intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

35
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (MHB HN) trên cơ sở khái quát hoá một số vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá hối đoái, các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái và thực trạng phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội

  1. Đại học quốc gia hà nội Trường đại học kinh tế ___________________________ Hoàng Thanh Vân Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội Luận văn thạc sỹ kinh tế đối ngoại Hà Nội - năm 2010
  2. Đại học quốc gia hà nội Trường đại học kinh tế ____________________ Hoàng Thanh Vân Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 603107 Luận văn thạc sỹ kinh tế đối ngoại Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn Hà Nội - năm 2010
  3. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2010 Người cam đoan Hoàng Thanh Vân
  4. Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo Khoa Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã ủng hộ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn đã hết lòng chỉ bảo và đưa ra những đóng góp quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Ký tên Hoàng Thanh Vân
  5. Mục lục Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt i Danh mục bảng ii Danh mục hình iii Danh mục đồ thị iv Lời mở đầu 1 Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của các ngân hàng thương mại 10 1.1. Khái quát chung về tỷ giá hối đoái. 10 1.1.1. Khái niệm và phân loại tỷ giá hối đoái. 10 1.1.2. Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp. 12 1.2. Khái quát chung về rủi ro tỷ giá 16 1.2.1. Khái niệm rủi ro tỷ giá. 16 1.2.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tỷ giá 17 1.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 19 1.3.1. Biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng. 19 1.3.2. Biện pháp phòng ngửa rủi ro ngoại bảng. 20
  6. Chương 2: Thực trạng phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB Hà Nội 28 2.1. Khái quát về ngân hàng MHB Hà Nội 28 2.1.1. Lịch sử hoạt động và mô hình tổ chức của MHB Hà Nội 28 2.1.2. Hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội 32 2.2. Chiến lược kinh doanh và biện pháp quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của MHB. 44 2.2.1. Chiến lược kinh doanh của MHB trong giai đoạn hiện nay 44 2.2.2. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của 48 MHB trong giai đoạn hiện nay 2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN 55 2.3.1. Biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng 55 2.3.2. Biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại bảng 59 2.4. Đánh giá chung về các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB Hà Nội qua từng giai đoạn. 65 2.4.1. kết quả đạt được. 65 2.4.2. Hạn chế. 67 2.4.3. Nguyên nhân 68 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho MHB Hà Nội 76 3.1. Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng khi gia nhập WTO 76 3.2. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của MHB Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO 81
  7. 3.2.1. Cơ hội. 82 3.2.2.Thách thức 84 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái cho MHB Hà Nội 87 3.3.1. Đề xuất giải pháp đối với Chính phủ. 87 3.3.2. Đề xuất giải pháp đối với NHNN TW 90 3.3.3. Đề xuất giải pháp đối với MHB 91 Kết luận. 93 Danh mục tài liệu tham khảo 95 Phụ lục 2
  8. Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Nghĩa STT Ký hiệu Tiếng Việt Tiếng Anh 1 Adb Ngân hàng Phát triển Châu á Asia Development Bank 2 Afd Cơ quan phát triển Pháp Agent France Development 3 Alco Hội đồng quản lý tài sản nợ, Asset liability tài sản có. manegement Commitee 4 Atm Máy rút tiền tự động Automatic Teller Machine 5 Aud Đồng Đô la úc Australian Dollar 6 Bidv Ngân hàng đầu tư và phát triển Bank for Investment and Việt Nam Development of Viet Nam 7 Bo Giao dịch viên gián tiếp Back officer 8 Cny Đồng Nhân Dân Tệ China Yuan 9 đbscl Đồng bằng sông Cửu Long Mekong Delta 10 Eur Đồng Euro Euro 11 Fo Giao dịch viên trực tiếp Front officer 12 Fdi Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment i
  9. 13 Fed Quỹ dự trữ liên bang Mỹ Federal Reserve Fund 14 Future Tương lai 15 Forward Kỳ hạn 16 Gbp Đồng Bảng Anh Great British Pound 17 Gdp Tổng sản phẩm quốc nội General Domestic Product 18 Ife Hiệu ứng Fisher quốc tế International Fisher Effect 19 Irp Thuyết ngang giá lãi suet Interest Rate Parity 20 Jpy Đồng Yên Nhật Japan Yen 21 Jbic Ngân hàng hợp tác quốc tế Japan Bank for Nhật Bản International Cooperation 22 Kdnt Kinh doanh ngoại tệ 23 Mhb Ngân hàng Phát triển nhà đồng Mekong Housing Bank bằng sông Cửu Long 24 Nhnn Ngân hàng Nhà Nước 25 Nhnn hn Ngân hàng Nhà Nước Hà Nội 26 Nhtw Ngân hàng Trung Ương 27 Nhtmqd Ngân hàng thương mại quốc doanh ii
  10. 28 Nhtmcp Ngân hàng thương mại cổ phần 29 Nhtm Ngân hàng thương mại 30 Nostro Tài khoản thanh toán mở tại Account ngân hàng nước ngoài 31 Npe Trạng thái hối đoái ròng 32 Nv & khth Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp 33 Option Quyền chọn 34 PPP Thuyết ngang giá sức mua Purchasing Power Parity 35 Rdf Dự án hỗ trợ tài chính nông Rural Development thôn Fund 36 Spot Hợp đồng giao ngay 37 Swap Hợp đồng hoán đổi 38 Tsn Tài sản nợ 39 Tsc Tài sản có 40 Ttqt Thanh toán quốc tế 41 Treasury Nguồn vốn – Ngân quỹ 42 Ttntlnh Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng iii
  11. 43 Usd Đồng Đô la Mỹ US Dollar 44 Vcb Ngân hàng Ngoại thương Việt Vietcombank Nam 45 Vnd Đồng Việt Nam Viet Nam Dong 46 Xnk Xuất nhập khẩu 47 Wto Tổ chức thương mại Thế giới World Trade Organization Danh mục bảng Mục lục Tên bảng và hình Trang Bảng 2.1 II.1.1.1 Lợi nhuận của chi nhánh qua từng năm 31 Bảng 2.2 II.1.2.1 Nguồn vốn huy động của MHB HN (2003 34 – 2009) Bảng 2.3 II.1.2.2 Dư nợ tín dụng của MHB HN (2006-2009) 37 Bảng 2.4 II.1.2.3 Tình hình thực hiện dịch vụ thanh toán 41 xuất nhập khẩu của MHB HN Bảng 2.5 II.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của 43 MHB HN Bảng 2.6 II.1.2.5 Doanh số mua bán ngoại tệ của MHB HN 44 so với một số chi nhánh của NHTM khác trên địa bàn iv
  12. Danh mục hình Hình 1.1 I.1.1 Tác động của chính phủ đến tỷ giá hối đoái 15 Hình 2.1 II.1.1 Mô hình hoạt động của MHB HN năm 29 2003 Hình 2.2 II.1.1 Mô hình hoạt động của MHB HN năm 30 2009 Danh mục đồ thị Đồ thị 2.1 II.4.3 Lãi suất mục tiêu đồng USD của FED 73 FUND (2003-2008) v
  13. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh quốc tế là một tất yếu khách quan nhằm mục tiêu tối đa lợi nhuận. Lợi ích cơ bản từ kinh doanh quốc tế là mang lại sự thịnh vượng kinh tế ngày càng cao nhờ phát huy lợi thế so sánh của quốc gia, tiết kiệm chi phí nhờ mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng sản phẩm tham gia kinh doanh quốc tế. Bên cạnh lợi ích của của kinh doanh quốc tế xuất hiện một rủi ro dễ nhận thấy nhất so với kinh doanh nội địa, đó chính là rủi ro tỷ giá. Những biến động không lường trước của tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là tỷ giá) ảnh hưởng rất lớn đến doanh số, giá cả, lợi nhuận của bên xuất khẩu cũng như bên nhập khẩu. Xét trên góc độ vĩ mô, sự biến động tỷ giá có tác động nhiều chiều đến nền kinh tế các quốc gia tham gia kinh doanh quốc tế như: thay đổi cán cân thanh toán quốc tế, thay đổi khối lượng vay nợ nước ngoài, thay đổi tỷ lệ lạm phát hoặc thiểu phát, thay đổi tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài, thay đổi dự trữ ngoại tệ của quốc gia… Xét trên góc độ vi mô, sự biến động tỷ giá ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: thay đổi kết quả lợi nhuận, thay đổi doanh thu hàng năm, thay đổi tổng tài sản nợ tài sản có… Vì các lý do này, các nhà quản lý thuộc các lĩnh vực của nền kinh tế, các nhà kinh doanh tiền tệ luôn quan tâm đến tính nhậy cảm của tỷ giá để đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm kiểm soát và phòng ngừa rủi ro hối đoái. Mức độ hội nhập kinh tế thế giới của các quốc gia càng sâu rộng, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia càng gia tăng. Một sự kiện xảy ra dù ở bất cứ 1
  14. đâu đều có ảnh hưởng đến quy mô toàn cầu mà ảnh hưởng đầu tiên chính là sự biến động tỷ giá hối đoái. Từ 11/01/2007 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Việc gia nhập WTO là một trong những nỗ lực của Việt Nam nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế. Thị trường ngân hàng Việt Nam cũng chuẩn bị một thời kỳ mới: thời kỳ cạnh tranh bình đẳng và toàn diện hơn giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Việc mở cửa thị trường ngân hàng sẽ làm tăng rủi ro về thị trường giá cả, lãi suất, tỷ giá, chu chuyển vốn... Hệ thống ngân hàng thương mại trong nước sẽ đối mặt với rủi ro khủng hoảng, các cú sốc tài chính kinh tế khu vực và trên thế giới lan truyền, mất dần lợi thế khách hàng và kênh phân phối, đặc biệt từ sau năm 2010 những phân biệt về huy động vốn, sản phẩm dịch vụ giữa ngân hàng nước ngoài và trong nước sẽ bị loại bỏ. Để không bị tụt hậu về trình độ, không bị sát nhập, bị mua lại, các ngân hàng Việt Nam bắt buộc phải trang bị cho mình các kiến thức tiên tiến về quản trị hoạt động ngân hàng, đổi mới công nghệ thông tin, học hỏi kinh nghiệm quản trị ngân hàng của các ngân hàng bạn... Đứng trước bối cảnh hội nhập của nền kinh tế, Ban lãnh đạo ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), một ngân hàng non trẻ 100% vốn của nhà nước thành lập năm 1997 nhận thấy tầm quan trong trong việc điều hành quản trị hoạt động ngân hàng và nâng cao vị thế cạnh tranh của MHB trên thị trường tài chính. Định hướng của ban lãnh đạo MHB là: cần thiết phải đổi mới tư duy trong công tác điều hành và quản trị hoạt động ngân hàng, lợi nhuận phải luôn đi kèm với tính an toàn và phát triển bền vững; Đổi mới toàn diện hệ thống ngân hàng 2
  15. lõi (core banking) để đáp ứng nhu cầu phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng ngang tầm thế giới; Thuê chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ngoài tổ chức lại mô hình quản lý theo kinh nghiệm các nước tiên tiến; Tiến hành cổ phần hoá MHB trong năm 2009. Là một cán bộ của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội (MHB HN), đặc biệt là đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 với sự sụp đổ dây chuyền của hàng loạt ngân hàng lớn tại Mỹ… tôi nhận thức được giá trị to lớn của việc quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, trong đó có quản trị rủi ro tỷ giá. Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội” với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại MHB HN. 2.Tình hình nghiên cứu Quản trị rủi ro tỷ giá không còn là khái niệm mới mẻ đối với hệ thống ngân hàng và đối với các cơ quan ban ngành thuộc lĩnh vực tài chính tiền tệ, do vậy đã có rất nhiều cuốn sách, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả không chỉ làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, hay trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà nó còn thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả trong lĩnh vực khác như: chứng khoán, bảo hiểm, công ty quản lý quỹ… Tôi xin liệt kê một số công trình nghiên cứu đã công bố sau: 1/ Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Học viện ngân hàng, sách tham khảo: “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, nhà xuất bản Thống kê 2005. Cuốn sách đã liệt kê, phân tích các loại rủi ro phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng và cách quản trị 3
  16. các rủi ro đó nhưng cũng mới đúc kết trên cơ sở các mô hình hoạt động ngân hàng chung nhất, chưa phân tích được sự khác nhau trong đặc thù hoạt động của NHTMQD, NHTMCP, NHLD, NH 100% vốn nước ngoài… để đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với từng mô hình ngân hàng. 2/ Thạc sĩ Phạm Bảo Khánh, Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Đề tài: “ Hạn mức giá trị chịu rủi ro trong quản lý rủi ro tỷ giá của các Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng số 2 tháng 01 năm 2006. Đề tài đã đưa ra một bức tranh đầy đủ về các loại rủi ro tỷ giá mà ngân hàng phải đối mặt và đề xuất thêm một biện pháp phòng ngừa, đó là: các ngân hàng nên giao hạn mức giao dịch, hạn mức dừng lỗ/ lãi và trách nhiệm cụ thể tới từng bộ phận, cá nhân có liên quan để phát huy tính năng động sáng tạo, khả năng tư duy phân tích biến động tỷ giá của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu và đề xuất một biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, chưa mang tính tổng hợp đầy đủ các yếu tố tạo ra biến động tỷ giá và các hình thức phòng ngừa chúng. 3/ Thạc sĩ Tạ Ngọc Sơn, đề tài: “Bàn về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng số 3 tháng 02 năm 2007. Đề tài đi sâu nghiên cứu các loại rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại và đóng góp một phần nhỏ các giải pháp phòng ngừa. Đề tài không mở rộng nghiên cứu các rủi ro tỷ giá ở các lĩnh vực khác trong hoạt động ngân hàng. 4/ Phạm Thị Việt Hằng (2007) “Rủi ro hối đoái và các giải pháp phòng ngừa của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, Học viện ngân hàng. Đề tài đi sâu nghiên cứu toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và các rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, ngân hàng Ngoại thương là một ngân 4
  17. hàng lớn đã có thế mạnh trong lĩnh vực ngoại hối, mặt khác ngân hàng Ngoại thương còn được NHNN chỉ định là kênh bán ngoại các NHTM tùy từng thời kỳ. Trong một chừng mực nhất định, hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại ngân hàng ngoại thương không thể áp dụng đối với các NHTM khác. 5/ Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Học viện Ngân hàng, giáo trình “Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối”, nhà xuất bản Thống kê 2008. Giáo trình này chuyên sâu vào các kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, rất hữu ích cho những cán bộ thực hành làm trong lĩnh vực KDNT. Tuy nhiên, giáo trình cũng mới đề cập đến một vế của phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đó là các hình thức mua bán ngoại tệ phái sinh, chưa đi sâu nghiên cứu khi nào áp dụng các hình thức phái sinh được hiệu quả nhất. 6/ Tiến sĩ Nguyễn Kim Anh, Học viện ngân hàng, giáo trình “Quản trị rủi ro hối đoái của ngân hàng thương mại ”, 2008. Giáo trình này phân tích rất chi tiết về các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, tuy nhiên số liệu trong giáo trình đã bị cũ (từ năm 2003 trở về trước) nên việc phân tích mới dừng ở nghiên cứu lý thuyết. 7/ Ngoài ra còn có một số bài viết khác đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Vũ, đề tài: “Sử dụng các chiến lược quyền chọn ngoại tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái”, tạp chí Ngân hàng số 10 tháng 05 năm 2007. Thạc sĩ Phạm Thị Hoàng Anh, đề tài: “ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt nam”, tạp chí Ngân hàng số 10 tháng 05 năm 2008. Thạc sĩ Lê Thị Huyền Diệu, đề tài: “Rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại Việt Nam – một số giải pháp và kinh nghiệm phòng ngừa”, Tạp chí Ngân hàng số 23 tháng 12 năm 2008. 5
  18. Về cơ bản, các sách, giáo trình, các đề tài nghiên cứu đều đi sâu nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đã và đang được áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới, phân tích thị trường hối đoái trong và ngoài nước, dự báo diễn biến tỷ giá trong tương lai gần, tính linh hoạt trong điều hành tỷ giá của Chính phủ, NHNN và các bộ ban ngành. Nhìn chung, mỗi cuốn sách, mỗi đề tài nghiên cứu đều có giá trị lý luận và thực tiễn giúp người đọc có thêm kiến thức và tự đúc rút kinh nghiệm dự đoán biến động tỷ giá, kinh nghiệm lựa chọn biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá… Tuy nhiên, các cuốn sách, giáo trình và đề tài nghiên cứu trên đa phần đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá chung nhất đang dược áp dụng trong kinh doanh ngân hàng chứ chưa đi sâu phân tích về đặc thù chức năng hoạt động, quy mô, phạm vị, lĩnh vực hoạt động… của mỗi ngân hàng để áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nào là hiệu quả nhất trong bối cảnh Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu về phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại ngân hàng MHB HN. Việt Nam đi theo mô hình tỷ giá thả nổi có điều tiết của Nhà Nước, do vậy diễn biến tỷ giá không phải luôn theo xu thế của thế giới. Các đề tài chưa nêu bật được vai trò quản lý của Nhà Nước trong việc dùng công cụ là chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất để điều tiết nền kinh tế. Thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại chỉ được áp dụng những biện pháp phòng ngừa rủi ro được Ngân hàng Nhà Nước cấp giấy phép. Biện pháp phòng ngừa rủi ro: nghiệp vụ tiền tệ tương lai (future) chưa được áp dụng. Biện pháp: quyền chọn tiền tệ (option) chỉ được thực hiện ở bẩy ngân hàng thương mại: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, Eximbank, ACB, MHB. Trong khi đó, các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các biện pháp phòng 6
  19. ngừa rủi ro tỷ giá nói chung nhưng chưa lý giải được liệu các biện pháp còn lại có quản lý hiệu quả rủi ro tỷ giá hay không. Bên cạnh đó , cơ chế áp dụng các biện pháp phái sinh của NHNN chưa phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam nên tuy một số NHTM được sử dụng nhưng không thể áp dụng (ví dụ: cơ chế tính tỷ giá kỳ hạn, cơ chế không cho mua bán ngoại tệ qua đồng thứ ba…) do vậy nghiên cứu đưa ra vẫn chỉ mang tính lý thuyết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (MHB HN) trên cơ sở khái quát hoá một số vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá hối đoái, các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái và thực trạng phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát hoá một số vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá hối đoái và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái; - Phân tích và đánh giá các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đang áp dụng tại MHB HN. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: 7
  20. Nghiên cứu bốn biện pháp cơ bản về phòng ngừa rủi ro đang được các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng bao gồm: hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay (Spot), hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn (Forward), hợp đồng mua bán ngoại tệ hoán đổi (Swap), hợp đồng giao dịch quyền chọn tiền tệ (Option), và ba biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ gía đang được áp dụng tại MHB HN: Sport, Forward và Swap. Lý do: biện pháp thứ tư hợp đồng quyền chọn tiền tệ tuy MHB đã được NHNN cho phép thực hiện nhưng trên thực tế chưa áp dụng do bất cập về cơ chế tỷ giá. Về thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2003 đến hết 2009. Lý do: năm 2003 là năm MHB HN được thành lập, luận văn lấy thời điểm này làm mốc để dễ so sánh số liệu với các ngân hàng khác và với các chi nhánh trong hệ thống để đánh giá quá trình phát triển. 5. Phương pháp nghiên cứu Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê có chọn lọc kết hợp với phương pháp so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong quá trình phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá tính khả thi của các giải pháp, luận văn còn sử dụng các công thức toán học, bảng biểu và đồ thị minh hoạ để làm tăng tính trực quan và sức thuyết phục của đề tài. 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn + Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá hối đoái và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2