intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là kiểm tra vai trò của nhân tố quy mô hoạt động của các ngân hàng tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Ngoài ra bài nghiên cứu còn nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố khác như quản trị Ngân hàng, sở hữu của chủ tịch hội đồng quản trị/CEO, cơ cấu vốn sở hữu, các yếu tố vĩ mô... tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  DIỆP NHẬT TUẤN QUY MÔ, ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  DIỆP NHẬT TUẤN QUY MÔ, ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng bài luận văn “Quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng rôi và có sự hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn là PGS. TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các thông tin, dữ liệu sử dụng trong luận văn là trung thực; các nội dung trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tp Hồ Chí Minh, Ngày … tháng 11 năm 2016 Người thực hiện Diệp Nhật Tuấn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT ................................................................................................................................... 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 2 1.1. Giới thiệu lý do chọn đề tài .......................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6 1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 6 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu................................................................................. 7 1.6. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................ 7 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................. 9 2.1. Khung Lý Thuyết ......................................................................................................... 9 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ......................................................................... 11 PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 19 3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................... 19 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 21 3.3. Mô tả biến nghiên cứu ................................................................................................ 22 3.3.1. Biến đo lường mức độ chấp nhận rủi ro (biến phụ thuộc) .................................. 22 3.3.2. Biến đo lường quy mô hoạt động ngân hàng ...................................................... 24 3.3.3. Biến đo lường sự quản trị công ty....................................................................... 25 3.3.4. Biến tỷ lệ sở hữu của CEO/chủ tịch hội đồng quản trị ....................................... 27 3.3.5. Biến tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách (Market to book ratio) ................... 28 3.3.6. Biến số năm thành lập ngân hàng ....................................................................... 29 3.3.7. Biến giả sở hữu nhà nước ................................................................................... 29 3.3.8. Biến giả khủng hoảng tài chính .......................................................................... 30 3.3.9. Biến kiểm soát GDP và CPI ............................................................................... 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu .................................................... 32 PHẦN 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 38
  5. 4.1. Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình ...................................................... 38 4.2. Sự tương quan giữa các biến và hiện tượng đa cộng tuyến ....................................... 42 4.3. Phân tích kết quả hồi quy ........................................................................................... 44 4.4. Phân tích tổng hợp biến quy mô bằng mô hình 2SLS ................................................ 51 4.5. Sử dụng thông số khác đại diện biến quy mô ............................................................ 54 4.6. Kiểm tra tác động của biến khủng hoảng ................................................................... 55 4.7. Phân tích chi tiết các nhân tố trong Z-score ............................................................... 58 PHẦN 5: KẾT LUẬN............................................................................................................... 62 5.1. Kết luận ...................................................................................................................... 62 5.2. Kiến nghị đối với các ngân hàng ................................................................................ 64 5.3. Kiến nghị đối với các nhà lập chính sách................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TBTF “Too big to fail”, Trạng thái quá lớn để thất bại NHTM Ngân hàng thương mại NH Ngân hàng M/B Market-to-book ratio, tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách M&A Merger and Acquisition, hoạt động mua bán và sát nhập ASEAN Hiệp hội các nước khu vực Đông Nam Á NPV Net Present Value, giá trị hiện tại thuần PGD Phòng giao dịch ngân hàng OLS Ordinary Least Squares, mô hình hồi quy phương pháp bình phương nhỏ nhất 2SLS Two-Stages Least Squares, Mô hình hồi quy hai giai đoạn FE Fixed effect model, mô hình hồi quy tác động cố định GDP Tổng sản phẩm quốc nội CPI Chỉ số giá tiêu dùng hay tỷ lệ lạm phát BHC Bank Holding Company, Ngân hàng lớn niêm yết FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây ......................................................... 17 Bảng 3.1: Tóm tắt biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu ................................................... 30 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ..................................................... 40 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các cặp biến trong mô hình ................................ 42 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy tại các ngân hàng thương mại Việt Nam không bao gồm biến M/B ...................................................................................................................... 44 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy tại các ngân hàng niêm yết có tính giá trị M/B ................ 46 Bảng 4.5: Kiểm định Hausman test về vấn đề nội sinh của mô hình ......................... 51 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo mô hình 2SLS .......................................................... 52 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy tại các ngân hàng thương mại Việt Nam không bao gồm biến M/B, biến tổng doanh thu đại diện cho quy mô hoạt động ................................. 54 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy kiểm tra tác động của biến khủng hoảng ......................... 56 Bảng 4.9: Phân tích chi tiết các nhân tố trong Z-score ............................................... 58
  8. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa quy mô hoạt động (Size) và mức độ chấp nhận rủi ro (Risk-taking) của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2015, qua đó đưa ra các kiến nghị cho các nhà lập chính sách và các lãnh đạo ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Sau khi áp dụng phương pháp định lượng bằng nhiều mô hình hồi quy khác nhau, tác giả tìm thấy bốn kết quả nghiên cứu như sau. Đầu tiên, có mối quan hệ tương quan dương giữa quy mô tài sản và mức độ chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2015. Thứ hai, việc phân tích chi tiết các yếu tố trong biến đo lường mức độ chấp nhận rủi ro (Z-score) cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu thông qua gia tăng mức độ đòn bẩy tài chính. Thứ ba, các ngân hàng có quản trị tốt hơn sẽ giảm thiểu rủi ro trong hoạt động, đặc biệt là tại các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán. Thứ tư, mối quan hệ tương quan dương giữa quy mô hoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro xuất hiện trong giai đoạn trước (2007-2008) và trong khủng hoảng tài chính (2009-2012), tuy nhiên không xuất hiện trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính (2013-2015).
  9. 2 PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu lý do chọn đề tài Theo đề án 254 năm 2012 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản sẽ có những ngân hàng lớn theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc đủ khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng lớn trong khu vực. Tuy nhiên, có phải quy mô ngân hàng càng lớn thì càng hoạt động càng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động? Nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng quy mô ngân hàng quá lớn thì tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, nguyên nhân do khi ngân hàng đạt được đến quy mô “Too big too fail” (TBTF) hay gọi là quá lớn để thất bại, Chính phủ dù muốn hay không muốn vẫn phải đảm bảo rằng trong trường hợp Ngân hàng bị mất thanh khoản hay gần đến bờ vực bị phá sản thì Chính phủ phải can thiệp để đảm bảo việc phá sản không xảy ra và tránh rủi ro đổ vỡ toàn bộ hệ thống tài chính của nền kinh tế. Do đó các ngân hàng lớn có nhiều động cơ hơn để gia tăng mức độ rủi ro trong hoạt động của mình nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao trên thị trường trong khi đó rủi ro là do toàn bộ nền kinh tế gánh chịu. Việc đó làm gia tăng rủi ro cho toàn bộ hệ thống tài chính và cho cả nền kinh tế. Tại Việt Nam, không chỉ các ngân hàng đạt được trạng thái TBTF mới có được sự cam kết đảm bảo của chính phủ mà cả các ngân hàng nhỏ cũng được chính phủ cam kết không để xảy ra tình trạng phá sản cho bất kỳ tổ chức tín dụng nào nhằm ổn định thị trường tài chính và giữ vững niềm tin của người dân (đặc biệt là người gửi tiết kiệm) và các nhà đầu tư trên thị trường. Do đó tại Việt Nam mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại bao gồm cả các ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ thường rất cao và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế nước ta. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và hiện nay đã biểu hiện cho thấy các hệ lụy nguy hiểm sau: tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, tập trung cho vay vào bất động sản, chứng khoán là những lĩnh vực rất rủi ro; lãi suất huy động cao và cạnh tranh lãi suất giữa các
  10. 3 ngân hàng không lành mạnh; nợ xấu tăng nhanh, tỷ lệ nợ xấu cao và khó xử lý; cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn là chính, trong khi cho vay trung dài hạn chiếm quy mô lớn… Rõ ràng hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự phát triển không bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình trạng rủi ro như hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang ở mức báo động, cần có sự can thiệp ngay của các nhà chức năng nhằm lành mạnh hóa thị trường tài chính và giảm nguy cơ đổ vỡ cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhận thấy mức độ chấp nhận rủi ro quá lớn của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành đề án 254 năm 2012 nhằm mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, đảm bảo không để tình trạng đổ vỡ xảy ra. Khi giới thiệu về đề án 254 năm 2012 về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, thống đốc ngân hàng nhà nước khi đó là ông Nguyễn Văn Bình đã phát biểu như sau: “Đập chuột nhưng không được vỡ bình”. Câu nói trên hàm ý các ngân hàng tại Việt Nam được ngân hàng nhà nước cam kết chắc chắn sẽ không bị phá sản dù thực tế hoạt động có yếu kém đến đâu. Đây có phải là một chính sách hay và phù hợp nhằm cơ cấu lại hệ thống ngân hàng hiện nay? Theo nhiều chuyên gia kinh tế, chính phủ cần mạnh dạn cho phá sản các ngân hàng hoạt động quá yếu kém không thể tái cơ cấu được, vì thực tế càng tìm cách cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém này thì tổn thất cho nền kinh tế càng lớn, điển hình là tại ngân hàng Xây Dựng (CBBANK) và ngân hàng Đại Dương (OCEANBANK). Cần có lộ trình rõ ràng để sàn lọc các tổ chức tín dụng, theo hướng chỉ giữ lại các tổ chức tín dụng có năng lực tài chính tốt và hoạt động lành mạnh để gia tăng năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam so với khu vực và trên thế giới. Các ngân hàng có hoạt động yếu kém, năng lực tài chính yếu cần từng bước xử lý theo hướng M&A hoặc cho phá sản để giảm thiểu gánh nặng cho hệ thống tài chính hiện nay. Trái ngược với Việt Nam đang mong muốn gia tăng quy mô hoạt động của các ngân hàng để cạnh tranh với khu vực, tại các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã đề xuất một loạt các quy
  11. 4 định nhằm hạn chế quy mô của các tổ chức tài chính đã đạt đến trạng thái TBTF nhằm giảm thiểu mức độ chấp nhận rủi ro hoạt động của các tổ chức tài chính này. Tuy nhiên các quy định nhằm giảm thiểu quy mô hoạt động của các tổ chức tài chính đạt trạng thái TBTF gặp phải không ít khó khăn. Đầu tiên, rất khó để xác định được ngưỡng tối ưu của mức độ hoạt động cho chính xác. Thứ hai, việc tập trung vào quy mô hoạt động sẽ bỏ sót các ngân hàng nhỏ có mức độ chấp nhận rủi ro cao. Ngoài ra, việc giảm quy mô hoạt động sẽ làm suy yếu mức độ cạnh tranh toàn cầu của các tổ chức tài chính lớn và khiến thị phần của họ suy giảm. Hơn nữa, nhiều chuyên gia lập luận việc giới hạn quy mô hoạt động không phải là công cụ tốt, việc giới hạn quy mô có thể tạo ra các tác động ngoài ý muốn, chẳng hạn như sự thiếu đa dạng hóa rủi ro tín dụng, giảm năng lực cạnh tranh, thiếu năng lực quản trị rủi ro hoạt động... Thay vì tìm cách giảm quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng, cần tìm cách gia tăng năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng này, như gia tăng yêu cầu tối thiểu về vốn tự có (CAR), gia tăng kiểm soát rủi ro trong quá trình hoạt động, giảm mức độ sở hữu của các cổ đông lớn, tránh tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng, tăng cơ chế giám sát của các ngân hàng trung ương… Vậy, liệu quy mô hoạt động có phải là vấn đề quan trọng để giảm thiểu mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam? Sử dụng dữ liệu của các tổ chức tín dụng trong giai đoạn từ năm 2007-2015, tác giả kiểm tra sự thay đổi quy mô hoạt động có tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro hay không? Tác giả tập trung chủ yếu vào thước đo mức độ chấp nhận rủi ro được đo lường bằng Z-score (đo lường dựa vào sổ sách kế toán) trong quá trình xây dựng mô hình nghiên cứu, các thước đo khác dựa vào thị trường (như biến động của lợi nhuận của cổ phiếu theo ngày σ(RET)) chủ yếu để phục vụ việc kiểm tra tính vững của mô hình nghiên cứu. Nếu quy mô hoạt động có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro được đo bằng Z-score, câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để quy mô hoạt động ảnh hưởng đến các thành phần của Z-score? Tập trung vào các thành phần của Z-score - cụ thể là, đòn bẩy tài chính (CAR), lợi
  12. 5 nhuận trên tài sản (ROA), và sự biến động của thu nhập (σ(ROA)) - cho phép tìm hiểu kỹ hơn mối liên quan giữa quy mô và từng yếu tố cấu thành Z-score, từ đó hoạch định các chính sách nhằm giảm thiểu mức độ chấp nhận rủi ro của các tổ chức tín dụng hiệu quả hơn. Xuất phát từ thực tiễn đã nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là kiểm tra vai trò của nhân tố quy mô hoạt động của các ngân hàng tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Ngoài ra bài nghiên cứu còn nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố khác như quản trị Ngân hàng, sở hữu của chủ tịch hội đồng quản trị/CEO, cơ cấu vốn sở hữu, các yếu tố vĩ mô... tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng. Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi cụ thể sau: + Mối quan hệ giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2015 là như thế nào? + Mức độ chấp nhận rủi ro tính theo Z-score liên quan đến mức độ đòn bẩy tài chính của Ngân hàng (CAR) hay do tỷ suất sinh lời trên tài sản của ngân hàng (ROA) hay do mức độ biến động của tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (σ(ROA))? + Ngân hàng có ban quản trị/điều hành sở hữu nhiều cổ phần có góp phần giảm thiểu mức độ chấp nhận rủi ro hay không? + Mối quan hệ giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro (nếu có) xuất hiện trong giai đoạn trước khủng hoảng (năm 2007-2008) hay trong khủng hoảng (năm 2009- 2012) hay sau khủng hoảng tài chính (năm 2013-2015)? Bài nghiên cứu nhằm tìm kiếm các yếu tố tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các nhà lập chính sách và các lãnh đạo ngân hàng để xây dựng mức độ chấp nhận rủi ro tương ứng tại từng
  13. 6 ngân hàng cho phù hợp với thực tế kinh doanh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài là ảnh hưởng của quy mô hoạt động (được đo lường bằng tổng tài sản) lên mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (được đo lường bằng hệ số Z-score). Mẫu nghiên cứu bao gồm các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2015, không bao gồm các Ngân hàng đã bị sáp nhập trong giai đoạn trên hoặc độ dài dữ liệu không đủ theo yêu cầu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ năm 2007 đến năm 2015 để tạo ra bộ dữ liệu bảng (Panel data). Dữ liệu được thu thập thông qua dữ liệu tài chính được cung cấp bởi Vietstock (đơn vị cung cấp số liệu tài chính lớn tại Việt Nam) sau đó được bổ sung bằng phương pháp thu thập dữ liệu thủ công từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng được công bố trên website chính thức của các ngân hàng tại Việt Nam. Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng Robust Check và phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định Fixed Effect để kiểm tra mức ý nghĩa của biến quy mô hoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại. Đồng thời bài nghiên cứu còn sử dụng mô hình hồi quy 2SLS (Two-stage Least Square) để khắc phục việc lựa chọn biến đại diện cho quy mô hoạt động nào cho phù hợp. Ngoài ra trong quá trình phân tích, tác giả còn áp dụng thêm nhiều phương pháp khác nhau để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề nghiên cứu và nhằm đưa ra các kết luận phù hợp. Trong bài nghiên cứu, để tính toán mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt nam tác giả sử dụng hệ số Z-score, hệ số được World Bank khuyến nghị sử dụng và được áp dụng trong nhiều bài nghiên cứu trên thế giới về mức độ chấp nhận rủi ro trong hệ thống tài chính. Về biến quy mô tác giả sử dụng nhiều biến khác nhau như tổng tài sản, tổng doanh thu, tổng số lượng nhân viên, tổng số chi nhánh phòng giao dịch. Về các biến kiểm soát trong bài bao gồm biến tỷ lệ M/B ratio, biến tỷ
  14. 7 lệ sở hữu của lãnh đạo ngân hàng, biến giá trị cổ phiếu sở hữu của lãnh đạo ngân hàng, biến số năm thành lập ngân hàng, biến đòn bẩy tài chính, biến giả ngân hàng có thuộc sở hữu nhà nước, biến giả giai đoạn khủng hoảng, biến đại diện yếu tố vĩ mô như GDP, CPI. Các biến trên được lựa chọn để áp dụng cho phù hợp trong quá trình chạy mô hình hồi quy tương ứng. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Ở Việt Nam hiện nay, việc các ngân hàng chấp nhận mức độ rủi ro cao nhằm tìm kiếm lợi nhuận diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Việc tìm hiểu mối liên hệ giữa quy mô hoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về các yếu tố cấu thành lên mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng. Từ đó góp phần giúp các nhà lập chính sách và các lãnh đạo Ngân hàng có hướng giải quyết phù hợp nhằm vừa góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam vừa góp phần giảm thiểu rủi ro quá lớn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Qua đó giúp thị trường Ngân hàng tại Việt Nam hoạt động ổn định và ngày càng phát triển vững chắc hơn. 1.6. Cấu trúc của đề tài Bài nghiên cứu được sắp xếp như sau: Phần 2 là Cơ sở lý thuyết. Trong phần này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý thuyết, những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ mức độ chấp nhận rủi ro và quy mô hoạt động của các tổ chức tài chính. Phần 3 là Phương pháp nghiên cứu. Nội dung chính của phần này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, giải thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, mô tả các đặc điểm của mô hình thực nghiệm, các giả định đặt ra và nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu. Phần 4 là Nội dung và kết quả nghiên cứu. Trong phần này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan
  15. 8 hệ giữa mức độ chấp nhận rủi ro và quy mô hoạt động, ngoài ra tác giả còn tiến hành nghiên cứu mở rộng về nhiều khía cạnh khác nhau của đề tài. Phần 5 là Phần kết luận Ở phần này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của đề tài, hướng mở rộng đề tài. Sau đó tác giả đưa ra kiến nghị riêng cho các nhà lập chính sách và các nhà quản lý chủ chốt của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
  16. 9 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khung Lý Thuyết Cơ sở lý thuyết cho việc các ngân hàng có quy mô lớn hơn sẽ có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn là do hiện tượng TBTF (quá lớn để thất bại) diễn ra trên thị trường tài chính. Khi quy mô của ngân hàng càng lớn thì khả năng nhận được các gói cứu trợ khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn càng cao. Khi đó các nhà quản lý ngân hàng và cả chủ sở hữu ngân hàng sẽ có nhiều động cơ hơn để gia tăng rủi ro nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao trên thị trường. Khi trạng thái TBTF xảy ra, ngân hàng sẽ có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn, ngân hàng sẽ nhận được lợi nhuận cao nếu hoạt động kinh doanh có kết quả như dự tính và sẽ bị thiệt hại ít nếu rủi ro xảy ra vì đã có sự hỗ trợ lớn từ chính phủ. Do đó theo lý thuyết thì với các Ngân hàng có quy mô hoạt động càng lớn thì mức độ chấp nhận rủi ro càng cao. Điển hình cho trạng thái TBTF diễn ra tại thị trường tài chính Mỹ là vào năm 2008 khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra do việc cho vay dưới chuẩn tiềm ẩn nhiều rủi ro cao của các ngân hàng Mỹ và việc chứng khoán hóa các khoản cho vay này, chính phủ Mỹ đã phải ban hành gói cứu trợ khẩn cấp để cứu các tổ chức tài chính lớn vượt qua giai đoạn khủng hoảng như Bear Sterns, AIG, JP Morgan Chase… nhằm tránh tình trạng đổ vỡ cho toàn bộ thị trường tài chính thế giới. Theo báo cáo Squam Lake Report, nghiên cứu của French và cộng sự (2010): “Chính sách quá lớn để thất bại (too-big-too-fail policies, viết tắt TBTF) cung cấp cho các công ty quan trọng có quy mô lớn một lời hứa rõ ràng và chắc chắn về một gói cứu trợ khi hoạt động của các công ty này gặp sự cố. Những chính sách này là phá hoại, vì nhiều lý do khác nhau. Đầu tiên, bởi vì khả năng chắc chắn của một gói cứu trợ nên các chủ sở hữu của công ty có thể hưởng được tất cả lợi nhuận cao trong khi chịu rất ít rủi ro khi sự cố xảy ra, các công ty tài chính có thể nhận được các gói cứu trợ của chính phủ nên có động cơ để gia tăng mức độ rủi ro trong hoạt động của mình nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao. Tất cả các bên liên quan của công ty bao gồm các cổ đông, chủ
  17. 10 nợ, nhân viên và nhà quản lý đều chia sẻ cám dỗ trên. Kết quả là sự gia tăng rủi ro phải gánh chịu cho toàn bộ xã hội”. Các ngân hàng còn theo đuổi chính sách tăng trưởng mạnh quy mô đi kèm với gia tăng rủi ro trong hoạt động nhằm mục đích đạt được trạng thái TBTF dù họ biết có những khoản đầu tư đem lại hiện giá dòng tiền âm (NPV của phương án/dự án là âm) tuy nhiên họ vẫn thực hiện dự án nhằm gia tăng quy mô hoạt động của mình. Nguyên nhân do các nhà quản lý ngân hàng biết rằng, nếu họ tăng quy mô đạt được đến trạng thái TBTF thì họ sẽ được nhiều chính sách ưu đãi hơn từ các cơ quan quản lý và khả năng họ sẽ nhận được các gói cứu trợ của chính phủ khi hoạt động không hiệu quả sẽ cao hơn. Từ đó kéo theo các ngân hàng có quy mô càng lớn sẽ càng có động lực gia tăng rủi ro hơn để vừa tìm kiếm được lợi nhuận cao trên thị trường vừa để họ có thể tăng trưởng quy mô nhanh hơn nhằm đạt được trạng thái TBTF để quyết định được thị trường và gây sức ép lên các cơ quan quản lý. Trái ngược với thế giới, tại Việt Nam các ngân hàng có quy mô càng lớn càng ít bị kiểm soát từ các cơ quan quản lý và ngược lại. Các ngân hàng này hoạt động tự do và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, các ngân hàng quy mô lớn thường ít bị thanh tra giám sát từ các cơ quan nhà nước và thường đẩy mức độ rủi ro hoạt động lên cao nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Nguyên nhân cho việc này có thể kể đến do sự lỏng lẻo về quản lý của các cơ quan nhà nước, lợi thế về quy mô khiến quyền lực của các ngân hàng quy mô lớn có thể gây sức ép lên cơ quan quản lý, hay có thể nói gọn là các ngân hàng này đã đạt trạng thái TBTF tại thị trường Việt Nam (điển hình là các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước chi phối bao gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank). Tuy nhiên yếu tố quy mô hoạt động ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng Việt Nam chưa được kiểm chứng thực nghiệm. Ngoài nhân tố quy mô hoạt động tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro trong ngân hàng thì vai trò của quản trị doanh nghiệp cũng cần được đề cập đến. Lý thuyết
  18. 11 hiện đại về quản trị doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp có quản trị tốt sẽ làm tăng giá trị công ty đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của công ty. Cơ sở cho nhận định trên là khi công ty được quản trị tốt, công ty sẽ đầu tư vào các dự án chắc chắn có NPV dương và tìm ẩn rủi ro thấp nhằm ổn định dòng tiền của công ty, tránh rủi ro mất thanh khoản dẫn đến phá sản. Từ đó, công ty sẽ chỉ đầu tư vào các dự án có rủi ro thấp, có dòng tiền ổn định, nhằm ổn định giá trị doanh nghiệp và tạo niềm tin cho cổ đông trên thị trường. Tuy nhiên, nhà quản trị tốt cũng không loại trừ khả năng sẽ đầu tư vào các dự án có rủi ro cao nhằm tìm kiếm lợi nhuận đột biến và nhằm mục đích chứng tỏ khả năng quản trị của bản thân nhà quản lý. Theo lý thuyết quyền chọn (option theory), các nhà quản lý của công ty thường được thưởng bằng quyền chọn mua cổ phiếu để gắn kết mục tiêu của nhà quản lý với việc gia tăng giá trị công ty, tuy nhiên giá trị quyền chọn này sẽ tăng đồng biến với sự biến động của giá trị tài sản công ty. Các công ty có giá trị biến động càng lớn thì giá trị quyền chọn mua cổ phiếu càng cao. Từ đó, các nhà quản lý có động lực gia tăng rủi ro của công ty nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao đồng thời nhằm giúp tăng giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường. Do đó, mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro là không chắc chắn, tuy nhiên tác giả kỳ vọng là biến quản trị doanh nghiệp (đo lường bằng giá trị giá trị cổ phiếu sở hữu của chủ tịch hội đồng quản trị hay CEO) sẽ có mối quan hệ tương quan âm với rủi ro, nghĩa là công ty được quản trị tốt sẽ có rủi ro thấp hơn và ngược lại. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây Hiện nay tác giả chưa tìm thấy đề tài nghiên cứu nào trước đây tại Việt Nam có nội dung tương tự với nghiên cứu này nên tác giả sẽ chỉ trình bày các kết quả nghiên cứu của các đề tài nước ngoài hiện đã đăng trên các tạp chí uy tín thế giới. Có rất nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu các nhân tố tác động lên mức độ chấp nhận rủi ro của các tổ chức tài chính trên thế giới như nghiên cứu của Saunder và cộng sự (1990), nghiên cứu của Boyd and Runkle (1993), nghiên cứu của Demsetz and Strahan (1997), nghiên cứu của Boyd và cộng sự (2006), nghiên cứu của Stiroh (2006), nghiên
  19. 12 cứu của Laeven and Levine (2009), nghiên cứu của Houston và cộng sự (2010) hay nghiên cứu của Sanjai Bhagat và cộng sự (2015). Theo mục tiêu nghiên cứu của bài này, tác giả sẽ tập trung chính vào mối quan hệ giữa quy mô hoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro của các tổ chức tài chính (bảng 2.1 sẽ tóm tắt về các kết quả nghiên cứu trước đây). Bài nghiên cứu của Sanjai Bhagat và cộng sự (2015) là bài nghiên cứu nền tảng của bài nghiên cứu này. Đề tài nghiên cứu “Size, leverage, and risk-taking of financial institutions” của Sanjai Bhagat và cộng sự (2015) diễn ra vào thời điểm sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu (bắt đầu từ năm 2008), nguyên nhân của khủng hoảng là do các định chế tài chính tại thị trường Mỹ đặc biệt là các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư đã có mức độ chấp nhận rủi ro quá lớn để tìm kiếm lợi nhuận, ngoài ra là do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước đặt biệt là FED, họ đã để cho các định chế tài chính hoạt động tự do quá mức với mức độ chấp nhận rủi ro toàn hệ thống rất lớn. Nghiên cứu này bao gồm mẫu nghiên cứu 702 tổ chức tài chính (599 ngân hàng thương mại, 60 ngân hàng đầu tư và 43 công ty bảo hiểm) và dữ liệu nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2012, nghiên cứu bao gồm 6277 quan sát. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo Compustat và báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm tại thị trường Mỹ. Kết luận chính của nghiên cứu này như sau: Thứ nhất, quy mô hoạt động có mối tương quan dương với mức độ chấp nhận rủi ro tại các tổ chức tài chính tại Mỹ cho giai đoạn 2002-2012. Thứ hai, các ngân hàng có mức độ chấp nhận rủi ro cao chủ yếu dựa trên gia tăng đòn bẩy tài chính. Thứ ba, các ngân hàng có sự quản trị tốt hơn sẽ ít rủi ro trong hoạt động hơn. Nghiên cứu này có khuyến nghị ngoài việc giới hạn quy mô hoạt động của các ngân hàng quá lớn, thì cần phải gia tăng quy định về yêu cầu vốn tối thiểu cho tất cả các tổ chức tài chính. Đề nghị gia tăng yêu cầu vốn này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Admati và Hellwig (2013), Bhagat và Bolton (2014) và Fama (2010). Ngoài ra theo Wall Street Journal cũng đã đề nghị nâng mức yêu cầu vốn chủ sở hữu cao hơn đáng kể so
  20. 13 với hiện nay (theo chuẩn Basel 2 hiện nay thì yêu cầu vốn tối thiểu chỉ là 8%). Ngoài nghiên cứu của Sanjai Bhagat và cộng sự (2015) là nền tảng của bài, nghiên cứu của Boyd và Runkle (1993) cũng gần tương đồng với bài nghiên cứu này, tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt. Dữ liệu nghiên cứu của Boyd và Runkle (1993) chỉ bao gồm các ngân hàng lớn niêm yết (BHCs) tại Mỹ, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, cuộc khủng hoảng tài chính gần nhất năm 2008 nguyên nhân không chỉ bao gồm các ngân hàng niêm yết lớn BHCs mà còn bao gồm các ngân hàng nhỏ, công ty bảo hiểm, các định chế tài chính khác, nếu chỉ nghiên cứu trên các ngân hàng lớn thì sẽ không bao quát được tình hình chấp nhận rủi ro của hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Boyd và Runkle (1993) đưa ra kết luận: tổng tài sản có mối quan hệ tương quan âm với Z-score, độ lệch chuẩn của ROA, tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản CAR, điều này có nghĩa quy mô hoạt động của các ngân hàng có mối quan hệ tương quan dương với mức độ rủi ro của các ngân hàng niêm yết lớn tại thị trường Mỹ. Về mối quan hệ giữa quy mô hoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, nghiên cứu của Saunder và cộng sự (1990) bao gồm mẫu nghiên cứu là 38 ngân hàng niêm yết lớn tại Mỹ và dữ liệu nghiên cứu từ năm 1978 đến 1985. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo CALL REPORT, biến phụ thuộc đại diện cho mức độ chấp nhận rủi ro là độ lệch chuẩn lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu, biến độc lập là tổng tài sản và giá trị sở hữu cổ phiếu nội bộ công ty. Kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận: tổng tài sản có mối quan hệ tương quan dương với mức độ biến động của biến độ lệch chuẩn lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu, điều này có nghĩa quy mô hoạt động của các ngân hàng có mối quan hệ tương quan dương với mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng niêm yết tại thị trường Mỹ. Một nghiên cứu khác cũng khá tương đồng với bài này là của nghiên cứu của Demsetz và Strahan (1997), tập trung vào mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng lớn niêm yết tại Mỹ (các BHC) và quy mô của các ngân hàng. Nghiên cứu này bao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2