intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển tài chính và quy mô kinh tế ngầm ở các quốc gia Đông Nam Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tiến hành xây dựng một mô hính định lượng để xác định các tác động của phát triển tài chính và kinh tế ngầm ở nhóm các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á. Từ đó cung cấp những cơ sở để củng cố lý thuyết và đưa ra các chình sách điều hành phù hợp góp phần quản lý thị trường ngầm và tăng trưởng phát triển tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển tài chính và quy mô kinh tế ngầm ở các quốc gia Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ KIM HUỆ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ QUI MÔ KINH TẾ NGẦM Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 20116
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ KIM HUỆ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ QUI MÔ KINH TẾ NGẦM Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây bài nghiên cứu “Phát triển tài chính và quy mô kinh tế ngầm ở các quốc gia Đông Nam Á”, là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TP.HCM, Ngày 31 Tháng 10 Năm 2016 Học viên thực hiện luận văn Phạm Thị Kim Huệ
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3 1.3 Đóng góp và tình mới của đề tài ............................................................................ 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 5 1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6 1.6 Ý nghĩa của đề tài................................................................................................... 6 1.7 Bố cục đề tài ........................................................................................................... 6 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN NGHI N C U................................................................. 7 2.1 Cơ sở lý thuyết về phát triển tài chính và kinh tế ngầm ........................................ 7 2.1.1 Lý thuyết về phát triển tài chính ..................................................................... 7 2.1.2 Lý thuyết về kinh tế ngầm ............................................................................... 9 2.1.3 Cở sơ lý thuyết mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và kinh tế ngầm. 17
  5. 2.2 Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả giữa phát triển kinh tế ngầm và phát triển tài chính. .................................................................................................... 25 2.2.1 Bằng chứng thực nghiệm về phát triển tài chính làm giảm kinh tế ngầm. ........ 25 2.2.1 Bằng chứng thực nghiệm về kinh tế ngầm kìm hãm phát triển tài chính. ......... 27 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHI N C U .......................................................... 30 3.1 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết được đề xuất:.................................................. 30 3.2 Biến đo lường, chọn mẫu: .................................................................................... 30 3.3 Mô hình thực nghiệm ........................................................................................... 35 3.4 Phương pháp nghiên cứu mô hình PVAR ............................................................. 35 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHI N C U ...................................................................... 39 4.1. Kiểm định tính dừng: ........................................................................................... 39 4.2. Độ trễ tối ưu và kiểm định tính ổn định của mô hình: ......................................... 41 4.3. Hàm phản ứng xung và phân rã phương sai ........................................................ 44 4.3.1. Mô hình chính: lgdp, m2gdp, shadow ........................................................... 44 4.3.2. Robustness check: Phương pháp đo lường khác của phát triển tài chình: lgdp, creditprivate (creditfinancial) và shadow. ......................................................... 49 4.3.3. Thay đổi sắp xếp thứ tự các biến trong mô hình cơ sở: lgdp, shadow, m2gdp . ....................................................................................................................... 54 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................... 58 5.1. Kết luận: ............................................................................................................... 58 5.2. Gợi ý chính sách................................................................................................... 59 5.3. Hạn chế của đề tài: ............................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADF : Kiểm định Augmented Dickey – Fuller AR : tự hồi qui đơn chiều ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Creditprivate : Tín dụng trong nước được cung cấp bởi các công ty tài chính cho khu vực tư nhân trên GDP, đơn vị phần trăm % Creditfinancial: Tín dụng trong nước từ khu vực tài chính bao gồm tổng tín dụng cho lĩnh vực khác nhau và tín dụng ròng với chính quyền trung ương trên GDP, đơn vị phần trăm % EU : Liên minh châu Âu GDP : Tổng sản phẩm trong nước Lgdp : logarit tự nhiên của GDP bính quân đầu người MIMIC : Multiple Indicators and Multiple Causes m2gdp : cung tiền M2 trên GDP M2 : cung tiền M2 OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OLS : Phương pháp bính phương nhỏ nhất PVAR : Mô hình vector tự hồi qui trong dữ liệu bảng Shadow : Quy mô kinh tế ngầm (phần trăm trong GDP) VAR : Mô hình vector tự hồi qui
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang Tóm tắt ưu nhược điểm của khu vực kinh tế chình thức Bảng 2.1 dựa vào lập luận “nguồn vốn đăng ký ban đầu thấp của các doanh nghiệp 20 Tóm tắt ưu nhược điểm của khu vực kinh tế chình thức Bảng 2.2. dựa vào lập luận “lựa chọn công nghệ tìn dụng của doanh nghiệp” 21 Bảng 3.1 Tóm tắt các biến chình được sử dụng trong mô hính 31 Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến 33 Bảng 3.3 Tóm tắt các mô hính nghiên cứu 36 Bảng 4.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị 39 Kết quả mô hính PVAR với các biến: d_lgdp, d_m2gdp Bảng 4.2 và d_shadow 43 Kết quả phân tìch phân rã phương sai với các biến: Bảng 4.3 d_lgdp, d_m2gdp và d_shadow 45 Kết quả mô hính PVAR với các biến: d_lgdp, Bảng 4.4 d_creditprivate và d_shadow 49 Kết quả mô hính PVAR với các biến: d_lgdp, Bảng 4.5 d_creditprivate và d_shadow 49 Kết quả mô hính PVAR với các biến: d_lgdp, d_shadow Bảng 4.6 và d_m2gdp 53 Kết quả phân tìch phân rã phương sai với các biến: Bảng 4.7 d_lgdp,d_shadow và d_m2gdp 54
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình Tên hình Trang Hình 2.1 16 Mô hính xác định quy mô kinh tế ngầm – MIMIC Hình 3.1 Đồ thị quy mô kinh tế ngầm của các nước Đông Nam Á 31 giai đoạn 1997 – 2014 Hình 4.1 Kiểm tra giá trị Roots trong mô hính 1 41 Hình 4.2 Kiểm tra giá trị Roots trong mô hính 2 41 Hình 4.3 Kiểm tra giá trị Roots trong mô hính 3 42 Hình 4.4 Kiểm tra giá trị Roots trong mô hính 4 42 Hình 4.5 Kết quả hàm phản ứng xung với các biến: d_lgdp, 45 d_m2gdp và d_shadow Hình 4.6 Kết quả hàm phản ứng xung với các biến: d_lgdp, 50 d_creditprivate và d_shadow Hình 4.7 Kết quả hàm phản ứng xung với các biến: d_lgdp, 51 d_creditfinancial và d_shadow Hình 4.8 Kết quả hàm phản ứng xung với các biến: d_lgdp, 56 d_shadow và d_m2gdp
  9. TÓM TẮT Bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa qui mô kinh tế ngầm và phát triển tài chính sử dụng dữ liệu của 6 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 1997-2014. Tác giả sử dụng phương pháp phân tìch mô hính VAR trên dữ liệu bảng để tìm hiểu phản ứng của các biến tài chình đối với cú sốc kinh tế ngầm và ngược lại. Tác giả tìm thấy sau một cú sốc trực giao m2gdp, quy mô kinh tế ngầm lập tức tăng đột biến, tuy nhiên sau 1 năm thí quy mô kinh tế ngầm lập tức co lại và ổn định từ năm thứ 5. Mối quan hệ này ngược lại khi sử dụng biến creditprivate và creditfinancial đại diện cho phát triển tài chính, ngay trong năm đầu tiên cú sốc creditprivate và creditfinancial làm giảm mạnh quy mô kinh tế ngầm, sau một chu kì quy mô kinh tế ngầm tăng lên và ổn định theo thời gian bắt đầu từ năm thứ 5. Đồng thời có một số bằng chứng và mối quan hệ ngược lại giữa phát triển tài chính và quy mô kinh tế ngầm, cụ thể một cú sốc quy mô kinh tế ngầm cản trợ sự phát triển tài chình sau năm đầu tiên. Tác giả tìm thấy bằng chứng điều này với các biến creditfinacial và creditprivate. Cuối cùng tác giả thấy rằng phát triển kinh tế và quy mô kinh tế ngầm có mối quan hệ không đáng kể.
  10. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Quá trình chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường làm bùng phát mạnh mẽ nhiều mối quan hệ phức tạp trên cơ sở nền kinh tế đa thành phần, đa sơ hữu, với hệ thống hành chính và luật pháp còn đang phát triển. Tất cả đã tạo điều kiện hình thành một khu vực kinh tế không nhỏ, nằm ngoài quản lý nhà nước, đó là kinh tế ngầm. Kinh tế ngầm được hiểu là các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đăng ký hoặc bất hợp pháp, các hoạt động phi kinh doanh liên quan đến chiếm dụng tài sản hay tạo thu nhập bất thường thông qua: gian lận thương mại, tham nhũng, trốn thuế, cố ý làm thất thoát ngân sách nhà nước. Kinh tế ngầm được chứng minh là trở ngại chính của nhiều chính phủ, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển với 75% sản phẩm quốc gia thuộc khu vực ngầm này, so sánh với chỉ 10% trong các quốc gia đang phát triển, theo Schneider và Enste (2000). Theo các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về thị trường ngầm, như Blackburn và cộng sự., 2012; Bose và cộng sự., 2012; Capasso và Jappelli, 2013; Straub, 2005; Dabla-Norris và cộng sự., 2008 đều cho rằng ngành tài chính là một trong những khu vực có tác động tới sự mở rộng của kinh tế ngầm. Đặc biệt là khi ngành tài chính phục vụ nhiều chức năng quan trọng của nền kinh tế như cung cấp vốn cho các chủ thể cần vốn, giám sát và định đoạt các chứng từ thương mại liên quan tới thuế quan. Do đó, sự tăng giảm phát triển ngành tài chính có khả năng tạo cơ hội tác động tới giá cho việc sản xuất trong khu vực kinh tế ngầm, bằng cách giảm mức rào cản để các chủ thể nền kinh tế ngầm tiếp cận các nguồn vốn, và làm hợp pháp hóa các giao dịch cho các chủ thể không chính thức trong thị trường này – theo Blackburn và cộng sự., 2012; Capasso và Jappelli, 2013. Hơn nữa, sự phát triển khu vực tài chính cao sẽ tăng khả năng giám sát và tăng sự hiệu quả của các chứng từ thuế, trong khi sự phát triển thấp của khu vực
  11. 2 tài chính kéo theo hành vi trốn thuế, và do đó làm giảm sự phát triển của thị trường ngầm, Blackburn et al., 2012; Capasso và Jappelli, 2013. Sự tồn tại của kinh tế ngầm có thể cản trở sự phát triển của khu vực tài chính Gobbi và Zizza, 2007; Elgin và Uras, 2013. Và do đó, tác động tới phát triển kinh tế. Sự cạnh tranh không công bằng từ các khu vực không chính thống này dẫn tới sự phân bổ không đều tài nguyên, trong có nguồn lực mà ngành tài chình đóng vai trò kiểm soát định hướng. Việc mở rộng chính phủ phụ thuộc vào lĩnh vực tài chính truy thu thuế, sự mở rộng của nền kinh tế ngầm sẽ làm suy yếu khả năng truy thu thuế của chính phủ, suy yếu khả năng cung cấp các hàng hóa công cộng (quy định, pháp luật, cơ sở hạ tầng) và suy yếu đầu tư cho phát triển khu vực tài chính. Sự phát triển của kinh tế ngầm tăng tỷ lệ trốn thuế, dẫn tới làm suy yếu sự phát triển khu vực tài chính, Elgin and Uras (2013). Tác động này là hai chiều do đó cần thiết khi bài nghiên cứu đo lường tác động hai chiều giữa phát triển tài chính và tỷ lệ của kinh tế ngầm trong nền kinh tế. Thực trạng cho thấy các quốc gia có mức độ phát triển tài chính thấp trải qua một giai đoạn thiếu vốn vay, thiếu tính cạnh tranh, với sự đàn áp bất công về tài chính ở mức độ cao. Các quốc gia đang phát triển có tỷ lệ kinh tế ngầm lên đến 75% sản phẩm quốc gia theo Schneider và Enste (2000). Trong khi nghiên cứu Gobbi và Zizza, 2007; Elgin và Uras, 2013), Gobbi và Zizza (2007) chỉ ra rằng khi nền kinh tế ngầm chiếm ở quá cao dẫn tới cầu cho vay không chính thức phát triển mạnh, có thể dẫn tới biến dạng về cấu hình thị trường tài chính trong nền kinh tế chính thức. Đây là lý do tác giả tập trung nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung kiểm định mối quan hệ hai chiều giữa kinh tế ngầm và phát triển tài chính. Vì tỷ lệ cao của nền kinh tế ngầm trong kinh tế quốc gia, với mục tiêu tập trung nghiên cứu vào thị trường ngầm nhằm xác định các hoạt động của thị trường ngầm này sẽ giúp các nhà làm chính sách phát triển các công cụ hiệu quả nhằm chống lại các hành vi bất hợp pháp và thúc đẩy phát triển kinh tế.
  12. 3 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu của tác giả phân tích mối quan hệ động (tác động theo thời gian) giữa kinh tế ngầm và mức độ phát triển tài chính ở các quốc gia đang phát triển Đông Nam Á trong giai đoạn 1997-2014, tập trung trả lời các câu hỏi sau:  Mức độ phát triển tài chính có làm giảm sự mở rộng của quy mô kinh tế ngầm ngầm trong phân tích hàm phản ứng xung của phương pháp PVAR hay không ?  Có hay không sự tồn tại của tác động ngược chiều giữa kinh tế ngầm tác động cản trở sự phát triển của khu vực tài chính? 1.3 Đóng góp và tính mới của đề tài Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung kiểm định mối quan hệ giữa kinh ngầm và phát triển tài chính ở các quốc gia Đông Nam Á. Những đóng góp của tác giả như sau: Đầu tiên, vấn đề mang tính bản chất giữa thị trường tài chính và kinh tế bóng đen là tác động qua lại đồng thời. Tiếp cận xử lý tác động đồng thời được giới thiệu bởi Holtz- Eakin và cộng sự., 1988; Love và Zicchino, 2006 sử dụng phương pháp hệ phương trính đồng thời trên dữ liệu bảng (PVAR). Cách tiếp cận hệ phương trính đồng thời này kiểm soát được sự nội sinh tồn tại giữa các biến đại diện phát triển tài chính và kinh tế ngầm. Như đã thảo luận ở trên, sự phát triển của thị trường tài chính có thể làm giảm sự mở rộng của kinh tế ngầm, trong khi sự mở rộng của tỷ lệ kinh tế ngầm có thể làm suy yếu sự phát triển của khu vực tài chính. Quan hệ nội sinh này có thể bóp méo về cơ bản mối quan hệ giữa phát triển tài chính và kinh tế ngầm, và do đó cần quan tâm tới tính chắc chắn của kết quả mối quan hệ giữa các yếu tố này, tác giả sẻ tiếp cận mối quân hệ giữa phát triển tài chính và kinh tế ngầm với nhiều kiểm định chéo. Do đó, tác
  13. 4 giả sử dụng hệ thống phương trính đồng thời trên dữ liệu bảng (PVAR) để đo lường tác động hai chiều nhân quả giữa phát triển tài chính và phát triển thị trường ngầm. Đóng góp thứ hai, tác giả tiếp cận mối quan hệ giữa phát triển tài chính và thị trường ngầm là quan hệ động (dynamic). Rõ hơn, mối quan hệ phát triển tài chính và thị trường ngầm diễn ra theo thời gian, do đó tiếp cận quan hệ động (dynamic) là cần thiết hơn tiếp cận trên các khung hồi quy thống kê đơn biến (static framework). Kết quả là, bất cứ nghiên cứu nào tập trung vào trạng thái ổn định và quan hệ dài hạn giữa hai biến số này có khả năng chỉ đo lường được một phần hiểu biết về sự phức tạp của mối quan hệ này. Ngược lại, phân tích quan hệ động (dynamic) giúp cho tác giả có thể nắm bắt đươc sự điều chỉnh của phát triển tài chính và kinh tế ngầm diễn ra theo thời gian. Cụ thể, đối với kết quả đầu ra của mô hình hệ phương trính đồng thời trên dữ liệu bảng cho phép tác giả phân tích hàm phản ứng đẩy mô phỏng sự biến động của một nhân tố theo thời gian nhận phản hồi từ cú sốc trong một biến vĩ mô khác. Và do đó, tác giả quan sát được toàn bộ quá trính động theo thời gian từ khi cú sốc bắt đầu đến dài hạn và ổn định trong dài hạn giữa các biến. Bởi vì sự đa dạng của các khía cạnh phát triển kinh tế, tác giả dự theo theo Elgin và Uras (2013) sử dụng nhiều phương pháp đo lường sự khác biệt thay đổi trong phát triển tài chình. Để đảm bảo việc kiểm tra chéo (robustness) của các kết quả thực nghiệm nhằm đảm bảo kết quả định lượng tin cậy, tác giả sử dụng phương pháp phân tìch thành phần chính (principal component analysis) gộp sự biến động của ba chỉ tiêu đo lường phát triển tài chính thành một biến dữ liệu đại diện sự phát triển tài chính. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phương pháp đo lường mới về kinh tế ngầm được đo lường bởi nghiên cứu của Elgin, C., Öztunali, O., 2012 và được áp dụng bởi Võ Hồng Đức trong nghiên cứu “Kinh tế ngầm của các nước Đông Nam Á: quy mô, khuynh hướng và chính sách kinh tế vĩ mô” (2014) cung cấp dữ liệu chuỗi thời gian chi tiết từ 1995 đến 2014 theo năm, đây là thuận lợi của bài nghiên cứu khi nghiên cứu về chủ đề kinh tế
  14. 5 ngầm so với các nghiên cứu trước đây chưa có phương pháp đo lường kinh tế bóng tối hiệu quả. Việc sử dụng nghiên cứu mới cập nhật trong đo lường nhân tố kinh tế ngầm cũng là tình mới của bằng chứng thực nghiệm so với các nghiên cứu trước đây. 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển thị trường ngầm tác giả tập trung vào quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á trong giai đoạn từ 1997 – 2014. Lý do lựa chọn các quốc gia đang phát triển nhằm tránh sự không đồng nhất đặc điểm môi trường kinh tế ảnh hưởng tới mối quan hệ phát triển tài chình đến kinh tế ngầm. Kết quả nghiên cứu của Schneider và Enste (2000) cho thấy ở các quốc gia đang phát triển thị trường ngầm có thể chiếm đến 75% sản phẩm quốc gia thuộc khu vực ngầm này, trong khi các quốc gia phát triển chỉ là 10%. Cụ thể hơn khi các quốc gia đang phát triển có mức quá cao về kinh tế ngầm trong nền kinh tế, sẽ có khả năng tác động khác trong mối quan hệ nghiên cứu đối với các quốc gia đã phát triển. Theo nghiên cứu của Gobbi và Zizza, 2007; Elgin và Uras, 2013). Gobbi và Zizza (2007), cho rằng có ba cơ chế kinh tế ngầm tác động ngược tới phát triển tài chính sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2. Trong đó cơ chế thứ ba cho rằng khi nền kinh tế ngầm chiếm ở mức cao (các quốc gia đang phát triển chiếm mức 75%), dẫn tới việc vay không chính thức phát triển mạnh, điều này làm giảm cầu cho vay ở khu vực kinh tế chính thức dẫn tới các biến dạng về cấu hình thị trường tài chính trong nền kinh tế chính thức. Thực trạng cho thấy các quốc gia có mức độ phát triển tài chính thấp trải qua một giai đoạn thiếu vốn vay, thiếu tính cạnh tranh, với sự đàn áp bất công về tài chính ở mức độ cao và khả năng hạn chế thu thập thông tin để cho vay của người cho vay, theo Bose và cộng sự. (2012: 621)
  15. 6 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên dữ liệu bảng, sử dụng dữ liệu vĩ mô từ các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á. Tác giả lần lượt thực hiện các kiểm định tính dừng, kiểm định lựa chọn độ trễ mô hình PVAR nhằm tránh bỏ sót biến, kiểm định độ ổn định mô hình VAR nhằm xem xét độ tin cậy của mô hình nghiên cứu, thực hiện phân tích hàm phản ứng đẩy cho phép xem xét chiều hướng mối quan hệ giữa phát triển khu vực ngầm và khu vực tài chính theo thời gian. 1.6 Ý nghĩa của đề tài Về mặt lý luận, đề tài hệ thống hóa các nghiên cứu về phát triển tài chính, kinh tế ngầm và mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển tài chính và kinh tế ngầm, chỉ ra cơ chế tác động tương quan qua lại giữa các biến số nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, đề tài tiến hành xây dựng một mô hính định lượng để xác định các tác động của phát triển tài chính và kinh tế ngầm ở nhóm các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á. Từ đó cung cấp những cơ sở để củng cố lý thuyết và đưa ra các chình sách điều hành phù hợp góp phần quản lý thị trường ngầm và tăng trưởng phát triển tài chính. 1.7 Bố cục đề tài Để đánh giá mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế ngầm tại các quốc gia đang phát triển, bài luận văn được bố cục gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Chương 3: Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để nghiên cứu . Chương 4: Kết quả thực nghiệm. Chương 5: Kết luận.
  16. 7 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN NGHI N C U Trong chương này, tác giả tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và kinh tế ngầm để làm rõ các cơ chế tác động. Tiếp theo, tác giả tổng hợp các bằng chứng thực nghiệm về các nghiên cứu trước đã nghiên cứu mối quan hệ này. Tuy nhiên mối quan hệ này tương đối mới trong nghiên cứu thực nghiệm do đo lường phát triển tài chính và đặc biệt kinh tế ngầm mới đây mới được chú trọng và có phương pháp ước tính. Ở khía cạnh bài nghiên cứu, tác giả cố gắng tổng hợp đầy đủ các nghiên cứu thảo luận trực tiếp về mối quan hệ phát triển tài chính làm giảm kinh tế ngầm và sự tăng lên tỷ lệ kinh tế ngầm cản trở sự phát triển tài chính. 2.1 Các bằng chứng thực nghiệm về phát triển tài chính và kinh tế ngầm 2.1.1 Phát triển tài chính Phát triển tài chính là một nhập lượng quan trọng cho mục tiêu chung phát triển của mỗi quốc gia. Định nghĩa phát triển kinh tế như là một quá trình tổng hợp mà bao gồm những cải thiện trong tất cả mọi lĩnh vực của xã hội và phúc lợi của toàn bộ dân số được duy trì để giảm thiểu sự nghèo đói cùng cực và sự tước đoạt kinh tế đối vớ mộti bộ phận nào đó trong xã hội. Khái niệm tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng kinh tế, bao gồm cả sự đóng góp của việc tìch lũy vốn trong sản lượng này. Tăng trưởng vẫn là một điều kiện cần nhưng chưa đủ của phát triển kinh tế. Trong số các nhập lượng thì quan trọng nhất cho phát triển kinh tế là các nguồn lực tài chính và khả năng tiếp cận đến những nguồn lực này trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế. Việc cung cấp vốn cho các mục tiêu phát triển khác nhau không chắc là khả thi, nếu sự phân bổ nguồn lực hoàn toàn để cho thị trường tài chính tự thực hiện.
  17. 8 Chính phủ cần can thiệp trong thiết kế chính sách và phát triển tài chính thì mới đạt mục tiêu phát triển nền kinh tế. Vai trò của các thể chế tài chính và chính sách của chúng trong việc quản trị phát triển kinh tế được đề cập trong Stiglitz (2000, trang 1085), cho thấy việc thiết kế chính sách và thể chế tài chính đóng vai trò quan trọng tới khía cạnh tăng trưởng kinh tế. Thị trường tài chình là khu vực trung gian trong nền kinh tế, góp phần vào quá trính tìch lũy vốn và đổi mới công nghệ, có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Các lý thuyết nhấn mạnh rằng sự phát triển hệ thống tài chình là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế trong dài hạn, hệ thống tài chình phát triển và tiến bộ có thể tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh. Theo Drake, 1980; Fritz, 1984; Garcia & Liu, 1999; Levine, 2005 những kênh này bao gồm: (i) Cung cấp thông tin về các khoản đầu tư khả thi, để điều hòa vốn có hiệu quả; (ii) Giám sát các doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp nhà nước; (iii) Đa dạng hóa rủi ro; (iv) Huy động và tổng hợp tiết kiệm; (v) Thuận tiện hóa sự trao đổi hàng hoá dịch vụ; và chuyển giao công nghệ. Ngành tài chình phục vụ nhiều chức năng quan trọng của nền kinh tế, khi các quốc gia có mức độ phát triển tài chình thấp, sẽ đối diện với các vấn đề về thiếu vốn vay, thiếu tình cạnh tranh, với bất công về tài chình ở mức độ cao và khả năng hạn chế thu thập thông tin để cho vay của người cho vay, Bose và cộng sự. (2012: 621).
  18. 9 Love và Zicchino (2006) khi nghiên cứu về phát triển tài chính cho rằng kinh nghiệm của các doanh nghiệp về các giới hạn tài chính là chỉ tiêu phân biệt mức độ phát triển tài chính quốc gia có mức phát triển tài chính thấp so với các quốc gia có mức độ phát triển tài chính cao. Các quốc gia có phát triển tài chình cao là nơi có các doanh nghiệp có kinh nghiệm cao hơn về các giới hạn tài chính của doanh nghiệp cũng như các sản phẩm thị trường tài chính. 2.1.2 Kinh tế ngầm Trong nghiên cứu của Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú (1997) về “Khu vực kinh tế phi chính quy: một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế”, tổng hợp định nghĩa kinh tế ngầm từ các quan niệm của các quốc gia như Cộng hòa Liên Bang Đức, Liên minh châu âu EU, của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và của ngân hàng thế giới. Tất cả khái niệm chung quy là phản ánh các hoạt động kinh tế ở một khu vực trái với khu vực kinh tế chính thống và khu vực này rất quan trọng trong kinh tế quốc dân. Là các hoạt động kinh tế trốn thoát khỏi mạng lưới thống kê và không định lượng được (Liên minh châu Âu EU), hoạt động mà sản xuất hàng hóa dịch vụ hợp pháp mà không khai báo hoặc sản xuất hàng hóa dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô hình (OECD). Có nhiều nghiên cứu về sự tồn tại của kinh tế ngầm như Carter, Kaufmann D, Kaliberda và nhiều tác giả khác. Có thể chia các nghiên cứu này thành hai nhóm lớn: các nghiên cứu về kinh tế ngầm tại các nước phát triển và các nghiên cứu tại các nước đang và kém phát triển. Điểm khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận của hai nhóm này xuất phát từ bản chất khác nhau của các hoạt động ngầm. Với các nước phát triển, khu vực kinh tế ngầm được xem như là một phần còn bỏ sót, cần tính thêm của nền kinh tế quốc dân. Còn đối với các nước đang và chưa phát triển, khu vực này được xem như là một bộ phân không thể thiếu, không thể tách rời của nền kinh tế quốc dân. Đây cũng là
  19. 10 lý do tác giả lựa chọn các quốc gia đang phát triển để phân tích nhằm tránh các sai lầm về bản chất của kinh tế ngầm trong các mức phát triển quốc gia khác nhau. Ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế ngầm đối với nền kinh tế đó là: không tình thuế ảnh hưởng đến nguồn thu chính phủ, không tính vào GDP ảnh hưởng đến số liệu thống kê, ngoài ra đây là nơi diễn ra các hoạt động bất hợp pháp ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội quốc gia do nhà nước không kiểm soát được. Kinh tế ngầm không cung cấp thông tin đầy đủ và chình xác để hoạch định các chình sách vĩ mô hợp lý, hiệu lực của các chính sách, hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu lực luật pháp cũng hết sức hạn chế, thậm chí bị chệch hướng, vô hiệu hóa. Kinh tế ngầm cũng làm cho doanh nghiệp và các sản phẩm của chúng giảm năng lực cạnh tranh ở cả tầm quốc gia, khó có thể hội nhập được với các hoạt động thương mại quốc tế để tận dụng hết được các cơ hội có được nhờ hội nhập, và dễ bị ra khỏi vòng vận động của kinh tế quốc tế, trở thành ngoại vi của hợp tác phát triển. Một nền kinh tế như vậy có nguy cơ đẩy một quốc gia càng tụt hậu về kinh tế so với các quốc gia khác, kể cả trong khu vực. Kinh tế ngầm còn tạo ra môi trường kinh doanh không bính đẳng, không đáng tin cậy, bất lợi cho người kinh doanh trung thực, bất lợi cho khu vực chính quy. Tạo nên những yếu tố bất ổn, không lường được rủi ro khi quyết định đầu tư. Kinh tế ngầm còn không khuyến khích và thúc đẩy tính sáng tạo, không khuyến khìch đầu tư dài hạn, quy mô lớn hoặc đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Kinh tế ngầm còn hạn chế cơ hội và quy mô kinh doanh do mối quan hệ góp vốn chủ yếu dựa trên quan hệ gia đính, họ hàng thân quen, không phát huy được ưu thế quy mô. Tạo ra dư địa lớn cho công chức nhà nước sách nhiễu, đòi hối lộ và lạm dụng quyền lực phục vụ ý đồ lợi ìch các nhân. Người làm việc ở khu vực kinh tế ngầm không được bảo hiểm an sinh xã hội đầy đủ khác. Tuy nhiên có đến hàng triệu người trên thế giới sống nhờ vào những công việc lặt vặt mà các nhà Kinh tế học vẫn thường xếp vào dạng Kinh tế ngầm, hay còn gọi là phi chính thức. Tại nhiều nước đang phát triển, khu vực ngầm nay đang phát triển mạnh. Tại Chợ Giời ở Hà Nội hay ở chỗ
  20. 11 nào đó, chỉ cần bày ra vài sản phẩm hoặc dịch vụ sửa chữa nào đó là có thể kiếm sống qua ngày. Hinh ảnh này rất phổ biến ở nhiều địa phương của Việt Nam. Nếu tính theo tiêu chuẩn chung, những người buôn bán lặt vặt này có thu nhập rất bè nhưng nếu không có nó, họ sẽ chẳng có cái gì cả. Khu vực Kinh tế ngầm sẽ thu nhận nhiều người và giúp họ có nguồn thu nhập. Kinh tế ngầm cho phép một Quốc gia tồn tại trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Diện mạo kinh tế ngầm:  Những hộ kinh doanh nhỏ, thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật.  Các hộ kinh doanh cá thể không đăng ký kinh doanh. Ở Việt Nam, số này chiếm khá lớn, có ước tình đến hơn một nửa số hộ kinh doanh cá thể hiện nay không đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật. Taxi "dú", xe khách "dú", xe "ôm" là trường hợp điển hình của loại này.  Có đăng ký kinh doanh, nhưng hoạt động kinh doanh không đúng theo qui định của pháp luật. Loại này cũng có nhiều dạng như: - Kinh doanh các ngành, nghề ngoài ngành, nghề đăng ký kinh doanh; - Không ghi chép và báo cáo tất cả các hoạt động kinh doanh, giấu doanh thu, lợi tức; - Có thuê lao động nhưng không hợp đồng lao động, không đăng ký lao động; - Kinh doanh các ngành, nghề phải có giấy phép mà không xin phép; - V.v….  Kinh doanh các nganh, nghề tư nhân không được quyền kinh doanh. Nguyên nhân của kinh tế ngầm:  Tâm lý xã hội nhìn chung vẫn chưa thiện cảm với người giàu. Vì vậy thói quen che giấu sự giàu có, che giấu thu nhập con khá phổ biến;  Sự giàu lên một cách nhanh chóng đều bị đanh giá chính thức hay không chính thức là phi pháp, hoặc là do chiếm đoạt của công, hoặc do buôn lậu, trốn thuế;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2