp xấp xỉ bằng cách làm gián đoạn, rời rạc, các tín hiệu liên tục, người ta có thể mã hoá mọi dạng biểu diễn thông tin bất kỳ bằng các dãy ký hiệu chỉ gồm hai số 0 và 1. Do có thể biểu diễn mọi dạng thông tin bất kỳ qua một hệ thống tín hiệu đơn giản và thống nhất dựa trên các ký tự nhị phân, MTĐT đã trở thành thiết bị xử lý thông tin thống nhất và đa năng. Trên nguyên tắc mọi quá trình xử lý thông tin đều có thể quy về một trình tự thực hiện liên tiếp của các phép toán sơ cấp đơn giản nên cấu trúc một MTĐT gồm: bộ lôgic-số học thực hiện các phép toán sơ cấp theo trình tự quy định; bộ nhớ để ghi các chương trình tính toán và dữ liệu; các thiết bị đưa dữ liệu vào và đưa kết quả ra. Kết cấu đó được gọi phần cứng của máy tính, nó là bộ khung vật chất cơ bản cho quá trình xử lý thông tin nhân tạo. Còn phần logic của quá trình xử lý thông tin được người dùng đưa vào để điều khiển cỗ máy đó thông qua các lệnh. Tập hợp các lệnh đó tạo nên một chương trình xử lý thông tin và đó gọi là phần mềm của máy tính. Đây là phần linh hoạt nhất của máy tính, nó tuỳ biến theo mục đich của người dùng và là phần mang nhiều dấu ấn đặc trưng nhất của con người. Tuỳ nhu cầu xử lý khác nhau người ta chia phần mềm ra làm nhiều loại như phần mềm hệ thống, phần mền tiện ích và phần mềm ứng dụng. Có thể thấy MTĐT và việc xử lý thông tin bằng MTĐT là thành phần cốt lõi của CNTT. Tuy nhiên theo nghĩa rộng CNTT là một thuật ngữ dùng để chỉ ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá 9
- trình xử lý thông tin. Theo cách nhìn đó, CNTT bao gồm các luận cứ khoa học, các phương tiện và giải pháp kỹ thuật để xử lý thông tin. Công nghệ này đòi hỏi phải có phương tiện là máy tính và mạng truyền thông; nguyên liệu là nội dung thông tin để tổ chức, lưu trữ, xử lý và khai thác. 1.1.1.2. Những đặc điểm chính CNTT là một công nghệ mũi nhọn: Mũi nhọn ở đây có nghĩa là chóp của một kim tự tháp, được xây dựng trên thành quả của nhiều khoa học và công nghệ khác. Ví dụ như việc tự sản xuất các bản mạch bìa in (printed board) hay “Bản in mặt hậu” (Back panel) là một bước tiến rất lớn trong công nghệ vì nó giúp việc sản xuất các thiết bị điện tử được thuận lợi hơn, giá rẻ hơn và đặc biệt độ là ổn định cao hơn hẳn các loại mạch cũ. Nhưng hiện nay để có thể gắn các mạch tổng hợp vào bản in, người ta phải in được trên bìa những đường dây rộng khoảng 0,10 mm, cách nhau cũng cỡ đó, đục lỗ xuyên bìa và hàn cũng với đường kính đó với độ chính xác tương ứng. Phải nắm vững kỹ thuật tráng nhựa Epoxy nhiều lớp trong một nhà máy rất sạch mới có thể thực hiện được. Mặc khác việc vẽ những mạch in trên bìa cũng cần những chương trình “tìm đường” (routing) có độ chính xác cao, sử dụng những phương pháp gần tối ưu của vận trù học (operational research). Tóm lại công nghệ đó là kết quả tổng hợp của ngành toán học, hoá học, quang học, cơ khí chính xác cũng như công nghệ làm mạch tổng hợp, nhưng ở mức độ tinh vi hơn nhiều. Dĩ nhiên công nghệ mũi nhọn luôn luôn nặng về tri thức, và đó cũng là đặc điểm của CNTT. Công nghệ hay người ta còn gọi là “cách làm” (know how) là thành quả của nhiều nghiên cứu, thử nghiệm. Đây là yếu tố then chốt để phát triển một ngành công nghiệp và để nắm bắt nó cần có một cơ sở lý thiết vững vàng về khoa học. Chính điều này đã giải thích tại sao để phát triển CNTT chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực. 10
- Một công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực Hiện nay CNTT được sử dụng trong mọi lĩnh vực từ khoa học tới kinh tế và xã hội. Khởi đầu CNTT được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu khoa học rồi cùng với sự lớn mạnh của công nghiệp nó là con át chủ bào cho quá trình tự động hoá công nghiệp. Đến nay CNTT đã trở thành công cụ hữu hiệu nhất trong quản lý và truyền thông. Hơn thế nữa nó đang thay dổi cuộc sống của chúng ta bởi những vi mạch tinh khôn trong các đồ dùng sinh hoạt. Một ví dụ cụ thể chỉ một nửa doanh số của công nghiệp điện tử được bán ra để sản xuất máy tính (Mỹ 60% và Nhật 40%), tức là để phục vụ hai lĩnh khoa học, quản lý. Còn lại 20% cho lĩnh vực công nghiệp và 30% cho khu vực sản xuất hàng tiêu dùng. Một công nghệ có nhiều tầng lớp Chữ 'tầng lớp' để nói một cách tổng quát nhất về các khâu đoạn sản xuất trong CNTT, cả phần cứng lẫn phần mềm, và về sự liên hệ giữa chúng với nhau, cũng như các chuẩn mực trong sự liên hệ ấy. Nó bao gồm chữ 'tầng' (layers) thường được dùng trong phân tích hệ thống, và chữ 'tầng giao thức' (protocol layers) có ý nghĩa hẹp và chính xác hơn. Có thể phân chia thành những tầng lớp sau trong CNTT, mỗi tầng lớp được xây dựng trên các tầng lớp phía dưới : Các chương trình ứng dụng riêng cho từng cơ quan, xí nghiệp, đó có thể là thành lập từ một ngôn ngữ lập trình ít hay nhiều cao cấp, dựa trên những hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Tầng lớp trên cùng này thường được viết tại chỗ hoặc thiết kế tại chỗ và đặt gia công bên ngoài. Phần ở giữa các chương trình ứng dụng và hệ mềm cơ bản. Phần này là chỗ phức tạp nhất và giàu có nhất. Nói chung ở đây là sản phẩm của các công ty chuyên sản xuất phần mềm, trong đó kỹ nghệ phần mềm của Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối, trừ một vài ngoại lệ ở châu Âu có kết quả tốt, như robotics trong lĩnh vực công nghiệp, ngôn ngữ lập trình Ada, Prolog... Nhật gần như không bán ra bên ngoài những chương 11
- trình gì đáng kể, có lẽ vì hàng rào ngôn ngữ . Có thể tạm chia làm bốn lĩnh vực khác nhau : - Các chương trình ứng dụng tổng quát, chuyên cho quản lý, xử lý văn bản, tính toán công nghiệp hay tính toán khoa học (ngôn ngữ lập trình cao cấp như Mathematica, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu ...). Người dùng cuối cùng có thể viết những ứng dụng dễ dàng hay cũng có thể sử dụng thẳng mà không cần viết chương trình gì thêm. - Các chương trình gọi là "middleware", cho phép các chương trình ứng dụng phân tán (có thể tổng quát hay không) sử dụng tới mạng thông tin ở mức dễ dàng và trừu tượng, thông qua hệ điều hành mạng.... Về mặt ứng dụng trong quản lý đây là lĩnh vực quan trọng nhất hiện nay. - Các chương trình gắn liền với một sản phẩm đặc biệt nào đó (embedded systems), với những giao diện sử dụng đặc biệt thẳng với người dùng, như ở trong máy giặt, máy hát, máy bay, trò chơi... Thật ra loại chương trình này có thể thấy ở khắp các lĩnh vực, chỗ nào có bộ vi xử lý mà không phải là một máy tính đều có nó. Nhưng đặc điểm của chúng là tự giấu kín. Các chương trình này thường do những hãng làm sản phẩm tự viết ra hoặc đặt gia công tại các công ty chuyên phát triển hệ mềm. - Và sau cùng là một mảng cũng khá đồ sộ những chương trình được làm ra để phục vụ chính bản thân việc nghiên cứu và phát triển ngành CNTT và ứng dụng trong quản lý, tính toán và điều khiển. Ngoài các ngôn ngữ lập trình ra, phải kể đến các chương trình phụ giúp việc phát triển và quản lý phát triển phần mềm ; cũng như các chương trình để làm mạch tổng hợp ASIC hay để sử dụng các FPGA (ASIC: (Application Specific Integrated Circuit) là các mạch tổng hợp có chức năng nhất định. Còn lại là bộ nhớ, và các linh kiện có thể được biến đổi để làm các mạch điện tử khác nhau, trong đó đặc biệt có FPGA (Field Programmable Gate Array) là các linh kiện có thể được thay đổi chức năng ngay trước khi hoạt động, khi linh kiện đã nằm trong bìa 12
- điện tử. Một FPGA hiện nay có thể tương đương 1 triệu transistors). Những chương trình loại sau này thường rất đắt, hàng chục hoặc hàng trăm ngàn đôla, và thường chạy trên các trạm làm việc mạnh. Tầng lớp thứ ba gồm những 'khả dụng” (facilities) về phần mềm khiến cho các chương trình ứng dụng tổng quát hay đặc biệt hoạt động được. Đó chủ yếu là hệ điều hành và hệ điều hành mạng. Sự phân cấp của hai loại khả dụng này tương đối phức tạp vì chúng chồng chéo lên nhau và tuỳ thuộc các nhà sản xuất, cũng như tuỳ thuộc các loại mạng. Có thể gộp vào trong tầng này tất cả các chương trình rất lớn nằm trong các “trạm tiếp chuyển” (router), và các trạm đảo mạch (switch) thuộc nhiều loại khác nhau. Đặc biệt ở đây, trừ phần mềm viễn thông ngoài Internet, kỹ nghệ phần mềm của Mỹ từ trước tới nay là nắm độc quyền. Tầng lớp thứ tư có thể coi như bao gồm tất cả các hệ máy và mạng đang hoạt động trên thế giới. Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ: làm ra các bìa in trong đó có gắn các linh kiện điện tử; rồi lắp ráp với phần điện, cơ khí, các thiết bị ngoại vi... để trở thành một máy tính hoàn hảo, hay một bộ phận của một thiết bị công nghiệp hay một sản phẩm tiêu dùng. Khâu đoạn này chủ yếu là dùng nhân công rẻ nên đó là thế mạnh của Châu á ngoài Nhật, đặc biệt Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapoe. Đài Loan sản xuất được các 'bìa mẹ' (mother board) cho PC và các máy PC hoàn chỉnh, hiện 80% bìa mẹ dùng cho PC trên thế giới được sản xuất tại Đài Loan. Singapoe rất mạnh về các thiết bị ngoại vi. Tầng lớp cuối cùng là việc sản xuất các linh kiện điện tử. Hiện nay chỉ có Mỹ, Nhật và châu Âu là có công nghệ hoàn chỉnh làm các mạch tổng hợp. Sau giai đoạn sản xuất wafers và in mạch tổng hợp trên wafers, cần các nhà máy siêu sạch và siêu chính xác rất tối tân, công việc còn lại là đặt và hàn những mạch in trần đó vào hộp thành linh kiện, cần nhiều nhân công rẻ, thường được các công ty quốc tế làm tại các chi nhánh ở châu á như Malaysia, Singapore ... Nhưng những linh kiện sản xuất đại trà (bộ nhớ là chủ yếu) đã được sản xuất tại Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, kể cả giai đoạn làm wafers trong các nhà máy mua của Mỹ hay Nhật. 13
- Có một điều rất quan trọng là một nền công nghệ có nhiều tầng lớp như trên, và lại trải ra khắp hoàn cầu, vẫn luôn luôn tiến bộ được nhịp nhàng ? vì không phải mỗi lúc, mỗi tháng hay mỗi năm mà có thể thay đổi tất cả các công đoạn để thành một bước nhảy vọt mới trong công nghệ, phần cứng cũng như phần mềm. Đó chính là khía cạnh chuẩn trong giao diện của những tầng lớp nói trên (thương lượng trong các tổ chức nghề nghiệp, hay do một công ty áp đặt qua vị trí thượng phong của họ). Những giao diện này được nghiên cứu rất kỹ để tồn tại lâu hơn các sản phẩm trong mỗi công đoạn, và khi thay đổi nhanh và mạnh hơn trước thì vẫn giữ được tương thích với quá khứ gần, tuy phải trả cái giá là có thể không khai thác được 100% công xuất mà kỹ thuật mới có thể đem lại. Tuy nhiên sự tương thích này vẫn cần những sửa chữa nhất định, và những sửa chữa chất chồng làm cho sản phẩm về lâu dài có thể trở thành xấu đi về mặt chất lượng, và đến một lúc nào đó cũng phải thay đổi toàn bộ. Cho đến nay khía cạnh xấu này được che lấp do sức tiến luỹ thừa của công nghệ cơ bản đã không chỉ bù vào mà còn cho phép tăng khá cao chức năng và hiệu xuất các hệ mềm nhìn từ phía người sử dụng. Một công nghệ biến chuyển rất nhanh Những quan sát thị trường hàng ngày cho thấy sự biến chuyển thường trực của các sản phẩm máy tính PC và ngoại vi. Những biến chuyển này chạy theo kịp đà tiến của công nghiệp điện tử cơ bản theo quy luật Moore, với giá cố định thì khả năng các linh kiện mỗi 18 tháng lại tăng gấp đôi. Và quy luật thực nghiệm này còn có điều kiện kéo dài trên mười năm nữa trước khi gặp phải hàng rào của những quy luật vật lý cơ bản. Thiết kế hệ thống biến chuyển chậm hơn, và phần mềm ứng dụng tổng quát còn biến chuyển chậm hơn nữa. Đứng về mặt chất lượng phải nói hàng thập kỷ mới nảy sinh những thiết kế hệ thống độc đáo hay những chương trình ứng dụng tổng quát mới, các thế hệ mạng cơ quan (LAN) cũng vậy. Và trong một thiết kế hệ thống nhất định, nếu không thay đổi cơ bản các giao diện mà có những sự nâng cấp tương ứng (thí dụ tăng vận tốc của 'Bus' ), thì 14
- hiệu năng của sản phẩm có thể tiến triển theo kịp với hiệu năng của kỹ nghệ cơ bản (trường hợp PC). Đứng về mặt viễn thông đường dài thì những dịch vụ (services) được sáng tạo, cài đặt và chấp nhận còn chậm hơn nữa. Tuy nhiên, chúng ta đang chứng kiến trên thế giới sự nảy sinh khá đồng bộ của một loạt những tiến bộ mới về mạng, về phần mềm cơ bản và về thiết kế hệ thống. Đó là : - Ngôn ngữ Java, cho phép chỉ viết chương trình một lần để nó hoạt động được ở bất cứ nơi nào. - Phong trào phần mềm tự do (free software), mà điển hình là hệ điều hành Linux. - Các mạng cục bộ cực nhanh (100 - 1000 megabít/g) dùng trong các cơ quan, mạng đường dài bằng cáp quang, kỹ thuật ADSL cho phép tăng vận tốc thông tin đến từng nhà riêng vài chục lần mà không cần thay giây đồng hiện có. - Chuẩn CORBA, cho phép các chương trình tin học phân tán cộng tác được với nhau. - Chuẩn XML, xác định ngôn ngữ giao diện (interface) cho mạng Internet, tổng quát hơn ngôn ngữ HTML. - Thiết kế xử lý song song ở mạng tầm rộng (WAN), vừa (LAN) và hẹp (cụm máy tính, cluster) dựa trên các linh kiện hay/và thành phẩm đã có sẵn và được sản xuất đại trà. - Công nghệ tác tử (agent), công nghệ để thực hiện trong tương lai những ứng dụng di động và thông minh. Đó là những chương trình có thể tự động di chuyển trong mạng viễn thông đến các nơi để hoạt động với một mục đích nào đó. Có thể tiên đoán trong vòng vài năm nữa những công nghệ này sẽ lần lượt chín muồi và kết hợp được với nhau để hình thành một bước phát triển mới của CNTT, rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, và khả năng phục vụ cao hơn hiện nay. Khi đó sẽ cần rất nhiều chuyên gia trong các ngành nghề và chuyên gia 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 834 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 309 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 192 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 224 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn