Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị kênh phân phối bán buôn mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc
lượt xem 9
download
Luận văn Thạc sĩ "Quản trị kênh phân phối bán buôn mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc" được thực hiện nhằm tập hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị kênh phân phối bán buôn sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất; phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối bán buôn của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị kênh phân phối bán buôn mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI --------------------------- MAI THU TRANG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI BÁN BUÔN MẶT HÀNG THỊT LỢN HƠI CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN DABACO TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI --------------------------- MAI THU TRANG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI BÁN BUÔN MẶT HÀNG THỊT LỢN HƠI CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN DABACO TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60.34.01.21 Luận văn thạc sĩ kinh tế Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. An Thị Thanh Nhàn HÀ NỘI, NĂM 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.An Thị Thanh Nhàn. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ phần trích nguồn. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Tác giả Mai Thu Trang
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PGS.TS.An Thị Thanh Nhàn, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Marketing, Khoa Sau đại học Trường Đại Học Thương mại Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý.Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong công ty luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Tác giả Mai Thu Trang
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii BẢNG .........................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài ................................................................1 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu……………………………………………..2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ................................................................................5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5 1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................5 1.6. Kết cấu luận văn .................................................................................................7 CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ ..............................8 KÊNH PHÂN PHỐI BÁN BUÔN TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .............8 1.1. Kênh phân phối bán buôn của doanh nghiệp sản xuất ..................................8 1.1.1. Khái niệm và chức năng của kênh phân phối bán buôn tại doanh nghiệp sản xuất .......................................................................................................................8 1.1.2. Đặc điểm kênh phân phối bán buôn tại doanh nghiệp sản xuất ...........11 1.1.3. Cấu trúc kênh phân phối bán buôn tại doanh nghiệp sản xuất ............13 1.2. Quản trị kênh phân phối bán buôn tại doanh nghiệp sản xuất ...................19 1.2.1 Khái niệm và mô hình quản trị kênh phân phối bán buôn tại doanh nghiệp sản xuất ........................................................................................................19 1.2.2. Nội dung quản trị kênh phân phối bán buôn tại doanh nghiệp sản xuất ...................................................................................................................................21 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị kênh phân phối bán buôn tại doanh nghiệp sản xuất ........................................................................................................36 1.3.1. Môi trường vĩ mô......................................................................................36 1.3.2. Môi trường kênh phân phối bán buôn ....................................................38 1.3.3. Nguồn lực doanh nghiệp .........................................................................38 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI BÁN BUÔN MẶT HÀNG THỊT LỢN HƠI CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN DABACO TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC ..........................................................................................................................40 2.1. Khái quát về công ty và kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco .......................40
- iv 2.1.1. Khái quát về công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco 40 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư chăn nuôi lợn Dabaco trong các năm 2013– 2015 ....................................45 2.2. Thực trạng quản trị kênh phân phối bán buôn mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco ....................................46 2.2.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường bán buôn của công ty Dabaco .........46 2.2.2. Thực trạng mạng lưới kênh phân phối bán buôn ..................................48 2.2.3. Phân tích tình hình quản trị kênh phân phối bán buôn của công ty Dabaco ......................................................................................................................53 2.3. Kết luận và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản trị kênh phân phối bán buôn của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco ............62 2.3.1. Kết luận hoạt động quản trị kênh phân phối ..........................................62 2.3.2. Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản trị kênh phân phối bán buôn ...........................................................................................................64 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI BÁN BUÔN MẶT HÀNG THỊT LỢN HƠI CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN DABACO TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC............................................................................................67 3.1. Xu thế phát triển thị trường thịt lợn tại Việt Nam và chiến lược phát triển của công ty Dabaco đến năm 2020 .........................................................................67 3.1.1. Xu thế phát triển thị trường thịt lợn tại Việt Nam ..................................67 3.1.2. Chiến lược phát triển của Công ty Dabaco đến năm 2020 ....................74 3.2. Giải pháp để hoàn thiện quản trị kênh phân phối bán buôn của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc ......77 3.2.1. Giải pháp về nghiên cứu Marketing phân phối ......................................77 3.2.2. Xác lập mục tiêu hệ thống kênh phân phối bán buôn ...........................79 3.2.3. Cải tiến về xây dựng và thiết kế kênh phân phối bán buôn ...................80 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống tổ chức kênh phân phối bán buôn ......................85 3.2.5. Đề xuất phương pháp kiểm soát, đánh giá kênh phân phối bán buôn .86 3.2.6. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm quản trị kênh phân phối bán buôn .......90 3.3. Một số kiến nghị khác ......................................................................................92 KẾT LUẬN ..............................................................................................................94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................95 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
- v DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ BẢNG Bảng 2.1. Bảng trình độ lao động,độ tuổi của công ty Dabaco ................................41 Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ( 2013 - 2015) ..........................................45 Bảng 2.3. Một số điểm khác biệt trong hợp đồng thành viên kênh của công ty Dabaco.......................................................................................................................50 Bảng 2.4. Chi phí vận chuyển hàng hóa của công ty Dabaco năm 2013-2015 ........52 Bảng 2.5. Doanh thu qua các kênh lò mổ công ty của công ty Dabaco năm 2015 ..58 Bảng 2.6. Chỉ tiêu doanh số với các thành viên kênh của công ty Dabaco ..............61 Bảng 2.7. Thị phần của các trại chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc của công ty Dabaco năm 2014-2015..........................................................................................................63 Bảng 3.1.Giá một số mặt hàng thực phẩm trên thị trường Hà Nội ngày 23/05/2016 ...................................................................................................................................71 Bảng 3.2. Phương pháp đánh giá theo tỷ trọng hoạt động của thành viên kênh dựa trên cá tiêu chuẩn ảnh hưởng đề xuất ........................................................................89 Bảng 3.3. Phân hạng các thành viên kênh sau khi sử dụng phương pháp các tiêu chuẩn ảnh hưởng .......................................................................................................89 HÌNH Hình 1.1. Mô hình kênh phân phối đơn giản ..............................................................9 Hình 1.2. Mô hình kênh phân phối bán buôn của nhà sản xuất ..................................9 Hình 1.3. Các kênh phân phối bán buôn của doanh nghiệp sản xuất .......................12 Hình 1.4. Các yếu tố cấu thành kênh phân phối bán buôn........................................14 Hình 1.5. Mô hình kênh phân phối không cấp..........................................................16 Hình 1.6. Mô hình kênh phân phối một cấp ...........................................................17 Hình 1.7. Cấu trúc liên kết dọc của kênh phân phối bán buôn…………………….19 Hình 1.8. Mô hình quản trị kênh phân phối của doanh nghiệp sản xuất…………. 21 Hình 1.9. Nội dung thiết kế hệ thống kênh phân phối bán buôn..............................24 Hình 1.10. Các cấu trúc kênh trong hệ thống kênh phân phối bán buôn ..................25
- vi Hình 1.11. Quá trình lựa chọn thành viên kênh ........................................................28 Hình 1.12. Các mức độ liên kết dọc trong hệ thống kênh phân phối bán buôn ........31 Hình 1.13. Các quyết định kênh phân phối vật chất cơ bản ....................................32 Hình 1.14. Quy trình động viên khuyến khích các thành viên hợp tác .....................34 Hình 1.15. Các bước giải quyết xung đột trong kênh ...............................................35 Hình 1.16. Quy trình kiểm soát, đánh giá hoạt động các thành viên kênh ...............36 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Dabaco ..............................................41 Hình 2.2. Các bước hoàn thiện một đơn hàng của công ty Dabaco ..........................50 Hình 2.3. Quy trình vận chuyển của công ty Dabaco ...............................................51 Hình 2.4. Mô hình kênh phân phối bán buôn của công ty Dabaco ...........................55 Hình 3.1. Chiến lược phát triển của công ty Dabaco ................................................75 Hình 3.2. Đề xuất quy trình lựa chọn thành viên kênh phân phối ............................78 Hình 3.3. Đề xuất quy trình quản lý đơn hàng ..........................................................84 Hình 3.4. Quy trình kiểm tra hoạt động của các thành viên áp dụng trong kênh phân phối của công ty Dabaco ...........................................................................................86 Hình 3.5. Các bước phát triển các tiêu chuẩn đánh giá thành viên kênh phân phối 88
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm BCVT Bưu chính viễn thông Công ty Dabaco Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco CPV Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam Compounded Annual Growth Rate CAGR (Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép ) CBCNV Cán bộ công nhân viên DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ HĐKD Hoạt động kinh doanh KPP Kênh phân phối M&A Mergers and Acquisitions (Mua bán và sáp nhập) NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản TNHH Trách nhiệm hữu hạn
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã có những sự phát triển vượt bậc và có những bước ngoặt mang tính lịch sử, đặc biệt là sự kiện tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization). Với sự vận động theo cơ chế thị trường chịu sự quản lý của nhà nước nền kinh tế nước ta đã dần dần thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển của thế giới nói chung và phù hợp với tiềm năng của Việt Nam nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường diễn ra ngày càng cạnh tranh gay gắt, một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp là khâu tiêu thụ sản phẩm và phân phối là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. Phân phối bán buôn là tất cả các hoạt động, liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ cho những người mua để bán lại hay sử dụng vào mục đích kinh doanh. Phân phối bán buôn là cầu nối giữa những nhà sản xuất với những khách hàng tổ chức, giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, nó giống như huyết mạch của cơ thể sống nếu thiếu kênh phân phối thì doanh nghiệp khó tồn tại và phát triển. Kênh phân phối rất quan trọng, việc xây dựng và hoàn thiện kênh phân phối giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường. Thực tế hiện nay, nhu cầu sử dụng hàng thực phẩm vô cùng lớn, đặc biệt đối với mặt hàng là sản phẩm thịt lợn một trong những mặt hàng thực phẩm cung cấp hàm lượng đạm cao và được sử dụng phổ biến của thị trường Việt Nam. Vì tính cấp thiết về nhu cầu sử dụng sản phẩm thịt lợn trên thị trường cũng như trong hoạt động phân phối bán buôn của Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco thuộc Tập đoàn Dabaco Việt Nam là một tập đoàn lớn có khả năng đầu tư về hệ thống trang trại, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật... Tuy nhiên hoạt động phân phối của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco cần được chú trọng đầu tư hơn về hoạt động phân phối vì số lượng hàng thực phẩm cung cấp ra thị trường rất lớn và phạm vi phân phối mặt hàng thịt lợn hơi tại các tỉnh phía Bắc là một phạm vi rộng.
- 2 Hiện nay ở nước ta có nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức tới kênh phân phối của mình. Những công ty lớn đều có thực hiện sử dụng mạng lưới kênh phân phối tuy nhiên hiệu quả chưa cao và xuất phát từ sự cần thiết, bất cập của hoạt động phân phối bán buôn của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco nên tác giả đã quyết định nghiên cứu và lựa chọn cho luận văn tốt nghiệp của mình là: “Quản trị kênh phân phối bán buôn mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc”. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tổng quan các đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản trị kênh phân phối tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh không còn mới lạ, đã có rất nhiều sách, bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài khoa học dưới những cách nhìn nhận khác nhau. Ví dụ như cuốn sách “ Quản trị Marketing” của tác giả Philip Kotler, nhà xuất bản Lao động và Xã hội năm 2009. Trong cuốn sách tác giả có đề cập một cách hệ thống lý thuyết kênh phân phối và quản trị kênh phân phối. Những nội dung trong cuốn sách đã giúp ích được phần nào trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt trong việc vận dụng và thiết kế kênh phân phối và phát triển các chính sách công cụ quản lý hoạt động của kênh phân phối. Đây là cuốn sách bổ ích và được nhiều nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách thương mại, các nhà nghiên cứu áp dụng và giảng dạy tại các trường học. Hay như cuốn sách về kênh phân phối trong nước cũng rất được bạn đọc quan tâm như:“ Quản trị kênh phân phối ” của tác giả PGS.TS. Trương Đình Chiến, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. Cuốn sách đề cập đến vấn đề tổ chức và quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một chức năng quản trị quan trọng của các doanh nghiệp. Nội dung cốt lõi của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường. Kênh phân phối là một hệ thống các mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan với nhau trong quá trình mua và bán hàng hoá. Nó cũng là đường dẫn các nỗ lực marketing của doanh nghiệp tới thị trường mục tiêu. Quản trị kênh phân phối thực chất là tổ chức và quản lý các quan
- 3 hệ giữa các đơn vị kinh doanh trong quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Các doanh nghiệp sử dụng các kênh phân phối như là công cụ quan trọng giúp họ thành công trên thị trường trong dài hạn. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tạo được lợi thế cạnh tranh ngày càng khó, duy trì về sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, cắt giảm giá bán… chỉ có lợi thế ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác dễ dàng và nhanh chóng làm theo. Doanh nghiệp tập trung phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm để xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn họ cần vận dụng linh hoạt vào thực tiễn tại Việt Nam đồng thời tham khảo các công trình nghiên cứu sau: - “ Quản trị kênh phân phối sản phẩm của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long tại thị trường từ tỉnh Quảng Bình đến Khánh Hòa”, luận văn thạc sĩ kinh tế, tác giả Dương Thảo, GVHD: TS. Phạm Thị Lan Hương , ĐH Đà Nẵng , 2013. Công ty hoạt động chủ yếu trong ngành xây dựng, với sản phẩm chính là gốm xây dựng (gạch, ngói nung) cung cấp cho các công trình xây dựng dân dụng. Mục tiêu chính chỉ ra được các quyết định về thiết kế kênh phân phối: nhận dạng nhu cầu thiết kế kênh phân phối đối với dòng sản phẩm mới hay phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường. Phân tích được đầu ra của kênh và mục tiêu lựa chọn kênh tối ưu. Tuyển chọn và yêu cầu lựa chọn thành viên kênh phân phối. Khu nghỉ dưỡng, khách sạn… là đối tượng khách hàng tiềm năng chưa được đầu tư và khai thác ở thị trường này. Trong nội dung nghiên cứu của đề tài chưa làm rõ hoạt động tiếp cận khách hàng điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh số, thị phần của Viglacera Hạ Long tại khu vực khi thay đổi thành viên kênh. Chính sách đánh giá thành viên kênh đơn giản, dễ thực hiện và chủ yếu tập trung vào nhà phân phối, căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu doanh số được giao hàng tháng (năm) so với thực hiện.
- 4 - “ Quản trị kênh phân phối của công ty TNHH Miwon trên thị trường Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế, tác giả Tạ Quốc Lội, GVHD: PGS.TS An Thị Thanh Nhàn, ĐH Thương mại, 2014. Với sản phẩm chính của Công ty TNHH MIWON Việt Nam là mì chính - Bột ngọt mang thương hiệu MIWON, đến nay công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong đề tài, tác giả đã phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối của công ty TNHH Miwon và chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty, phát hiện ra những điểm hạn chế trong hoạt động phân phối. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục như: Giải pháp nghiên cứu Marketing phân phối; nhóm giải pháp hoàn thiện thiết kế kênh; đề xuất phương án vận hành, kiểm soát kênh. - “ Quản trị kênh phân phối sản phẩm sữa đậu nành tại công ty sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy)”, luận văn thạc sĩ, tác giả Nguyễn Thị Phương Tú, GVHD: TS. Nguyễn Hiệp, ĐH Đà Nẵng, 2013. Đề tài nghiên cứu hoạt động phân phối tại công ty Sữa đậu nành Việt Nam (VinaSoy), doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên về sữa đậu nành. Quản trị kênh phân phối nhằm hỗ trợ công tác kinh doanh và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường cho công ty. Đề tài đã nêu được thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, đặc điểm cạnh tranh trên thị trường, đặc trưng chung của hoạt động phân phối hiện tại và xu hướng phân phối trong tương lai trên thị trường, hệ thống kênh phân phối hiện tại, dự toán chi phí phân phối sản phẩm và hệ thống trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho hoạt động phân phối. Tuy nhiên còn một số hạn chế như chưa khai thác được các đối thủ cạnh tranh cũng có xu hướng mở rộng kinh doanh ra thị trường miền Bắc. Đây là một khó khăn lớn cho công tác quản trị kênh phân phối của công ty. Ngoài ra, với lợi thế về uy tín và qui mô kinh doanh lớn, thành viên trong kênh càng tăng lên và cần nêu ra hoạch
- 5 định rõ ràng nhằm tăng cường quản trị hệ thống phân phối liên kết để có khả năng điều hành hoạt động của các hệ thống nhằm thực hiện các mục tiêu thị trường nhất định. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Tập hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị kênh phân phối bán buôn sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất. - Phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối bán buôn của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc. - Đề xuất hoàn thiện quản trị kênh phân phối bán buôn của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị kênh phân phối bán buôn của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco. - Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco với ngành nghề kinh doanh bao gồm chăn nuôi lợn, hỗ trợ chăn nuôi, sản xuất và kinh doanh mua bán thịt lợn, lợn giống và thương phẩm. Tuy nhiên trong phạm vị đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu vào lĩnh vực kinh doanh mua bán thịt lợn hơi đó là hoạt động phân phối bán buôn mặt hàng thịt lợn hơi. Công ty Dabaco có thị trường kinh doanh toàn quốc nhưng trong phạm vị nghiên cứu chỉ giới hạn tại thị trường miền Bắc. Đề tài nghiên cứu sử dụng toàn bộ các dữ liệu bao gồm số liệu cụ thể và những tình hình, thông tin không được số liệu hóa thu thập từ những năm 2013 cho đến năm 2015 để làm nền tảng cho những phân tích nghiên cứu và những đề xuất đưa ra được định hướng cho tới năm 2020. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu + Dữ liệu thứ cấp. - Nguồn dữ liệu bên trong là các hoạt động của công ty như cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh, thực trạng hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty trong những năm gần đây, thu thập số liệu từ phòng tài chính về kết quả hoạt động
- 6 kinh doanh của công ty từ năm 2013 đến năm 2015 và dựa vào văn bản định hướng chiến lược của công ty đến năm 2020. - Dữ liệu bên ngoài bao gồm nội dung trong giáo trình, sách có liên quan đến đề tài, luận văn các khóa trước, những thông tin bài viết, từ các tạp chí kinh tế, thông tin trên các báo mạng Internet… + Dữ liệu sơ cấp Phương pháp 1: Phỏng vấn chuyên sâu - Mục đích: Thu thập thông tin từ ban lãnh đạo của công ty (giám đốc, phòng bán hàng, phòng kế toán) về các vấn đề về hoạt động phân phối của công ty bao gồm: Các kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng quá trình thực hiện phân phối sản phẩm, những lợi thế cũng như những điều chưa đạt được trong hoạt động phân phối bán buôn, định hướng phát triển về quản trị kênh phân phối bán buôn của công ty trong thời gian tới. - Cách tiến hành: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn cá nhân. - Đối tượng phỏng vấn: Giám đốc, trưởng phòng bán hàng. - Thời gian thực hiện phỏng vấn: Từ ngày 05/5/2016 đến ngày 10/08/2016 Phương pháp 2: Điều tra bảng câu hỏi - Mục đích: Thu thập thông tin từ một số khách hàng của công ty Dabaco bao gồm các nội dung sau: + Thông tin về thị trường mặt hàng thịt lợn hơi của công ty Dabaco trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội. + Mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động phân phối bán buôn của công ty Dabaco, những điều mà công ty đã làm được, những vấn đề cần khắc phục. + Mong muốn của họ về hoạt động phân phối bán buôn của công ty Dabaco. - Cách tiến hành: + Điều tra bằng phiếu điều tra trắc nghiệm + Quy mô mẫu là các khách hàng mua buôn tại Bắc Ninh. - Phương pháp xử lý dữ liệu: + Phương pháp so sánh là so sánh các số liệu tài chính liên quan đến hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty như doanh thu, lợi nhuận, vòng quay công nợ qua các năm. + Phương pháp lập bảng thống kê: Sử dụng phần mềm Excel để thấy được các chỉ tiêu so sánh, sự tăng giảm và biến đổi giữa các năm cần phân tích.
- 7 + Phương pháp xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: Mức tiêu thụ, mức độ bao phủ thị trường, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của hoạt động phân phối từ đó xác định xu hướng của tập hợp số liệu thu thập được. Trên các số liệu đã thu thập, tiến hành sắp xếp, phân loại và sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh các dữ liệu sau đó tổng hợp các bảng biểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các thành tích đạt được để đưa ra được nhận xét về vấn đề mà đề tài nghiên cứu. 1.6. Kết cấu luận văn Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, phụ lục, danh mục từ viết tắt, bảng câu hỏi Đề tài được thiết kế gồm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị kênh phân phối bán buôn tại doanh nghiệp sản xuất. - Chương 2: Phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối bán buôn mặt hàng thịt lợn hơi của Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc. - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối bán buôn mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc.
- 8 CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI BÁN BUÔN TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Kênh phân phối bán buôn của doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Khái niệm và chức năng của kênh phân phối bán buôn tại doanh nghiệp sản xuất a. Phân phối Theo nghĩa rộng, phân phối là phạm trù kinh tế cơ bản, phản ánh quan hệ xã hội trong việc phân chia các nguồn lực, của cải xã hội. Phân phối là một mặt cơ bản của quan hệ sản xuất (sở hữu - tổ chức quản lý - phân phối), đồng thời là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng). Theo nghĩa hẹp, phân phối là các quyết định đưa hàng hóa vào thị trường với một hệ thống tổ chức, công nghệ điều hòa, cân đối nhằm khai thác hợp lý nhất nhu cầu của thị trường và nhằm đạt lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Theo quan điểm Marketing, ta có định nghĩa phân phối như sau: Phân phối bao gồm toàn bộ quá trình hoạt động theo không gian, thời gian nhằm đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Phân phối trong doanh nghiệp sản xuất gồm các yếu tố cấu thành sau: Người cung cấp, người trung gian, hệ thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, cửa hàng, hệ thống thông tin thị trường, người tiêu dùng… Bất kì doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm đến hoạt động phân phối sản phẩm hàng hóa dịch vụ của công ty mình vì doanh thu của công ty luôn ảnh hưởng rất lớn từ hoạt động phân phối hay số lượng hàng hóa bán ra thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp luôn mong muốn hoạt động phân phối của mình đạt hiệu quả, an toàn và chi phí thấp… Đây chính là những hoạt động trong quá trình quản trị kênh phân phối của doanh nghiệp.
- 9 b. Kênh phân phối và kênh phân phối bán buôn Theo Philip Kotler, Kênh phân phối của doanh nghiệp là tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào công việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Nhà sản xuất Nhà phân phối Khách hàng Hình 1.1. Mô hình kênh phân phối đơn giản Mô hình kênh phân phối đơn giản cho thấy kênh được tạo ra từ các thành viên tham gia và các hoạt động (dòng chảy) kết nối các thành viên này với nhau để phục vụ một khu vực thị trường nhất định. Mô hình kênh phân phối bao gồm: Nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng họ đều tham gia vào quá trình phân phối hàng hóa. Mỗi thành viên có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng đều có sự liên quan ràng buộc lẫn nhau để tạo thành một kênh phân phối hàng hóa. Từ khái niệm trên ta có thể hiểu, Kênh phân phối bán buôn là tập hợp các tổ chức cùng tham gia vào quá trình đưa một loại hàng hóa và dịch vụ từ nhà sản xuất tới các khách hàng mua buôn hay các khách hàng là tổ chức về để bán lại hoặc sử dụng trong quá trình kinh doanh của tổ chức. Nhà phân phối Khách hàng Nhà sản xuất bán buôn tổ chức Hình 1.2. Mô hình kênh phân phối bán buôn của nhà sản xuất Những dòng kênh phân phối bán buôn Những bộ phận trong kênh phân phối kết nối với nhau bằng nhiều dòng kênh phân phối. Quan trọng nhất là những dòng vật chất, dòng sở hữu, dòng thanh toán, dòng thông tin và dòng cổ động. - Dòng vật chất (Physical flow) là việc chuyển sản phẩm vật chất từ khi còn là nguyên liệu thô cho đến khi chế biến thành sản phẩm thích hợp cho việc tiêu dùng của khách hàng.
- 10 - Dòng sở hữu (Litle flow) là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm từ một bộ phận này sang một bộ phận khác trong kênh phân phối. - Dòng thanh toán (Payment flow) là quá trình khách hàng thanh toán hóa đơn qua ngân hàng hoặc các cơ sở tài chính khác cho những người phân phối, những người phân phối thanh toán cho người sản xuất, người sản xuất thanh toán cho các nhà cung ứng. - Dòng thông tin (Information flow) là quá trình các bộ phận trong kênh phân phối trao đổi thông tin với nhau ở các giai đoạn của tiến trình đưa sản phẩm và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. - Dòng xúc tiến (Promotion flow) là những dòng ảnh hưởng có định hướng (quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến mãi, tuyên truyền) từ bộ phận này đến bộ phận khác trong kênh phân phối. c. Chức năng kênh phân phối bán buôn tại doanh nghiệp sản xuất Kênh phân phối bán buôn là con đường mà hàng hóa đi từ nhà sản xuất đến những khách hàng tổ chức, nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất tới khách hàng của họ là các nhà mua buôn, nhà bán lẻ, tổ chức tiêu dùng nhưng mục đích cuối cùng của hoạt động phân phối vẫn là hướng tới người tiêu dùng cuối cùng và hoạt động quản trị kênh phân phối bán buôn của doanh nghiệp sản xuất trong phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại tới nhà bán buôn. Chính vì vậy, kênh phân phối bán buôn phải thực hiện một số chức năng then chốt như: - Thông tin, thu thập thông tin cần thiết để họach định marketing và tạo thuận tiện cho sự trao đổi sản phẩm và dịch vụ. - Cổ động, triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục về sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. - Tiếp xúc, tìm ra và truyền thông đến khách hàng tương lai. - Cân đối, định dạng nhu cầu và phân phối sản phẩm thích ứng với nhu cầu của khách hàng. Việc này bao gồm những họat động như sản xuất, xếp hàng, tập hợp và đóng gói.
- 11 - Thương lượng, cố gắng để đạt được sự thỏa thuận cuối cùng về giá cả và những điều kiện khác liên quan để có thể thực hiện được việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm. - Phân phối vật phẩm, vận chuyển và tồn kho hàng hóa. - Tài trợ, huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán hàng và thanh toán các chi phí hoạt động của kênh phân phối. - Chia sẻ rủi ro, chấp nhận những rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của kênh phân phối. Năm chức năng đầu nhằm thực hiện được những giao dịch, ba chức năng sau nhằm hoàn thiện những giao dịch đã thực hiện. 1.1.2. Đặc điểm kênh phân phối bán buôn tại doanh nghiệp sản xuất - Với doanh nghiệp sản xuất, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của họ là tạo ra sản phẩm khác với doanh nghiệp thương mại chỉ đảm nhận chức năng phân phối. Nếu doanh nghiệp sản xuất tự thực hiện chức năng phân phối đòi hỏi phải có bộ phận thực hiện các dịch vụ và hoạt động liên quan đến phân phối, vận chuyển có tính quy mô và đủ năng lực tài chính để trả lương cho bộ phận đó. - Những người sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cần phải quyết định về cách tốt nhất để bảo quản và vận chuyển hàng hóa và dịch vụ đến thị trường cuối cùng của mình. Thông thường họ sử dụng dịch vụ của các công ty phân phối, nhà kho và các công ty vận tải, để hỗ trợ cho nhiệm vụ này. Những doanh nghiệp sản xuất đều biết rằng hiệu quả của việc phân phối có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của khách hàng và chi phí của công ty. Một hệ thống phân phối kém sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của một sản phẩm tốt. - Đối với doanh nghiệp sản xuất việc dự báo mức tiêu thụ là khâu quan trọng của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa vì căn cứ vào đó công ty lên lịch tiến độ sản xuất và xác định mức dự trữ hàng hóa. Kế hoạch sản xuất chỉ rõ những vật tư mà bộ phận mua hàng phải đặt mua. Những vật tư này được chuyển đến thông qua việc vận chuyển về nhà máy và vào kho dự trữ nguyên liệu để tiến hàng sản xuất. Kho dự trữ thành phẩm là cầu nối giữa đơn đặt hàng của khách hàng và hoạt động sản xuất của công ty. Đơn đặt hàng của khách làm tiêu hao mức dự trữ thành phẩm, còn hoạt động sản xuất thì lại làm tăng mữa dự trữ. Dòng sản phẩm rời khỏi dây chuyền lắp ráp đi qua phân xưởng đóng gói, nhập vào kho của nhà máy, xử lý tại
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p | 358 | 90
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Nội Bài
10 p | 157 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn