intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An Đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- PHAN THỊ ANH TIÊN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 05 năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- PHAN THỊ ANH TIÊN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN QUỐC TUẤN Long An, tháng 05 năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Phan Thị Anh Tiên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy (Cô) Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong thời gian học tập tại Trường theo chương trình Cao học. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Trần Quốc Tuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho tác giả nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đến lúc hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Sau Đại Học đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị đang công tác tại Vietcombank Long An đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn. Sau cùng, tác giả cảm ơn tất cả các giảng viên của Phòng SĐH&QHQT trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình truyền đạt những kiến thức cần thiết, cảm ơn tất cả các bạn lớp cao học Tài Chính – Ngân Hàng, khoá 2 đã đồng hành cùng tác giả trong suốt 2 năm học tập. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy (Cô) và các anh chị học viên./. Học viên thực hiện luận văn Phan Thị Anh Tiên
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Luận văn này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng tín dụng tiêu dùng và đề xuất giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An thời gian tới. Qua đó cải tiến kịp thời những hạn chế để không ngừng phát triển tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh trong tương lai, đồng thời mang kiến thức thực tế vận dụng vào thực tế. Kết quả nghiên cứu đã: Thứ nhất, hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại; Thứ hai, phân tích một cách chi tiết thực trạng tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An giai đoạn 2017 – 2019. Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân tại Vietcombank Long An; Thứ ba, đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An thời gian tới. Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung quan tâm của nhiều người, đặc biệt đối với những ai luôn quan tâm về phát triển tín dụng tiêu dùng ở các ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, đây chỉ là những ý kiến, giải pháp và kiến nghị tương đối cụ thể được rút ra từ quá trình nghiên cứu của tác giả nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Từ đó, tác giả rất mong nhận được ý kiến tham gia đóng góp, chỉnh sửa từ quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn./.
  6. iv ABSTRACT This thesis is designed to analyze the current situation of consumer lending and propose solutions for developing consumer loans at Vietcombank Long An in the coming time. Thereby improving promptly the restrictions to constantly develop consumer credit in the future, and bring practical knowledge to apply in practice. Research results have: Firstly, specifically systematize basic theoretical issues about consumer lending development of commercial banks; Secondly, analyzing in detail the situation of consumer lending at Vietcombank Long An in the period of 2017 - 2019. Thereby, showing the achieved results, limitations and causes at Vietcombank Long An; Thirdly, offering some solutions to develop consumer lending activities at Vietcombank Long An in the coming time. This is not a new topic but is the content of concern for many people, especially for those who are always interested in developing consumer loans in banks today. However, these are only relatively specific ideas, solutions and recommendations drawn from the author's research process, so certain limitations cannot be avoided. From there, the author is looking forward to receiving comments and suggestions from teachers to improve the thesis./.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... .ii NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................ iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................... .v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... .viii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU .................................................................................. ...ix DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. …x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN TÍN DỤNG, TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................ 3 1.1. Lý luận về tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại ............................. 3 1.1.1. Khái niệm tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại ......................... 3 1.1.2. Đặc điểm tín dụng tiêu dùng ....................................................................... 3 1.1.3. Nguyên tắc và điều kiện tín dụng tiêu dùng ............................................. . 5 1.1.4. Quy trình tín dụng tiêu dùng ..................................................................... 7 1.1.5. Các hình thức tín dụng tiêu dùng .............................................................. 9 1.1.6. Sự cần thiết của việc phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng .................. 13 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng .......... 14 1.2.1. Nhân tố chủ quan ..................................................................................... 14 1.2.2. Nhân tố khách quan .................................................................................. 16
  8. vi KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 19 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 20 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN ............. 20 2.1. Quá trình hình thành và phát triển cuả Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An............................................... 20 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ từng đơn vị ................................ 21 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................. 25 2.2. Thực trạng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An.......................................................... 29 2.2.1. Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng ...................................... 29 2.2.2. Quy trình tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng ............................................. 31 2.2.3. Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng ........................... 32 2.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An ..................................... 39 2.3.1. Những mặt đạt được ................................................................................. 39 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ........................................................ 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 43 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 44 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN ................................................................................................................... 44 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và mục tiêu thực hiện của Chi nhánh Long An .................................................................................................................................................... 4 3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh .......................................... 44 3.1.2. Mục tiêu thực hiện tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh Long An .............. 45 3.2. Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An............................................... 45 3.2.1. Đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm tín dụng tiêu dùng .................................. 46
  9. vii 3.2.2. Tuân thủ quy trình tín dụng tiêu dùng ....................................................... 49 3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng mảng tín dụng tiêu dùng ...... 50 3.2.4. Nâng cao chất lượng phục vụ đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng ....... 54 3.2.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với tín dụng tiêu dùng .................... 55 3.3. Một số kiến nghị đối với ngân hàng thương mạicổ phần Ngoại thương Việt Nam.. ................................................................................................................... 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 57 KẾT LUẬN ............................................................................................................... .58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... .59
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung diễn giải BĐS Bất động sản CBTD Cán bộ tín dụng CN Chi nhánh CSSPBL Chính sách sản phẩm bán lẻ CSTD Chính sách tín dụng DN Doanh nghiệp GTCG Giấy tờ có giá HĐTD Hợp đồng tín dụng HTX Hợp tác xã KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TDTD Tín dụng tiêu dùng TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSĐB Tài sản đảm bảo Vietcombank Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Long An Trade of Vietnam – Branch Long An Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An
  11. ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Thứ tự Tên bảng Trang Cơ cấu vốn huy động của Vietcombank Long An giai đoạn Bảng 2.1 25 2017 – 2019 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Vietcombank Long An Bảng 2.2 27 giai đoạn 2017 – 2019 Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank Long An Bảng 2.3 27 giai đoạn 2017 – 2019 Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo sản phẩm tại Bảng 2.4 29 Vietcombank Long An giai đoạn 2017 – 2019 Dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An giai đoạn Bảng 2.5 33 2017 – 2019 Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo kỳ hạn tại Vietcombank Bảng 2.6 35 Long An giai đoạn 2017 – 2019 Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo tài sản đảm bảo tại Bảng 2.7 35 Vietcombank Long An giai đoạn 2017 – 2019 Thu lãi từ hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long Bảng 2.8 36 An giai đoạn 2017 – 2019 Bảng 2.9 Nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An 37 Tỷ lệ nợ xấu tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An giai Bảng 2.10 38 đoạn 2017 – 2019 Vòng quay vốn tín dụng tại Vietcombank Long An giai đoạn Bảng 2.11 38 2017 – 2019
  12. x DANH MỤC HÌNH VẼ Thứ tự Tên hình vẽ Trang Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Vietcombank Long An 22 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Long An giai Hình 2.2 28 đoạn 2017 – 2019 Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo sản phẩm tại Vietcombank Hình 2.3 30 Long An giai đoạn 2017 – 2019 Doanh số tín dụng tiêu dùng của Vietcombank Long An giai Hình 2.4 34 đoạn 2017 – 2019
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trên thực tế, tình hình phát triển kinh tế của địa bàn tỉnh Long An đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó là nhu cầu vay tiêu dùng của người dân cũng gia tăng. Sự phát triển của nền kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân nhất thiết phải có sự hỗ trợ của các ngân hàng. Bởi vậy, tín dụng tiêu dùng là một thị trường tiềm năng đối với các ngân hàng nói chung và Vietcombank Long An nói riêng. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An, thị phần dư nợ tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ khá thấp: trung bình dưới 10%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng tiêu dùng của chi nhánh vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng như nhu cầu vay của khách hàng. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi mỗi ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung phải đa dạng hoá các nghiệp vụ vì nó góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy cho việc thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ, tạo ra công ăn việc làm cho đại bộ phận dân cư trong nền kinh tế của đất nước, tạo thu nhập cao hơn và nâng cao đời sống cho dân chúng. Về phía ngân hàng, hoạt động này sẽ giúp họ nhận thức được phần lớn số vốn từ phía dân cư, không chỉ ở tầng lớp có thu nhập cao mà còn ở bộ phận dân cư có thu nhập thấp, tạo cơ hội cho khách hàng có được tiện ích tiêu dùng trước khi có đủ điều kiện tích luỹ tiền để sở hữu chúng. Trước bối cảnh đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ với khu vực khách hàng vay tiêu dùng tại địa bàn. Do đó, việc tìm hiểu thực trạng cho vay tiêu dùng của chi nhánh và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển tín dụng tiêu dùng là rất cần thiết. Từ những phân tích trên tác giả chọn đề tài: “Phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Long An” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ kinh tế của mình với mong muốn góp phần đưa ra những giải pháp để phát triển tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An.
  14. 2 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng tiêu dùng và đề xuất giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An - Đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng tín dụng tiêu dùng của Vietcombank Long An từ năm 2017 – 2019 như thế nào? Câu hỏi 2: Giải pháp nào cần được thực hiện nhằm phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An giai đoạn 2020 - 2025? 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là tín dụng tiêu dùng tại NHTM và thực tiễn tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về không gian: Tại Vietcombank Long An. Về thời gian: từ năm 2017 đến 2019. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp định tính. Thông qua các lý luận kinh tế một cách khoa học được tổng hợp trong phần cơ sở lý luận - tổng quan hệ thống tín dụng tiêu dùng kết hợp với các chính sách, chủ trương, quy định kinh doanh ngân hàng của nhà nước, các tài liệu liên quan ngành ngân hàng… từ đó so sánh, đánh giá, nhận xét và đề ra giải pháp phát triển hệ thống tín dụng tiêu dùng tại Vietcombank Long An.
  15. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Lý luận về tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại Trước hết, có thể nói TDTD là một trong những hình thức cho vay của NH dành cho KH. Vậy để có thể hiểu một cách rõ ràng về TDTD, ta cần phải hiểu rõ khái niệm về cho vay ở ngân hàng là gì? Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao hàng cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” [18] Như vậy, dựa trên cơ sở khái niệm cho vay ta có thể hiểu TDTD là: “Nghiệp vụ cho vay trong đó NHTM giao và cam kết giao cho cá nhân sử dụng vốn nhất định trên nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định, nhằm giúp cho người khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng. Đồng thời, tạo mọi điều kiện cho họ hưởng thụ một mức sống cao hơn trước khi họ có khả năng chi trả.” 1.1.2. Đặc điểm tín dụng tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng nằm trong danh mục cho vay của NH, nên nhìn chung nó mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động cho vay nói chung. Bên cạnh đó, TDTD còn có những đặc điểm riêng. Cụ thể như sau: Một là, quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn nên khi KH có nhu cầu mua sắm hàng hóa để tiêu dùng, họ thường có xu hướng tiết kiệm từ trước. Họ chỉ tìm đến ngân hàng để bù đắp phần thiếu hụt tạm thời. Vì vậy, khi nền kinh tế xã hội phát triển, thu nhập của người dân sẽ tăng lên; do đó nhu cầu hưởng thụ của họ cũng tăng theo. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định thì khoản
  16. 4 thu nhập tích lũy của họ chưa đủ đáp ứng khoản chi mà họ đang cần nên lúc này họ sẽ tìm đến ngân hàng xin vay. Hai là, thường có chi phí cao nên TDTD là một trong những khoản mục cho vay có chi phí cao nhất trong danh mục cho vay của NH. Do các khoản vay tiêu dùng có quy mô nhỏ song số lượng các khoản vay nhiều nên chi phí các khoản vay như lập hồ sơ, thẩm định cao. Mặc khác, KH đến vay tiêu dùng tại NH là các cá nhân, hộ gia đình nên việc thu thập thông tin gặp rất nhiều khó khăn, khó đảm bảo tính chính xác. Vì vậy, việc ra quyết định cấp tín dụng như thanh tra, kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ thường gây tốn kém nhiều chi phí của ngân hàng. Ba là, thường có độ rủi ro cao nên hoạt động TDTD của ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan cũng như chủ quan, vì vậy TDTD là hoạt động chứa nhiều rủi ro gồm: - Các yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế. Khi các nguyên nhân kể trên tác động vào thì nguồn thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng, dẫn đến việc trả nợ gặp nhiều khó khăn. Và khi nền kinh tế hưng thịnh thì nhu cầu tiêu dùng tăng lên nhưng khi nền kinh tế suy thoái thì người dân lại hạn chế chi tiêu, tăng cường tích lũy, đồng thời thu nhập của cá nhân, hộ gia đình giảm sút, ảnh hưởng đến việc trả nợ vay cho NH. - Ngoài các yếu tố khách quan thì TDTD còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan từ phía khách hàng. Thường chất lượng các thông tin tín dụng mà KH cung cấp rất khó xác thực. Nguồn trả nợ có khả năng thay đổi nhanh chóng khi người vay thay đổi nơi làm việc, thay đổi vị trí công việc hoặc có sự thay đổi về sức khỏe và một số khách hàng còn cố tình kéo dài việc trả nợ khi đến hạn, từ đó dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên và có thể thấy hoạt động TDTD là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Bốn là, kém nhạy cảm với lãi suất nên về cơ bản đối tượng TDTD họ thường chỉ quan tâm đến số tiền hàng tháng hoặc hàng quý họ phải trả cho ngân hàng hơn là lãi suất mà ngân hàng áp dụng. Năm là, lãi suất tín dụng tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại nên lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay của ngân hàng trong thời
  17. 5 gian nhất định. Lãi suất thường phụ thuộc vào độ rủi ro của các khoản vay nên rủi ro càng lớn thì lãi suất càng cao. Sáu là, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tiêu dùng lớn nên các khoản TDTD thường nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu mang tính cấp bách của KH và họ luôn muốn sở hữu hay sử dụng dịch vụ ngay trong hiện tại. Hơn nữa, thời hạn của khoản vay này không dài nên khách hàng chấp nhận mức lãi suất cao. Bảy là, nguồn trả nợ từ thu nhập hàng tháng của khách hàng thường phải có tài sản đảm bảo do người vay không sử dụng tiền vay vào các hoạt động kinh doanh và không tạo ra nguồn trả nợ trực tiếp cho NH nên việc trả nợ của KH phụ thuộc vào nguồn thu nhập hàng tháng của KH. Sự kiểm soát nguồn thu của NH thường gặp nhiều khó khăn nên để bớt hạn chế rủi ro trong hầu hết các khoản TDTD, ngân hàng đều yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm bằng tài sản để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay cho ngân hàng. [1] 1.1.3. Nguyên tắc và điều kiện tín dụng tiêu dùng 1.1.3.1. Nguyên tắc chung trong tín dụng tiêu dùng Thứ nhất, tiền vay phải sử dụng đúng mục đích vì theo nguyên tắc mục đích sử dụng vốn phải được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn như sau: + Về phía ngân hàng có thể từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn nếu như bên đi vay không sử dụng đúng mục đích đã định. Việc sử dụng tiền vay sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn nhiều rủi ro lớn cho NH. Do đó, khi cho vay, NH buộc bên vay phải tuân thủ nguyên tắc này và trong suốt thời gian vay vốn NH sẽ thường xuyên giám sát, kiểm tra hành động của bên vay. Việc KH sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí, thậm chí nếu KH sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp thì tài sản đó sẽ bị tịch thu, tiêu hủy. Ngược lại, nếu sử dụng vốn đúng mục đích thì sẽ giúp cho ngân hàng có cơ sở để thẩm định ra và đưa ra quyết định cho vay. + Về phía khách hàng việc sử dụng vốn vay đúng mục đích mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, nâng cao chất lượng cuộc sống của KH vay vốn, đồng thời giúp KH đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay cho NH. Từ đó, nâng cao uy tín của KH đối với NH và củng cố mối quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này.
  18. 6 Thứ hai, tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi vì đó là nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà NH sử dụng để cho vay. Đại đa số mà NH sử dụng để cho vay là vốn huy động từ KH gửi tiền. Do đó, sau khi cho vay trong một thời gian nhất định, KH vay tiền phải hoàn trả lại để NH chi trả cho KH gửi tiền. Hơn nữa, tiền lãi thu được từ hoạt động TDTD là thu nhập của ngân hàng, là cơ sở giúp NH trang trải các khoản chi phí và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Phương thức hoàn trả gốc và lãi cũng như thời gian được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn, nên bất cứ sự chậm trễ nào trong việc hoàn trả gốc và lãi; không đảm bảo đủ số lượng đều là vi phạm hợp đồng tín dụng và ngân hàng có quyền chấm dứt hợp đồng và sử dụng các biện pháp thu hồi nợ. [1] 1.1.3.2. Điều kiện tín dụng tiêu dùng Điều kiện TDTD là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để làm căn cứ xét, quyết định cấp vốn. Khách hàng chỉ có thể vay vốn của ngân hàng khi họ thỏa mãn tất cả các điều kiện vay vốn như sau: Thứ nhất, khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý: Quan hệ giữa KH và NH là quan hệ được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, nó phải được lập trên cở sở quy định của pháp luật. Do đó, các chủ thể tham gia quan hệ phải có đủ tư cách pháp lý. Ngoài ra, trong quan hệ vay mượn còn phát sinh sự chuyển giao và giao dịch về tài sản nên cần có sự xác nhận của các bên tham gia theo đúng quy định của pháp luật (Quy định tại Điều 16 - Theo Luật số 91/2017/QH13, ở Hà Nội, ngày 24/11/2017 của Bộ Luật dân sự nói về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân). Thứ hai, vốn vay phải được sử dụng hợp pháp: Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp tức là không vi phạm pháp luật và mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với nguyên tắc sử dụng vốn mà các cá nhân, hộ gia đình đã cam kết. Vì vậy, khi KH sử dụng vốn bất hợp pháp thì các tài sản đó sẽ bị phong tỏa hoặc bị tịch thu; từ đó ảnh tới khả năng hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng. Ngoài ra, khi vốn vay sử dụng bất hợp pháp thì thì tư cách pháp nhân của khách hàng có thể bị mất đi và nó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ tín dụng hợp pháp giữa ngân hàng với khách hàng.
  19. 7 Thứ ba, khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn đã cam kết: Nghĩa là KH chứng minh được nguồn thu nhập ổn định của cuộc sống, đảm bảo KH có đủ cơ sở vững chắc về tài chính để thực hiện được cam kết hoàn trả tiền vay đúng hạn. Thứ tư, khách hàng phải có phương án, dự án phục vụ đời sống khả thi: Vì bản chất của NHTM là tổ chức kinh doanh; trong đó, việc cho vay phải đảm bảo các nguyên tắc sinh lời cơ bản nên dự án hay phương án mà NH tài trợ vốn phải đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống của khách hàng. Đồng thời duy trì cuộc sống ổn định, giúp khách hàng yên tâm lao động tạo nguồn thu và trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo cam kết với ngân hàng. Thứ năm, khách hàng phải thực hiện đảm bảo nợ vay đúng quy định nên NHTM thường quan tâm đến vấn đề này vì: Đảm bảo tiền vay là công cụ bảo đảm công việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của khách hàng trong quan hệ vay vốn. Đảm bảo tiền vay cung cấp nguồn thanh toán “thứ hai” cho NHTM (trong trường hợp KH không trả được khoản vay). Do nguồn trả nợ từ thu nhập hàng tháng của KH có nhiều rủi ro, không đảm bảo KH có thể trả đủ nợ gốc và lãi; nên để hạn chế, NH yêu cầu KH đi vay vốn phải có tài sản để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho NH. 1.1.4. Quy trình tín dụng tiêu dùng Quy trình cho vay là tổng hợp các công việc cụ thể mà CBTD và các phòng ban có liên quan trong NH phải thực hiện khi cấp vốn cho khách hàng. Để chuẩn hóa quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ, mỗi NHTM thường xây dựng cho mình một quy trình cho vay. Giữa các ngân hàng, quy trình đưa ra sẽ có nhiều khác biệt, tùy thuộc vào đặc điểm và khả năng tổ chức quản lý của mỗi ngân hàng, nhưng nhìn chung đều gồm 6 bước: Bước 1. Nhận hồ sơ tín dụng KH có nhu cầu vay vốn đến NH làm thủ tục xin vay. Tại đây CBTD hướng dẫn cho KH cách lập hồ sơ đầy đủ và đúng quy định; hồ sơ tín dụng bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng); Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực dân sự; Tờ khai về tình hình tài chính; và Các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn và nguồn lực trả nợ Bước 2. Thẩm định tín dụng
  20. 8 Đây là khâu quan trọng trong quá trình TDTD, quyết định đến chất lượng tín dụng và CBTD thẩm định sai sẽ đưa ra quyết định sai; nên quá trình thẩm định tín dụng bao gồm: Thẩm định đặc điểm nguồn vay; Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay; Thẩm định tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng; và Thẩm định tài sản đảm bảo Bước 3. Xét duyệt và quyết định cho vay Sau quá trình thẩm định, CBTD lập tờ trình thẩm định cho vay để trình lên Ban Giám đốc hay hội đồng xét duyệt đưa ra quyết định cho vay. Sau khi đã quyết định, ngân hàng phải lập văn bản thông báo cho khách hàng biết rõ nội dung (nếu không cho vay thì phải nêu rõ lý do). Bước 4. Hoàn tất thủ tục pháp lý, lập hợp đồng thế chấp tài sản, điều kiện thế chấp tài sản và tiến hành giải ngân Sau khi xét duyệt và quyết định cho vay, ngân hàng và khách hàng kí kết hợp đồng tín dụng. Các yếu tố chủ yếu của một hợp đồng tín dụng gồm: Thông tin khách hàng; Mục đích sử dụng vốn (KH phải ghi rõ khoản vay được sử dụng để làm gì); Số tiền và hạn mức tín dụng mà ngân hàng cam kết cho khách hàng. Lãi suất áp dụng: mức lãi suất mà khách hàng phải trả, lãi suất cố định hay thay đổi, các điều kiện thay đổi lãi suất; Mức phí để có được cam kết tín dụng từ ngân hàng, tính theo tỷ lệ phần trăm trên hạn mức cam kết; Điều kiện và kỳ hạn giải ngân; Cách thức, thời điểm thanh toán gốc và lãi. Thời hạn cho vay: là thời gian ghi trên hợp đòng tín dụng – giấy nhận nợ tính từ ngày giải ngân đầu tiên (TT 39/2018). Các loại đảm bảo như: nội dung định giá, bảo hiểm, quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng hoặc bán, quyền sử dụng các đảm bảo…vv… đều phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng thế chấp. Quyền và nghĩa vụ các bên gồm: Soạn thảo văn bản: hợp đồng bảo đảm tiền vay, đơn đăng ký thế chấp/cầm cố, đơn xác nhận tình trạng đảm bảo; Các điều kiện khác: kiểm soát vật thế chấp, kiểm soát hoạt động kinh doanh của người vay, điều kiện phát mại tài sản, phạt vi phạm hợp đồng… và sau đó ký kết HĐTD, NH tiến hành giải ngân cho KH. Bước 5. Kiểm tra trong quá trình cho vay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2