intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là phân tích thực trạng hoạt động cho vay NN UDCNC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015-2017, từ đó nêu ra những hạn chế, tồn tại để đề xuất các giải pháp, khuyến nghị cho các cấp liên quan nhằm phát triển hoạt động cho vay này đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ KHẮC ANH NHÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HÙNG TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ KHẮC ANH NHÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HÙNG TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  3. TÓM TẮT Nông nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt là từ sau khi đổi mới kinh tế. Từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, đói nghèo, nước ta đã vươn lên trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu gạo và một số các sản phẩm nông sản khác, thu hút nguồn ngoại tệ khổng lồ, góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp đang làm cho hiệu quả hoạt động nông nghiệp không ngừng tăng lên thể hiện qua sản phẩm NN UDCNC chiếm tỷ trọng gần 30% trong giá trị các sản phẩm chủ yếu và dự kiến tăng lên 50% vào năm 2020 [Phan Thị Linh, 2016]. Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trở thành một trong những chủ trương lớn của nước ta đến năm 2020. Để phát triển NN UDCNC, Chính phủ đã yêu cầu NHNN thông qua các NHTM cung cấp phân phối nguồn vốn hỗ trợ cho lĩnh vực này. Ngày 24/4/2017, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN về Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp UDCNC, nông nghiệp sạch để thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ với gói tín dụng 100.000 tỉ đồng. Là một NHTM 100% vốn của Nhà nước, lại có thị trường mục tiêu là các cá nhân, pháp nhân liên quan đến nông nghiệp, Agribank trở thành ngân hàng thương mại tiên phong trong việc thực hiện Quyết định của NHNN. Điều này được thể hiện rõ qua việc Agribank đã tiên phong, chủ động dành nguồn vốn tối thiểu 50 nghìn tỷ đồng; có chính sách giảm lãi suất cho vay từ 0,5 đến 1,5%/năm so với lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành. Là một trong những chi nhánh lớn của Agribank, Agribank chi nhánh Bình Thuận cũng chủ động phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC đối với khách hàng trên địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu về đề tài phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank CN Bình Thuận là một nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Nội dung luận văn “Phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận” là do chính tác giả độc lập nghiên cứu và hoàn thành. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Khắc Anh Nhân
  5. LỜI CÁM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin gửi lời cám ơn Tiến sĩ Lê Hùng (Trường Đại học Ngân hàng TPHCM) đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Khoa sau đại học Trường Đại Học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các cơ quan: - Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Tỉnh Bình Thuận. - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tỉnh Bình Thuận (Agribank Bình Thuận). - Cục Thống Kê tỉnh Bình Thuận. - Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bình Thuận. - Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Thuận. - Sở Khoa Học - Công Nghệ tỉnh Bình Thuận. Đã cung cấp cho tác giả nhiều nguồn tư liệu, tài liệu quý giá và hữu ích để tác giả nghiên cứu phục vụ cho đề tài. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Khắc Anh Nhân
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA 01 CN Công nghiệp 02 CNSH Công nghệ sinh học 03 CNTT Công nghệ thông tin 04 HTX Hợp tác xã 05 KH Khoa học 06 KHCN Khoa học và công nghệ 07 KT - XH Kinh tế - xã hội 08 NC Nghiên cứu 09 NHNN Ngân hàng nhà nước 10 NHNo Ngân hàng nông nghiệp (Agribank) 11 NHTM Ngân hàng thương mại 12 NN Nông nghiệp 13 NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao 14 NN UDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 15 SP Sản phẩm 16 SX Sản xuất 17 SXCN Sản xuất công nghiệp 18 SXNN Sản xuất nông nghiệp
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn & theo đối tượng 30 khách hàng của Agribank Bình Thuận. 2.2 Hoạt động cho vay theo ngành kinh tế tại thời điểm 31 31/12/2017. 2.3 Tình hình dư nợ tăng trưởng dư nợ của Agribank Bình 38 Thuận qua các năm 2.4 Dư nợ cho vay NNNT của Agribank Bình Thuận qua các 41 năm. 2.5 Dư nợ Cho vay NN UDCNC của Agribank Bình Thuận 42 2.6 Thị phần cho vay NN UDCNC của Agribank Bình Thuận 44 trong toàn ngành 2.7 Chất lượng tín dụng của Agribank Bình Thuận 46 3.1 Một số chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh Bình Thuận đến 56 năm 2020. 3.2 Một số chỉ tiêu kinh doanh của Agribank Bình Thuận đến 58 năm 2020.
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ STT TÊN BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ TRANG 2.1 Mô hình tổ chức của Agribank Bình Thuận 28 2.2 Quy trình cho vay hiện nay tại NHNo&PTNT Việt Nam – 34 chi nhánh Bình Thuận 2.3 Tình hình dư nợ tăng trưởng dư nợ của Agribank Bình Thuận 39 qua các năm. 2.4 Dư nợ cho vay NNNT của Agribank Bình Thuận qua các 40 năm. 2.5 Dư nợ cho vay NNNT của Agribank Bình Thuận qua các 43 năm. 2.6 Thị phần cho vay NN UDCNC của Agribank Bình Thuận 45 trong toàn ngành
  9. MỤC LỤC Tóm tắt Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng Danh mục các bảng Danh mục các hình PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ i 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................ ii 3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................. iii 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... iii 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ iii 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .......................................................................... iv 7. Kết cấu của đề tài: ................................................................................................... v CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY NÔNG NGHIỆP UDCNC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......................................................... 1 1.1. Cơ sở lý thuyết về nông nghiệp UDCNC ........................................................... 1 1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp UDCNC .................................................................... 1 1.1.1.1. Ở Tây Âu ........................................................................................................ 1 1.1.1.2. Ở Trung Quốc ................................................................................................. 1 1.1.1.3. Ở Ấn Độ ......................................................................................................... 2
  10. 1.1.1.4. Ở Việt Nam ..................................................................................................... 2 1.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp UDCNC................................................................... 4 1.1.2.1. Tạo ra giống tốt hơn ........................................................................................ 4 1.1.2.2. Tạo ra cách thức sản xuất hiện đại, mang tính ứng dụng cao ........................... 4 1.1.2.3. Ít phụ thuộc vào đất trồng hơn ......................................................................... 5 1.1.2.4. Tạo mối liên kết giữa các ngành khoa học với nhau: ....................................... 5 1.1.3. Vai trò của nông nghiệp UDCNC....................................................................... 6 1.1.3.1. Cung cấp lương thực, thực phẩm chất lượng cao cho xã hội ............................ 6 1.1.3.2. Thu hút nguồn nhân lực tốt để phát triển kinh tế xã hội ................................... 6 1.1.3.3. Sử dụng đất tiết kiệm và tăng vai trò của đất: .................................................. 6 1.1.3.4. Thúc đầy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế:.......... 6 1.2. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với NN UDCNC................................. 7 1.2.1 . Khái niệm tín dụng, tín dụng ngân hàng đối với NN UDCNC ........................... 7 1.2.1.1. Khái niệm về tín dụng ..................................................................................... 7 1.2.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng ......................................................................... 9 1.2.1.3. Khái niệm cho vay NN UDCNC ................................................................... 11 1.2.2. Khái niệm phát triển cho vay của NH đối với UDCNC .................................... 14 1.2.3. Các yếu tố tác động đến phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC của NHTM ....................................................................................................................... 15 1.2.3.1. Nguồn vốn .................................................................................................... 15 1.2.3.2. Công tác qui hoạch khu sản xuất NN UDCNC .............................................. 15 1.2.3.3. Con người ..................................................................................................... 16 1.2.3.4. Khoa học công nghệ thông tin. ...................................................................... 16 1.2.2.5. Vai trò quản lý của nhà nước......................................................................... 18 1.2.4. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC của NHTM
  11. .................................................................................................................................. 19 1.2.4.1. Theo tiêu chí định lượng ............................................................................... 19 1.2.4.2. Theo tiêu chí định tính .................................................................................. 19 1.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra ................................................................... 20 1.3.1. Một số mô hình NN UDCNC ........................................................................... 20 1.3.2. Kinh nghiệm xây dựng mô hình NN UDCNC .................................................. 21 1.3.2.1. Về xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. . 21 1.3.2.2. Về lao động ................................................................................................... 21 1.3.2.3. Tạo mối liên kết giữa nông dân- hợp tác xã- doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.............................................................................................................. 22 Kết luận chương 1: .................................................................................................. 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP UDCNC TẠI AGRIBANK BÌNH THUẬN ............................................ 24 2.1. Vài nét về kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận trong tác động đối với cho vay NN UDCNC của ngân hàng. .......................................................................................... 24 2.1.1. Vài nét về kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận ....................................................... 24 2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận. .... 26 2.1.2.1. Mô hình tổ chức, nhiệm vụ của Agribank Bình Thuận. ................................. 26 2.1.2.2. Tình hình chung về huy động vốn ................................................................. 29 2.1.2.3. Kết quả hoạt động cho vay theo ngành kinh tế đến năm 2017 ....................... 31 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC của Agribank Bình Thuận giai đoạn 2015-2017 ................................................................................................. 31 2.2.1. Chính sách cho vay nông nghiệp UDCNC của Agribank CN Bình Thuận ........ 31 2.2.2. Các sản phẩm cho vay nông nghiệp UDCNC của Agribank CN Bình Thuận ... 32 2.2.3. Quy trình cho vay nông nghiệp UDCNC của Agribank CN Bình Thuận .......... 33
  12. 2.2.4. Thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC của Agribank CN Bình Thuận giai đoạn 2015 – 2017 ..................................................................................... 38 2.2.4.1. Tình hình tăng trưởng dư nợ qua các năm ..................................................... 38 2.2.4.2. Dư nợ cho vay NNNT qua các năm............................................................... 40 2.2.4.3. Cho vay NN UDCNC tại Agribank Bình Thuận ............................................ 42 2.2.4.4. Thị phần cho vay NN UDCNC của Agribank Bình Thuận trong toàn ngành . 44 2.2.4.5. Đánh giá chất lượng tín dụng ........................................................................ 46 2.3. Đánh giá về hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC của Agribank CN Bình Thuận giai đoạn 2015 – 2017 ................................................................................... 46 2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................... 47 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ..................................................................................... 48 2.3.2.1. Tồn tại, hạn chế từ phía ngân hàng ................................................................ 48 2.3.2.2. Tồn tại, hạn chế từ phía khách hàng .............................................................. 49 2.3.2.3. Tồn tại, hạn chế khác .................................................................................... 49 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ....................................................................................... 50 2.3.3.1. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế từ phía ngân hàng............................................ 50 2.3.3.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế từ phía khách hàng .......................................... 51 2.3.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế khác ................................................................ 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP UDCNC TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH BÌNH THUẬN ................. 55 3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017 – 2020 ...................................................................................................... 55 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ..................................................................... 55 3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội ............................................................ 56 3.2. Định hướng phát triển tại Agribank Bình Thuận ........................................... 57
  13. 3.2.1. Một số chỉ tiêu kinh doanh cụ thể của Agribank Bình Thuận ........................... 57 3.2.2. Định hướng phát triển cho vay NN UDCNC tại Agribank Bình Thuận ............ 58 3.3. Giải pháp phát triển cho vay NN UDCNC tại Agribank Bình Thuận............ 60 3.3.1. Giải pháp cho ngân hàng .................................................................................. 60 3.3.2. Giải pháp cho khách hàng ................................................................................ 61 3.3.3. Giải pháp khác ................................................................................................. 61 3.4. Một số khuyến nghị. .......................................................................................... 63 3.4.1. Khuyến nghị với Chính phủ ............................................................................. 63 3.4.2. Khuyến nghị với UBND tỉnh Bình Thuận ........................................................ 63 3.4.3. Khuyến nghị với cơ quan ban ngành liên quan ................................................. 64 3.4.4. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà Nước............................................................ 64 3.4.5. Khuyến nghị với khách hàng ............................................................................ 65 3.4.6. Khuyến nghị đối với Agribank ......................................................................... 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 66 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 67
  14. i MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài NN UDCNC là nền nông nghiệp áp dụng những công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất, được thể hiện dưới dạng công nghiệp hóa nông nghiệp, tự động hóa quá trình sản xuất, sử dụng công nghệ sinh học và các cây trồng vật nuôi có năng suất, hiệu quả cao… Với lợi thế tự nhiên, xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, phần lớn người dân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nước ta trong định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020 đã chọn nông nghiệp UDCNC làm xu hướng phát triển. Theo định hướng của Chính phủ, NHNN đã ban hành Chương trình cho vay khuyến khích phát triển UDCNC được các NHTM quan tâm. Ngân hàng Agribank là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc đưa ra chính sách cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp UDCNC. Tỉnh Bình Thuận là một trong những tỉnh chú trọng xu hướng phát triển NN UDCNC ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ trong việc Bình Thuận đã xây dựng xong Đề án phát triển nông nghiệp UDCNC đến năm 2020 làm cơ sở định hướng cho hoạt động này tại địa phương. Đề án nêu rõ tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung 3 nội dung chính: (1) Xây dựng 2 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất thanh long với quy mô 52 ha tại xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam và Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất giống thủy sản Chí Công với quy mô 154 ha tại xã Chí Công, huyện Tuy Phong; (2) Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các cây trồng: thanh long 3.500 ha, lúa giống 450 ha, vùng lúa thịt chất lượng cao 3.000 ha, rau an toàn 80 ha, vùng nuôi thủy sản mặn, lợ đặc sản; (3) Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo định hướng đến năm 2020 khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm có lợi thế như: tôm giống, thanh long, sản xuất cây giống, con giống quy mô công nghiệp, chăn nuôi heo, gia cầm quy mô công nghiệp, nuôi thâm canh thủy sản [Huỳnh Lê, 2017]. Agribank là một ngân hàng, hoạt động trên địa bàn đã và đang rất chú trọng phát triển NNNT, với những kinh nghiệm tring việc cho vay trong lĩnh vực NNNT,
  15. ii Agribank CN Bình Thuận cũng đưa ra chiến lược phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC đến năm 2020. Tuy nhiên, việc triển khai cho và phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC trong thời gian qua của CN vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Bên cạnh đó, với thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp nói chung và hoạt động cho vay NN UDCNC nói riêng của ngành ngân hàng cũng như của CN trong giai đoạn 2015 – 2017 cho thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn, ví dụ như vướng mắc trong khâu pháp lý về tài sản thế chấp, thông tin trong khâu thẩm định cho vay cũng như tính chính xác trong kết quả thẩm định không cao, số lượng doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp NN UDCNC chưa nhiều… Trước thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận” làm đề tài nghiên cứu luận tốt nghiệp cho mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là phân tích thực trạng hoạt động cho vay NN UDCNC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015-2017, từ đó nêu ra những hạn chế, tồn tại để đề xuất các giải pháp, khuyến nghị cho các cấp liên quan nhằm phát triển hoạt động cho vay này đến năm 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về NN UDCNC, cho vay nông nghiệp UDCNC và phát triển cho vay nông nghiệp UDCNC. - Phân tích thực trạng phát triển cho vay NN UDCNC tại Agribank Bình Thuận trong giai đoạn 2015 – 2017. - Dựa trên việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay NN UDCNC tại Agribank Bình Thuận, đề tài rút ra đánh giá về những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động này ở đơn vị nghiên cứu. - Trên cơ sở những đánh giá về thực trạng trong giai đoạn vừa qua kết hợp với việc nghiên cứu các định hướng phát triển NN UDCNC tại địa phương, chính sách của Agribank trong việc phát triển cho vay NN UDCNC, đề tài đề xuất các giải pháp để
  16. iii góp phần phát triển hoạt động này tại Agribank Bình Thuận. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần trả lời các câu hỏi sau: - Thế nào là nông nghiệp UDCNC? Cho vay nông nghiệp UDCNC là gì? Đặc điểm của cho vay nông nghiệp UDCNC? Lợi ích của hoạt động này đối với các chủ thể tham gia? - Phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC là gì? Các chỉ tiêu để đánh giá việc phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC? - Thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2015 – 2017 như thế nào? Kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC tại chi nhánh là gì? - Định hướng phát triển của địa phương cũng như chính sách của Agribank liên quan đến hoạt động này như thế nào đến năm 2020? Trong bối cảnh đó, CN cần làm gì để phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC đến năm 2020? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC tại Agribank CN Bình Thuận. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC tại Agribank CN Bình Thuận trong giai đoạn 2015- 2017. - Nội dung nghiên cứu: Thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC tại Agribank CN Bình Thuận giai đoạn 2015 – 2017; đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp để phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC tại Agirbank CN Bình Thuận đến năm 2020. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập số liệu
  17. iv Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy, được thu thập từ báo cáo hoạt động hàng năm của Agribank CN Bình Thuận, Agribank cũng như các nguồn khác từ UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nguồn dữ liệu này sẽ được sử dụng cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC tại Agribank CN Bình Thuận. - Phương pháp nghiên cứu: Từ nguồn số liệu thu thập được, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả như so sánh chiều ngang/chiều dọc, so sánh số tương đối/số tuyệt đối nhằm đánh giá thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC tại chi nhánh. Sau khi xử lý số liệu, tác giả tiến hành phân tích theo phương pháp diễn dịch, quy nạp để thấy được thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC tại Agribank CN Bình Thuận, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm phát triển hoạt động này trong thời gian tới. 6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Mặc dù đề tài nghiên cứu về nông nghiệp khá phong phú nhưng chủ đề nghiên cứu về hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC tại Việt Nam thì còn khá mới mẻ, thể hiện qua số lượng các nghiên cứu về cho vay nông nghiệp UDCNC còn rất ít. Bài viết của Phạm Văn Hiển “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: kết quả ban đầu và những khó khăn cần tháo gỡ” năm 2014 có chỉ ra những khó khăn về vốn khi triển khai phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. ThS. Nguyễn Hữu Mạnh (2014) trong bài viết của mình đã phần nào giới thiệu được nông nghiệp UDCNC cũng như đánh giá được thực trạng các chính sách về vốn cho nông nghiệp UDCNC từ góc độ các cơ quan quản lý cấp Trung ương đến các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2010 – 2014. Từ đó, tác giả đã rút ra được những hạn chế còn tồn tại trong các chính sách vốn dành cho lĩnh vực này và đưa ra một số kiến nghị giải pháp phù hợp. TS. Phan Thị Linh (2016) đã chỉ ra vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, tác giả đã phân tích thực trạng tín dụng ngân hàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn 2011 – 2015 để thấy được phần nào nguồn vốn tín dụng ngân hàng dành cho sản xuất nông nghiệp UDCNC trong giai đoạn 2011 – 2015. Trên cơ sở
  18. v đó, bài viết đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh tín dụng cho sản xuất nông nghiệp nông thôn ứng dụng công nghệ cao. Một số nội dung có liên quan đến chủ đề nghiên cứu được trình bày rải rác trong các bài viết trên các tạp chí. Trong đó, bài viết của Vũ Đình Đông trên báo Quân đội nhân dân phản ánh phần nào thực trạng “cơn khát vốn của nông nghiệp công nghệ cao“, Dựa trên tổng quan nghiên cứu này có thể thấy chủ đề nghiên cứu về phát triển cho vay nông nghiệp UDCNC của các ngân hàng thương mại chưa được thực hiện nghiên cứu chuyên sâu, mới chỉ dừng lại ở các bài viết trên tạp chí hoặc các bài tin tức có liên quan. Do đó, đề tài được thực hiện góp phần nhỏ vào mặt hoàn thiện cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC cũng như là một nghiên cứu chuyên sâu hơn về phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp UDCNC tại một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Tổng quan về phát triển cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trang phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Bình Thuận Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Bình Thuận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2