intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

41
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là xác định mức sẵn lòng trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định. Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng mức sẵn lòng trả này vào việc tính tiền cấp quyền khai thác cát để nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên cát trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------------- NGUYỄN TRẦN THIÊN VĂN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN CÁT VÀ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC CÁT CỦA DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------------- NGUYỄN TRẦN THIÊN VĂN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN CÁT VÀ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC CÁT CỦA DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi tự thực hiện. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều có dẫn nguồn với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tác giả luận văn Nguyễn Trần Thiên Văn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: PHẦN GIỚI THIỆU..........................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3 1.5. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................4 VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ............................................................................4 2.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết .............................................................................4 2.1.1. Môi trường, tài nguyên ...........................................................................4 2.1.2. Mối quan hệ giữa tài nguyên và kinh tế..................................................6 2.1.3. Giá trị kinh tế của tài nguyên ................................................................10 2.1.4. Đánh giá giá trị tài nguyên ....................................................................13 2.2. Nguồn thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản ...........................................16 2.2.1. Thuế tài nguyên ....................................................................................16 2.2.2. Phí bảo vệ môi trường...........................................................................17 2.2.3. Lệ phí cấp phép khai thác khoáng sản ..................................................19 2.2.4. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ...................................................20 2.3. Lược khảo một số nghiên cứu về mức sẵn lòng trả .....................................21
  5. CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................24 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................24 3.2. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................25 3.2.1. Mô hình thống kê mô tả ........................................................................25 3.2.2. Phương pháp đánh giá mức sẵn lòng chi trả (WTP) .............................29 Các bước thực hiện phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) ........................31 Phương pháp hỏi giá sẵn lòng trả .......................................................................32 3.2.3. Xác định mức sẵn lòng chi trả (WTP) ..................................................33 3.3. Khảo sát số liệu điều tra ..............................................................................33 3.3.1. Số liệu cần thu thập và nguồn cung cấp ...............................................33 3.3.2. Phiếu khảo sát .......................................................................................34 3.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................34 3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................36 4.1. Nguồn tài nguyên cát ở tỉnh Bình Định .......................................................36 4.2. Công tác quản lý tài nguyên cát ở tỉnh Bình Định ......................................36 4.2.1. Quy hoạch tài nguyên cát......................................................................36 4.2.2. Khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản cát ......................38 4.2.3. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ....................................................39 4.2.4. Cấp phép khai thác cát ..........................................................................40 4.2.5. Công tác tính tiền cấp quyền khai thác cát ...........................................43 4.2.6. Truyền thông phổ biến pháp luật khoáng sản .......................................44 4.2.7. Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ........................................................45 4.2.8. Thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác cát..........................................45 4.2.9. Nhân sự trực tiếp tham mưu quản lý hoạt động khoáng sản ................46 4.3. Đặc điểm cá nhân của chủ doanh nghiệp ....................................................47 4.4. Thông tin của mỏ cát đang khai thác ...........................................................47 4.5. Thái độ, nhận thức về sử dụng tài nguyên cát .............................................49
  6. 4.6. Xác định mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền để khai thác 1m3 cát trên địa bàn tỉnh Bình Định .................................................................................................50 4.7. Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố cơ bản đến mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát tại tỉnh Bình Định ............................................................52 4.7.1. Ảnh hưởng của khu vực khai thác ........................................................52 4.7.2. Ảnh hưởng của trữ lượng cấp phép ......................................................52 4.7.3. Ảnh hưởng của thời hạn khai thác ........................................................53 4.7.4. Ảnh hưởng của công suất khai thác thực tế ..........................................53 4.7.5. Ảnh hưởng của giá bán .........................................................................54 4.7.6. Ảnh hưởng của chi phí khai thác ..........................................................55 4.7.7. Ảnh hưởng của giới tính .......................................................................55 4.7.8. Ảnh hưởng của độ tuổi .........................................................................56 4.7.9. Ảnh hưởng của học vấn ........................................................................58 4.7.10. Ảnh hưởng của địa điểm bán cát ..........................................................60 4.7.11. Ảnh hưởng của hình thức bán cát .........................................................63 4.7.12. Ảnh hưởng của mục đích sử dụng cát ..................................................65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ........................................67 5.1. Kết luận........................................................................................................67 5.2. Khuyến nghị ................................................................................................68 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CVM : Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Value Method) GRDP : Tổng sản phẩm địa phương (Gross Regional Domestic Product) UBND : Ủy ban nhân dân WTA : Mức sẵn lòng chấp nhận (Willing to accept) WTP : Mức sẵn lòng chi trả (Willing to pay)
  8. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Phiếu khảo sát Phụ lục 2 : Kiểm định sự khác biệt
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Mô tả các biến số của mô hình và kỳ vọng dấu........................................29 Bảng 4.1: Số liệu quy hoạch khoáng sản cát đến 2020, định hướng 2030 ...............37 Bảng 4.2: Xử phạt vi phạm hành chính trong khai thác cát (2014-7/2016)..............46 Bảng 4.3: Nhân sự trực tiếp tham mưu hoạt động khoáng sản (2014-7/2016) .........46 Bảng 4.4: Đặc điểm cá nhân của chủ doanh nghiệp .................................................47 Bảng 4.5a: Thông tin của mỏ cát đang khai thác ......................................................48 Bảng 4.5b: Thông tin của mỏ cát đang khai thác ......................................................49 Bảng 4.6: Mức sẵn lòng chi trả .................................................................................50 Bảng 4.7a: Giới tính của chủ doanh nghiệp ..............................................................56 Bảng 4.7b: So sánh sự khác biệt về mức sẵn lòng chi trả theo giới tính ..................56 Bảng 4.8a: Độ tuổi của chủ doanh nghiệp ................................................................57 Bảng 4.8b: So sánh sự khác biệt về mức sẵn lòng chi trả theo theo tuổi ..................58 Bảng 4.9a: Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp .................................................59 Bảng 4.9b: So sánh sự khác biệt về mức sẵn lòng chi trả theo học vấn ...................60 Bảng 4.10a: Địa điểm bán cát chủ yếu ......................................................................61 Bảng 4.10b: So sánh sự khác biệt về mức mức sẵn lòng chi trả ...............................62 theo địa điểm bán cát.................................................................................................62 Bảng 4.11a: Hình thức bán cát chủ yếu ....................................................................63 Bảng 4.11b: So sánh sự khác biệt về mức mức sẵn lòng chi trả ...............................64 theo hình thức bán cát ...............................................................................................64
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế.....................................................7 Hình 2.2: Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế với hệ thống tài nguyên ......................8 Hình 2.3: Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên ...........................................................11 Hình 2.4: Sẵn lòng trả (willingness to pay - WTP) ...................................................14 Hình 4.1: Diện tích quy hoạch khai thác cát (ha)......................................................37 Hình 4.2: Trữ lượng quy hoạch cát dự báo (triệu m3)...............................................38 Hình 4.3: Công suất phát triển vật liệu cát 2016-2020 (nghìn m3/năm) ...................38 Hình 4.4: Diện tích khoanh định không đấu giá quyền khai thác (ha) .....................39 Hình 4.5: Loại hình doanh nghiệp hoạt động khai thác cát (2014-7/2016) ..............40 Hình 4.6: Sơ đồ quy trình cấp phép khai thác cát .....................................................41 Hình 4.7: Số liệu cấp phép hoạt động khai thác cát (2014-7/2016) ..........................42 Hình 4.8: Trữ lượng cát đã cấp phép (2014-7/2016) ................................................42 ...................................................................................................................................43 Hình 4.9: Trữ lượng cát cấp phép đang khai thác (2014-7/2016) .............................43 Hình 4.10: Trữ lượng cát cấp phép đang ngừng, chưa khai thác (2014-7/2016) ......43 Hình 4.11: Kết quả tính tiền cấp quyền khai thác cát (2014-7/2016) .......................44 Hình 4.12: Thái độ, nhận thức về sử dụng tài nguyên cát ........................................50 Hình 4.13: Thống kê mô tả biến phụ thuộc (%)........................................................51 Hình 4.14: Ý kiến về mức tiền cấp quyền để khai thác 1m3 cát (%) ........................51 Hình 4.15: Mức sẵn lòng trả theo khu vực khai thác ................................................52 Hình 4.16: Mức sẵn lòng trả theo trữ lượng cấp phép ..............................................53 Hình 4.17: Mức sẵn lòng trả theo thời hạn khai thác ................................................53 Hình 4.18: Mức sẵn lòng trả theo công suất khai thác thực tế ..................................54 Hình 4.19: Mức sẵn lòng trả theo giá bán .................................................................54 Hình 4.20: Mức sẵn lòng trả theo chi phí khai thác ..................................................55 Hình 4.21: Mức sẵn lòng trả theo giới tính ...............................................................55 Hình 4.22: Mức sẵn lòng trả theo độ tuổi .................................................................57 Hình 4.23: Mức sẵn lòng trả theo học vấn ................................................................59 Hình 4.24: Mức sẵn lòng trả theo nơi bán cát chủ yếu .............................................61 Hình 4.25: Mức sẵn lòng trả theo hình thức bán cát chủ yếu ...................................63 Hình 4.26: Mức sẵn lòng trả theo mục đích sử dụng cát ..........................................66
  11. 1 CHƯƠNG 1: PHẦN GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Bình Định là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương (GRDP) bình quân giai đoạn 2011-2015 của Bình Định đạt 9,2%, với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GRDP tăng từ 29,2% lên 30,4% (Niên giám thống kê Bình Định, 2015). Mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 8%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 12,5% (Niên giám thống kê Bình Định, 2015). Tài nguyên khoáng sản nói chung và tài nguyên cát nói riêng là một nguồn lực để phát triển kinh tế Bình Định thông qua nguồn thu thuế cho ngân sách và tạo việc làm, thu nhập cho người dân nơi có mỏ cát. Tuy nhiên, đến trước ngày 01/7/2011 (Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực thi hành), doanh nghiệp khai thác cát chỉ phải trả thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và lệ phí cấp phép khai thác mà chưa phải trả tiền mua nguyên liệu chính là giá trị của khối lượng cát khai thác được, tức là nhà nước chưa thu được giá trị của nguồn tài nguyên cát khi cấp phép cho khu vực tư khai thác. Bình Định đang áp dụng mức thuế, phí, lệ phí khi khai thác cát như sau: (i) Thuế tài nguyên: 7.700 đồng/m3; (ii) Phí bảo vệ môi trường: 3.000 - 5.000 đồng/m3; (iii) Lệ phí cấp giấy phép thăm dò: 4 - 15 triệu đồng/giấy phép và (iv) Lệ phí cấp giấy phép khai thác: 1 - 15 triệu đồng/giấy phép. Kể từ ngày 01/01/2014 Bình Định thực hiện thu tiền cấp quyền để khai thác cát trên địa bàn tỉnh ở mức từ 2.268-2.520 đồng/m3 theo Nghị định về tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Chính phủ, 2013, 203/2013/NĐ-CP). So sánh với 7 tỉnh còn lại trong cùng vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: (1) Quảng Nam 972-2.160 đồng/m3, (2) Quảng Ngãi 1.296-1.440 đồng/m3, (3) Khánh Hòa 1.782-1.980 1 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam có 8 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Thành phố Đà Nẵng, Quang Nam, Quang Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
  12. 2 đồng/m3, (4) Đà Nẵng 1.944-2.160 đồng/m3, (5) Phú Yên 1.944-2.160 đồng/m3, (6) Ninh Thuận 2.592-2.880 đồng/m3, (7) Bình Thuận 4.212-4.680 đồng/m3, có thể thấy mức thu tiền cấp quyền để khai thác cát ở Bình Định cao hơn mức thu trung bình từ 2.160-2.494 đồng/m3 ở các tỉnh thành khác trong cùng khu vực. Vậy Bình Định phải đặt ra mức thu bao nhiêu để thu đúng giá trị tài nguyên cát đã cấp phép khai thác; tránh trường hợp đặt ra mức thu thấp thì thiệt hại cho ngân sách, đặt ra mức thu cao thì làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn tỉnh. Với mong muốn xác định mức sẵn lòng trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại Bình Định như là một kênh thông tin để các cơ quan hành chính công tỉnh Bình Định làm cơ sở xác định mức tiền cấp quyền hài hòa lợi ích giữa nhà nước - doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản cát, tác giả quyết định thực hiện luận văn này với đề tài “Quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định mức sẵn lòng trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định; đề xuất một số giải pháp để sử dụng mức sẵn lòng trả này vào việc tính tiền cấp quyền khai thác cát. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Xác đinh ̣ mức sẵn lòng trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định. Mục tiêu 2: Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng mức sẵn lòng trả này vào việc tính tiền cấp quyền khai thác cát để nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên cát trên địa bàn tỉnh Bình Định.
  13. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Mức sẵn lòng trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định là bao nhiêu ? Câu hỏi 2: Những giải pháp nào là cần thiết để sử dụng mức sẵn lòng trả này vào việc tính tiền cấp quyền khai thác cát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên cát trên địa bàn tỉnh Bình Định ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phương thức ước lượng mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tất cả 31 doanh nghiệp đang khai thác cát trên địa bàn tỉnh Bình Định. Phạm vi nghiên cứu: Loại cát vàng và các loại cát khác làm vật liệu xây dựng thông thường, không bao gồm cát trắng làm thủy tinh trên địa bàn tỉnh Bình Định. Thời gian: Từ tháng 01 năm 2014 đến hết tháng 7 năm 2016. 1.5. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Bối cảnh của vấn đề nghiên cứu. Giới thiệu cơ sở hình thành đề tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu của đề tài. Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và nghiên cứu liên quan. Tóm tắt các lý thuyết liên quan, trên cơ sở đó xác định các giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Trình bày, mô tả quá trình nghiên cứu; thu thập và xử lý số liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trình bày hiện trạng nguồn tài nguyên cát và công tác quản lý tài nguyên cát ở tỉnh Bình Định; kết quả xử lý và phân tích số liệu; kiểm định các giả thuyết, mô hình đã nêu ra. Chương 5: Kết luận và các kiến nghị. Kết luận, đề xuất một số hàm ý, nêu các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Chương 2 trình bày khái niệm môi trường, tài nguyên; mối quan hệ giữa tài nguyên và kinh tế; giá trị sử dụng trực tiếp của tài nguyên; các phương pháp đánh giá giá trị của tài nguyên, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên mức sẵn lòng chi trả; các nguồn thu cho ngân sách từ hoạt động khoáng sản: thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, lệ phí cấp giấy phép khai thác và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, tác giả cũng lượt khảo ba bài nghiên cứu nổi bật trong nước và ngoài nước có liên quan làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài. 2.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết 2.1.1. Môi trường, tài nguyên Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Luật Bảo vệ môi trường, 2014, điều 3, khoản 1). Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác (Luật Bảo vệ môi trường, 2014, điều 3, khoản 2). Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người (Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường). Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng. Theo quan điểm kinh tế môi trường, tài nguyên thiên nhiên được chia làm hai loại là tài nguyên có thể tái tạo (renewable resources) và tài nguyên không thể tái tạo hoặc tài nguyên có khả năng bị cạn kiệt (non-renewable resources).
  15. 5 Tài nguyên thiên nhiên Có khả năng tái tạo Không có khả năng tái tạo Tạo tiền đề tái tạo Không thể tái tạo Vi sinh vật Động vật Thực vật Cạn kiệt: dầu khí, Tái tạo: kim loại, Năng lượng mặt Thổ nhưỡng Không khí than đá, … thủy tinh Nước Nguồn: Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, 2003 Tài nguyên có thể tái tạo là những nguồn tài nguyên có khả năng tự phục hồi theo các quy luật và chu trình chuyển hóa của tự nhiên. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Đối với tài nguyên có thể tái tạo, nếu việc khai thác của con người không hợp lý thì nguồn tài nguyên này vẫn có thể bị cạn kiệt. Nên bài toán đặt ra là: (i) Làm sao khai thác tài nguyên tái tạo một cách bền vững và (ii) Mức giá đưa ra như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Tài nguyên không thể tái tạo là những nguồn tài nguyên không thể tự phục hồi theo các quy luật tự nhiên; việc khai thác của con người làm giảm trữ lượng tự nhiên của những nguồn tài nguyên này. Ví dụ như: than đá, dầu mỏ. Đối với tài nguyên không thể tái tạo, việc khai thác của thế hệ hiện tại tất yếu làm giảm trữ lượng tài nguyên dành cho thế hệ tương lai. Nên bài toán đặt ra là: (i)
  16. 6 Làm sao phân bổ tài nguyên hợp lý theo thời gian, giữa các thế hệ để đạt viễn cảnh cạn kiệt tối ưu và (ii) Mức giá đặt ra trong mỗi giai đoạn. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ (Luật Khoáng sản, 2010, điều 2, khoản 1). Cát xây dựng thuộc nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Luật Khoáng sản, 2010, điều 64, khoản 1, điểm a). 2.1.2. Mối quan hệ giữa tài nguyên và kinh tế Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan (Luật Khoáng sản, 2010, điều 2, khoản 7). Trên lý thuyết, các khoáng sản là tài nguyên không tái tạo nên ngày càng cạn kiệt, dẫn đến giá sẽ ngày càng tăng. Thực tế, giá khoáng sản có thể giảm do thị trường trong ngắn hạn không nhìn nhận đặc tính giới hạn về số lượng của tài nguyên hoặc sự phát triển của công nghệ.
  17. 7 Nền kinh tế là một hệ thống mở, để cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho con người nền kinh tế phải khai thác tài nguyên từ môi trường, chế biến những tài nguyên này thành những sản phẩm hoàn chỉnh để tiêu thụ. Hình 2.1: Mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế Nguồn: Barry Field. Environmental Economics: An introduction. 1994, p.21 Hoạt động của hệ thống kinh tế sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thải các chất thải vào môi trường, làm suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chất thải từ hệ thống kinh tế:
  18. 8 Hình 2.2: Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế với hệ thống tài nguyên Nguồn: Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, 2003 Mô hình trên cho thấy nền kinh tế là một hệ thống chế biến nguyên liệu chuyển đổi thành sản phẩm. Các nguyên liệu hữu dụng gồm các tài nguyên không thể tái tạo như khoáng sản, dầu và những tài nguyên có thể tái tạo như lâm sản, thủy hải sản được hút vào hệ thống kinh tế. Hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra là hiện thân của một phần nguồn vật chất và nhiên liệu này sau đó đến tay người tiêu dùng. Có ba quan điểm cơ bản kết hợp giữa tài nguyên và phát triển kinh tế, bao gồm: (i) Quan điểm gia tăng số không, (ii) Quan điểm bảo vệ và (iii) Quan điểm phát triển bền vững.
  19. 9 Đại diện cho lý thuyết gia tăng số không là J.Forrester, D.Meadows, M.Mexxarovits và E.Pestel (trích từ bài giảng Nguyễn Văn Song) với quan điểm ngừng hẳn gia tăng của sản xuất, tức là tăng trưởng bằng 0 hoặc âm. Đây là quan điểm mang tính chất duy ý chí và thiếu thực tế. Quan điểm bảo vệ lấy bảo vệ làm mục đích, hạn chế và ngăn chặn mọi hình thức khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên, không can thiệp vào thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được khảo sát và nghiên cứu đầy đủ. Quan điểm này cũng là giải pháp không thể thực hiện được, nhất là tại các nước thu nhập thấp, nơi mà nguồn tài nguyên khai thác lại là nguồn sống chủ yếu của đa số nhân dân ở đó. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường, 2014, điều 3, khoản 4). Cần phải phát triển bền vững do tài nguyên giới hạn trong khi nhu cầu không ngừng tăng lên. Quan điểm phát triển bền vững có hai mô hình: (i) Mô hình phát triển bền vững mức cao và (ii) Mô hình phát triển bền vững mức thấp. Phát triển bền vững dựa trên 7 nguyên tắc: (1) Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng, (2) Cải thiện chất lượng cuộc sống con người, (3) Bảo vệ cuộc sống và tính đa dạng của trái đất, (4) Hạ chế tới mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo, (5) Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất, (6) Thay đổi thái độ và thói quen của mỗi người, (7) Tạo ra một cơ cấu quốc gia và quốc tế thống nhất thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ môi trường. Để phát triển bền vững, thế hệ tương lai phải được bồi thường những thiệt hại mà hoạt động của chúng ta gây ra hôm nay, chúng ta phải chuyển giao di sản tư bản có nghĩa là để lại cho thế hệ sau một lượng tư bản (vốn) không ít hơn những gì mà thế hệ chúng ta có hay hình thành các quỹ bù đắp cho thế hệ tương lai. Tư bản cung cấp nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ bảo đảm an sinh xã hội. Nếu thế hệ hiện tại dành cho thế hệ tương lai một số vốn K không ít hơn số vốn mà họ đang
  20. 10 sở hữu, thế hệ kế tiếp có thể sử dụng vốn đó để tạo ra cùng một mức phúc lợi như thế hệ hiện tại có. Dự trữ vốn K bao gồm vốn do con người tạo ra K m (nhà xưởng, máy móc, đường sá, …), vốn con người Kh (kiến thức, kỹ năng) và những tài sản thiên nhiên Kn (đất, rừng, thủy hải sản, dầu, khí, khoáng sản, tầng ozon và chu trình sinh hóa). K = Km + K h + K n 2.1.3. Giá trị kinh tế của tài nguyên Khi ra một quyết định kinh tế đòi hỏi phải có các khái niệm về giá cả, lợi ích và chi phí. Tuy nhiên, trong việc đánh giá tài nguyên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể có giá cả hiện hành của thị trường. Hàng hóa công cộng, những lợi ích của thị trường, tài nguyên thiên nhiên mang lại hầu như không có thị trường và như vậy giá cả không xuất hiện cho chúng ta sử dụng để đánh giá giá trị của tài nguyên. Theo Munasinghe (1993), tổng giá trị kinh tế (TEV) của tài nguyên là tổng giá trị sử dụng (UV) và giá trị không sử dụng (NUV) của tài nguyên đó. TEV = UV + NUV (2.1)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2