intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

  1. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Vũ Xuân Hùng i
  2. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng đã tận tình giúp đỡ tác giả từ những bước đầu tiên xây dựng đề cương nghiên cứu, lắng nghe ý kiến về hướng nghiên cứu của học viên, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Đỗ Đình Hảo – Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thuận Thành, cũng như các cán bộ lãnh đạo huyện và xã Đại Đồng Thành, Thị trấn Hồ, những người dân địa phương đã tận tình cung cấp tài liệu, trao đổi các thông tin liên quan đến tình hình của địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành nội dung của luận văn một cách tốt nhất. ii
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH....................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .........................................................................................................4 1.1 Cơ sở lý luận về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải rắn sinh hoạt .4 1.1.1 Chất thải đặc điểm và phân loại chất thải ............................................4 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........8 1.1.3 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........11 1.1.4 Nội dung công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............................. 11 1.1.5 Những tiêu chí đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...12 1.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt...................................................................................................................13 1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........................................14 1.2.1 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế giới .............................................................................................................14 1.2.1.1. Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt ...............................................14 1.2.2 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam ................20 1.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Thuận Thành ..................................................................................................26 1.3 Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài ........................ 26 Kết luận Chương 1 ......................................................................................................30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH ..............31 2.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ...........................................................................................................31 2.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................31 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................33 2.2 Tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành .................35 2.3 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành ...........................................................................................................36 iii
  4. 2.3.1 Hệ thống các cơ sở pháp lý và chính sách trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành ................................................ 36 2.3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ......................................................................... 36 2.3.3 Công tác lập kế hoạch quản lý chất thải rắn ...................................... 37 2.3.4 Công tác tổ chức thực hiện ................................................................... 38 2.3.5 Công tác kiểm tra giám sát ................................................................... 41 2.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành ............................................................................................... 42 2.4.1 Kết quả đạt được ................................................................................... 42 2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại ...................................................................... 52 2.4.3 Nguyên nhân những tồn tại .................................................................. 57 Kết luận Chương 2 ...................................................................................................... 61 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH .......................... 62 3.1 Định hướng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới ........ 62 3.1.1 Định hướng của nhà nước về quản lý chất thải rắn sinh hoạt .......... 62 3.1.2 Định hướng của tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Thuận Thành nói riêng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ........................... 68 3.2 Những cơ hội và thách thức đối với quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Thuận Thành ............................................................................................... 69 3.2.1 Những cơ hội .......................................................................................... 69 3.2.2 Những thách thức .................................................................................. 69 3.3 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành ......................................................... 70 3.3.1 Giải pháp tăng cường thể chế chính sách nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................... 70 3.3.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả trong công tác phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt......................................................................... 71 3.3.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và chính quyền địa phương về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt .......................................................................................................... 81 Kết luận Chương 3 ...................................................................................................... 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 87 iv
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2. 1. Bản đồ khu vực huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh .................................31 Hình 2. 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về CTR trên địa bàn huyện Thuận Thành ............................................................................................................................. 37 Hình 2. 3. Sơ đồ quy trình thu gom vận chuyển rác từ các khu dân cư đến khu xử lý rác thải tập trung của huyện........................................................................................... 38 Hình 2. 4. Một số các công cụ thu gom, lưu trữ rác thải của các hộ gia đình trên địa bàn huyện ....................................................................................................................... 40 Hình 2. 5. Xe thu gom rác tại các xã/thị trấn của huyện ...............................................41 Hình 2. 6. Nhà máy xử lý CTR của huyện Thuận Thành ..............................................41 Hình 2. 7. Một số hình ảnh hoạt động của nhà máy trên camera kiểm soát .................42 Hình 2. 8. Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của người dân được phỏng vấn về công tác thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành ..................................................49 Hình 2. 9. Biểu đồ thể hiện sự sẵn lòng của người dân trong việc phân loại CTR sinh hoạt tại nhà..................................................................................................................... 51 Hình 2. 10. Một số hình ảnh về công tác tham vấn của tác giả .....................................52 Hình 2. 11. Rác thải vứt bừa bãi, gây mất vệ sinh môi trường tại một điểm tập kết rác thải hiện nay và bãi rác cũ trên địa bàn xã Đại Đồng Thành và xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành .......................................................................................................53 Hình 2. 12. Ống khói của nhà máy xử lý CTR sinh hoạt của huyện Thuận Thành ......56 Hình 3. 1. Phân loại phân xanh và phân nâu………………………………………….76 Hình 3. 2. Các loại thực phẩm nên và không nên khi làm phân hữu cơ tại nhà ............77 Hình 3. 3. Hình ảnh phân xanh và phân nâu trộn chung ...............................................77 v
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại bãi chôn lấp của một số địa phương năm 2009-2010 ................................................................................................................ 9 Bảng 1. 2. Quy định về phân loại rác và địa điểm đổ rác ở Nhật Bản .......................... 15 Bảng 2. 1. Tình trạng các xe thu gom rác tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện 39 Bảng 2. 2. Bảng tổng hợp thông tin chung của những người được phỏng vấn ............ 45 Bảng 2. 3. Tổng hợp các câu trả lời về rác thải và công tác thu gom của những người được phỏng vấn ............................................................................................................. 46 Bảng 2. 4. Tổng hợp đánh giá về mức độ hài lòng đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại huyện Thuận Thành .................................................. 48 vi
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTC - Bộ Tài chính BTNMT - Bộ tài nguyên và Môi trường BXD - Bộ xây dựng CP - Chính phủ CTNH - Chất thải nguy hại CTR - Chất thải rắn GPS - Hệ thống định vị toàn cầu HĐND - Hội đồng nhân dân KH - Kế hoạch MTV - Một thành viên NĐ - Nghị định QCVN - Quy chuẩn Việt Nam QH - Quốc hội UBND - Ủy ban nhân dân TCXDVN - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TL - Tỉnh lộ TNHH - Trách nhiệm hữu hạn TT - Thông tư TTLT - Thông tư liên tịch VSMT - Vệ sinh môi trường vii
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nền kinh tế càng phát triển thì đời sống vật chất của con người càng được nâng cao, song song với đó là việc hình thành một xã hội tiêu dùng. Và hệ quả của xã hội tiêu dùng là phát sinh ngày càng nhiều rác thải sinh hoạt và công nghiệp với thành phần ngày càng đa dạng, phức tạp, khó phân hủy và khó xử lý. Song do ý thức của người dân chưa cao và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều yếu kém nên rác thải có ở khắp nơi. Ngoài ra thì công nghệ xử lý còn lạc hậu, hầu hết là chôn lấp. Ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ chôn lấp lên đến 80-90%, còn ở châu Âu tỷ lệ chôn lấp chỉ khoảng 10-15%. Như vậy khi chính sách chưa thực sự tốt, thì công tác quản lý chất chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương sẽ trở thành một vấn đề lớn, hiện hữu hàng ngày trong đời sống của từng người dân và ảnh hưởng tới bộ mặt mỗi làng quê và đô thị Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam nói chung CTR sinh hoạt gia tăng nhanh chóng về khối lượng, đa dạng về thành phần và chưa được phân loại tại nguồn, gây khó khăn cho các công tác xử lý và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống. Năm 2016, theo báo cáo của Cục hạ tầng – Bộ xây dựng thì: Tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại Việt Nam khoảng 38.000 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom và xử lý CTR sinh hoạt trung bình đạt khoảng 85%. Tại Đức trong khuôn khổ quản lý chất thải có tương lai hay bền vững đã ban hành hệ thống phân cấp chất thải theo chỉ thị khung về chất thải rắn để từ đó huy động toàn bộ nền kinh tế quốc dân định hướng phát triển theo. Đó là tránh phát thải, tái sử dụng, xử lý về vật chất, xử lý khác và tiêu hủy. Như vậy mọi nguồn thải trong tương lai phải dựa vào đó để định hướng 18. Thuận Thành là một huyện phía nam của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 km về phía tây nam. Dù là một huyện nông thôn nhưng quá trình đô thị hóa tại đây đã và đang diễn ra nhanh chóng. Rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều và để lại 1
  9. nhiều hệ quả nghiêm trọng tại hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Theo thống kê năm 2016 tổng khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom được trên địa bàn huyện Thuận Thành trung bình mỗi ngày là 126,62 tấn, tỷ lệ thu gom đạt 100%. Tuy nhiên thực tế trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt có rất nhiều vấn đề cần xem xét. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đối với sự trong lành của môi trường sống và cảnh quan tại địa phương. Trong những năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện các biện pháp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện. Do đó học viên lựa chọn đề tài: “Tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh" làm đề tài tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan tới công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: từ năm 2015-2018 Phạm vi về không gian: Đề tài thực nghiên cứu trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống hóa; phương pháp nghiên cứu hệ thống các văn bản 2
  10. pháp quy; phương pháp điều tra thu thập số liệu; phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích so sánh và một số phương pháp nghiên cứu kết hợp khác. 3
  11. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 1.1 Cơ sở lý luận về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải rắn sinh hoạt 1.1.1 Chất thải đặc điểm và phân loại chất thải 1.1.1.1 Định nghĩa về chất thải và chất thải rắn Chất thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng. Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học định nghĩa “Chất thải là rác và những đồ vật bị bỏ đi nói chung”. Dưới góc độ pháp lý, chất thải được định nghĩa tại khoản 12 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 như sau: Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa 14; 1.1.1.2 Một số tính chất cơ bản của chất thải rắn 14 Những tính chất quan trọng nhất của CTR đô thị là khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước, cấp phối hạt khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của CTR. Trong đó, khối lượng riêng và độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý CTR đô thị. Khối lượng riêng Khối lượng riêng được hiểu là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Khối lượng riêng của CTR thay đổi tùy thuộc vào trạng thái của chúng như: xốp, chứa trong các thùng chứa, không nén, nén...Khối lượng riêng của CTR thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải... Độ ẩm 4
  12. Độ ẩm của CTR thường được xác định bằng một trong hai phương pháp sau: Phương pháp khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô của CTR. - Theo phương pháp khối lượng ướt: độ ẩm tính theo khối lượng ướt của vật liệu là khối lượng nước có trong 100kg rác ướt. - Theo phương pháp khối lượng khô: độ ẩm tính theo khối lượng khô của vật liệu là khối lượng nước có trong 100kg rác khô. Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý CTR. Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau: 𝑤−𝑑 a = (1-1) 𝑤 Trong đó: a – độ ẩm, % khối lượng; w – khối lượng mẫu ban đầu, kg; d – khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 1050C, kg. Kích thước hạt Kích thước và cấp phối hạt của các thành phần trong CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán và thiết kế phương tiện cơ khí trong thu hồi vật liệu, đặc biệt là sàng lọc, phân loại CTR bằng máy hoặc bằng phương pháp từ. Kích thước của từng thành phần CTR có thể được xác định bằng một hoặc nhiều phương pháp sau đây: Sc = l (1-2) l+w Sc = (1-3) 2 l+w+h Sc = (1-4) 3 Trong đó: Sc – kích thước trung bình của các thành phần; l – chiều dài, mm; w – chiều rộng, mm; 5
  13. h – chiều cao, mm. Khi sử dụng phương pháp khác nhau thì kết quả sẽ có sự sai lệch. Do đó, tùy thuộc vào hình dáng, kích thước của CTR mà ta lựa chọn phương pháp đo lường cho phù hợp. Khả năng giữ nước thực tế Khả năng giữ nước thực tế là toàn bộ khối lượng nước có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của CTR là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán, xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác. Nước đi vào mẫu CTR vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò rỉ. Khả năng giữ nước thực tế thay đổi tùy vào lực nén và trạng thái phân hủy của CTR. Khả năng giữ nước của hỗn hợp CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mai dao động trong khoảng từ 50 – 60%. Độ thấm (tính thấm) của chất thải rắn đã được nén Tính dẫn nước của CTR đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng, chi phối và điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm) và chất khí bên trong bãi rác. Hệ số thấm được tính như sau:   K = Cd2 = k (1-5) µ µ Trong đó: K – hệ số thấm, m2/s; C – hằng số không thứ nguyên; d – kích thước trung bình của các lỗ rỗng trong rác, m;  – trọng lượng riêng của nước, kg. m2/s; µ – độ nhớt động học của nước, Pa.s; k – độ thấm riêng, m2. Độ thấm riêng k = Cd2 phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của CTR bao gồm: sự phân bố kích thước các lỗ rỗng, bề mặt riêng, tính góc cạnh, độ rỗng. a) Phân loại chất thải 6
  14. Chất thải tồn tại trong thực tế rất đa dạng và phong phú. Việc phân loại chất thải tuỳ thuộc vào tiêu chí khác nhau mà có những loại chất thải tương ứng. - Nếu dựa vào dạng tồn tại của chất thải thì có thể chia chất thải thành chất thải tồn tại dưới dạng rắn (chất thải rắn), lỏng (chất thải lỏng), khí (khí thải); - Nếu dựa vào độ độc hại của chất thải thì có chất thải nguy hại. Theo Điều 13, Khoản 13 của Luật bảo vệ môi trường 2014 thì chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. - Nếu dựa vào địa điểm sản sinh chất thải thì có chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp ... Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 38/2015 ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, chất thải rắn, lỏng, khí… được hiểu như sau: 1. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. 2. Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại. 3. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. 4. Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 5. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. 6. Sản phẩm thải lỏng là sản phẩm, dung dịch, vật liệu ở trạng thái lỏng đã hết hạn sử dụng hoặc được thải ra từ quá trình sử dụng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Trường hợp sản phẩm thải lỏng được thải cùng nước thải thì gọi chung là nước thải. 7
  15. 7. Nguồn tiếp nhận nước thải là nơi nước thải được xả vào, bao gồm: Hệ thống thoát nước, sông, suối, khe, rạch, kênh, mương, hồ, ao, đầm, vùng nước biển ven bờ, vùng biển và nguồn tiếp nhận khác. 8. Khí thải công nghiệp là chất thải tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi phát sinh từ hoạt động sản xuất, dịch vụ công nghiệp. Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn thì: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và quản lý chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp không đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được của các nguyên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Sự không đồng nhất này tạo ra một số đặc tính khác biệt trong thành phần của rác thải sinh hoạt. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy: Rác thải của hộ gia đình có thu nhập cao khác với rác thải của hộ có thu nhập thấp. Rác thải hộ thành thị khác rác thải hộ nông thôn. Theo Nguyễn Trung Dũng (2013) có bốn nhóm yếu tố điều chỉnh việc phát thải cũng như quản lý chất thải rắn gồm: (i) Con người (mức sống, sức khỏe, giáo dục và nhận thức); (ii) Kinh tế (điều kiện kinh tế - xã hội, việc thu lợi từ rác); (iii) Chính sách quốc gia bảo vệ môi trường và (iv) Thể chế (cơ sở pháp lý), uy tín và lợi nhuận trong kinh doanh, nghiên cứu khoa học. Ở các nước phát triển tỷ lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt thường chỉ chiếm 35-40%, còn ở Việt Nam tỷ lệ hữu cơ cao hơn rất nhiều từ 55-65%. Trong thành phần rác thải sinh hoạt còn có các cấu tử phi hữu cơ (kim loại, thủy tinh, rác xây dựng…) chiếm khoảng 12-15%. Phần còn lại là các cấu tử khác (Nguyễn Xuân Thành, 2011). 8
  16. Bảng 1. 1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại bãi chôn lấp của một số địa phương năm 2009-2010 Hải Hải Đà Bắc Hà Nội Hà Nội Huế HCM HCM Loại chất Phòng Phòng Nẵng Ninh TT (Nam (Xuân (Thủy (Đa (Phước thải (Tràng (Đình (Khánh (TT Sơn) Sơn) Phương) Phước) Hiệp) Cát) Vũ) Hòa) Hồ) 1 Rác hữu cơ 53,81 60,79 55,18 57,56 77,1 68,47 64,50 62,83 56,90 2 Giấy 6,53 5,38 4,54 5,42 1,92 5,07 8,17 6,05 3,73 3 Vải 5,82 1,76 4,57 5,12 2,89 1,55 3,88 2,09 1,07 4 Gỗ 2,51 6,63 4,93 3,70 0,59 2,79 4,59 4,18 – 5 Nhựa 13,57 8,35 14,34 11,28 12,47 11,36 12,42 15,96 9,65 6 Da và cao su 0,15 0,22 1,05 1,90 0,28 0,23 0,44 0,93 0,20 7 Kim loại 0,87 0,25 0,47 0,25 0,40 1,45 0,36 0,59 – 8 Thủy tinh 1,87 5,07 1,69 1,35 0,39 0,14 0,40 0,86 0,58 9 Sành sứ 0,39 1,26 1,27 0,44 0,79 0,79 0,24 1,27 – 10 Đất và cát 6,29 5,44 3,08 2,96 1,70 6,75 1,39 2,28 27,85 11 Xỉ than 3,10 2,34 5,70 6,06 – 0,00 0,44 0,39 – 12 Nguy hại 0,17 0,82 0,05 0,05 – 0,02 0,12 0,05 0,07 13 Bùn 4,34 1,63 2,29 2,75 1,46 1,35 2,92 1,89 – Các loại 14 0,58 0,05 1,14 1,14 – 0,03 0,14 0,04 – khác 15 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Việt Nam, Jica, 3/2011 và Báo cáo Dự án Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã, 2006- 2008. Về công tác quản lý CTR sinh hoạt nói riêng cũng tương tự như các công tác quản lý CTR khác. Quản lý CTR sinh hoạt bao gồm các công tác chính là thu gom, trung chuyển và vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt 14. Trong đó công tác thu gom CTR sinh hoạt là quá trình thu nhặt rác thải từ các hộ dân, các công sở, nhà hàng hay từ các nguồn phát sinh khác, đưa chúng lên xe và vận chuyển đến điểm trung chuyển, trạm xử lý hay bãi chôn lấp CTR. Thu gom CTR sinh hoạt trong khu dân cư tại đô thị hay nông thôn đều là vấn đề khó khăn và phức tạp, bởi vì CTR phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại, đường phố, công viên…CTR sinh hoạt phát sinh phân tán và khối lượng CTR sinh hoạt ngày càng tăng lên làm tăng chi phí thu gom do chi phí cho nhiên liệu và nhân công tăng cao. 9
  17. Trong tổng số tiền chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và đổ bỏ CTR, chi phí cho công tác thu gom chiếm khoảng 50-60% tổng chi phí. Thu gom không chỉ là việc thu nhặt các loại CTR từ nguồn phát sinh khác nhau mà còn bao gồm cả công tác vận chuyển CTR đến xe thu gom rác có thể đến và vận chuyển CTR đến nơi xử lý. Hiện nay, hệ thống dịch vụ thu gom có thể chia ra làm hai loại: hệ thống dịch vụ thu gom chất thải chưa phân loại tại nguồn và hệ thống dịch vụ thu gom chất thải đã được phân loại tại nguồn; Trung chuyển là hoạt động mà trong đó CTR từ các xe thu gom nhỏ được chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển CTR trên một đoạn đường khá xa tới bãi chôn lấp hoặc khu xử lý. Xử lý CTR là một hoạt động không thể thiếu và chiếm vai trò quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tổng hợp CTR sau hàng loạt các hoạt động giảm thiểu tại nguồn, thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải. Do đó, việc lựa chọn phương án xử lý phù hợp là một yếu tố quyết định sự thành công của công tác quản lý chất thải. Đối với CTR sinh hoạt, ở các nước tiên tiến chủ yếu sử dụng công nghệ xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt và công nghệ sản xuất phân hữu cơ và một phần sử dụng công nghệ chôn lấp. Quá trình chế biến phân hữu cơ là quá trình chuyển hóa các thành phần hữu cơ trong CTR đô thị thành chất mùn ổn định nhờ hoạt động của các vi sinh vật. Xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển hóa chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro…đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Chôn lấp là hành động đổ chất thải vào khu đất đã được chuẩn bị trước. Quá trình chôn lấp bao gồm cả công tác giám sát chất thải chuyển đến, thải bỏ, ép nén chất thải và lắp đặt thiết bị giám sát chất lượng môi trường xung quanh. Theo đánh giá thì chôn lấp là phương pháp loại bỏ chất thải kinh tế nhất và chấp nhận được về mặt môi trường. 10
  18. 1.1.3 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2016; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24/04/2015 Về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn; Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày ngày 12/12/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn; Thông tư số 108/2003/TT-BTC ngày ngày 07/11/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn phát triển hỗ trợ chính thức (ODA); Thông tư số 08/2008/TT-BTC ngày ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 108/2003/TT-BTC ngày ngày 07/11/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn phát triển hỗ trợ chính thức (ODA); Thông tư liên tịch của bộ khoa học công nghệ và môi trường – Bộ xây dựng số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn; Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 hướng dẫn một số điều của nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN - 261:2001; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: QCVN61-MT: 2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. 1.1.4 Nội dung công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng bao gồm 11
  19. các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người 14: Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý. Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng. Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác về sau. Tái sử dụng chất thải được hiểu là có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học. Tái chế chất thải thực chất là lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới. 1.1.5 Những tiêu chí đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Hoạt động thu gom: Thu gom được hết CTR sinh hoạt phát sinh hay không? Trang thiết bị, xe thu gom rác trong khu dân cư có đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường hay không? Công nhân thu gom có được trang bị các trang phục bảo hộ lao động cần thiết như: khẩu trang chuyên dụng, găng tay, ủng... hay không? 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2