Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
lượt xem 5
download
Đề tài được trình bày theo bố cục như sau: Chương 1 - Lý luận chung về quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ; Chương 2 - Thực trạng quản trị rủi ro trong phương thức TDCT tại NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV); Chương 3 - Các giải pháp quản trị rủi ro trong phương thức TDCT tại BIDV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------- Lê Nguyễn Nữ Hoài Lệ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- Lê Nguyễn Nữ Hoài Lệ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.LẠI TIẾN DĨNH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
- ĐỀ TÀI : QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƢƠNG THƢ́C TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.. ........................................................................... 1 1.1 PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ .................................................... 1 1.1.1 Khái niệm ................................................................................................... 1 1.1.2 Các bên tham gia ........................................................................................ 1 1.1.3 Quy trình thực hiện giao dịch phƣơng thức tín dụng chứng từ ............. 213 1.2 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG PHƢƠNG THỨC TDCT ..................... 4 1.2.1 Những rủi ro trong phƣơng thức TDCT theo nguyên nhân phát sinh . 4 1.2.1.1 Rủi ro tín dụng ................................................................................. 4 1.2.1.2 Rủi ro tỷ giá ..................................................................................... 4 1.2.1.3 Rủi ro tác nghiệp .............................................................................. 5 1.2.1.4 Rủi ro công nghệ .............................................................................. 5 1.2.1.5 Rủi ro quốc gia ................................................................................. 5 1.2.1.6 Rủi ro chính sách ............................................................................. 5 1.2.1.7 Rủi ro giá cả ..................................................................................... 5 1.2.1.8 Rủi ro pháp lý .................................................................................. 6 1.2.1.9 Rủi ro đạo đức .................................................................................. 6 1.2.2 Rủi ro đối với các bên tham gia trong phƣơng thức TDCT ................... 6 1.2.2.1 Đối với ngân hàng phát hành (Issuing bank) ................................... 6 1.2.2.2 Đối với ngân hàng xác nhận (Confirming bank) ............................. 8
- 1.2.2.3 Đối với ngân hàng thông báo (Advising bank)................................ 9 1.2.2.4 Đối với ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank) ........................... 9 1.2.2.5 Đối với ngân hàng chỉ định (Nominated bank) ............................. 10 1.2.2.6 Đối với nhà nhập khẩu (Applicant) ............................................... 10 1.2.2.7 Đối với nhà xuất khẩu (Beneficiciary) .......................................... 11 1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......................................................... 11 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro......................................................................... 11 1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro trong phƣơng thức TDCT tại các NHTM .... 12 1.3.2.1 Nhận dạng rủi ro ............................................................................ 12 1.3.2.2 Phân tích rủi ro ............................................................................... 13 1.3.2.3 Đo lường rủi ro .............................................................................. 13 1.3.2.4 Giám sát rủi ro ............................................................................... 13 1.3.2.5 Phòng ngừa rủi ro .......................................................................... 14 1.3.2.6 Báo cáo và đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro .......................... 14 1.3.3 Ý nghĩa quản trị rủi ro trong phƣơng thức TDCT tại các NHTM ...... 15 1.4 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦ I RO CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRONG PHƢƠNG THỨC TDCT ........................................................................ 15 1.4.1 Mô ̣t số Kinh nghiêm ̣ tƣ̀ ngân hàng JP. Morgan Chase ......................... 15 1.4.2 Bài học từ vụ tranh ch ấp xảy ra ta ̣i Ngân hàng Nông nghi ệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Sở Giao dịch I) năm 2000.................................... 18 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƢƠNG THƢ́C TDCT TẠI NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV).. ...... 23 2.1 GIỚI THIỆU NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............ 23 2.1.1 Giới thiệu chung........................................................................................ 23 2.1.2 Đánh giá tình hình hoạt động qua một số chỉ tiêu ................................. 24 2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TTQT ................................................................. 26 2.2.1 Kế t quả hoa ̣t đô ̣ng TTQT ........................................................................ 26 2.2.2 Tổ chức thực hiện giao dịch TTQT ......................................................... 28 2.3 RỦI RO TRONG TTQT BẰNG PHƢƠNG THỨC TDCT TẠI BIDV ....... 29 2.3.1 Làm rõ phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 29
- 2.3.2 Các rủi ro trong phƣơng thức TDCT tại BIDV theo kế t quả điều tra , khảo sát bằng bảng câu hỏi ............................................................................... 30 2.3.3 Phân tích mô ̣t số tình huống thực tế đã xảy ra ta ̣i BIDV ...................... 33 2.4 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TRONG PHƢƠNG THƢ́C TDCT TẠI BIDV ................................................................................................................. 44 2.4.1 Nguyên nhân chủ quan............................................................................. 44 2.4.2 Nguyên nhân khách quan ........................................................................ 45 2.4.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng .................................................. 45 2.4.2.2 Nguyên nhân từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam ......................... 45 2.5 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƢƠNG THỨC TDCT TẠI BIDV ................................................................................................................. 46 2.5.1 Thực trạng quản trị rủi ro trong phƣơng thức TDCT tại BIDV ......... 46 2.5.1.1 Nhận dạng rủi ro ............................................................................ 46 2.5.1.2 Phân tích rủi ro ............................................................................... 48 2.5.1.3 Đo lường rủi ro .............................................................................. 49 2.5.1.4 Giám sát rủi ro ............................................................................... 51 2.5.1.5 Phòng ngừa rủi ro .......................................................................... 54 2.5.1.6 Báo cáo và đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro .......................... 56 2.5.2 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong phƣơng thức TDCT tại BIDV 56 2.5.2.1 Những kết quả đạt được ................................................................. 56 2.5.2.2 Những hạn chế còn tồn tại ............................................................. 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 60 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƢƠNG THỨC TDCT TẠI BIDV.. ................................................................... 61 3.1 CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA BIDV ................................................................. 61 3.1.1 Giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ hoạt động TTQT ...................... 61 3.1.2 Giải pháp về hệ thống công nghệ thông tin ............................................ 63 3.1.3 Giải pháp về nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong TTQT .............. 64 3.1.3.1 BIDV cần có chiến lược quản trị rủi ro tổng thể ........................... 64 3.1.3.2 Xây dựng mô hình quản lý rủi ro trong TTQT .............................. 65 3.1.3.3 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong TTQT đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp.................................................................... 67 3.1.3.4 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong TTQT .......... 68
- 3.1.4 Giải pháp phòng ngừa rủi ro do nguyên nhân từ nhà NK ................... 69 3.1.5 Giải pháp phòng ngừa rủi ro do nguyên nhân tƣ̀ ngƣời thụ hƣởng .... 72 3.1.5.1 Trong giao dịch LC nhập khẩu ...................................................... 72 3.1.5.2 Trong giao dịch LC xuất khẩu ....................................................... 73 3.1.6 Giải pháp phòng ngừa rủi ro từ phía quốc gia ngƣời mở LC nhƣ chiến tranh, đin ̀ h công, cấ m vâ ̣n, pháp lệnh từ tòa án... .......................................... 73 3.1.7 Một số giải pháp khác .............................................................................. 75 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 77 3.2.1 Kiến nghị đối với Nhà Nƣớc .................................................................... 77 3.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam ............................... 78 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 80 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam INCOTERMS International Commercial Terms UCP The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits ICC JP JP. Morgan chase, N.A, New York LC Letter of Credit TDCT Tín dụng chứng từ NH Ngân hàng NHPH Ngân hàng phát hành NHCK Ngân hàng chiết khấu NHXN Ngân hàng xác nhận NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng CN Chi nhánh TDCT Tín dụng chứng từ TTTN&TTTM Trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại QLRRTT&TT Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường QLRR Quản lý rủi ro TTQT Thanh toán quố c tế CTQT Chuyển tiền quốc tế XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu
- BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ Trang HÌNH VẼ Hình 01 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ ..................................................... 2 BẢNG Bảng 01 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh doanh của BIDV ....................................... 24 Bảng 02 Doanh số thanh toán TDCT tại BIDV năm 2009 - 2011 ........................... 27 Bảng 03 Thu phí theo phương thức TDCT tại BIDV năm 2009 – 2011 ................. 27 Bảng 04 Kế t quả điề u tra về rủi ro trong phương thức TDCT tại BIDV ................. 31 Bảng 05 Danh mục các rủi ro tác nghiệp trong phương thức TDCT ta ̣i BIDV ....... 47 Bảng 06 Tỷ lệ số lần xuất hiện các rủi ro tác nghiệp trong phương thức TDCT tại BIDV năm 2011 ....................................................................................................... 49 Bảng 07 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tác nghiệp trong phương thức TDCT ta ̣i BIDV giai đoạn 2009 – 2011 ................................................................................... 53 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 01 Doanh số thanh toán XNK & thu phí TTTM của BIDV 2006-2011 ... 26
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hóa, thương mại quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của mỗi quốc gia. Trong xu hướng đó, ngành Tài chính ngân hàng nước ta đang có những điều chỉnh căn bản nhằm xây dựng một lộ trình mở cửa thích hợp, phát huy thế mạnh, khắc phục nhược điểm, từng bước tạo ra một hệ thống ngân hàng hiện đại, an toàn, hiệu quả và đạt được những chuẩn mực quốc tế và khu vực. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, Việt Nam đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Một trong những thách thức lớn mà các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng Việt Nam đang phải đối mặt là làm sao lựa chọn và vận dụng có hiệu quả phương thức thanh toán và các hợp đồng mua bán quốc tế. Là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động dịch vụ của ngân hàng, hoạt động TTQT ngày càng có vị trí quan trọng. Trong đó, phương thức được sử dụng nhiều nhất là phương thức TDCT vì nó an toàn, giảm thiểu được tối đa các rủi ro bất trắc. Phương thức thanh toán này đang được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng bởi tính ưu việt của nó trong đảm bảo quyền lợi cho cả người mua và người bán. Trong những năm qua, BIDV đã không ngừng mở rộng và phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ TTQT, tạo tiền đề thúc đẩy phương thức thanh toán TDCT phát huy tính hiệu quả và trở thành công cụ đắc lực đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp XNK và yêu cầu kiện toàn hóa hệ thống dịch vụ của ngân hàng trong quá trình mở cửa nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các tập quán quốc tế cho thấy TDCT không phải là một nghiệp vụ đơn giản, nó tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính và ảnh hưởng đến uy tín của các bên tham gia. Điều này đã làm phát sinh nhiều rủi ro, trong đó có các rủi ro có thể dẫn đến tranh chấp và có nhiều vụ phía Việt Nam bị thua thiệt. Chính vì
- vậy, việc nghiên cứu các rủi ro trong phương thức TDCT có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng nói riêng và các bên tham gia nói chung. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đi sâu nghiên cứu đề tài: “QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM”. Tác giả mong rằng qua nghiên cứu này sẽ góp phần phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quố c tế cho BIDV. 2. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu hê ̣ thố ng cơ sở khoa ho ̣c về rủi ro , quản trị rủi ro và phương thức TDCT, học tập một số kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro từ các NHTM trong nước và trên thế giới. - Điề u tra , khảo sát các chi nhánh của BIDV đồ ng thời phân tích mô ̣t số tin ̀ h huố ng rủi ro thực tế tại BIDV khi vâ ̣n du ̣ng phương thức TDCT từ đó nhằm nhận dạng rủi ro, đánh giá tầ n suấ t xuấ t hiê ̣n và mức đô ̣ thiê ̣t ha ̣i , phân tić h nguyên nhân rủi ro từ đó đề xuất giải pháp p hòng ngừa rủi ro và ha ̣n chế thiê ̣t ha ̣i , nâng cao chấ t lươ ̣ng dich ̣ vu ̣ cho BIDV. - Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong thanh toán TDCT tại BIDV nhằm nhâ ̣n đinh ̣ những mă ̣t tồn tại, hạn chế dẫn đến rủi ro trong thanh toán TDCT từ đó đề xuấ t giải pháp khắc phục nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro , hạn chế thiệt hại tại BIDV. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam từ năm 2006-2011. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu luận văn này , tác giả sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính , kế t quả nghiên cứu của phương pháp này sẽ bổ sung và minh ho ̣a cho phương pháp kia.
- Phương pháp định lượng sẽ được tác giả sử dụng với mục đích mô tả cùng với các kỹ thuật thống kê , tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn bằng việc thiết kế bảng câu hỏi, chọn mẫu khảo sát 100 cán bộ TTQT đang trực tiếp làm nghiệp vụ này tại BIDV sau đó gửi đến đối tượng khảo sát bằng cách chuyển trực tiếp, phỏng vấn trực tiếp, email, fax…nhằm nhận dạng các rủi ro trong thanh toán TDCT tại BIDV , đánh giá tần suất và mức độ thiệt hại của rủi ro, từ đó tìm ra biện pháp phòng ngừa. Với phương pháp định tính tác giả sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu như phương pháp phân tích, mô tả, so sánh, suy luận logic... đối với các dữ liệu thu thập bằng cách sưu tầm các tình huống rủi ro đã xảy ra tại BIDV, một số tình huống rủi ro tiêu biểu và các kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro tại các NHTM khác trong nước và nước ngoài, sử dụng một số kết quả của các nghiên cứu thành công khác… 5. Kết cấu của luận văn Đề tài được trình bày theo bố cục như sau: Phầ n mở đầ u Chương 1: Lý luận chung về quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong phương thức TDCT tại NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Chương 3: Các giải pháp quản trị rủi ro trong phương thức TDCT tại BIDV. Phầ n kế t luâ ̣n Phầ n tài liê ̣u tham khảo Phầ n phu ̣ lu ̣c
- 1 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƢƠNG THƢ́C TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1 PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1.1 Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là thư tín dụng – letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng. 1.1.2 Các bên tham gia: - Ngƣời xin mở LC (Applicant): Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một LC, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo LC này. Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người xin mở LC có thể có những tên gọi khác nhau: người mua (buyer), người nhập khẩu (importer), người mở LC (opener), người trả tiền (accountee), người ủy thác (principal). - Ngƣời thụ hƣởng LC (Benneficiary): Theo quy định của LC, là người được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng LC có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer), người thắng thầu (contractor). - Ngân hàng phát hành LC (Issuing Bank): Là ngân hàng, theo yêu cầu của người mua, phát hành một LC cho người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán. Nếu không có sự thỏa thuận trước thì nhà nhập khẩu tự chọn. - Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là NH được ngân hàng phát hành yêu
- 2 cầu thông báo LC cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu. - Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận LC theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường ngân hàng xác nhận là một ngân hàng lớn, có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận LC. - Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank): Là NH xác nhận hoặc bất cứ một ngân hàng nào khác được NHPH ủy nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với quy định của LC thì: thanh toán (pay) cho người thụ hưởng; chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn; chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ; chịu trách nhiệm trả chậm (deferred payment) giá trị LC. Trách nhiệm của ngân hàng chỉ định giống như ngân hàng phát hành khi nhận bộ chứng từ của nhà XK gửi đến. - Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Là NH đứng ra chiết khấu bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo LC. Trường hợp LC quy định chiết khấu tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng chiết khấu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp LC quy định chiết khấu tại một ngân hàng nhất định. 1.1.3 Quy trình thực hiện giao dịch phƣơng thức tín dụng chứng từ Hình 01. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
- 3 Đây là quy trình thông dụng và cơ bản nhất . Trên thực tế, có nhiều thư tín dụng phức tạp nên sẽ có thêm các ngân hàng tham gia với nhiều vai trò khác nhau như ngân hàng xác nhận… Khi đó, quy trình trên cũng sẽ có sự thay đổi. Bước 1: Hai bên mua, bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức LC Bước 2: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu phát hành một LC cho người xuất khẩu hưởng. Bước 3: Căn cứ đơn xin mở LC, nếu đồng ý, ngân hàng phát hành lập một LC và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo về việc phát hành một LC đến nhà xuất khẩu. Bước 4: Khi nhận được thông báo LC, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho nhà xuất khẩu toàn bộ nội dung LC. Bước 5: Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung của LC thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người nhập khẩu thông qua ngân hàng phát hành tu chỉnh lại LC cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương. Bước 6: Sau khi giao hàng nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của LC và xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng phát hành LC để thanh toán. Bước 7: Khi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định nhận bộ chứng từ, họ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ bộ chứng từ. Bước 8: Trường hợp bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng phát hành yêu cầu người xin mở LC thanh toán (đối với LC trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán (đối với LC trả chậm) và chuyển bộ chứng từ cho người xin mở LC. Trường hợp bộ chứng từ có bất hợp lệ, ngân hàng phát hành sẽ đi điện thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng gửi bộ chứng từ đồng thời thông báo cho người đề nghị mở LC. Nếu người đề nghị mở LC và người thụ hưởng LC thương lượng chấp nhận bất hợp lệ, ngân hàng nhận chứng từ sẽ giao bộ chứng từ cho người đề nghị mở LC đổi lấy thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nếu hai bên không thỏa thuận được bất hợp lệ, ngân hàng
- 4 nhận bộ chứng từ sẽ tiến hành hoàn trả bộ chứng từ cho ngân hàng xuất trình dựa trên chỉ thị của ngân hàng xuất trình. Bước 9: Ngân hàng phát hành thanh toán hoặc điện chấp nhận thanh toán tới ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định sẽ chuyển tiếp đến người xuất khẩu. 1.2 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG PHƢƠNG THỨC TDCT 1.2.1 Những rủi ro trong phƣơng thức TDCT theo nguyên nhân phát sinh 1.2.1.1 Rủi ro tín dụng Là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các bên liên quan nhưng không có khả năng hoàn trả. Rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính, khả năng thanh toán của các bên. Đối với NHPH: khi phát hành LC ký quỹ dưới 100%, NHPH đã thực hiện việc cấp tín dụng cho nhà NK. Rủi ro tín dụng đối với NHPH xảy ra khi nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của LC nhưng không có khả năng đòi hoàn trả từ nhà NK. Đối với NHCK: khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ xuất khẩu, NHCK đã thực hiện mua lại quyền đòi tiền của nhà XK từ NHPH. Nếu NHPH mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản, thì rủi ro tín dụng thuộc về NHCK. Đối với NHXN: khi thực hiện việc xác nhận LC nhưng không yêu cầu NHPH ký quỹ 100% giá trị LC, NHXN chịu rủi ro tín dụng khi NHPH mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. 1.2.1.2 Rủi ro tỷ giá (rủi ro ngoại hối) Tỷ giá là yếu tố quan trọng trong thanh toán XNK. Thông thường khi thực hiê ̣n dịch vụ thanh toán LC , ngân hàng đồ ng thời hỗ trơ ̣ khách hàng trong viê ̣c đảm bảo ngoại tệ thanh toán khi đến hạn thanh toán LC bằng hoạt động mua bá n kinh doanh ngoại tệ. Sự biến động tỷ giá có thể gây khó khăn cho ngân hàng để đảm bảo nguồ n ngoại tệ thanh toán , ngoại tệ khan hiếm không xoay sở kịp có thể gây chậm trễ thanh toán LC. Mặt khác sự biến động của tỷ giá có thể dẫn đến thua lỗ trong kinh
- 5 doanh của khách hàng khi mở LC để nhập hàng về . Từ đó có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ho ,̣ có thể dẫn đến rủi ro người mở từ chối thanh toán hay giảm khả năng trả nợ của khách hàng nếu khách hàng vay ngoại tệ để thanh toán LC. 1.2.1.3 Rủi ro tác nghiệp Là những rủi ro về sai sót kỹ thuật nghiệp vụ do chính bản thân các bên tham gia gây nên. Thực tế cho thấy, những rủi ro tác nghiệp xảy ra tại các ngân hàng phần lớn do trình độ của cán bộ tác nghiệp. Hậu quả của rủi ro tác nghiệp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín và tài sản của ngân hàng. 1.2.1.4 Rủi ro công nghệ Rủi ro công nghệ phát sinh khi công nghệ áp dụng không đáp ứng được khối lượng, thời hạn giao dịch phát sinh. Chẳ ng ha ̣n khi LC đã đến hạn thanh toán nhưng vì trục trặc phần mềm dẫn đến thanh toán trễ. 1.2.1.5 Rủi ro quốc gia Là loại rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối – ngoại thương của một quốc gia, khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng, nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa. Nguyên nhân: do chiến tranh, bạo động, nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối, cấm vận…. 1.2.1.6 Rủi ro chính sách Là rủi ro xảy ra do chính sách của một quốc gia, một địa phương thay đổi làm phá sản dự án, kế hoạch ban đầu. Chẳng hạn việc thay đổi chính sách thuế , hạn ngạch đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu khác với dự tính ban đầu dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh xuấ t nhâ ̣p khẩ u . Nhà nhập khẩu có thể vì vậy mà mất khả năng thanh toán LC hoă ̣c trả nơ ̣ vay cho ngân hà ng. 1.2.1.7 Rủi ro giá cả Đây là rủi ro về việc giá cả hàng hóa trên thị trường biến động có thể dẫn đến thua lỗ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu . Nhà nhập khẩu có thể vì biến đô ̣ng giá bấ t lơ ̣i mà tìm cách từ chố i thanh toán LC.
- 6 1.2.1.8 Rủi ro pháp lý Là rủi ro gây thiệt hại đối với một hay nhiều bên tham gia khi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện trong thanh toán quốc tế. Nguyên nhân, do môi trường pháp lý và luật pháp của các nước khác nhau; Luật pháp quốc gia đôi khi có mâu thuẫn với thông lệ quốc tế. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế, quyết định của tòa án sở tại vượt lên trên thông lệ quốc tế về mặt pháp lý. Ví dụ, công ty XK Việt Nam bán hàng cho nhà NK Pháp thanh toán theo LC do ngân hàng Pháp phát hành. NHPH nhận được bộ chứng từ hoàn hảo và đã làm điện chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên, trước khi thanh toán cho người hưởng, NHPH đã nhận được lệnh của tòa án Pháp găm giữ toàn bộ số tiền của LC để giải quyết nợ của công ty XK Việt Nam với một khách hàng Pháp khác. Ngân hàng Việt Nam kiện tòa vì đã chiết khấu bộ chứng từ theo ủy quyền của NHPH. NHPH trả lời họ không thể làm khác được vì đây là phán quyết của tòa án quốc gia. 1.2.1.9 Rủi ro đạo đức Là rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên liên quan. Trong thương mại quốc tế, các bên đối tác thường ở cách xa nhau, thậm chí không hề gặp nhau trong quá trình mua bán nên rất khó nắm rõ những thông tin về uy tín, đạo đức kinh doanh, năng lực tài chính của đối tác. Trong điều kiện như vậy, các rủi ro đạo đức xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng đối với cả khách hàng lẫn ngân hàng. Đặc biệt, trong phương thức TDCT, các hành vi đạo đức của bất cứ một đối tác nào đều ảnh hưởng nhiều đến các ngân hàng tham gia. 1.2.2 Rủi ro đối với các bên tham gia trong phƣơng thức TDCT 1.2.2.1 Đối với ngân hàng phát hành (Issuing bank) - Rủi ro từ phía người mở LC: Khi ngân hàng mở LC , ngoại trừ trường hợp LC được ký quỹ 100%, nếu có vấn đề khó khăn từ phía người mở (phá sản, mất khả năng thanh toán, thiế u thiê ̣n chi… ́ )
- 7 thì ngân hàng mở là người phải trả tiền cho người hưởng bằng nguồn vốn của mình theo thông lê ̣ quố c tế . - Rủi ro từ phía người thụ hưởng: Giao dịch TDCT là giao dịch trên chứng từ. Vì vậy người bán (người thụ hưởng) có thể lợi dụng điều này để làm giả mạo chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản, điều kiện của LC để NHPH thanh toán. - Rủi ro từ ngân hàng chiết khấu hoặc ngân hàng xác nhận: Trong trường hợp LC cho phép đòi tiền bằng điện, có thể xảy ra trường hợp ngân hàng chiết khấu hoặc ngân hàng xác nhận đòi tiền khi bộ chứng từ không hoàn hảo, dẫn tới việc tốn thời gian, chi phí đòi tiền lại. - Rủi ro về điều kiện thị trường hàng hóa nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của người mở LC và việc thu hồi vốn của NHPH. Nếu là mặt hàng giá cả biến động nhiều theo thị trường, kênh phân phối và tiêu thụ hẹp, chỉ có một số đối tượng tiêu thụ đặc biệt thì việc kinh doanh của nhà nhập khẩu dễ gặp rủi ro, NHPH cũng khó tiêu thụ hàng hóa để thu hồi lại vốn trong trường hợp cần thiết. Trong nhiều trường hợp, NHPH không tiêu thụ được hàng hóa đã bảo lãnh mở LC. - Rủi ro khi chứng từ vận tải ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng: Khi mở LC với một vận đơn gốc gửi về trước hoặc gửi theo tàu, nếu người mở không ký quỹ đầy đủ, vận đơn không lập theo lệnh ngân hàng, ngân hàng có thể gặp rủi ro người mở LC không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng trước khi nhận hàng và ngân hàng phải thanh toán hoặc đền bù hàng hóa cho người thụ hưởng. - Rủi ro trong thực hiện bảo lãnh nhận hàng: Bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc là một nghiệp vụ phổ biến để tạo điều kiện thuận lợi cho người mở LC nhận hàng khi họ đáp ứng được khả năng thanh toán, tuy nhiên nó cũng có thể đem lại rủi ro cho NHPH. Khi phát hành thư
- 8 bảo lãnh nhận hàng, ngân hàng đã cam kết sẽ đền bù cho hãng vận tải nếu có tổn thất xảy ra khi người mở LC nhận hàng mà không xuất trình vận đơn gốc, cam kết này hoàn toàn độc lập với cam kết thanh toán cho người thụ hưởng. Bảo lãnh nhận hàng chỉ có tính chất tạm thời, không thể thay thế chứng từ sở hữu hàng hóa. Khi NHPH nhận được vận đơn gốc từ người thụ hưởng, phải giao vận đơn gốc cho hãng vận tải để thu hồi bảo lãnh nhận hàng về thì trách nhiệm của NHPH đối với hãng vận tải mới chấm dứt. Như vậy, NHPH sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu như người thụ hưởng thực hiện hành vi lừa đảo, không phải là chủ sở hữu của lô hàng và lô hàng đã nhận không thuộc LC đã mở. Trong trường hợp này, NHPH đã thanh toán cho người thụ hưởng mà vẫn phải bồi thường cho hãng vận tải. - Rủi ro tác nghiệp từ phía NHPH: NHPH có thể bị kiện hoặc phải bồi thường nếu không phát hiện ra sai sót hoặc bắt lỗi sai trên bộ chứng từ không hoàn hảo và tiến hành thanh toán. NHPH kiểm tra không hết sai sót của bộ chứng từ , dẫn đến mấ t quyề n từ chố i thanh toán do kiể m tra bô ̣ chứng châ ̣m trễ quá thời ha ̣n theo quy đinh ̣ của UCP . NHPH bắt sai lỗi bất hợp lệ bộ chứng từ hoàn hảo, dẫn đến bị ngân hàng nước ngoài không chấp nhận, gây mất uy tín của NHPH. Trễ ha ̣n thanh toán cho NH nước ngoài do quên/sơ suấ t, gây mất uy tín của NHPH. - Rủi ro do hạn chế của hê ̣ thố ng công nghê ̣ thông tin của NHPH: Do tru ̣c tră ̣c hê ̣ thố ng công nghê ̣ thông tin (lỗi chương trin ̀ h phầ n mề m xử lý nghiê ̣p vu ,̣ lỗi ma ̣ng swift , máy móc hư hỏng ..) dẫn đế n châ ̣m thanh toán , thấ t la ̣c điê ̣n tiń ... 1.2.2.2 Đối với ngân hàng xác nhận (Confirming bank) Nếu bộ chứng từ là hoàn hảo, thì ngân hàng xác nhận phải trả tiền cho người xuất khẩu, bất luận là có truy đòi được tiền từ ngân hàng phát hành hay không. Như vậy, ngân hàng xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành, cũng như rủi ro chính trị và rủi ro ngoại hối của nước ngân hàng phát hành.
- 9 Nế u ngân hàng xác nhâ ̣n trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, ngân hàng phát hành không chấp nhận, thì không thể đòi tiền ngân hàng phát hành. Khi xác nhâ ̣n đơn phương, rủi ro tương đối cao vì việc xác nhận không được đảm bảo bằng tài sản hay kí quỹ mà chỉ dựa vào uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành. 1.2.2.3 Đối với ngân hàng thông báo (Advising bank) Ngân hàng thông báo LC phải chiụ trách nhiệm về tính chân thật , hơ ̣p lê ̣ của LC (bao gồ m viê ̣c xác minh chữ kí , khóa mã, mẫu điê ̣n...) trước khi thông báo LC cho người thu ̣ hưởng. Bất kỳ một sự chậm trễ hay thiếu chính xác nào về việc thông báo LC cho người thu ̣ hưởng dẫn đến thương vụ không thành, NHPH hoặc người thụ hưởng có thể kiện ngân hàng thông báo bồi thường cho những thiệt hại xảy ra. Nếu ngân hàng thông báo không thể kiểm tra tính xác thực của LC nhưng không thông báo ngay cho NHPH mà lại quyết định thông báo cho người hưởng không kèm theo lưu ý họ không chịu trách nhiệm về tính xác thực của LC (kể cả những sửa đổi của LC) thì họ hoàn toàn chịu trách nhiệm khi người thụ hưởng đã giao hàng nhưng không được thanh toán theo LC đó. Ngoài ra , khi thông báo LC cho người thu ̣ hưởng , ngân hàng thông báo có thể gă ̣p rủi ro do dịch vụ vận chuyển không đáng tin cậy hoặc địa chỉ người thụ hưởng không rõ ràng làm cho LC bị thất lạc hoặc là LC được giao tại quầy nhưng giao nhầ m đố i tươ ̣ ng vì giấy giới thiệu bị giả mạo, người đến nhận LC không phải là người thụ hưởng thâ ̣t của LC. 1.2.2.4 Đối với ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank) Ngân hàng chiế t khấ u có thể gă ̣p rủi ro không đươ ̣c thanh toán hay châ ̣m trễ thanh toán do các nguyên nhân như: - Do NHPH và người mở L/C thiế u thiê ̣n chí hay mấ t khả năng thanh toán . Điề u này xảy ra khi NHPH hay người mở L /C bị phá sản, bị mua lại , sát nhập hoặc do
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn