intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển của huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

52
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển của một vùng/quốc gia; Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu; Chương 3 - Thực trạng phát triển KT biển ở huyện đảo Cô Tô - Quảng Ninh; Chương 4 - Giải pháp phát triển Kinh tế biển của huyện đảo Cô Tô - Quảng Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển của huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN QUANG TRUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN QUANG TRUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG THỊ THU THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chƣa đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển kinh tế biển của huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng của Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS. Hoàng Thị Thu. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... x MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu ................................................................. 2 5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ................................................................................................................ 4 1.1. Một số vấn đề chung về KT biển ...................................................................... 4 1.1.1. Kinh tế biển ................................................................................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm biển............................................................................................ 4 1.1.1.2. Khái niệm kinh tế biển ................................................................................ 5 1.1.2. Đặc điểm, vai trò kinh tế biển ........................................................................ 6 1.1.2.1. Đặc điểm .................................................................................................... 6 1.1.2.2. Vai trò kinh tế biển ..................................................................................... 6 1.1.3. Cơ cấu của kinh tế biển ................................................................................ 13 1.1.3.1. Kinh tế hàng hải ........................................................................................ 14 1.1.3.2. Hải sản ...................................................................................................... 17 1.1.3.3. Khai thác dầu khí ngoài khơi..................................................................... 20 1.1.3.4. Du lịch biển .............................................................................................. 21 1.1.3.5. Làm muối ................................................................................................. 23 1.1.4. Vai trò của phát triển kinh tế biển ................................................................ 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  6. iv 1.2. Phát triển kinh tế biển ................................................................................... 26 1.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế biển ............................................................... 26 1.2.2. Phƣơng thức phát triển kinh tế biển ........................................................... 27 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế...................................................... 29 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế biển.................................... 32 1.2.4.1. Các nhân tố khách quan .......................................................................... 32 1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan .............................................................................. 37 1.3. Kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển ....................................................... 39 1.3.1. Phát triển kinh tế biển ở Thanh Hoá ............................................................. 39 1.3.2. Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Cà Mau ........................................................... 41 1.3.3. Kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển huyện đảo Lý Sơn ....................... 44 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế biển cho huyện Cô Tô ............... 45 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 49 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 49 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 49 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ................................................................... 49 2.2.2. Phƣơng pháp xử lý và tổng hợp thông tin..................................................... 49 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................................... 49 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cƣ́u .......................................................................... 50 2.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế ...................................................................................... 50 2.3.2. Các chỉ tiêu xã hội ....................................................................................... 51 2.3.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế biển ............................................................... 51 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH .................................................................................. 56 3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của Huyện đảo Cô Tô ........................... 56 3.1.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................... 56 3.1.2. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 57 3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 60 3.1.3.1. Điều kiện kinh tế ....................................................................................... 60 3.1.3.2. Điều kiện về xã hội ................................................................................... 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  7. v 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế biển của Huyện đảo Cô Tô ............................. 67 3.2.1. Thực trạng phát triển thủy hải sản ................................................................ 67 3.2.1.1. Vị trí ngành thuỷ sản đối với nền kinh tế của huyện .................................. 67 3.2.1.2. Thực trạng đánh bắt thủy, hải sản.............................................................. 68 3.2.1.3. Thực trạng nuôi trồng thủy hải sản ............................................................ 73 3.2.1.4. Thực trạng chế biến thủy hải sản ............................................................... 76 3.2.2.Phát triển sản xuất và chế biến muối ............................................................. 83 3.2.3. Phát triển du lịch và dịch vụ ......................................................................... 83 3.2.3.1. Tiềm năng phát triển du lịch của huyện Cô Tô .......................................... 83 3.2.3.2. Thực trang phát triển du lịch ..................................................................... 88 3.2.4. Dịch vụ Cảng biển ....................................................................................... 96 3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế biển của Huyện đảo Cô Tô .... 97 3.3.1. Nhân tố khách quan ..................................................................................... 97 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên – tài nguyên biển ......................................................... 97 3.3.1.2. Thể chế, chính sách và quản lí của Nhà nƣớc ............................................ 98 3.3.2. Nhân tố chủ quan ......................................................................................... 98 3.3.2.1. Kĩ thuật – công nghệ và Vốn .................................................................... 98 3.3.2.2. Lao động ................................................................................................... 99 3.3.2.3. Văn hóa - truyền thống............................................................................ 100 3.3.2.4. Các mối quan hệ quốc tế về biển ............................................................. 100 3.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế biển của Huyện đảo Cô Tô ........ 101 3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................... 101 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 103 3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế .................................................................... 103 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................ 105 4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế biển huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh .... 105 4.1.1. Quan điểm phát triển.................................................................................. 105 4.1.2. Mục tiêu phát triển đối với lĩnh vự kinh tế biển của huyện Cô Tô ............. 107 4.1.2.1. Mục tiêu phát triển lĩnh vực thủy sản ...................................................... 107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  8. vi 4.1.2.2. Mục tiêu phát triển ngành du lịch ............................................................ 108 4.2. Giải pháp cho phát triển kinh tế biển của Huyện đảo Cô Tô ...................... 109 4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển lĩnh vực du lịch ................................................ 109 4.2.1.1.Giải pháp nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý các định hƣớng phát triển du lịch ......................................................................................................... 109 4.2.1.2. Giải pháp về cơ chế chỉnh sách liên quan đến phải triển du lịch .............. 111 4.2.1.3. Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch. ................................................... 113 4.2.1.4. Giải pháp đầu tƣ du lịch ......................................................................... 115 4.2.2. Nhóm giai pháp phát triển lĩnh vực thủy sản .............................................. 116 4.2.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách .............................................................. 116 4.2.2.2. Giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực .......................................... 118 4.2.2.3. Giải pháp cơ sở hạ tầng và dịch vụ .......................................................... 119 4.2.2.4. Giải pháp thị trƣờng tiêu thụ ................................................................... 120 4.2.2.5. Giải pháp khoa học công nghệ và khuyến ngƣ ........................................ 121 4.2.2.6. Giải pháp môi trƣờng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ................................ 122 4.2.2.7. Giải pháp vốn đầu tƣ ............................................................................... 123 4.2.3. Giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ....................................................... 124 4.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 124 4.3.1. Kiến nghị tỉnh Quảng Ninh, Bộ, ngành Trung ƣơng ................................... 124 4.3.2. Đối với Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân huyện................................ 125 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp DL : Du lịch GTSX : Giá trị sản xuất KT - XH : Kinh tế xã hội KT : Kinh tế KTB : Kinh tế biển NGTK : Niên giám thống kê PTKT : Phát triển kinh tế TMDL : Thƣơng mại du lịch TTCN : Tiểu thủ công nghiệp VHTT : Văn hóa thể thao XD : Xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Giá trị sản xuất qua các năm huyện Cô Tô (giá 2010) ............................ 61 Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng và năng suất một số cây trồng chính ...................... 62 Bảng 3.3: So sánh tỷ lệ đi học các cấp với dân số ................................................ 65 Bảng 3.4: So sánh với tỉnh về một số chỉ tiêu phát triển y tế năm 2013 .................. 66 Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu phát triển thủy sản huyện Cô Tô .................................... 67 Bảng 3.6: Nghề nghiệp khai thác thủy sản ............................................................. 68 Bảng 3.7: Sản lƣợng khai thác thuỷ sản ................................................................. 69 Bảng 3.8: Sản lƣợng khai thác theo địa phƣơng ..................................................... 69 Bảng 3.9: Năng suất khai thác thuỷ sản ................................................................. 70 Bảng 3.10: Cơ cấu tàu thuyền khai thác thuỷ sản (chiế c) ....................................... 71 Bảng 3.11: Số lƣợng tàu khai thác thủy sản theo địa phƣơng ................................. 72 Bảng 3.12: Công suất tàu khai thác theo địa phƣơng.............................................. 72 Bảng 3.13: Bình quân công suất tàu thuyền theo địa phƣơng ................................. 72 Bảng 3.14: Diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Cô Tô .......................................... 74 Bảng 3.15: Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản huyện Cô Tô (tấn) ................................ 75 Bảng 3.16: Năng suất nuôi trồng thủy sản huyện Cô Tô ........................................ 75 Bảng 3.17: Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản huyện Cô Tô ................................ 76 Bảng 3.18: Số cơ sở chế biến thủy sản phân theo địa phƣơng ............................... 78 Bảng 3.19: Sản lƣợng chế biến thủy sản phân theo địa phƣơng.............................. 81 Bảng 3.20: Giá trị sản phẩm thủy sản .................................................................... 82 Bảng 3.21: Hiện trạng khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013 ................. 89 Bảng 3.22: Hiện trạng khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013 ................. 90 Bảng 3.23: Tổng thu từ khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013 ............... 90 Bảng 3.24: Hiện trạng cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn huyện................................ 91 Bảng 3.25: Hiện trạng phƣơng tiện vận chuyển khách bằng đƣờng thủy trên địa bàn huyện ............................................................................................. 92 Bảng 3.26: Hiện trạng phƣơng tiện vận chuyển khách trên các đảo ........................ 93 Bảng 3.27: Hiện trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện .......... 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  11. ix Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Cô Tô ....................................................................... 57 Hình 3.2: Quần đảo Cô Tô ..................................................................................... 58 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Cô giai đoạn 2010-2013 .................. 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những xu hƣớng phát triển kinh tế của thế giới trong thế kỷ 21 đó chính là xu hƣớng phát triển kinh tế biển. Có rất nhiều lí do để con ngƣời ngày càng quan tâm đến việc khai thác những lợi ích từ biển để phát triển kinh tế hơn: biển là một kho báu tài nguyên mà con ngƣời vẫn luôn mong muốn khám phá, khai thác, sử dụng đƣợc hết hiệu quả của nó; xu hƣớng về tiêu dùng của con ngƣời là ngày càng ƣa thích những sản phẩm đƣợc tạo ra từ biển; tài nguyên trên đất liền ngày càng hạn hẹp vì đã đƣợc khai thác triệt để nên con ngƣời đã hƣớng việc tìm kiếm những nguồn tài nguyên đó ở biển; mặt khác những công trình nghiên cứu khoa học về biển và khai thác biển đƣợc thực hiện từ thế kỉ 20 cho đến nay đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, nhiều công trình đã chín muồi và có thể đem áp dụng vào khai thác biển trên thực tế… Đó chính là những lí do để kinh tế biển là xu hƣớng phát triển kinh tế của thế giới trong tƣơng lai. Ở Việt Nam, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của việc phát triển kinh tế biển, năm 2007 “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã đƣợc soạn thảo và đã đƣợc thông qua tại tại Hội nghị Trung ƣơng VI khoá X ngày 9 tháng 2 năm 2007, đánh dấu một xu hƣớng mới, một thời kì mới trong phát triển kinh tế của đất nƣớc. Phong trào phát triển kinh tế biển, các dự án kinh tế biển đã và đang đƣợc triển khai một cách mạnh mẽ trong cả nƣớc. Cô Tô là một huyện ven biển Bắc Bộ Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển đó. Phát triển kinh tế biển ở Cô Tô là một yêu cầu cần thiết không chỉ vì nó phù hợp với xu hƣớng phát triển ở Việt Nam và trên thế giới mà còn xuất phát từ tình hình thực tế về phát triển kinh tế xã hội trong huyện. Cô Tô đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nên cũng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, tuy nhiên nó vẫn chƣa đƣợc khai thác một cách hiệu quả. Do một số các nguyên nhân chính sách chƣa phù hợp vốn, cơ chế chính sách, tiềm lực của địa phƣơng, nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đủ so với tiềm năng phát triển kinh tế biển của Cô Tô cho nên Cô Tô là một huyện có nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời chỉ bằng một nửa so với thu nhập bình quân cả Tỉnh. Phát triển kinh tế biển huyện Cô Tô sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế chung của huyện, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động, góp phần nâng cao đời sống cho ngƣời dân. Với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  14. 2 những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phát triển kinh tế biển của huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Thông qua phân tích tình hình, thực trạng phát triển kinh tế biển của huyện Cô Tô - Quảng Ninh, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển kinh tế biển của huyện đảo Cô Tô trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển của một vùng/quốc gia - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển của huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, chỉ ra ƣu, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng phát triển kinh tế biển của huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là kinh tế biển của huyện đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Việc đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản; Việc sản xuất Muối; Phát triển dịch vụ du lịch; Phát triển dịch vụ cảng biển hàng hải 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế biển của huyện Cô Tô, bao gồm: thủy sản, sản xuất muối, du lịch, và cảng biển. Phạm vi không gian: Đặc thù Cô Tô là một huyện cách xa đất liền, có 4 mặt tiếp xúc với biển. Cả huyện bao gồm 01 thị trấn và 02 xã, có tiềm năng và đặc điểm phát triển Kinh tế xã hội tƣơng đối giống nhau. Đề tài nghiên cứu quá trình phát triển của các ngành KTB chủ yếu của Cô Tô trên phạm vi toàn huyện. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng các nguồn số liệu trong khoảng thời gian từ 2011 – 2013. 4. Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  15. 3 Luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về công tác phát triển kinh tế biển. Đồng thời luận văn là tài liệu tham khảo có ý nghĩa thiết thực cho phát triển kinh tế biển. Từ việc phân tích những thực trạng phát triển kinh tế biển tại huyện Cô Tô, luận văn đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm giúp các nhà lãnh đạo huyện có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế biển trong thời gian tới. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm : Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển của một vùng/quốc gia Chương 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng phát triển KT biển ở huyện đảo Cô Tô - Quảng Ninh Chương 4. Giải pháp phát triển Kinh tế biển của huyện đảo Cô Tô- Quảng Ninh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  16. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 1.1. Một số vấn đề chung về KT biển 1.1.1. Kinh tế biển 1.1.1.1. Khái niệm biển Mặt nƣớc bao la liền một dải của đại dƣơng Thế giới chiếm 70,8% diện tích bề mặt hành tinh của chúng ta. Tên gọi “đại dƣơng” bắt nguồn từ tên riêng của con sông thần thoại Okêan. Theo sự tƣởng tƣợng của ngƣời Babylon và ngƣời Ai Cập vào thời kỳ văn hóa sơ khai, con sông này bao quanh các đất nổi mà hình dạng nhƣ một cái đĩa bằng phẳng. Sự phát triển của ngành hàng hải dần dần cho thấy rõ ràng không phải là một con sông bao quanh các lục địa, nhƣng tên riêng của con sông thần thoại ấy vẫn còn lại. Khi có sự thâm nhập của lục địa vào đại dƣơng thì các đảo và bán đảo đƣợc hình thành và ngƣợc lại, khi có sự thâm nhập của đại dƣơng vào lục địa thì các biển, vịnh và eo biển đƣợc hình thành. Biển là một bộ phận biệt lập của đại dƣơng. Nó đƣợc phân biệt bởi những đặc điểm tự nhiên, chủ yếu là bởi những đặc điểm thủy văn và khí hậu. Nó có thể nằm giữa hai lục địa, ăn sâu vào lục địa hoặc tách ra khỏi đại dƣơng bởi các bán đảo, đảo và địa hình ngầm. Tùy thuộc vào đặc tính của sự tiếp xúc giữa lục địa và đại dƣơng, các biển đƣợc phân chia thành ba nhóm: - Các biển giữa các lục địa. Các biển này đƣợc bố trí giữa hai lục địa. Cần chú ý rằng các biển giữa các lục địa nằm ở các vòng đai đứt gãy của vỏ Trái đất, cho nên những nét đặt trƣng của các biển này là sự chia cắt mạnh mẽ của đƣờng bờ, sự chênh lệch rõ rệt của độ sâu, hoạt động địa chấn và hoạt động núi lửa mạnh mẽ. - Các biển trong lục địa. Các biển này ăn sâu vào trong lục địa, nằm ở thềm lục địa và có độ sâu không lớn. - Các biển rìa lục địa. Các biển này đƣợc tách ra khỏi đại dƣơng bởi các quần đảo hay bán đảo, đƣợc nối với các đại dƣơng trên những tuyến rộng. Các biển này đƣợc bố trí hoặc là ở thềm lục địa với độ sâu nhỏ, hoặc là ở sƣờn lục địa với sự tăng nhanh đến độ sâu của đại dƣơng.. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  17. 5 Vị trí địa lý của biển quy định về nhiều mặt chế độ thủy văn của nó. Các biển trong lục địa ít liên quan với đại dƣơng, cho nên độ mặn của nƣớc, chế độ của các dòng biển và của thủy triều ở các biển này khác biệt rõ rệt so với đại dƣơng. 1.1.1.2. Khái niệm kinh tế biển Từ xa xƣa, con ngƣời đã biết dựa vào biển để khai thác các tài nguyên biển: Trên mặt nƣớc biển (dựa vào biển để di chuyển hàng hóa, giao lƣu kinh tế, phát triển du lịch biển,…), tài nguyên trong lòng biển (đánh bắt, nuôi trồng hải sản, rong biển, tảo biển,…), tài nguyên dƣới lòng đại dƣơng (khai thác dầu khí, khai khoáng,…), phát triển kinh tế ven biển để phục vụ khai thác biển (chế biến hải sản, phát triển dịch vụ hậu cần cho khai thác biển, phát triển các khu kinh tế biển,…). Tất cả các hoạt động kinh tế trên đều đƣợc coi là hoạt động kinh tế biển. Bên cạnh những nội dung trên thì khái niệm kinh tế biển cũng có thể đƣợc hiểu theo nhiều khía cạnh, có tài liệu cho rằng: “Kinh tế biển là hoạt động kinh tế có ba lợi ích kinh tế phục vụ con ngƣời rõ ràng nhất là vận tải đƣờng biển, khai thác nguồn tài nguyên phong phú của biển và du lịch, viễn thông”[9]. Còn theo tài liệu nghiên cứu về kinh tế biển của Đà Nẵng thì cho rằng: “Kinh tế biển là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế trên biển với các hoạt động kinh tế trên đất liền, trong đó biển chủ yếu đóng vai trò khai thác nguyên liệu, cho hoạt động vận tải, hoạt động du lịch trên biển, còn hầu hết các hoạt động tổ chức sản xuất, chế biển, hậu cần dịch vụ phục vụ khai thác biển lại nằm trên đất liền. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật trong mấy thập kỷ gần đây cho phép con ngƣời có thể khai thác, sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên của biển và đại dƣơng”.[4] Theo PGS. TS. Bùi Tất Thắng trong bài viết về “Chiến lƣợc kinh tế biển: Cách tiếp cận và những nội dung chính” thì cho rằng khái niệm kinh tế biển vẫn là khái niệm còn chƣa có sự thống nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, trong phân tích và thống kê kinh tế, việc quy ƣớc nội dung kinh tế biển lại không phải vấn đề gây nhiều tranh cãi về mặt học thuật. Về cơ bản, kinh tế biển là khái niệm mang tính thực tiễn, nghĩa là ngƣời ta có thể không tranh cãi nhiều về bản thân các ngành nghề thuộc kinh tế biển, mà phần phải bàn cãi nhiều hơn lại thuộc về lĩnh vực liên quan và không phải diễn ra trên biển. Do tính đặc thù của môi trƣờng biển, mọi hoạt động kinh tế biển đều liên quan mật thiết và đƣợc quyết định từ trong đất liền, nên không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  18. 6 thể nói về kinh tế biển mà không tính tới những hoạt động kinh tế liên quan đến biển ở vùng duyên hải. Khái niệm về kinh tế biển, cho tới nay, vẫn chƣa có sự thống nhất. Tuy nhiên, các khái niệm về kinh tế biển của trong nƣớc và nƣớc ngoài đƣa ra nhìn chung vẫn coi kinh tế biển là các hoạt động có liên quan tới biển. Phát triển kinh tế biển đƣợc hiểu là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế tổng thể quốc gia. Nó thể hiện tầm nhìn dài hạn “hƣớng ra biển” của quốc gia đó nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế biển lên tầm tƣơng xứng với tiềm năng của biển. Từ những phân tích trên, tôi cho rằng: Kinh tế biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển (tuy không phải diễn ra trên biển nhƣng hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển). 1.1.2. Đặc điểm, vai trò kinh tế biển 1.1.2.1. Đặc điểm Kinh tế biển luôn mang những tính chất kinh tế đặc thù, mang tính chất đa ngành, đa lĩnh vực: Bao gồm nhiều ngành, nghề khác nhau, có quan hệ tác động qua lại lệ thuộc lẫn nhau. 1.1.2.2. Vai trò kinh tế biển Biển có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế của quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung. Lịch sử thế giới đã cho thấy, những quốc gia hùng mạnh trên thế giới đều bắt nguồn từ những quốc gia - biển, nhƣ Ý thế kỷ XIV – XV, Anh thế kỷ XVII-XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế kỷ XX. Do đó, ngày nay, trên thế giới ngƣời ta coi “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dƣơng”. Thứ 1: Kinh tế biển là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước Thực hiện chủ trƣơng phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nƣớc, trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực kinh tế biển cũng đƣợc tăng cƣờng và đã thu đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ. So với thời kỳ trƣớc, kinh tế biển của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới vừa qua đã có bƣớc chuyển biến đáng kể. Kinh tế biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đóng góp cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế của cả nƣớc. Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành, nghề có thay đổi cùng với sự xuất hiện ngành kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  19. 7 tế mới nhƣ khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn…Năm 2005, GDP của kinh tế biển và vùng ven biển bằng 48 % GDP cả nƣớc. Năm 2013, GDP của kinh tế biển và vùng ven biển bằng 46% GDP cả nƣớc, trong đó, GDP của kinh tế biển chiếm khoảng gần 22% tổng GDP cả nƣớc. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, trong đó khai thác dầu khí chiếm 64%; hải sản 14%; hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển) hơn 11%; du lịch biển hơn 9% [18]. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển nhƣ đóng tàu, sử chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thuỷ sản, hải sản, thông tin liên lạc…bƣớc đầu phát triển, nhƣng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nƣớc). Công nghiệp tàu biển: Trình độ, năng lực đóng, sửa chữa tàu so với trƣớc đây đã có tiến bộ vƣợt bậc, hiện đại hoá một bƣớc theo hƣớng tập trung quy mô lớn, bƣớc đầu có phân công chuyên môn hoá, vƣơn ra đóng tàu cỡ lớn, chuyên dùng đạt chất lƣợng đăng kiểm quốc tế. Một số doanh nghiệp đang đầu tƣ lớn hiện đại để đóng tàu lớn (3 - 5 vạn tấn). Liên doanh Vinashin - Huyndai đã chính thức đi vào hoạt động, đã xây dựng đƣợc 2 ụ tàu có thể sữa chữa tàu từ 50.000 đến 400.000 tấn [18]. Cơ cấu ngành nghề đang có sự thay đổi lớn. Ngoài các ngành nghề truyền thống, đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại, ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác nhƣ công nghiệp hoá dầu, giao thông vận tải biển, đánh bắt xa bờ, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn...thƣơng mại trong nƣớc và khu vực. Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nƣớc, nhất là cho xuất khẩu (dầu khí, hải sản...). Kinh tế biển đã đƣợc chú ý hơn và các công việc về biển đã làm đƣợc nhiều hơn (hoạch định biên giới trên biển, ban hành khung luật pháp, phát triển các hải đảo kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển). Thứ 2: Phát triển kinh tế biển sẽ khai thác những tiềm năng tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế Do bao hàm trong nó nhiều ngành kinh tế quan trọng nên kinh tế biển khai thác đƣợc nhiều nguồn lợi từ thiên nhiên cụ thể là: * Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản: Đây là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nƣớc ta, với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, trữ lƣợng hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nƣớc ta khoảng 3,5 - 4,1 triệu tấn, hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  20. 8 năm có thể khai thác 1,5 - 1,67 triệu tấn, đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá [8]. Từ việc chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ trong những năm qua góp gia tăng sản lƣợng thuỷ sản, tăng kim ngạch xuất khẩu liên tục qua các năm. Từ khi đổi mới kinh tế, ngành hải sản đã trở thành một trong những ngành có tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu cao đồng đều cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Nghề nuôi trồng hải sản đã có bƣớc phát triển khá, tăng nhanh cả diện tích nuôi trồng lẫn sản lƣợng, ở cả 3 vùng nƣớc lợ, mặn, ngọt (sản lƣợng nuôi trồng đã tăng 16%/năm). Nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển; chất lƣợng và giá trị của sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao, nhất là tôm, đảm bảo an ninh thực phẩm, đáp ứng nguyên liệu cho chế biến. Trƣớc tình trạng nguồn lợi hải sản đang suy kiệt, ngƣ dân không chỉ nuôi trồng thuỷ sản trên đất liền mà hiện nay mở rộng nuôi trồng thuỷ sản trên biển. Thuỷ sản nuôi trên biển có chất lƣợng và giá trị hàng hoá cao, có thị trƣờng tiêu thụ rộng mở, đƣợc khách hàng thế giới ƣa thích. Vì vậy, hải sản nuôi trên biển đóng góp quan trọng cho xuất khẩu. Việc phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo giúp các tổ chức, giúp ngƣời dân có cơ hội đầu tƣ phát triển, góp phần điều chỉnh nghề khai thác ven bờ bằng phƣơng tiện thủ công sang nuôi trồng thuỷ sản trên biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản biển còn giúp ngƣời dân có điều kiện tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, thay đổi cơ cấu kinh tế; góp phần bảo vệ an ninh vùng biển và hải đảo. Công nghiệp chế biến hải sản, đặc biệt chế biến xuất khẩu đã làm tốt vai trò mở đƣờng và cầu nối, tạo thị trƣờng để nuôi trồng khai thác hải sản phát triển. Đến nay, đã có 390 nhà máy chế biến thuỷ hải sản, trong đó hàng trăm nhà máy đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn, và 60% cơ sở chế biến đƣợc công nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành. Năm 2013, sản lƣợng thuỷ sản Việt Nam đạt 3,75 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,75 tỷ USD [18]. * Kinh tế hàng hải: Vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ nhất là phát triển giao thông vận tải, dầu khí, điện lực và khai thác khoáng sản. Phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhất nhƣng lại có thể đáp ứng khối lƣợng vận tải lớn nhất. Vì vậy, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2