intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ Bancassurance: làm rõ các khái niệm liên quan đến dịch vụ Bancassurance, hệ thống các mô hình phát triển dịch vụ Bancassurance hiện đang được sử dụng, các sản phẩm của dịch vụ Bancassurance cũng như các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH VŨ NGUYỄN HỒNG NGỌC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH VŨ NGUYỄN HỒNG NGỌC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thị Tuyết Hoa TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. i TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài này được thực hiện với mục đích phân tích thực trạng và tìm ra giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) tại các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua việc tổng hợp, đánh giá các số liệu để tìm ra nguyên nhân tác động đến kết quả thực hiện trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. Luận văn giải quyết các nội dung chủ yếu sau: (i) Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu; (ii) Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ Bancassuarance tại các ngân hàng thương mại; (iii) Thực trạng phát triển dịch vụ Bancassuarance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam; (iv) Giải pháp phát triển dịch vụ Bancassuarance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả thực tế triển khai dịch vụ Bancassurcane tại 4 ngân hàng thương mại có quy mô lớn với cơ cấu sở hữu nhà nước chiếm tỷ trọng cao (trên 60%) gồm ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank. Đề tài sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2013 - 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng tăng trong những năm gần đây trong điều kiện cạnh tranh ngân hàng gay gắt, các ngân hàng đều có xu hướng chuyển dịch sang tập trung phát triển các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ bên cạnh các nguồn thu truyền thông (tín dụng, huy động vốn). Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ Bancassurance vẫn còn gặp nhiều khó khăn từ phía bên trong các ngân hàng thương mại về cơ cấu tổ chức, nhân sự, sản phẩm và công nghệ cũng như các nhân tố từ bên ngoài như kinh tế- chính trị, luật pháp, đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Qua kết quả phân tích, đề tài đã đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. Mặc dù luận văn đã quyết được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Các hạn chế này sẽ tiếp tục được giải quyết trong các nghiên cứu trong tương lai của tác giả.
  4. ii LỜI CAM ĐOAN *** Học viên xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” này là công trình nghiên cứu của cá nhân học viên, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Lê Thị Tuyết Hoa. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng năm 2018 Học viên Vũ Nguyễn Hồng Ngọc
  5. iii LỜI CẢM ƠN *** Để có thể hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS. TS. Lê Thị Tuyết Hoa – Người hướng dẫn khoa học, cảm ơn Cô đã giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình cho học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, những kiến thức lý thuyết mà học viên có được để áp dụng vào luận văn là nhờ vào sự giảng dạy của các Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, đặc biệt là các Thầy Cô khoa Sau Đại học. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích giúp học viên có được nền tảng vững chắc. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè, cảm ơn sự động viên, chia sẻ và ủng hộ của mọi người dành cho học viên. Tuy học viên đã cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Học viên rất mong nhận được sự góp ý từ quý Thầy Cô để luận văn có thể tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn và kính chào.
  6. iv MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. xi DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ............................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề. ........................................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài. ...................................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................................3 1.3.1. Mục tiêu tổng quát. .................................................................................3 1.3.2. Mục tiêu cụ thể. ......................................................................................3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu. ..........................................................................................3 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. ............................................................3 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. ...............................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................4 1.7. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................................5 1.8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu....................................................................5 1.8.1. Các nghiên cứu nước ngoài. ...................................................................5 1.8.2. Các nghiên cứu trong nước. ....................................................................8 1.8.3. Đánh giá về các nghiên cứu. .................................................................10 1.9. Kết cấu của luận văn. ......................................................................................10 1.10. Quy trình nghiên cứu. ..................................................................................11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................ 13 2.1. Tổng quan về dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại ............13
  7. v 2.1.1. Khái niệm Bancassurance. ....................................................................13 2.1.2. Các mô hình Bancassurance. ................................................................14 2.1.2.1. Hợp tác phân phối. .........................................................................14 2.1.2.2. Liên kết chiến lược.........................................................................15 2.1.2.3. Liên doanh......................................................................................15 2.1.2.4. Tập đoàn tài chính. .........................................................................16 2.1.3. Phân loại sản phẩm Bancassurance. .....................................................16 2.1.3.1. Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm. ..................................................16 2.1.3.2. Phân loại theo đặc điểm sản phẩm bảo hiểm. ................................17 2.1.4. Vai trò của Bancassurance. ...................................................................18 2.1.4.1. Đối với ngân hàng. .........................................................................18 2.1.4.2. Đối với công ty bảo hiểm. ..............................................................19 2.1.4.3. Đối với khách hàng. .......................................................................19 2.1.4.4. Đối với cơ quan quản lý nhà nước. ................................................20 2.2. Phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại. ..................20 2.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại. ...............................................................................................................20 2.2.2. Sự cần thiết phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại. ...............................................................................................................21 2.2.2.1. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng. .................................................21 2.2.2.2. Cải thiện hiệu quả hoạt động. ........................................................22 2.2.2.3. Tăng cường uy tín và thương hiệu. ................................................22 2.2.2.4. Tăng cường nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên ngân hàng. ..........22 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại. ................................................................................................23 2.2.3.1. Chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm. ...................................................23 2.2.3.2. Chỉ tiêu thị phần. ............................................................................23 2.2.3.3. Chỉ tiêu hoa hồng bảo hiểm. ..........................................................24 2.2.3.4. Chỉ tiêu số lượng và chủng loại sản phẩm Bancassurance. ...........25
  8. vi 2.2.3.5. Chỉ tiêu mạng lưới triển khai dịch vụ Bancassurance. ..................25 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại. .......................................................................................25 2.2.4.1. Các nhân tố bên trong. ...................................................................26 2.2.4.2. Các nhân tố bên ngoài. ...................................................................28 2.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Bancassurance tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới. .......................................................................................................29 2.3.1. Dịch vụ Bancassurance tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới. . ...............................................................................................................29 2.3.1.1. Mô hình hợp tác thành công giữa ngân hàng Mandiri và AXA Asia Pacific Holdings. .............................................................................................29 2.3.1.2. Mô hình phân phối bảo hiểm của HSBC. ......................................30 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. .........31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 33 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM............. 34 3.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. ......................................................................................34 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ Bancassurane tại Việt Nam. . ...............................................................................................................34 3.1.2. Các mô hình hoạt động của dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. ........................................................................................35 3.1.2.1. Hợp tác phân phối. .........................................................................35 3.1.2.2. Liên doanh......................................................................................37 3.1.2.3. Tập đoàn dịch vụ tài chính. ............................................................39 3.1.3. Đặc điểm của dịch vụ Bancassurace tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. ...............................................................................................................41 3.2. Phân tích tình hình phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. ...............................................................................................41
  9. vii 3.2.1. Doanh thu phí bảo hiểm. .......................................................................43 3.2.2. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm. ........................................................46 3.2.3. Hoa hồng bảo hiểm. ..............................................................................47 3.2.4. Số lượng và chủng loại sản phẩm Bancassurance. ...............................51 3.2.5. Mạng lưới triển khai dịch vụ Bancassurance........................................54 3.3. Đánh giá về sự phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. ...........................................................................................................56 3.3.1. Những kết quả đạt được. .......................................................................56 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế. .........................................................................57 3.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế. ..............................................................59 3.3.3.1. Nguyên nhân từ các nhân tố bên trong ngân hàng. ........................59 3.3.3.2. Nguyên nhân từ các nhân tố bên ngoài ngân hàng. .......................61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 63 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. ........................ 64 4.1. ....... Định hướng phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. .................................................................................................................. 64 4.2. ...........Giải pháp phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. .................................................................................................................. 65 4.2.1. Giải pháp về tổ chức hoạt động. ...........................................................65 4.2.1.1. Giải pháp nâng cao uy tín và thương hiệu. ....................................65 4.2.1.2. Giải pháp phát triển mạng lưới hoạt động. ....................................66 4.2.2. Giải pháp về nhân sự. ...........................................................................66 4.2.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ...........................................66 4.2.2.2. Chính sách hợp lý về hoa hồng bảo hiểm và chế độ đãi ngộ. ........68 4.2.3. Giải pháp về sản phẩm và công nghệ. ..................................................69 4.2.3.1. Đẩy mạnh việc thiết kế và phát triển sản phẩm phù hợp. ..............69 4.2.3.2. Đẩy mạnh marketing, truyền thông sản phẩm. ..............................70 4.2.3.3. Phát triển hệ thống công nghệ đồng bộ. .........................................71
  10. viii 4.3. Kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. ...........................................................................................................72 4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. ........................72 4.3.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. ..................................74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 75 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... xi PHỤ LỤC ................................................................................................................. xvi
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa ACB Ngân hàng TMCP Á Châu ABIC Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Bancassurance Dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng BIC Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV Metlife Công ty bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife BH Bảo hiểm DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm DT Doanh thu GCNBH Giấy chứng nhận bảo hiểm KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHTM Ngân hàng thương mại NHTMVN Ngân hàng thương mại Việt Nam PGD Phòng giao dịch QTK Quỹ tiết kiệm TMCP Thương mại cổ phần Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  12. x VBI Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCLI Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VietinAviva Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ Vietinbank Aviva VN Việt Nam UOB Ngân hàng United Oversea Bank
  13. xi DANH MỤC BẢNG TÊN BẢNG TRANG Bảng 3.1 Cơ cấu sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 42 Bảng 3.2 Các công ty bảo hiểm thuộc các ngân hàng thương mại Việt 42 Nam. Bảng 3.3 Doanh thu phí bảo hiểm của công ty bảo hiểm thuộc các ngân 43 hàng thương mại Việt Nam. Bảng 3.4 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của công ty bảo hiểm 45 thuộc các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bảng 3.5 Thị phần doanh thu phí bảo hiểm của công ty bảo hiểm 46 thuộc các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bảng 3.6 Hoa hồng bảo hiểm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 47 Bảng 3.7 Danh mục sản phẩm Bancassurance tại các ngân hàng thương 51 mại Việt Nam. Bảng 3.8 Số lượng điểm giao dịch của các ngân hàng thương mại Việt 54 Nam.
  14. xii DANH MỤC HÌNH TÊN HÌNH TRANG Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu. 11 Hình 3.3 Biểu đồ hoa hồng bảo hiểm tại các ngân hàng thương mại Việt 49 Nam. Hình 3.4 Biểu đồ tỷ trọng đóng góp hoa hồng bảo hiểm tại các ngân hàng 50 thương mại Việt Nam. Hình 3.5 Biểu đồ số lượng điểm giao dịch của các ngân hàng thương mại 54 VN
  15. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Trong chương 1, học viên giới thiệu những nét chính về công trình nghiên cứu, lý do chọn đề tài và các phương pháp, nội dung chính của đề tài để xác định hướng triển khai đề tài, bám sát vào các mục tiêu đã đề ra, đảm bảo bài nghiên cứu được thực hiện khoa học và hiệu quả. 1.1. Đặt vấn đề. Phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) là dịch vụ cung ứng sản phẩm bảo hiểm qua kênh phân phối là các ngân hàng thương mại, được ra đời đầu tiên tại Mỹ, châu Âu vào những năm 70 của thế kỷ XX và phổ biến ra các nước châu Á. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng tham gia vào hoạt động Bancassurance. Theo Swiss Re (1992) thống kê có khoảng 70%-90% ngân hàng tại các nước châu Âu, 100% ngân hàng tại Pháp tham gia vào hoạt động Bancassaurance, và con số này tại Mỹ chiếm khoảng 20%. Tại Việt Nam, Bancassurance hiện chỉ mới hình thành trong vòng 20 năm trở lại đây và còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Bancassurance một mặt giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm gia tăng doanh số nhờ việc mở rộng kênh phân phối bên cạnh kênh phân phối truyền thống là các đại lý bảo hiểm, mặt khác giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoa hồng, phí dịch vụ bảo hiểm cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, Bancassurance giúp các ngân hàng thương mại gia tăng tỷ suất sinh lời bởi vì chi phí hoạt động thấp nhưng doanh thu các khoản tiền thưởng và hoa hồng từ các hợp đồng bảo hiểm tương đối cao. Thông qua Bancassurance, các ngân hàng thương mại có thể thu hút thêm nhiều khách hàng của công ty bảo hiểm sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và giá trị thương hiệu của ngân hàng cũng được gia tăng khi hợp tác với những công ty bảo hiểm lớn, uy tín. Với những lợi ích và tiềm năng nêu trên, việc phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng bên cạnh những sản phẩm truyền thống như tín dụng, huy động vốn,
  16. 2 thanh toán, thẻ… đang là vấn đề được các ngân hàng thương mại Việt Nam quan tâm. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài. Phát triển dịch vụ Bancassurance được xem như là một trong những giải pháp để tăng nguồn thu từ dịch vụ của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên thực tế hiện nay tại Việt Nam, dịch vụ này vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng. Doanh thu dịch vụ Bancassurance còn chiếm tỷ lệ nhỏ, và thực tế, khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam bởi sản phẩm đó nằm trong gói dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp (phần lớn các trường hợp mua bảo hiểm là điều kiện giải ngân vay vốn tại ngân hàng). Ngoài ra, dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa được triển khai một cách chính quy và chuyên nghiệp. Mức độ nhận biết của khách hàng về dịch vụ này còn hạn chế do các chiến lược phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng vẫn chưa thật sự hiệu quả, sức mạnh truyền thông chưa cao. Các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa tìm ra được hướng đi thật sự hiệu quả và bùng nổ trong lĩnh vực Bancassurance. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tổng thể về đề tài phát triển dịch vụ Bancassurance tại Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây vẫn mang tính đơn lẻ, phân tích hoạt động Bancassurance tại các công ty bảo hiểm hoặc tại một ngân hàng cụ thể, chứ chưa có cái nhìn toàn diện về tình hình phát triển dịch vụ Bancassurance chung của thị trường, của hệ thống ngân hàng thương mại. Các đề xuất trong các nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc định hướng, đưa ra các chiến lược phát triển chung chứ chưa đưa ra phương án cụ thể, chưa áp dụng các bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Với những lý do nêu trên, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu đề tài cho phép học viên hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại, xem xét những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc phát triển dịch vụ Bancassuance
  17. 3 tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là những nghiên cứu cần thiết để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ Bancassuance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở tận dụng lợi thế và khắc phục hạn chế, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu. 1.3.1. Mục tiêu tổng quát. Tìm các giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể. - Phân tích được thực trạng phát triển dịch vụ Bancassuance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Đánh giá được những kết quả, những tồn tại và các nguyên nhân của tồn tại trong việc phát triển hoạt động Bancassuance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại trong thời gian tới. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, học viên đưa ra câu hỏi nghiên cứu như sau: - Tình hình phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? - Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là gì? - Đề phát triển dịch vụ Bancassurance, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cần phải làm gì và định hướng phát triển ra sao? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Dịch vụ Bancassuance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
  18. 4 - Về không gian: Luận văn nghiên cứu việc phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào 04 NHTM lớn bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank. Đây là các ngân hàng thương mại lớn, có hoạt động Bancassuarance phát triển tại thị trường Việt Nam với việc sở hữu những công ty con/ công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. - Về thời gian: Luận văn chủ yếu xem xét đánh giá việc phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam về quy mô như doanh thu, thị phần, mạng lưới hoạt động,… 1.6. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các bài báo, nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về dịch vụ Bancassurance để tổng hợp kiến thức, khái quát về hoạt động và cách thức phát triểndịch vụ Bancasurance trên thế giới và Việt Nam, nhất là các ngân hàng thương mại. - Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh số liệu về việc phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017 về doanh thu, thị phần, hoa hồng thu được từ dịch vụ Bancassurance. - Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích để tìm ra nguyên nhân của thực trạng phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại (tổng hợp kiến thức về môi trường pháp lý, kinh tế, văn hoá- xã hội, các phát biểu, nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực Bancassurance tại thị trường Việt Nam). Dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn là dữ liệu thứ cấp.
  19. 5 Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu nghiên cứu được phát hành của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước; các báo cáo, thông tin công bố của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Bộ tài chính và các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm và các ngân hàng thương mại Việt Nam. Dữ liệu thu thập: phân tích dữ liệu thu thập theo năm, trong thời gian 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017. 1.7. Nội dung nghiên cứu. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ Bancassurance: làm rõ các khái niệm liên quan đến dịch vụ Bancassurance, hệ thống các mô hình phát triển dịch vụ Bancassurance hiện đang được sử dụng, các sản phẩm của dịch vụ Bancassurance cũng như các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại. Luận văn cũng xem xét nghiên cứu việc phát triển dịch vụ Bancassurance đang triển khai tại các nước trên thế giới để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đối với phần thực tiễn, luận văn phân tích quá trình phát triển dịch vụ Bancassurance của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh thực tế phát triển của thị trường tài chính nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng. Phần phân tích này cũng làm rõ các cơ sở pháp lý hiện tại ở Việt Nam đang điều tiết và tác động như thế nào đến hoạt động Bancassurance tại Việt Nam. Phân tích sẽ tập trung vào vấn đề lựa chọn mô hình Bancassurance của các ngân hàng thương mại, vấn đề phát triển sản phẩm, phát triển hệ thống phân phối và các hoạt động liên quan đến Bancassurance. Trên cơ sở các kết quả phân tích, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu. 1.8.1. Các nghiên cứu nước ngoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2