Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng và đánh giá mức độ phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu tại Việt Nam; phân tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----- ----- LÊ THỊ QUỲNH CHÂU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----- ----- LÊ THỊ QUỲNH CHÂU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.TRẦN HOÀNG NGÂN TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2013
- LỜI CAM ĐOAN ***** Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau đều có chú thích nguồn gốc và ghi trong phần tài liệu tham khảo để người đọc dễ tra cứu, kiểm chứng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. TP.HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2013. Tác giả (Chữ ký) Lê Thị Quỳnh Châu
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do nghiên cứu đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 1 3. Xác định vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 1 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên cứu .............................................. 2 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 3 7. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU....................................................................................4 1.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính .................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 4 1.1.2. Bản chất của tài chính ................................................................................ 4 1.1.3. Chức năng tài chính ................................................................................... 5 1.1.3.1. Chức năng huy động ........................................................................... 5 1.1.3.2. Chức năng phân phối .......................................................................... 5 1.1.3.3. Chức năng giám sát ............................................................................ 5 1.2. Những vấn đề cơ bản về Hệ thống tài chính ................................................. 6 1.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 6 1.2.2. Phân loại ..................................................................................................... 7 1.2.2.1. Áp chế tài chính .................................................................................. 7 1.2.2.2. Tự do hoá tài chính ............................................................................. 7 1.2.2.3. Hệ thống tài chính dựa vào thị trường ................................................ 8
- 1.2.2.4. Hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng ............................................... 9 1.2.3. Cấu trúc hệ thống tài chính ........................................................................ 9 1.2.3.1. Thị trường tài chính .......................................................................... 10 1.2.3.2. Các định chế tài chính ...................................................................... 10 1.2.3.3. Các công cụ tài chính ....................................................................... 10 1.2.3.4. Cơ sở hạ tầng tài chính ..................................................................... 11 1.2.4. Chức năng của hệ thống tài chính ............................................................ 11 1.2.5. Các nhân tố vĩ mô tác động đến hệ thống tài chính ................................. 13 1.2.5.1. Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth) ......................................... 14 1.2.5.2. Lạm phát ........................................................................................... 14 1.2.5.3. Lãi suất và tỷ giá hối đoái................................................................. 14 1.2.5.4. Tác động lây truyền và các yếu tố khác ........................................... 14 1.2.6. Xu hướng phát triển của hệ thống tài chính ............................................. 15 1.3. Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu ............................................... 15 1.3.1. Khái niệm ................................................................................................. 15 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển theo chiều sâu của hệ thống tài chính .................................................................................................................. 16 1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển của hệ thống tài chính theo chiều sâu nói chung (Indicators of financial development) ....................... 17 1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ sâu về cấu trúc của hệ thống tài chính (Indicators of financial structure) ....................................................................... 18 1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ sâu chức năng thanh toán của hệ thống tài chính (Indicators of payments and settlements)............................................ 19 1.3.3. Hệ thống tài chính phát triển bền vững và hiệu quả: chất lượng hay chiều sâu của phát triển hệ thống tài chính ...................................................................... 20 1.4. Tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu ... 21 1.5. Những góc độ nghiên cứu khác nhau về phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế ................................................................................................... 24 1.5.1. Lịch sử nghiên cứu về phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu ........ 24
- 1.5.2. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế ............................................................................. 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU TẠI VIỆT NAM ...............................................................................31 2.1. Độ sâu phát triển của hệ thống tài chính .................................................... 31 2.1.1. Độ sâu phát triển của hệ thống tài chính theo cơ cấu hay cấu trúc .......... 32 2.1.2. Độ sâu phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam theo chức năng........ 38 2.1.2.1. Chức năng cầu nối tiết kiệm và đầu tư ............................................. 38 2.1.2.2. Độ sâu phát triển của hệ thống tài chính theo chức năng thanh toán ... .......................................................................................................... 46 2.1.2.3. Độ sâu phát triển của hệ thống tài chính theo chức năng phân tán rủi ro của hệ thống tài chính Việt Nam ................................................................... 50 2.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu tại Việt Nam........................................................................................................ 52 2.2.1. Những thành tựu chủ yếu của phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu tại Việt Nam ............................................................................................................ 52 2.2.2. Những hạn chế chủ yếu của phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu tại Việt Nam ............................................................................................................ 53 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................. 55 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ....................................................................................56 3.1. Tóm tắt sơ lược về nghiên cứu ......................................................................... 56 3.2. Mô hình nghiên cứu quan hệ nhân quả giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.............................................. 57 3.3. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 59 3.3.1. Kiểm định mối quan hệ tác động trong dài hạn giữa các yếu tố tài chính đến tăng trưởng kinh tế .................................................................................................. 59 3.3.1.1. Kiểm định tương quan Pearson ............................................................. 59
- 3.3.1.2. Lựa chọn mô hình ................................................................................. 60 3.3.1.3. Kiểm định tính dừng của các yếu tố ................................................. 61 3.3.1.4. Kiểm định đồng liên kết Johansen.................................................... 62 3.3.2. Kết quả hồi quy ........................................................................................ 63 3.3.3. Kiểm định mô hình xác định mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng GDP trong mối quan hệ cân bằng dài hạn .... 64 3.3.4. Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2012 .......................... 69 3.3.4.1. Kiểm định nhân quả Granger ........................................................... 69 3.3.4.2. Kiểm định mô hình VAR ................................................................. 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................73 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU TẠI VIỆT NAM ...............................................................................74 4.1. Định hướng phát triển và yêu cầu đảm bảo an toàn để phát triển bền vững ......................................................................................................................... 74 4.1.1. Định hướng phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu ........................ 74 4.1.1.1. Định hướng phát triển trên thế giới .................................................. 74 4.1.1.2. Định hướng phát triển của Việt Nam ............................................... 76 4.1.1.3. Các phương pháp tiến hành .............................................................. 77 4.1.2. Yêu cầu đảm bảo an toàn để phát triển bền vững .................................... 78 4.2. Một số giải pháp phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu tại Việt Nam ......................................................................................................................... 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................84 KẾT LUẬN ..............................................................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ 1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á 2 ĐCTC Định chế tài chính 3 DIV Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 4 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 5 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 7 GSO Tổng cục thống kê 8 HTTC Hệ thống tài chính 9 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 10 NHNN Ngân hàng nhà nước 11 NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước 12 NHTW Ngân hàng trung ương 13 ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức 14 TCTD Tổ chức tín dụng 15 TFP Nhân tố năng suất tổng hợp 16 TTCK Thị trường chứng khoán 17 TTTC Thị trường tài chính 18 TTTP Thị trường trái phiếu 19 UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước 20 WB Ngân hàng thế giới 21 WTO Tổ chức thương mại thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cấu trúc hệ thống tài chính một số nước trong khu vực (Structure of Financial Systems) Bảng 2.2: Động thái ICOR giai đoạn 2000 – 2012 Bảng 2.3: Số lượng ngân hàng phát hành thẻ Bảng 2.4: Số lượng máy ATM, các thiết bị ngoại vi (EDC+POS) qua các năm Bảng 2.5: Tình hình phát hành thẻ tại Việt Nam từ năm 2002-2011 Bảng 3.1: Kiểm định tính dừng của các yếu tố trong mô hình tại Việt Nam giai đoạn 1990-2012 Bảng 3.2: Tổng hợp tác động của các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990-2012.
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH Danh mục Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Cấu trúc của hệ thống tài chính Sơ đồ 1.2: Các công cụ tài chính Sơ đồ 1.3: Quá trình luân chuyển vốn tài chính gián tiếp Sơ đồ 1.4: Quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính với tăng trưởng kinh tế Danh mục Hình Hình 2.1: Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng và GDP tại Việt Nam từ 1999-2013 Hình 2.2: Giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam so với GDP từ năm 2000-2012 Hình 2.3: Giá trị vốn hóa thị trường/GDP giai đoạn 2000-2012 ở một số quốc gia Hình 2.4: Tỷ lệ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trong tổng giá trị GDP của Việt Nam từ năm 2001-2012 Hình 2.5: Cấu trúc hệ thống tài chính của Việt Nam và một số nước trong khu vực năm 2006 Hình 2.6: Cấu trúc hệ thống tài chính của Việt Nam và một số nước trong khu vực năm 2012 Hình 2.7: Tỷ lệ đầu tư so với GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2012 Hình 2.8: Tỉ trọng vốn đầu tư các khu vực kinh tế từ 2000 – 2012 Hình 2.9: M2/GDP của Việt Nam từ 1999-2013 Hình 2.10: Tốc độ tăng trưởng cung tiền và GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2013 Hình 2.11: Tốc độ tăng trưởng cung tiền và GDP của Trung Quốc giai đoạn 2000-2012 Hình 2.12: Tốc độ tăng trưởng cung tiền và GDP của Thái Lan giai đoạn 2000-2012 Hình 2.13: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam so với Trung Quốc và Thái Lan 2000-2012
- Hình 2.14: Tiết kiệm và đầu tư của hệ thống tài chính Hình 2.15: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2000-2013 Hình 2.16: Tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán (PTTT) của Việt Nam từ năm 2000-2013 Hình 2.17: Số lượng máy rút tiền ATM trên 100.000 người Hình 2.18: Cơ cấu tín dụng cho các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế từ 1999- 2013 Hình 2.19: Tỷ lệ tín dụng được cung cấp bởi hệ thống ngân hàng/GDP Hình 3.1: Mối liên hệ giữa ED và các nhân tố còn lại của mô hình
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, hệ thống tài chính của các nước đang phát triển đều phản ánh sự phát triển nhanh chóng và ngoạn mục về quy mô và mức độ phức tạp giống như của hệ thống tài chính ở các nước có nền kinh tế tiên tiến. Sự phát triển này cho thấy, bản chất của những tiến bộ kinh tế đương đại có thể nặng về tài chính hơn là trước đây người ta vẫn nghĩ về nó, và các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam cần quan tâm hơn đến việc đảm bảo cho hệ thống tài chính của nước mình được thiết kế đồng bộ và thực sự vận hành có hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Vấn đề nghiên cứu vai trò của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đã được nhiều tác giả quan tâm và tranh luận trong nhiều thập niên, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Song vấn đề nghiên cứu phát triển theo chiều sâu của hệ thống tài chính và vai trò của nó đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam lại chưa được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống. Từ các lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu - Nghiên cứu thực nghiệm và giải pháp cho Việt Nam” là phù hợp với thực tế hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng và đánh giá mức độ phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu tại Việt Nam. Phân tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. 3. Xác định vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu cấu trúc, chức năng của hệ thống tài chính và xu hướng phát triển của nó cũng như các chỉ tiêu đo lường độ sâu hệ thống tài chính và tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu. Hệ thống tài chính Việt Nam đã hình thành và hoạt động như thế nào? Chính phủ đã tác động như thế nào, nhiều hay ít đến hệ thống tài chính của mình?
- 2 Phân tích và xem xét độ sâu cấu trúc và chức năng của hệ thống tài chính Việt Nam. Việc xem xét ảnh hưởng của chính phủ đến hệ thống tài chính được coi như là một yếu tố nhiễu của việc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu. Đặc biệt, nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1990-2012 để đánh giá hiệu quả chức năng của hệ thống tài chính như thế nào? Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính và những kiến nghị chính sách giúp hệ thống tài chính Việt Nam phát triển bền vững theo xu hướng chung của thế giới, góp phần đưa nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng mà Việt Nam đề ra. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống tài chính, độ sâu phát triển của nó và mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Về thời gian, giới hạn trong nghiên cứu định tính của đề tài là giai đoạn phát triển gần đây của hệ thống tài chính từ 2000-2012. Riêng thời gian trong nghiên cứu định lượng là giai đoạn 1990-2012. Về không gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: • Nghiên cứu định tính theo quy trình quy nạp để đánh giá, phân tích, mô tả, so sánh độ sâu hệ thống tài chính Việt Nam. • Nghiên cứu định lượng và tiến hành nghiên cứu theo qui trình suy diễn từ các nghiên cứu có trước đưa ra giả thuyết nghiên cứu. Từ đó xác định các biến và mô hình nghiên cứu để phân tích mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
- 3 Dữ liệu nghiên cứu: được thu thập chủ yếu từ Tổng cục thống kê, IMF (International Monetary Bank), WB (World Bank), ADB (Asian Development Bank), Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Nghiên cứu này cung cấp một khuôn khổ lý thuyết để đánh giá độ sâu hệ thống tài chính và mô hình thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế từ đó rút ra các bài học chính sách nhằm phát triển hệ thống tài chính Việt Nam sâu, ổn định, bền vững và thực sự hiệu quả góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 7. Kết cấu luận văn Luận văn được chia làm bốn chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan lý luận về phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu Chương 2: Thực trạng phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu tại Việt Nam Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Chương 4: Giải pháp phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu tại Việt Nam
- 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THEO CHIỀU SÂU 1.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính 1.1.1. Khái niệm Khi đề cập đến phạm trù tài chính hiện có nhiều quan điểm khác nhau tranh luận về phạm trù này: Định nghĩa 1: Dựa vào quan điểm P.J.Drake (1980) theo nghĩa hẹp tài chính đơn thuần phản ánh hoạt động thu chi của chính phủ. Theo nghĩa rộng hơn tài chính phản ánh các khoản vay và cho vay có ảnh hưởng đến mức cung tiền. Định nghĩa 2: Theo từ điển kinh tế học hiện đại (từ wikipedia, the free encyclopedia) tài chính là phạm trù kinh tế phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. Qua hai định nghĩa trên có thể thấy tài chính có đặc điểm sau: Một là, tài chính được đặc trưng không chỉ gồm các nguồn lực dưới dạng tiền mặt hay các khoản tiền gửi mà còn dưới dạng các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, hay các công cụ nợ miễn là các loại tài sản này được chấp nhận trên thị trường như là các công cụ trao đổi hay chuyển tải giá trị. Hai là, tài chính liên quan đến việc chuyển giao các nguồn tài chính giữa các chủ thể với nhau, từ các chủ thể có nguồn vốn tiết kiệm sang các chủ thể cần vốn. Ở mức độ vĩ mô tài chính liên quan đến mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư biểu thị sự chuyển giao nguồn lực tài chính giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ trong tổng thể nền kinh tế. 1.1.2. Bản chất của tài chính Tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể với nhau, nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ. Hay nói cách khác bản chất của tài chính là các quan hệ tài chính
- 5 trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức tổng giá trị, thông qua việc tạo lập các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế. Như vậy, bản chất của tài chính là phản ảnh ràng buộc về quan hệ kinh tế giữa các chủ thể với nhau trong quá trình phân phối nguồn tài chính. 1.1.3. Chức năng tài chính 1.1.3.1. Chức năng huy động Đây là chức năng tạo lập các nguồn tài chính, thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá cả của vốn. 1.1.3.2. Chức năng phân phối Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ đó, các nguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau, để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội. Phân phối qua tài chính là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị. Thông qua chức năng này, các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung được hình thành và sử dụng theo những mục đích nhất định. Phân phối thông qua tài chính gồm: phân phối lần đầu (là việc phân phối tại các khâu cơ sở, đó là các khâu tham gia trực tiếp vào các hoạt hoạt động sản xuất) và phân phối lại (là phân phối cho các khâu không tham gia trực tiếp trong quá trình sản xuất mà chỉ nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội). 1.1.3.3. Chức năng giám sát Đây là chức năng kiểm tra sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Giám sát tài chính là một thuộc tính vốn có của phạm trù tài chính bắt nguồn từ bản chất của tài chính và có quan hệ biện chứng với chức năng huy động và phân phối nguồn tài chính. Giám sát tài chính phản ảnh hoạt động thu thập và đánh giá những
- 6 bằng chứng về thông tin liên quan đến quá trình huy động và phân bổ các nguồn tài chính với mục đích đảm bảo tính đúng đắn, hiệu quả và hiệu lực của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Thông qua chức năng này để kiểm tra và điều chỉnh các quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ, kiểm tra các chế độ tài chính của Nhà nước. 1.2. Những vấn đề cơ bản về Hệ thống tài chính 1.2.1. Khái niệm Các nhà nghiên cứu kinh tế thường tranh luận về hệ thống tài chính và tài chính trong một tổng thể chung. Nhưng để có thể nhìn thấy được nhiều đặc điểm quan trọng của hệ thống tài chính phải tách hai vấn đề này ra và xem xét thành phần hay các bộ phận của hệ thống tài chính sẽ dễ dàng hiểu rõ hơn về hệ thống tài chính. Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Trong thực tế, các quan hệ tài chính diễn ra rất phức tạp và đa dạng, chúng đan xen nhau trong một tập hợp hàng loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, đó không phải là một hoạt động hỗn loạn mà ngược lại, chúng tuân thủ những nguyên tắc, những quy luật nhất định, trong đó những quan hệ tài chính có tính chất đặc thù giống nhau nhóm lại thành một bộ phận riêng. Giữa các bộ phận này luôn có mối liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau và tạo thành hệ thống tài chính. Do vậy, hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận, thành tố khác nhau trong một cơ cấu tài chính thống nhất, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy luật nhất định. Các thành tố cơ bản của hệ thống tài chính là các định chế tài chính, thị trường tài chính, các công cụ tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính. Giữa các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất không thể tách rời.
- 7 Như vậy, hệ thống tài chính có thể hiểu là hệ thống thị trường nơi giao dịch các công cụ tài chính và là nơi các chủ thể trong nền kinh tế, các định chế tài chính giao dịch với nhau thông qua sự điều tiết và quản lý của hệ thống. 1.2.2. Phân loại Căn cứ vào mức độ chi phối bởi Nhà nước, hệ thống tài chính được chia thành hai mô hình: Hệ thống tài chính được kiểm soát (mô hình áp chế tài chính) và hệ thống tài chính tự do (mô hình tự do hóa tài chính). 1.2.2.1. Áp chế tài chính Áp chế tài chính (financial repression) là sự bóp méo trong các hệ thống tài chính bởi các biện pháp thuế và phi thuế mà chính phủ áp dụng nhằm cô lập khu vực tài chính hay các thị trường vốn khỏi các lực lượng thị trường. Nó có một số đặc điểm như sau: Thứ nhất, về lãi suất: Các quốc gia lựa chọn áp chế tài chính thường áp dụng chính sách lãi suất cố định hoặc lãi suất trần. Thứ hai, về chính sách tỷ giá: Chính sách tỷ giá khi các quốc gia theo đuổi áp chế tài chính thường là chính sách tỷ giá cố định hoặc chính sách tỷ giá không linh hoạt. Thứ ba, về mức dự trữ bắt buộc: Mức dự trữ bắt buộc mà các quốc gia theo đuổi áp chế tài chính thường ở mức cao. Sự lựa chọn này xuất phát từ quan điểm cho rằng mức dự trữ cao sẽ hạn chế được rủi ro dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống tài chính. Thứ tư, về mức độ can thiệp của Chính phủ: Sự can thiệp của Chính phủ vào quá trình phân bổ tài chính là rất sâu. Các ngân hàng thương mại phải tham gia các dự án của Chính phủ mà biết chắc rằng các dự án này là không hiệu quả nhưng vì mục tiêu xã hội mà vẫn phải thực hiện. 1.2.2.2. Tự do hoá tài chính Tự do hóa tài chính là sự bãi bỏ những sự kiểm soát tác động đến sự ảnh hưởng lẫn nhau của các lực lượng thị trường trong khu vực tài chính hay thị trường vốn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng chảy vốn từ các tổ chức tài chính xuyên quốc gia. Tự do hoá tài chính thể hiện ở 4 đặc điểm chính như sau:
- 8 Một là, tự do hoá lãi suất, theo đó những hạn chế (như những quy định về trần và sàn lãi suất) đối với lãi suất tiền gửi cũng như lãi suất cho vay của các ngân hàng được xoá bỏ và các loại lãi suất này được xác định một cách tự do trên thị trường. Hai là, tự do hoá tỷ giá, nghĩa là không quy định tỷ giá chính thức đối với các giao dịch của tài khoản vãng lai cũng như giao dịch của tài khoản vốn. Ba là, trong trường hợp tự do hoá tài chính toàn bộ thì dự trữ bắt buộc thường được quy định thấp hơn 10%, còn nếu tự do hoá một phần thì dự trữ bắt buộc thường từ 10- 50 %. Bốn là, tự do hoá hoạt động phân bổ tín dụng, theo đó tín dụng được phân bổ theo lãi suất thị trường chứ không phải bởi các quyết định hành chính của chính phủ. Về lý thuyết hiện đại, căn cứ vào trình độ phát triển của các thành tố trong hệ thống tài chính thì có 2 mô hình: hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng (Bank based), nơi ngân hàng và các định chế tài chính phát triển mạnh mẽ và hệ thống tài chính dựa vào thị trường (Market based), nơi thị trường giữ vị trí trung tâm trong hệ thống tài chính. 1.2.2.3. Hệ thống tài chính dựa vào thị trường: Thị trường tài chính đóng vai trò chủ yếu trong tài trợ vốn, chi phối mô hình quản trị công ty, tính minh bạch cao, thị trường đòi hỏi phát triển công ty cổ phần là phổ biến. Hệ thống tài chính dựa vào thị trường có thể đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế thông qua: Gia tăng tỷ lệ tiết kiệm Gia tăng mức độ đầu tư Đảm bảo đầu tư trong quá khứ hiệu quả hơn (cơ chế sáp nhập – thâu tóm: các nhà đầu tư thâu tóm công ty) Cung cấp các khoản tài chính lâu dài Rất dễ đầu tư (mua chứng khoán)
- 9 1.2.2.4. Hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng: Hệ thống ngân hàng đóng vai trò cơ bản trong tài trợ vốn, nó đồng thời chi phối mô hình quản trị công ty. Yêu cầu minh bạch thông tin và phổ biến thông tin ở mức phổ biến. Hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng có thể đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế thông qua: Thúc đẩy việc quản trị công ty tốt hơn Tài trợ dài hạn ổn định và hiệu quả Cho phép đầu tư cao hơn so với hệ thống tài chính dựa vào thị trường Xúc tiến đầu tư dài hạn bằng cách ngăn chặn thị trường tự do để quản lý công ty Khuyến khích các ngành tăng trưởng nhanh hơn. 1.2.3. Cấu trúc hệ thống tài chính Sơ đồ 1.1: Cấu trúc của hệ thống tài chính Thị trường tài chính Cơ sở hạ tầng Hệ thống tài Định chế tài tài chính chính chính Công cụ tài chính Cấu trúc một hệ thống tài chính bao gồm:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1461 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 401 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 232 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn