intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế

Chia sẻ: Dfxvcfv Dfxvcfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

154
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế trình bày cơ sở lý luận về công cụ chuyển nhượng. Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ kinh tế: Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------------------ TRỊNH HUYỀN TRANG PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Mã số : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ QUY HÀ NỘI - 2007
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu trích dẫn nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy cô giáo trong trường, Khoa Sau Đại học trường Đại học Ngoại thương. Tôi xin bảy tỏ lòng cảm ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Thị Quy người đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến toàn thể người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ, quan tâm và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà nội, năm 2007 Trịnh Huyền Trang
  3. MỤC LỤC Trang DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ CHUYỂN NHƢỢNG 4 1.1. Khái niệm và đặc điểm của công cụ chuyển nhƣợng ..................................... 4 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 4 1.1.2. Đặc điểm của công cụ chuyển nhượng .................................................... 6 1.2. Các loại công cụ chuyển nhƣợng ..................................................................... 9 1.2.1 Hối phiếu................................................................................................... 9 1.2.2. Kỳ phiếu ................................................................................................. .13 1.2.3. Séc ........................................................................................................... 14 1.2.4. Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được ..................................... 17 1.3. Luật điều chỉnh công cụ chuyển nhƣợng ....................................................... 18 1.3.1. Luật quốc tế ............................................................................................ 18 1.3.2. Luật quốc gia .......................................................................................... 19 1.4. Cơ sở hình thành công cụ chuyển nhƣợng .................................................... 21 1.4.1. Tín dụng thương mại ............................................................................... 21 1.4.2. Tín dụng ngân hàng ................................................................................ 23 1.5. Một số nghiệp vụ liên quan đến công cụ chuyển nhƣợng............................. 24 1.5.1. Nghiệp vụ chiết khấu............................................................................... 24 1.5.2. Nghiệp vụ bao thanh toán CCCN truy đòi và miễn truy đòi .................. 25 1.5.3. Nghiệp vụ nhờ thu ................................................................................... 25 1.5.4. Nghiệp vụ bảo lãnh ................................................................................. 26 1.5.5. Nghiệp vụ cầm cố .................................................................................... 26 1.6. Vai trò của CCCN trong nền kinh tế thị trƣờng ........................................... 27 1.6.1. Đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế .................................................... 27 1.6.2. Tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động cấp tín dụng ............ 27 1.6.3. Bổ sung hàng hoá cho thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho NHTW thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia ....................................................... 28 1.6.4. Thúc đẩy lưu thông hàng hoá phát triển ................................................ 28
  4. 1.7. Tình hình sử dụng CCCN ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ........................................................................................ 29 1.7.1. Tình hình sử dụng CCCN ở Singapore ................................................... 29 1.7.2. Tình hình sử dụng CCCN ở Trung Quốc ................................................ 30 1.7.3. Tình hình sử dụng CCCN ở Mỹ .............................................................. 32 1.7.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ................................................... 32 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ CHUYỂN NHƢỢNG Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ. .............. 35 2.1. Môi trƣờng pháp lý điều chỉnh CCCN ở Việt Nam ...................................... 35 2.2. Thực trạng sử dụng CCCN ở Việt Nam trong thời gian qua ...................... 41 2.2.1. Thời kỳ trước đổi mới ............................................................................. 41 2.2.2. Thời kỳ sau đổi mới đến nay ................................................................... 43 2.2.2.1. Hoạt động thương mại quốc tế và hoạt động kinh doanh ngân hàng – cơ sở phát triển việc sử dụng CCCN ở Việt Nam ............................ 43 2.2.2.2. Các chủ thể tham gia sử dụng CCCN ở Việt nam ............................ 48 2.2.2.3. Phạm vi sử dụng CCCN .................................................................... 50 2.2.2.4. Tình hình sử dụng các nghiệp vụ liên quan đến CCCN ................... 58 2.3. Đánh giá việc sử dụng các CCCN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập tài chính quốc tế ............................................................................................................ 62 2.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 62 2.3.2. Những bất cập ......................................................................................... 66 2.3.3. Những nguyên nhân ................................................................................ 72 CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CCCN Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ .............. 79 3.1. Sự cần thiết phát triển việc sử dụng CCCN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế ............................................................................................. 79 3.1.1. Phát triển CCCN là yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường ..... 79 3.1.2. Phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế........................................... 80 3.1.3. Giảm sức ép tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại ............. 82 3.1.4. Phát triển việc sử dụng CCCN góp phần hoàn thiện thị trường tiền tề Việt Nam ................................................................................................ 82
  5. 3.2. Định hƣớng phát triển việc sử dụng CCCN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế ............................................................................................. 83 3.2.1. Quan điểm của Đảng - Nhà nước về phát triển thị trường tài chính trong tiến trình hội nhập tài chính quốc tế ........................................................ 83 3.2.2. Các định hướng chính về phát triển việc sử dụng CCCN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế......................................................... 84 3.3. Các giải pháp phát triển việc sử dụng CCCN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế ...................................................................................... 86 3.3.1. Các giải pháp vĩ mô ................................................................................... 86 3.3.1.1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc sử dụng các CCCN.......... 86 3.3.1.2. Thể chế hoá chế độ thanh toán không dùng tiền mặt .......................... 87 3.3.1.3. Thực hiện công khai, minh bạch hoá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của doanh nghiệp ................................................................. 89 3.3.1.4. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về CCCN ...................................................................... 91 3.3.1.5. Xây dựng hệ thống ngân hàng có khả năng cạnh tranh đáp ứng yêu cầu sử dụng CCCN .................................................................................... 92 3.3.1.6. Hỗ trợ các doanh nghiệp phát hành và sử dụng CCCN ....................... 94 3.3.2. Các giải pháp vi mô ................................................................................... 94 3.3.2.1. Các giải pháp đối với Ngân hàng Thương mại .................................... 94 3.3.2.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp ................................................. 102 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 105 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 108
  6. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BTA: Hiệp định thương mại song phương CCCN: Công cụ chuyển nhượng CD: Certificate of Deposit - Chứng chỉ tiền gửi CHND: Cộng hoà nhân dân CHXHCN: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa CPH Cổ phần hoá CRA: Công ty định mức tín nhiệm ICB: Ngân hàng Công thương Việt Nam NHLD: Ngân hàng liên doanh NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTW: Ngân hàng Trung ương PLTP: Pháp lệnh thương phiếu TCTD: Tổ chức tín dụng TPKB: Tín phiếu kho bạc VBARD: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam VCB: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Hình 1.1 Quy trình lưu thông hối phiếu trả tiền ngay 12 Hình 1.2 Quy trình lưu thông hối phiếu trả chậm 13 Hình 1.3 Quy trình lưu thông kỳ phiếu 14 Bảng 1.1 Doanh số các công cụ tài chính trên thị trường Mỹ 32 (2004 – 2006) Bảng 2.1 Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 2006 43 Bảng 2.2 Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2006 44 Bảng 2.3 Ngân hàng và các tổ chức phi tín dụng tại Việt Nam tính đến 46 T9/2006 Bảng 2.4 Tình hình sử dụng CCCN (chủ yếu là hối phiếu đòi nợ) trong 52 thanh toán quốc tế tại các NHTMVN (2004-T9/2006) Bảng 2.5 Tỷ trọng nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam 54 (giai đoạn 2000 - 2006) Bảng 2.6 So sánh tín dụng nội địa/GDP của hệ thống ngân hàng Việt Nam 58 Bảng 2.7 Tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông so với tổng các phương tiện 73 thanh toán ở Việt Nam(2001- 2006) Bảng 2.8 Khả năng tài chính của các NHTM Việt Nam 75 tính đến hết tháng 9/2006 Bảng 2.9 Tỷ lệ an toàn vốn của một số NHTM trong khu vực Châu á đến 76 T9/2006 Bảng 2.10 So sánh năng lực cạnh tranh của khu vực tài chính 76 ngân hàng Việt Nam so với các nước trong khu vực Bảng 3.1 Tổng dư nợ (VND) của toàn bộ nền kinh tế 82 (giai đoạn 2001 - 2006)
  8. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Từ năm 1986 trở lại đây, cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện mọi mặt kinh tế-xã hội của đất nƣớc, nền kinh tế nƣớc ta đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Song, do xuất phát từ nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu, hầu hết các doanh nghiệp nƣớc ta có quy mô sản xuất-kinh doanh nhỏ bé, nguồn vốn kinh doanh hạn hẹp, việc tiếp cận tín dụng ngân hàng còn hạn chế nên tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp còn rất phổ biến. Trên thực tiễn, quan hệ tín dụng thƣơng mại giữa các doanh nghiệp, tiểu thƣơng đã tồn tại nhƣ một thực tế khách quan trong nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, hoạt động tín dụng thƣơng mại dƣới hình thức phát hành và lƣu thông CCCN, một hình thức tín dụng trực tiếp giữa các doanh nghiêp đã khá phổ biến ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, lại chƣa đƣợc phát triển đúng mức ở nƣớc ta. Nhu cầu phát hành và lƣu thông công cụ chuyển nhƣợng, bằng chứng pháp lý quan trọng nhất trong quan hệ tín dụng thƣơng mại, để bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các bên vì thế trở nên bức thiết. Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế thời đại, diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện xu hƣớng tất yếu khách quan của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nƣớc ta ngày càng mở rộng quan hệ giao lƣu thƣơng mại, đầu tƣ với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Quá trình hội nhập và tăng cƣờng giao lƣu thƣơng mại này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu và sử dụng các phƣơng thức, phƣơng tiện thanh toán phổ biến trong quan hệ thƣơng mại quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế nhƣ thƣ tín dụng, séc, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ,… Nhu cầu đƣa CCCN, công cụ thanh toán và tín dụng phổ biến ở những nền kinh tế thị trƣờng vào sử dụng trong nền kinh tế nƣớc ta là đòi hỏi khách quan và cấp thiết, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù CCCN đã tồn tại và phát triển ở nhiều nƣớc có nền kinh tế phát triển trên thế giới, song ở nƣớc ta đây vẫn còn là một khái niệm còn tƣơng đối mới mẻ, và gặp không ít khó khăn. Với mong muốn nghiên cứu những vấn đề lý luận về
  9. 2 CCCN, đồng thời tìm hiểu thực trạng sử dụng CCCN ở Việt Nam trong thời gian qua; trên cơ sở phân tích những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển việc sử dụng CCCN ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập tài chính quốc tế, đề tài: “Phát triển việc sử dụng công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế” đƣợc tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu: Trong kế hoạch phát triển kinh tế 10 năm (2001-2010) của Đại hội Đảng IX đã nhấn mạnh chủ trƣơng kiện toàn thị trƣờng tài chính ngân hàng trong giai đoạn hội nhập. Để tiến tới cụ thể hoá chủ trƣơng văn kiện Đại hội Đảng IX, song song với việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc sử dụng các công cụ tài chính nói chung và các công cụ chuyển nhƣợng nói riêng, thì nhiều đề tài khoa học và các bài viết về lĩnh vực này cũng đã đƣợc nghiên cứu một cách nghiêm túc, sâu sắc. T.S Lê Đức Thuý -Thống đốc NHNNVN- trong đề tài “Cơ sở khoa học và giải pháp cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp với yêu cầu nền kinh tế thị trường có định hướng hội nhập quốc tế trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” (Mã số KNHTĐ 2001-01) đã đƣa ra một số giải pháp phát triển các công cụ tài chính nhằm kiện toàn hệ thống ngân hàng. Với cách phân tích cụ thể hơn, GS. Đinh Xuân Trình trong đề tài “Giải pháp phát triển thị trường thương phiếu nhằm phát triển hoạt động thương mại ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (12/2005) đã chỉ ra vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển thƣơng phiếu nhằm thúc đẩy thƣơng mại trong nƣớc và với nƣớc ngoài phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có nghiên cứu nào cụ thể, chi tiết và đầy đủ về thực trạng và giải pháp phát triển việc sử dụng các công cụ chuyển nhƣợng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập tài chính quốc tế. 3. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá những lý luận về CCCN; tìm hiểu thực trạng sử dụng CCCN ở Việt Nam, trên cơ sở đó đáng giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân.
  10. 3 Đề xuất một số giải pháp phát triển việc sử dụng các CCCN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích, tập hợp có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về CCCN. Tìm hiểu thực trạng sử dụng các CCCN ở Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất giải pháp phát triển việc sử dụng các CCCN ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập tài chính quốc tế. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Công cụ chuyển nhƣợng trong nền kinh tế Việt Nam dƣới tác động của hội nhập tài chính quốc tế. Phạm vi: Về nội dung: Giới hạn ở các công cụ chuyển nhƣợng chủ yếu gồm: hối phiếu, kỳ phiếu, séc và chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhƣợng đƣợc. Về phạm vi: - Mốc thời gian phân tích thực trạng: từ trƣớc đổi mới đến năm 2006. - Mốc thời gian đề xuất nghiên cứu: đến năm 2010. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu nhập tƣ liệu, phân tích thông tin, so sánh tổng hợp. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài lấy phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin trên cơ sở kết hợp với đƣờng lối, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng tổ hợp các phƣơng pháp khác nhƣ: hồi cứu tƣ liệu, quan sát, phân tích, so sánh đối chiếu và đánh giá các sự kiện trong mối quan hệ biện chứng với nhau. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đƣợc kết cấu làm ba chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chương I: Cơ sở lý luận về CCCN. Chương II: Thực trạng sử dụng CCCN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế.
  11. 4 Chương III: Các giải pháp phát triển việc sử dụng CCCN ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập tài chính quốc tế.
  12. 5 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ CHUYỂN NHƢỢNG 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG CỤ CHUYỂN NHƢỢNG 1.1.1. Khái niệm Công cụ chuyển nhƣợng (CCCN) là một tài sản tài chính vô hình, chứa đựng những quyền pháp lý đối với lợi ích tƣơng lai cho ngƣời sở hữu nó. Tài sản tài chính (financial assets) đƣợc hiểu là bất kỳ tài sản nào có giá trị trao đổi đƣợc đo bằng tiền. Những lợi ích tƣơng lai của ngƣời sở hữu CCCN đƣợc thực hiện khi ngƣời chủ sở hữu này chuyển nhƣợng quyền pháp lý đối với CCCN cho ngƣời khác, hoặc cầm cố, nhƣợng bán các quyền đó cho các tổ chức tín dụng để đổi lấy một số tiền nhất định vào một thời điểm xác định do các bên thoả thuận. Trong nền kinh tế thị trƣờng, bên cạnh tín dụng ngân hàng - tín dụng giữa các ngân hàng với doanh nghiệp - còn có sự xuất hiện và phát triển của hình thức tín dụng thƣơng mại, tức là quan hệ mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá trình mua bán hàng hoá. Trong quan hệ thanh toán và đòi tiền lẫn nhau, các doanh nghiệp đã sử dụng các công cụ nhƣ: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ (kỳ phiếu), séc…Các công cụ này có thể đem ra để mua đi bán lại, chuyển nhƣợng, cầm cố, thế chấp, chiết khấu… nên đƣợc gọi chung là công cụ chuyển nhƣợng. Các CCCN đƣợc biết đến hiện nay gồm: Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc và Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhƣợng đƣợc. CCCN và các hoạt động kinh tế liên quan đến nó đã đƣợc điều chỉnh, quy định trong luật quốc tế và luật quốc gia một số nƣớc trong đó có Việt nam Một cách khái quát và đầy đủ, Luật Thƣơng mại thống nhất Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code-UCC) định nghĩa về CCCN tại điều 3-104 là: “Một cam kết (Promise) trả tiền hoặc một lệnh (Order) đòi tiền vô điều kiện một số tiền nhất định (có hoặc không có lãi suất hay các khoản chi phí khác) cho người cầm phiếu hoặc theo lệnh, khi công cụ được xuất trình hoặc tại một thời điểm xác định trong tương lai”.
  13. 6 Luật Công cụ chuyển nhƣợng của nƣớc CHND Trung Hoa (2004) tuy không nêu ra định nghĩa trực tiếp về CCCN, nhƣng có quy định rõ ngƣời hƣởng lợi của CCCN: “Các công cụ chuyển nhượng gồm có Hối phiếu, Kỳ phiếu và Séc”,”Hối phiếu là công cụ chuyển nhượng do một người ký phát ra lệnh cho người bị ký phát phải trả vô điều kiện một số tiền nhất định khi xuất trình hoặc vào một ngày xác định cho người hưởng lợi hoặc người cầm hối phiếu”; “Kỳ phiếu là một công cụ chuyển nhượng do một người tạo lập ký phát cam kết sẽ trả vô điều kiện một số tiền nhất định khi xuất trình cho người hưởng lợi hoặc người cầm kỳ phiếu”. Luật Các công cụ chuyển nhƣợng 2005 của Việt nam quy định tại Điều 4 - Chƣơng I một cách ngắn gọn nhƣ sau: “Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.”CCCN quy định trong Luật Các công cụ chuyển nhƣợng 2005 của Việt nam gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc và công cụ chuyển nhƣợng khác trừ công cụ nợ dài hạn đƣợc tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trƣờng: - Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do ngƣời ký phát lập, yêu cầu ngƣời bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tƣơng lai cho ngƣời thụ hƣởng. - Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do ngƣời phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tƣơng lai cho ngƣời thụ hƣởng. - Séc là giấy tờ có giá do ngƣời ký phát lập, ra lệnh cho ngƣời bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đƣợc phép của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. Nhƣ vậy, có thể thấy điểm chung của các khái niệm nêu trên về CCCN là: (1) CCCN là một chứng chỉ có giá, một công cụ thanh toán có thể chuyển nhƣợng đƣợc. Nó là một văn bản ghi nhận một cam kết trả tiền (promise) hoặc một mệnh lệnh đòi tiền (order) vô điều kiện một số tiền nhất định giữa các chủ thể tham gia quan hệ CCCN.
  14. 7 (2) Thời hạn thanh toán của CCCN là xác định, hoặc khi có yêu cầu, hoặc khi xuất trình, hoặc vào một thời điểm có thể xác định trong tƣơng lai. (3) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ CCCN độc lập với quan hệ cơ sở phát sinh ra nó. Trong quan hệ hối phiếu đòi nợ thƣờng có 3 bên tham gia là: ngƣời ký phát, ngƣời bị ký phát, và ngƣời thụ hƣởng. Trong đó, ngƣời ký phát (ngƣời bán) yêu cầu ngƣời bị ký phát (ngƣời mua) phải trả tiền theo hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng gốc) cho mình hoặc cho ngƣời thứ ba là ngƣời thụ hƣởng. Theo đó, có hai nghĩa vụ đƣợc thực hiện: (i) nghĩa vụ giữa ngƣời bị ký phát và ngƣời ký phát; (ii) nghĩa vụ giữa ngƣời ký phát và ngƣời thụ hƣởng. Trong quan hệ hối phiếu nhận nợ, ngƣời ký phát là ngƣời mua hàng, ký cam kết thanh toán một số tiền nhất định. Ở đây chỉ tồn tại một nghĩa vụ thanh toán giữa ngƣời phát hành và ngƣời thụ hƣởng. Nhƣ vậy, dựa vào những điểm chung nhất theo quy định của Luật quốc tế và Luật một số nƣớc về CCCN, thì hối phiếu, kỳ phiếu và séc ở nƣớc ta đã có đầy đủ các điều kiện để coi là CCCN. Ở một số nƣớc (Trung Quốc, Ấn độ,…) ngoài 3 công cụ (hối phiều đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc) còn xuất hiện thêm một công cụ chuyển nhƣợng khác, đó là chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit – CD). Song chứng chỉ tiền gửi chƣa đƣợc đƣa vào phạm vi điều chỉnh của Luật các công cụ chuyển nhƣợng 2005 của Việt Nam. 1.1.2. Đặc điểm của công cụ chuyển nhƣợng 1.1.2.1. CCCN là một tài sản tài chính vô hình: Tài sản tài chính (financial assets) là bất cứ tài sản nào có giá trị trao đổi. Thƣớc đo tài sản tài chính là tiền tệ. Tài sản tài chính có hai loại: tài sản tài chính hữu hình và tài sản tài chính vô hình. Tài sản tài chính hữu hình (tangible assets) là tài sản mà giá trị của nó phụ thuộc vào hình thái vật chất của nó quyết định. Tài sản tài chính vô hình (intangible assets) là tài sản chứa đựng trong nó quyền pháp lý đối với lợi ích tƣơng lai cho ngƣời sở hữu nó. CCCN tồn tại dƣới hình thái vật chất có giá trị không đáng kể (chỉ là một mảnh giấy) nhƣng hàm chứa trong nó các quyền pháp lý cho ngƣời sở hữu nó. CCCN có thể thanh toán, chuyển nhƣợng,
  15. 8 cầm cố, thế chấp vay vốn và có thể đem đến ngân hàng thƣơng mại để chiết khấu hoặc đem đến Ngân hàng trung ƣơng để tái chiết khấu. 1.1.2.2. CCCN được hình thành từ một giao dịch cơ sở: * Giao dịch hợp đồng thương mại là cơ sở phát hành và lƣu thông thƣơng phiếu. Hợp đồng thƣơng mại quy định quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán. Ngƣời bán có nghĩa vụ giao hàng và có quyền lợi nhận tiền thanh toán từ ngƣời mua, ngƣời mua có nghĩa vụ thanh toán cho ngƣời bán và quyền lợi nhận lại số hàng hoá tƣơng ứng từ ngƣời bán. Song, quyền lợi và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng của các bên thƣờng không thể thực hiện song song đồng thời cùng một lúc, do đó phát sinh nhu cầu sử dụng thƣơng phiếu. Đối với hối phiếu, ngƣời bán sẽ tiến hành giao hàng trƣớc và sau đó ký phát hối phiếu yêu cầu ngƣời mua thanh toán một khoản tiền nhất định vào một thời điểm xác định. Ngân hàng sẽ đƣợc ngƣời bán uỷ thác nhờ thu tiền từ ngƣời mua. Ngƣợc lại, đối với kỳ phiếu, ngƣời mua trƣớc khi nhận hàng trƣớc từ ngƣời bán phải ký phát một cam kết trả tiền cho ngƣời bán vào một thời điểm nhất định. * Giao dịch tín dụng ngân hàng là cơ sở phát hành và lƣu thông séc, hối phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhƣợng đƣợc. Giao dịch tín dụng ngân hàng chỉ thực hiện đƣợc khi khách hàng có số dƣ tài khoản mở tại ngân hàng. Chủ tài khoản có thể đƣợc phép phát hành séc trên tài khoản của mình hoặc đƣợc ngân hàng cấp cho một chứng chỉ tiền gửi. Trong trƣờng hợp hối phiếu ngân hàng thì ngân hàng chính là ngƣời phát hành CCCN. Hiện một số nƣớc còn mở rộng phạm vi giao dịch cơ sở phát hành CCCN, nhƣ giao dịch thanh toán hoặc giao dịch tặng cho. CCCN không đƣợc hình thành từ giao dịch cơ sở là “CCCN khống” (accommodation bill). Tuy nhiên, tuỳ theo quy định của mỗi nƣớc mà các CCCN khống này có đƣợc phép sử dụng hay không. Hầu hết luật của các nƣớc chịu ảnh hƣởng của Luật Thống nhất hối phiếu thuộc Công ƣớc Giơnevo (ULB 1930) quy định hối phiếu phải đƣợc hình thành từ một giao dịch cơ sở. Còn với các nƣớc chịu ảnh hƣởng của luật Anh-Mỹ thì quy định một cách tƣơng đối: nếu CCCN cần đƣợc lƣu thông thì đặc điểm này phải đƣợc tôn trọng tuyệt đối, còn nếu CCCN chỉ đƣợc dùng nhƣ một phƣơng tiện đòi tiền thì tính trừu tƣợng không nhất thiết phải đƣợc thể hiện trên bề mặt của CCCN. Theo điều 3-Luật các công cụ chuyển nhƣợng
  16. 9 năm 2005 của Việt Nam quy định về cơ sở phát hành công cụ chuyển nhƣợng thì việc phát hành “khống” các CCCN là bất hợp pháp. 1.1.2.3. CCCN là trái vụ một bên: CCCN là một chứng chỉ do một bên là ngƣời ký phát (Drawer) yêu cầu ngƣời bị ký phát (Drawee) thực hiện một nghĩa vụ dân sự - trả tiền (đối với hối phiếu) hoặc là một chứng chỉ do một ngƣời phát hành (Issuer) cam kết thực hiện một nghĩa vụ dân sự - trả tiền đối với ngƣời thụ hƣởng (Beneficiary) (đối với kỳ phiếu). Việc thực hiện nghĩa vụ này hoàn toàn phụ thuộc vào sự chấp nhận của ngƣời bị ký phát (đối với hối phiếu) hoặc khả năng thanh toán của ngƣời phát hành (đối với kỳ phiếu). Đối với hối phiếu, ngƣời bị ký phát có thể từ chối thanh toán do phá sản, mất khả năng thanh toán hay rơi vào trƣờng hợp bất khả kháng. Trong trƣờng hợp hối phiếu đƣợc chuyển nhƣợng cho một bên thứ ba (Third party), ngƣời ký phát vẫn phải có trách nhiệm trả tiền hối phiếu này nếu hối phiếu đó bị từ chối thanh toán. Ngƣợc lại với hối phiếu, khả năng thanh toán của kỳ phiếu lại hoàn toàn phụ thuộc vào ngƣời phát hành ra nó. Trong trƣờng hợp hai bên chƣa có quan hệ lâu dài, tin cậy lẫn nhau thì ngƣời bán chỉ nên tiếp nhận kỳ phiếu nếu kỳ phiếu đƣợc sự bảo lãnh của ngân hàng. Ngƣời bán do đó cần kiểm tra khả năng thanh toán thực sự, uy tín trên thƣơng trƣờng và hệ số tín nhiệm của ngƣời mua trƣớc khi chấp nhận kỳ phiếu. 1.1.2.4. Tính “trừu tượng” của CCCN CCCN có tính trừu tƣợng vì xét trên bề mặt, nó chỉ là một yêu cầu đòi tiền (đối với hối phiếu), cam kết trả tiền (đối với kỳ phiếu) hay một lệnh chi một số tiền nhất định từ tài khoản của mình tại ngân hàng (séc) một cách vô điều kiện mà không thể hiện quan hệ thƣơng mại hay quan hệ tín dụng phát sinh ra nó. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh theo CCCN không phụ thuộc vào quan hệ gốc giữa ngƣời phát hành và ngƣời thụ hƣởng, hoặc giữa ngƣời ký phát và ngƣời bị ký phát. Sau khi đƣợc ký phát hành, CCCN trở thành một trái vụ độc lập và tách rời khỏi quan hệ gốc. Trong quá trình chuyển nhƣợng hay thanh toán CCCN, các bên trong quan hệ CCCN (ngƣời phát hành, ngƣời chuyển nhƣợng, ngân hàng chấp nhận, bảo lãnh, chiết khấu…) không quan tâm tới giao dịch cơ sở phát sinh ra CCCN mà chỉ quan tâm đến việc CCCN phát hành, chuyển nhƣợng, ký chấp nhận, bảo
  17. 10 lãnh…có đúng quy định của pháp luật hay không. Bản thân CCCN đã có đủ cơ sở pháp lý để tham gia thanh toán, chuyển nhƣợng mà không cần phải kèm theo bất cứ hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ nào. Nhờ vào đặc điểm này mà CCCN có đƣợc tính lƣu thông dễ dàng thông qua khả năng chuyển nhƣợng theo cách chuyển giao đơn thuần hoặc ký hậu từ ngƣời này sang ngƣời khác hoặc thanh toán khi có yêu cầu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây chính là trở ngại trong việc phân biệt giữa CCCN đƣợc phát hành trên cơ sở giao dịch gốc một cách hợp pháp và CCCN khống, do đó đòi hỏi sự quy định chặt chẽ trong quy định pháp luật và những nghiên cứu kỹ lƣỡng về mặt cơ chế nghiệp vụ nhằm hạn chế việc phát hành CCCN khống không xuất phát từ các giao dịch cơ sở. 1.1.2.5. CCCN là một loại “hàng hoá” đặc biệt CCCN từ khi ra đời cho đến nay đã phát huy tốt các chức năng và đƣợc sử dụng ngày một phổ biến trong thƣơng mại quốc tế và thƣơng mại nội địa. CCCN đƣợc đem ra trao đổi, chuyển nhƣợng, cầm cố, thế chấp, chiết khấu,…do đó trở thành một hàng hoá thực sự, nhƣng là một loại hàng hoá đặc biệt. Giống nhƣ các loại hàng hoá khác, CCCN cũng có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Giá trị sử dụng của CCCN thể hiện ở những quyền pháp lý đối với lợi ích tƣơng lai mà ngƣời hƣởng lợi CCCN có đƣợc. Ngƣời thụ hƣởng có quyền hƣởng số tiền ghi trên CCCN, sử dụng CCCN làm phƣơng tiện thanh toán, đem thế chấp, cầm cố, chiết khấu ở ngân hàng…Giá trị sử dụng của CCCN có từ khi nó đƣợc phát hành cho đến khi hết hạn hiệu lực. Giá trị trao đổi của CCCN thể hiện ở chỗ ngƣời thụ hƣởng nó có thể chuyển nhƣợng các quyền pháp lý với lợi ích tƣơng lai có đƣợc từ CCCN cho một ngƣời khác. Để quay vòng vốn trong kinh doanh, ngƣời thụ hƣởng CCCN thƣờng nhƣợng lại các quyền và lợi ích cho ngân hàng trƣớc khi các CCCN đến hạn thanh toán với một giá nhất định theo thoả thuận (thấp hơn số tiền ghi trên CCCN). Do các quyền lợi này là vô hình nên CCCN đƣợc coi là một loại hàng hoá đặc biệt.
  18. 11 1.2. CÁC LOẠI CCCN 1.2.1. Hối phiếu: Hối phiếu từ lâu đã đƣợc biết đến nhƣ một phƣơng tiện tín dụng và thanh toán trong quan hệ thƣơng mại. Định nghĩa đầy đủ nhất về hối phiếu đƣợc quy định trong Điều 3 Luật hối phiếu của Anh năm 1882: “Hối phiếu là một mệnh lệnh vô điều kiện của một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu. Hối phiếu phải là một mệnh lệnh thanh toán bằng văn bản”[23] Các bên liên quan đến việc phát hành và thanh toán hối phiếu gồm: Ngƣời ký phát hối phiếu (drawer): thông thƣờng là ngƣời bán, ngƣời cung ứng dịch vụ, đại diện tổ chức xuất khẩu. Ngƣời trả tiền hối phiếu (drawee): là ngƣời mà hối phiếu gởi đến cho họ, đòi tiền họ, có thể là ngƣời mua, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán… Ngƣời hƣởng lợi hối phiếu: trƣớc hết là ngƣời ký phát, kế đến là ngƣời do ngƣời ký phát hối phiếu chỉ định trên hối phiếu. Hối phiếu có một số đặc điểm cơ bản sau: Tính trừu tượng của hối phiếu: Ở trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, ngƣời nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán khi nào. Ngƣời sở hữu hối phiếu không cần biết khoản nợ đó xuất phát từ cơ sở nào. Tính bắt buộc trả tiền vô điều kiện của hối phiếu: Ngƣời trả tiền của hối phiếu phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Ngƣời trả tiền không đƣợc viện lý do riêng của bản thân đối với ngƣời ký phát hối phiếu để từ chối việc thanh toán, trừ trƣờng hợp hối phiếu đƣợc lập ra trái với đạo luật chi phối nó. Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu đƣợc coi là một khế ƣớc dân sự, do vậy nó có thể đƣợc lƣu thông từ ngƣời này sang ngƣời khác trong thời hạn của nó.
  19. 12 Hối phiếu đƣợc sử dụng phổ biến trong tín dụng và thanh toán thƣơng mại là vì nó đồng thời có một số chức năng quan trọng nhƣ: Là công cụ tín dụng: Hối phiếu là công cụ tín dụng giữa: (1) ngƣời ký phát hối phiếu và ngƣời bị ký phát; (2) ngƣời sở hữu và ngƣời ký phát hối phiếu; (3) một ngân hàng với ngƣời có hối phiếu hoặc ngƣời phát hành hối phiếu thông qua hành vi chiết khấu hối phiếu Là phƣơng tiện đảm bảo an toàn: Hối phiếu là một công cụ đảm bảo trong quan hệ tín dụng. Vì là một lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện, ngƣời chủ nợ luôn luôn có quyền đòi thanh toán hối phiếu mà họ sở hữu trong thời hạn của hối phiếu. Là phƣơng tiện đầu tƣ vốn: Trong nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, tất cả các ngân hàng đều có thể đầu tƣ vào hối phiếu bằng cách mua bán lại hối phiếu từ ngƣời bán hoặc từ các ngân hàng khác. Là công cụ thanh toán: Khi hối phiếu đƣợc thanh toán thì món nợ gốc ghi trên hối phiếu đƣợc coi là đã thanh toán. Hối phiếu gồm nhiều loại khác nhau, căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau: * Căn cứ vào thời hạn trả tiền: Hối phiếu đƣợc chia làm 2 loại - Hối phiếu trả tiền ngay (At sight Draft): là loại hối phiếu mà khi nhìn thấy hối phiếu ngƣời trả tiền phải trả ngay số tiền ghi trên hối phiếu cho ngƣời thụ hƣởng. - Hối phiếu trả chậm (Usance Draft): là loại hối phiếu mà việc trả tiền đƣợc thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định. Việc quy định thời hạn thanh toán của hối phiếu trả chậm có thể theo cách: trả sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu, hoặc kể từ ngày ký phát hối phiếu, hoặc kể từ ngày lập vận đơn đƣờng biển, ngày giao hàng. Hối phiếu trả chậm đƣợc sử dụng phổ biến trong thanh toán bằng hình thức tín dụng thƣ trả chậm. * Căn cứ vào chủ thể ký phát: Hối phiếu có 2 loại - Hối phiếu thƣơng mại (Commercial Bill of Exchange): là loại hối phiếu do ngƣời bán hàng, ngƣời cung ứng dịch vụ (Drawer) ký phát lệnh đòi tiền ngƣời mua (Drawee). Đây là loại hối phiếu đƣợc sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất trong thanh toán quốc gia và quốc tế.
  20. 13 - Hối phiếu ngân hàng (Bank’s Bill of Exchange): Ngân hàng (Drawer) ký phát hối phiếu ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình (Drawee) trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình cho ngƣời hƣởng lợi (Beneficiary). Loại hối phiếu này ít đƣợc sử dụng và do đó cũng không đƣợc luật các quốc gia điều chỉnh trực tiếp. Luật các CCCN Việt nam cũng chƣa đƣa hối phiếu ngân hàng vào phạm vi điều chỉnh. * Căn cứ vào chứng từ kèm theo: Hối phiếu đƣợc chia thành 2 loại - Hối phiếu trơn (Clean Draft): là loại hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo điều kiện nào đó liên quan đến việc trao chứng từ hàng hoá, loại hối phiếu này thƣờng đƣợc sử dụng trong phƣơng thức thanh toán nhờ thu trơn hoặc phƣơng thức bảo lãnh theo yêu cầu. - Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Draft): là loại hối phiếu mà việc trả tiền có kèm theo điều kiện về chứng từ kèm theo, nều ngƣời trả tiền đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng của ngƣời mở tài khoản sẽ giao bộ chứng từ nhận hàng cho họ. Loại hối phiếu này thƣờng đƣợc sử dụng trong phƣơng thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ và phƣơng thức tín dụng chứng từ. * Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng: Hối phiếu gồm 3 loại - Hối phiếu đích danh (Nominal Draft): là loại hối phiếu có ghi rõ tên ngƣời hƣởng lợi và chỉ ngƣời đó mà thôi và không kèm theo từ “theo lệnh”. Hối phiếu này không chuyển nhƣợng đƣợc bằng thủ tục ký hậu. - Hối phiếu vô danh (Nameless Draft): là loại hối phiếu không ghi tên ngƣời thụ hƣởng hoặc ghi trả theo lệnh của ngƣời nào đó. Đối với loại hối phiếu này, việc chuyển nhƣợng đƣợc thực hiện bằng cách trao tay thông thƣờng, ngƣời giữ hối phiếu chính là ngƣời thụ hƣởng. Vì thế, loại này ít đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế do mức độ rủi ro cao nhất. - Hối phiếu theo lệnh (Order Draft): là hối phiếu ghi trả theo lệnh của ngƣời nào đó. Ngƣời thụ hƣởng hoặc ngƣời trả theo lệnh của ngƣời thụ hƣởng sẽ đƣợc hƣởng lợi hối phiếu. Hối phiếu này đƣợc chuyển nhƣợng dễ dàng bằng thủ tục ký hậu nên đƣợc sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Mỗi loại hối phiếu lại đƣợc lƣu thông theo quy trình lưu thông riêng phù hợp với đặc điểm, mục đích của nó:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2