intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

79
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay và định hướng đến năm 2025. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---------------- LẠI LAN HƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---------------- LẠI LAN HƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ NGÀNH: 80340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG THỊ THỦY HÀ NỘI, NĂM 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình do cá nhân tự nghiên cứu và soạn thảo, không sao chép từ bất kỳ một công trình nghiên cứu nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày … tháng ….. năm 2020 Học viên (ký và ghi rõ họ tên) Lại Lan Hương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thầy cô trường Đại học Thương Mại. Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tận tình dạy bảo và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại. Tác giả xin gửi lời biến ơn sâu sắc đén các thầy cô trong khoa Sau Đại học, đặc biệt là PGS.TS. Đoàn Vân Anh đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tác giả có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn của mình nhưng do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên luận văn tốt nghiệp không thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày ….. tháng …… năm 2020 Học viên (ký và ghi rõ họ tên) Lại Lan Hương
  5. iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6 6. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP ... 9 1.1. Khái quát về đấu thầu trang thiết bị y tế ............................................... 9 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 9 1.1.2. Vai trò của hoạt động đấu thầu ......................................................... 12 1.1.3. Đặc điểm ........................................................................................... 14 1.1.4. Hình thức đấu thầu ............................................................................ 16 1.1.5. Các phương thức đấu thầu ................................................................ 17 1.2. Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập.................................................................................................................... 19 1.2.1. Khái niệm Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập ................................................................................................ 19 1.2.2. Sự cần thiết Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập............................................................................................ 19 1.2.3. Mục tiêu Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập ................................................................................................ 22 1.2.4 Nội dung Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập ................................................................................................ 23
  6. iv 1.2.5. Tiêu chí đánh giá Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập ................................................................................ 25 1.3. Các yếu tố tác động đến Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập ......................................................................... 32 1.3.1. Yếu tố bên trong ................................................................................ 32 1.3.2. Yếu tố bên ngoài ............................................................................... 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ............................................................................. 37 2.1 Tổng quan về tỉnh Sơn La ...................................................................... 37 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 37 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................. 39 2.2. Tình hình thực hiện đấu thầu về trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La............................................................................................................. 41 2.2.1. Khái quát các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La.............. 41 2.2.2. Tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La .................................................... 43 2.3. Phân tích thực trạng Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La .................................. 47 2.3.1. Cơ sở pháp lý về hoạt động đấu thầu và quản lý đầu thầu trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La ................................................................... 47 2.3.2. Bộ máy tổ chức, Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La ............................................... 52 2.3.3. Quy trình và hình thức hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La ........................................................................................... 54 2.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La ..................................................................................... 61
  7. v 2.4. Đánh giá công tác Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La ........................................ 65 2.4.1. Các tiêu chí đánh giá ......................................................................... 65 2.4.2. Những kết quả đạt được .................................................................... 79 2.4.3. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân .............................................. 80 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA........................................... 85 3.1 Bối cảnh và định hướng Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập ở Việt Nam trong thời gian tới .................... 85 3.1.1 Bối cảnh ............................................................................................. 85 3.1.2 Định hướng ........................................................................................ 87 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đầu thầu .............................................................................................................. 88 3.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La ............................ 96 3.2.3. Hoàn thiện quy trình và hình thức đấu thầu trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La ........................................................................................... 99 3.2.4 Hoàn thiện về kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La ........................................................................ 101 3.2.5 Một số giải pháp khác ..................................................................... 106 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................... 109 3.3.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................... 109 3.3.2 Đối với UBND Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư ................................. 110 KẾT LUẬN .................................................................................................. 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ TTBYT Trang thiết bị y tế HSMT Hồ sơ mời thầu HSYC Hồ sơ yêu cầu HSDT/HSĐX Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất UBND Ủy ban nhân dân BKHDT Bộ Kế hoạch Đầu tư
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thông kế các gói thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La ............... 44 giai đoạn 2016-2019 ........................................................................................ 44 Bảng 2.2. Thống kê các gói thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2019 (theo nguồn vốn đầu tư) ................................................................ 45 Bảng 2.3. Thống kê các gói thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2019 (theo nhóm trang thiết bị y tế) ...................................................... 46 Bảng 2.4. Thống kê các gói thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2019 (theo hình thức lựa chọn nhà thầu) ............................................... 46 Bảng 2.6. Tình hình áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng của các gói thấu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La .................................................................... 60 Bảng 2.7. Tổng hợp tình hình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát công tác Quản lý nhà nước về Đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La (2016-2019) . 62 Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá về tiêu chí hiệu lực của quản lý đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La .................................................................................. 66 Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá về tiêu chí hiệu quả của quản lý đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La .................................................................................. 70 Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá về tiêu chí công bằng của quản lý đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La .................................................................... 73
  10. viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức, Quản lý đấu thầu trang thiết bị y tế .................... 53 trên địa bàn tỉnh Sơn La .................................................................................. 53 Sơ đồ 2.2. Quy trình đấu thầu TTBYT theo quy định .................................... 55 của Luật Đấu thầu 2013 .................................................................................. 55 Biểu đồ 2.1. Ý kiến đánh giá về tiêu chí phù hợp của quản lý đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La .................................................................... 72 Hộp 3.1. Mẫu đề xuất Quy định về quản lý đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La ............................................................................................................. 96
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế đã có thể tham gia vào việc cung cấp trang thiết bị y tế cho các bệnh viện. Do đó, việc tổ chức các hoạt động sao cho mọi thành phần kinh tế đều có thể đầu tư trong lĩnh vực y tế có nhiều vấn đề nảy sinh cần được nghiên cứu giải quyết. Theo cơ chế quản lý cũ, vấn đề mua sắm thiết bị y tế diễn ra theo phương thức đơn giản và nguồn chi cho mua sắm thiết bị y tế rất nhiều nhưng chất lượng của các thiết bị vẫn không tốt. Trong bối cảnh đó, việc đổi mới phương thức quản lý đầu tư cho mua sắm thiết bị y tế là điều rất cần thiết và đấu thầu xuất hiện là một tất yếu để dần thay thế cho phương thức chỉ định thầu không còn phù hợp với cơ chế thị trường cũng như thông lệ quốc tế. Hình thức đấu thầu ban đầu chỉ được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng nhưng sau này do tính chất đặc điểm cũng như hiệu quả của nó đối với nền kinh tế người ta đã áp dụng nó trong nhiều lĩnh vực như: tư vấn, mua sắm thiết bị hàng hóa... Trong lĩnh vực mua sắm, sử dụng các trang thiết bị y tế, phương thức đấu thầu đối với mọi dự án, gói thầu về cung cấp trang thiết bị cho các cơ sở y tế công lập cũng được thực hiện nhằm đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh trong việc cung cấp các loại hàng hóa có chất lượng, có giá trị cao cho người sử dụng. Trong những năm qua việc thực hiện công tác đấu thầu trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng là quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện, nên còn bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc và những bất cập. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu nói chung và công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đấu thầu trang thiết bị nói riêng trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế. Các văn
  12. 2 bản pháp luật quy định về công tác này vẫn còn thiếu và chưa hoàn chỉnh. Trong việc thực hiện công tác quản lý các hoạt động đấu thầu TTBYT, đôi lúc vẫn còn gặp phải những chồng chéo giữa các ngành, cơ quan có liên quan. Những quy định về trách nhiệm của các đơn vị trong hoạt động này đôi lúc còn chưa rõ ràng. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đấu thầu là một trong những phương thức mua sắm hàng hoá, dịch vụ trong đời sống xã hội loài người. Nó ra đời và phát triển cùng với phương thức sản xuất phát triển dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự cạnh tranh gay gắt và các cuộc khủng hoảng đã dẫn đến sự ra đời của CNTB độc quyền và CNTB nhà nước vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Kể từ đầu thập niên 1990 đến nay, với tầm quan trọng của công tác lựa chọn nhà thầu trong kinh tế thị trường nên Nhà nước đã từng bước xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật, chính sách để điều chỉnh, quản lý hoạt động đáu thầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Từ Quy chế đấu thầu ban hành theo các Nghị định số 43/CP năm 1996, số 88/CP năm 1999 của Chính phủ đến Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đấu thầu năm 2005 và mới nhất năm 2013 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Đây là quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật trong quản lý đấu thầu trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý công tác đấu thầu kết hợp với việc vận dụng các quy định về đấu thầu theo thông lệ quốc tế.
  13. 3 Nghiên cứu về công tác đấu thầu, hiện nay đã có một số công trình, luận án, đề tài lựa chọn để nghiên cứu, có thể kể đến như sau: Đặng Thị Lệ Xuân (2010), “Đánh giá về thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư vào y tế”, Luận án Tiến sỹ, ĐH Kinh tế Quốc dân, Luận án đã đưa ra những nhận định về những hiệu quả đem lại khi thu hút các nguồn lực tư nhân vào lĩnh vực y tế. Nghiên cứu mới tập trung bàn về khía cạnh tài chính mà chưa bàn một cách toàn diện về chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế. Do vậy đây vẫn là mảng trống cần tiếp tục nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách ngành y tế. Trong đó vai trò của công tác quản lý nhà nước cũng cần được làm rõ và nổi bật hơn nhưng chưa được nhắc tới. Trương Bảo Thanh (2008), “Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, đã trình bày rất rõ những cạnh tranh trong việc lựa chọn cung ứng các dịch vụ y tế thông qua đấu thầu tại Việt Nam chịu sự tác động của công tác quản lý như thế nào. Tác giả đã đưa ra được lý thuyết về chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động dịch vụ khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, phòng khám, phòng mạch, dịch vụ cung ứng thuốc chữa bệnh, cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế. Dựa trên khung lý thuyết đã được trình bày, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các quan điểm và các giải pháp hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam. Tuy vậy, giải pháp để nâng cao vai trò của công tác quản lý nhà nước vẫn chưa được tập trung. Nguyễn Thanh Tú (2006), “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Licogi”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại. nội dung đã trình bày các vấn
  14. 4 đề về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng. Từ đó phân tích tình hình, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng qua thực tiễn và so sánh với đối thủ cạnh tranh. Tác giả cũng nêu lên những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để từ đó tác giả chỉ ra những thành công mà doanh nghiệp đã đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Và luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghệp trong đấu thầu xây dựng như: Chiến lược công nghệ kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ hiện đại; lành mạnh tài chính, đa dạng hóa nguốn lực lao động; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nâng cao khả năng phân tích rủi ro của các nhà quản trị, nhà lãnh đạo; tăng cường hoạt động Marketing;…Luận văn này cho thấy các khía cạnh của đấu thầu dưới góc nhìn của doanh nghiệp, là một trong những căn cứ quan trọng cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu. Bùi Thị Loan (2016), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại, Nội dung luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về công tác đấu thầu; phân tích thực trạng công tác đấu thầu tại Ban quản lý Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học, phát hiện những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác đấu thầu; đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu tại Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học. Nhìn chung các nghiên cứu trên đã đều đề cập và phân tích cơ sở lý luận về công tác đấu thầu cũng như quản lý nhà nước về công tác đấu thầu ở số ngành và lĩnh vực để từ đó vận dụng phân tích thực trạng công tác đấu thầu tại doanh nghiệp hoặc đơn vị mình quản lý, đúc rút ra được những thành công và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và đưa ra được những giải pháp,
  15. 5 đề xuất hoàn thiện. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến “Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La” chính vì vậy đề tài luận văn nghiên cứu của tác giả không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay và định hướng đến năm 2025. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm rõ được mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung luận văn sẽ giải quyết ba nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập. - Phân tích thực trạng tình hình thực hiện Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La. Từ đó đi sâu vào đánh giá công tác đấu thầu trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện/doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Để qua đó sẽ đưa ra một số nhận định về một số tồn tại, nguyên nhân trong công tác đấu thấu trang thiết bị y tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các lý luận QLNN về hoạt động đấu thầu TTBYT và phân tích thức trạng QLNN về hoạt động đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  16. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thí điểm về công tác QLNN ở trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong đó có phân tích sâu đến công tác quản lý hoạt động đấu thầu TTBYT tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Sơn La và 02 doanh nghiệp cùng ngành. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về cơ sở pháp lý về hoạt động đấu thầu và quản lý đầu thầu TTBYT; Bộ máy tổ chức, Quản lý hoạt động đấu thầu TTBYT tại các cơ sở y tế công lập; Quy trình và hình thức hoạt động đấu thầu TTBYT và Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2017 – 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Để thu thập dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập thông qua các tài liệu sau: các văn bản pháp lý quy định liên quan đến công tác quản lý đấu thầu TTBYT, báo cáo kiểm toán Nhà nước về hoạt động đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La, các bài viết nghiên cứu và các tạp chí khoa học nói về chủ đề đấu thầu mua sắm trang thiết bị. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo, tài liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Sơn La, đặc biệt là các tài liệu có liên quan đến hoạt động đấu thầu của Bệnh viện (các HĐ, các gói thầu đã trúng và giá trị của các gói thầu…) và của một số đối thủ cạnh tranh để tiến hành xử lý và phân tích. 5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Thông tin dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập qua 02 mẫu phiếu điều tra khảo sát, phỏng vấn chuyên gia và các nhà quản trị, lãnh đạo, nhân viên các đơn vị được lựa chọn nghiên cứu. (Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02)
  17. 7 + Lập liếu điều tra: Phiếu điều tra được lập dưới dạng bảng câu hỏi và các câu hỏi có liên quan đến thực trạng quản lý công tác đấu thầu TTBYT; Phương pháp và tổ chức thực hiện đấu thầu TTBYT; Đánh giá, nhận định về kết quả đấu thầu, mức độ sẵn có và khả năng cung ứng TTBYT; Tồn tại và kiến nghị về công tác đấu thầu TTBYT trên địa bàn tỉnh Sơn La. + Tổng số phiếu điều tra: Để đảm bảo phù hợp với quy mô, nội dung nghiên cứu luận văn tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát bằng hình thức gửi qua thư điện tử email. Zalo, facbook,… và phát trực tiếp phiếu đến những người có liên quan. Tổng số phiếu được phát ra là 30 phiếu điều tra khảo sát, thu về 30 phiếu. + Thời gian điều tra: Việc điều tra khảo sát phỏng vấn được tiến hành từ 15/2/2020 đến 15/3/2020. 5.2. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu Các dữ liệu, tài liệu thứ cấp và sơ cấp sau khi được thu tập sẽ được tác giả lựa chọn tổng hợp và sắp xếp thống kê nhập trên các bảng biểu, để từ đó so sánh, đối chiếu với các kết quả chỉ tiêu gốc, các kế hoạch và rút ra kết luận nghiên cứu. Các phương pháp tác giả đã sử dụng để phân tích và xử lý dữ liệu như: Phương pháp thông kê mô tả, phương pháp so sánh; phương pháp phân tích tổng hợp; sử dụng phần mềm excel,… 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập
  18. 8 Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La
  19. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP 1.1. Khái quát về đấu thầu trang thiết bị y tế 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Đấu thầu Trên thực tế đã tồn tại một số thuật ngữ về đấu thầu trong các văn bản pháp quy khác nhau. Tuy nhiên, bản chất của "đấu thầu" dù được quy định dưới dạng Quy chế hay Luật cũng đều sử dụng một thuật ngữ có xuất xứ từ tiếng Anh là "Procurement" (nghĩa là mua sắm). Như vậy, tuy gọi là Quy chế Đấu thầu, Luật Đấu thầu nhưng bản chất là Quy chế Mua sắm (Procurement Regulation) hoặc Luật Mua sắm (Law on Procurement). Trong cuốn Mua sắm công: Nguyên tắc, phân loại và các hình thức, tác giả Jorge Lynch định nghĩa “Đấu thầu là một quá trình bao gồm mọi hành động kể từ giai đoạn nhận diện và lên kế hoạch cho một nhu cầu mua sắm cho tới khi trao hợp đồng”. Tương tự, Điều 33- Bộ Luật Công chính của Cộng hòa Pháp quy định: “Đấu thầu là thủ tục cơ quan nhà nước lựa chọn hồ sơ dự thầu thuận lợi nhất về mặt kinh tế mà không cần tiến hành đàm phán, căn cứ vào những tiêu chí khách quan đã được thông báo trước đó cho nhà thầu… Đấu thầu gồm đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế….” Trong Hiệp định mua sắm chính phủ (MSCP) của Tổ chức thương mại thế giới (Hiệp định GPA/WTO) và Chương MSCP trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), khái niệm Đấu thầu được định nghĩa “là quá trình một cơ quan mua sắm, được liệt kê trong Bản chào mở cửa thị trường, được quyền sử dụng hoặc được mua được hàng hóa và/hoặc dịch vụ vì mục đích công và không nhằm mục đích bán hay bán
  20. 10 lại mang tính thương mại hoặc sử dụng trong việc sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ vì mục đích bán hay bán lại mang tính thương mại”. Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1998) thì khái niệm đấu thầu được hiểu là việc Đo độ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng (đây là một cách thức, phương pháp để lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án, công trình xây dựng). Với quan điểm như vậy, thì đấu thầu được hiểu với ý nghĩa như là một sự ganh đua (cạnh tranh) để được thực hiện một công việc, một yêu cầu nào đó do bên mời thầu đưa ra. Ở Việt Nam, theo Quy chế Đấu thầu (ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ) thì "đấu thầu" là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu (khoản 1 Điều 3). Trong Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (khoản 2 Điều 4).” Trong Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 được ban hành ngày 26/11/2013, khái niệm đấu thầu được định nghĩa như sau “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”(Điều 4) [4,tr 17]. Trong hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập phạm vi của luận văn, đề tài tiếp cận với khái niệm đấu thầu tại điều 4 của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2