intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Rác động của các cú sốc bên ngoài đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam và một số quốc gia ở Đông Nam Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình SVAR, phương pháp này được xem là linh hoạt vì nó có thể chứa nhiều mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô dựa trên lý thuyết kinh tế và lần lượt cho phép chúng ta xác định được mức độ ảnh hưởng của những cú sốc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Rác động của các cú sốc bên ngoài đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam và một số quốc gia ở Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC BÊN NGOÀI ĐẾN CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC BÊN NGOÀI ĐẾN CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ KHOA NGUYÊN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn là Tiến Sỹ Lê Thị Khoa Nguyên. Nội dung nghiên cứu và các số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các đồ thị 1. Phần mở đầu .......................................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 2 1.5 Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 3 1.6 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................. 3 1.7 Kết cấu của đề tài............................................................................................. 4 2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu.......................................................................... 5 2.1 Tổng quan lý thuyết cú sốc kinh tế .................................................................. 5 2.1.1 Khái niệm cú sốc kinh tế .......................................................................... 5 2.1.2 Tác động của cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế của một quốc gia .......... 6 2.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây ................................................ 17
  5. 2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 17 2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................ 26 3. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu .................................................................. 29 3.1 Mô hình SVARX ........................................................................................... 29 3.2 Xác định ma trận cấu trúc .............................................................................. 30 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 32 4. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 37 4.1 Kết quả các kiểm định ban đầu ...................................................................... 37 4.1.1 Kết quả kiểm định tính dừng ADF........................................................ 37 4.1.2 Kết quả kiểm định độ trễ mô hình theo từng nước ............................... 38 4.1.3 Kết quả kiểm định VAR residual Portmanteau Tests ........................... 39 4.2 Tầm quan trọng của các biến ngoại sinh đến các biến nội sinh .................... 40 4.3 Tác động của các cú sốc ngoại sinh đến các biến nội sinh ............................ 45 4.3.1 Phản ứng của sản lượng trước các cú sốc bên ngoài ............................ 45 4.3.2 Phản ứng của CPI trước các cú sốc bên ngoài ...................................... 48 4.3.3 Phản ứng của tỷ giá trước các cú sốc bên ngoài ................................... 51 5. Kết luận ............................................................................................................... 53 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ADF: Phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị Augmented Dickey Fuller CPI: Chỉ số giá tiêu dùng FED: Cục dự trữ liên bang Mỹ GDP: Tổng sản lượng quốc gia IFS: Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ RIP: Tổng sản lượng công nghiệp SVAR: Mô hình vector tự hồi quy cấu trúc (Structural Vector Autoregression hay Structural VAR) VAR: Mô hình vector tự hồi quy (Vector Autoregression)
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ chế lan truyền của các cú sốc tiền tệ đến kinh tế vĩ mô của một quốc gia .............................................................................................................................. 8 Bảng 2.2: Tỉ trọng xuất nhập khẩu so với GDP ở từng quốc giai đoạn 2000 - 201210 Bảng 2.3 : Cơ chế truyền dẫn cú sốc giá dầu và giá lương thực ............................. 15 Bảng 3.1: Bảng cấu trúc ma trận đơn vị .................................................................. 31 Bảng 3.2: Các biến trong mô hình cấu trúc tự hồi quy véc tơ (SVAR)................... 33 Bảng 4.1: Kiểm định tính dừng ADF ...................................................................... 37 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định VAR lag exclusion Wald tests của Việt Nam .......... 39 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định VAR residual Portmanteau Tests của Việt Nam ...... 40 Bảng 4.4: Phân rã phương sai của GDP đến các cú sốc bên ngoài ......................... 41 Bảng 4.5: Phân rã phương sai của CPI đến các cú sốc bên ngoài ........................... 42 Bảng 4.6: Phân rã phương sai của tỉ giá hối đoái danh nghĩa đến các cú sốc bên ngoài. ....................................................................................................................... 44 Bảng 4.7: Phân rã Cholesky của GDP đến các cú sốc bên ngoài ............................ 47 Bảng 4.8: Phân rã Cholesky của CPI đến các cú sốc bên ngoài .............................. 49 Bảng 4.9: Phân rã Cholesky của NER đến các cú sốc bên ngoài ............................ 52 PL 1.1: Kết quả kiểm định VAR lag exclusion Wald tests của Malaysia PL 1.2: Kết quả kiểm định VAR lag exclusion Wald tests của Thái Lan PL 1.3: Kết quả kiểm định VAR lag exclusion Wald tests của Philippines
  8. PL 1.4: Kết quả kiểm định VAR lag exclusion Wald tests của Singapore PL 2.1: Kết quả kiểm định VAR residual Portmanteau Tests của Malaysia PL 2.2: Kết quả kiểm định VAR residual Portmanteau Tests của Thái Lan PL 2.3: Kết quả kiểm định VAR residual Portmanteau Tests của Philippines PL 2.4: Kết quả kiểm định VAR residual Portmanteau Tests của Singapore
  9. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Biểu đồ 4.1: Phản ứng của GDP Việt Nam trước các cú sốc bên ngoài. ...................... 46 Biểu đồ 4.2: Phản ứng CPI Việt Nam trước các cú sốc bên ngoài ................................ 51 Biểu đồ 4.3: Phản ứng của tỷ giá Việt Nam trước các cú sốc bên ngoài ...................... 51 PL 3.1: Biểu đồ phản ứng của Malaysia PL 3.2: Biểu đồ phản ứng của Thái Lan PL 3.3: Biểu đồ phản ứng của Philippines PL 3.4: Biểu đồ phản ứng của Singapore
  10. 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Cú sốc kinh tế không còn là một khái niệm mới mẻ nhưng vẫn là một ẩn số đối với các nhà hoạch định chính sách. Từ cuối năm 2007, thế giới đã chứng kiến sự mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường hàng hóa, cộng với những bất ổn của thị trường tài chính. Các cú sốc ngoại sinh bắt đầu lan rộng ra và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế mới nổi, đang vào giai đoạn phát triển. Tác động không lường trước được của các cú sốc ngoại sinh khiến cho các nhà hoạch định chính sách quan ngại trước những phản ứng trong nước đối với các chính sách được thực thi khi có bất kỳ cú sốc nào xảy ra, cũng như cân nhắc trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, đầu tư và thương mại. Cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997-1998 đã nhấn mạnh vai trò của sự dẫn truyền các cú sốc trong lĩnh vực tài chính. Những thiệt hại của các nước Đông Á bị ảnh hưởng bởi sự truyền dẫn trong giai đoạn này đã được giải thích do mức độ hội nhập của các quốc gia (Corsetti et al., 1999), cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau của họ (Kaminsky et al., 2003). Cuộc khủng hoảng này đã thúc đẩy các nước tăng cường hợp tác trên quy mô khu vực nhằm cải thiện sự ổn định tiền tệ. Sau sự sụp đổ của Lehman Brothers đã một lần nữa đề cao các vấn đề về độ nhạy cảm của các quốc gia Đông Á đến những biến động ngoại sinh. Nhằm đối phó với khủng hoảng toàn cầu, các nhà chức trách đã tăng cường hợp tác trên qui mô khu vực bằng cách ký một thỏa thuận đa phương của sáng kiến Chiang Mai công bố vào đầu năm 2009. Các thỏa thuận này tạo ra quỹ 120.000.000.000 đô la nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng thanh khoản giữa những quốc gia tham gia ký kết. Hiện nay, các cú sốc kinh tế có tác động mạnh mẽ cả về tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng và một số quốc gia Đông Nam Á nói chung. Chính vì thế, việc đo lường, đánh những tác động của cú sốc bên ngoài nhằm góp phần củng cố nhận định các cú sốc bên ngoài ngày càng có vai trò quan trọng đến chính sách điều hành kinh tế vĩ mô ở các nền kinh tế Đông Nam Á mới nổi.
  11. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung vào giải quyết hai vấn đến chính sau đấy: Thứ nhất là đánh giá tầm quan trọng các cú sốc bên ngoài đến thị trường Việt Nam và một số quốc gia ở Đông Nam Á; Thứ hai là đo lường mức độ ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài đến thị trường Việt Nam và một số quốc gia ở Đông Nam Á. Từ đó, có được sự so sánh về mức độ chịu ảnh hưởng của các biến vĩ mô Việt Nam so với các quốc gia: Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippin là như thế nào. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: Các cú sốc bên ngoài (cụ thể ở đây là cú sốc từ Mỹ) giữ vai trong quan trọng như thế nào đối với các biến số kinh tế vĩ mô đến các quốc gia mới nổi ở Đông Nam Á? Mức độ tác động của các cú sốc bên ngoài đến thị trường Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á cụ thể ra sao? 1.4 Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng mô hình Structural Vector Autoregression (Structural VAR), gọi tắt là SVAR, để nghiên cứu tác động của các cú sốc bên ngoài đã tác động như thế nào tới các biến số kinh tế vĩ mô trong nước. Dữ liệu lấy theo quý từ Q1.1996 đến Q4.2012 bao gồm các chỉ số kinh tế chính đặc trưng cho quá trình hội nhập của Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung. Dữ liệu cơ sở cho các cú sốc ngoại sinh bao gồm cú sốc giá dầu, cú sốc sản lượng Mỹ, đại diện cho cú sốc tiền tệ của Mỹ là sự biến động lãi suất FED; chỉ số chứng khoán S&P 500 đại diện cho cú sốc tài chính Mỹ. Các biến kinh tế vĩ mô đặc trưng ở mỗi quốc gia bao gồm sản lượng thực tế, lạm phát và tỷ giá so với đồng đô la Mỹ. Mẫu bao gồm 5 quốc gia: Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
  12. 3 1.5 Đóng góp của đề tài Bài nghiên cứu sử dụng mô hình SVAR, phương pháp này được xem là linh hoạt vì nó có thể chứa nhiều mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô dựa trên lý thuyết kinh tế và lần lượt cho phép chúng ta xác định được mức độ ảnh hưởng của những cú sốc. Điểm mới của bài nghiên cứu là sự bổ sung nhằm tìm hiểu sự tương đồng giữa kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các nghiên cứu trước đây dù là nghiên cứu ở khu vực Châu Á hay Đông Nam Á cũng loại trừ Việt Nam ra khỏi nghiên cứu một phần là vì thiếu dữ liệu, một phần cũng là do Việt Nam mở cửa hội nhập chưa lâu. Do đó, tác giả lựa chọn mốc nghiên cứu từ 1996 đến 2012. 1.6 Tóm tắt kết quả nghiên cứu Sử dụng mô hình VAR cấu trúc trong giai đoạn từ 1996 đến 2012 để nghiên cứu tác động của các cú sốc ngoại sinh Mỹ đến 05 nước mới nổi Đông Nam Á. Kết quả cho thấy các cú sốc ngoại sinh đều có vai trò quan trọng đến sự biến động các biến số kinh tế vĩ mô của từng quốc gia, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các quốc gia là không giống nhau Nghiên cứu cũng cho thấy diễn biến của lạm phát thì khá nhạy và mạnh trước các cú sốc ngoại sinh. Tuy nhiên mức độ biến động và thời gian diễn biến sau khi có cú sốc tác động là khác nhau giữa các quốc gia và các loại cú sốc. Tác động của cú sốc về biến động của giá dầu có tác động mạnh nhất đến sự biến động các biến số kinh tế vĩ mô của các quốc gia Đông Nam Á. Tác động của cú sốc về lãi suất của FED có tác động không nhiều và không đồng đều tới các quốc gia Đông Nam Á. 1.7 Kết cấu của đề tài Nội dung chính của bài nghiên cứu bao gồm năm phần, với bố cục như sau: 1. Phần mở đầu giới thiệu về vấn đề nghiên cứu
  13. 4 2. Tổng quan lý thuyết về cú sốc ngoại sinh, các nghiên cứu trước trên giới và tại Việt Nam 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 4. Kết quả nghiên cứu 5. Phần cuối là kết luận của bài nghiên cứu về các kết quả đạt được, hạn chế cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 5 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan lý thuyết về cú sốc kinh tế 2.1.1 Khái niệm cú sốc kinh tế Trong kinh tế học, cú sốc là một sự kiện bất ngờ hoặc không thể lường trước được có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến nền kinh tế. Về mặc thực nghiệm, cú sốc kinh tế đặc biệt đề cập đến những sự kiện xảy ra bên ngoài của một hệ thống kinh tế nhưng có ảnh hưởng quan trọng đến bên trong hệ thống (Thomas J. Sargent và Christopher A. Sims, 2011). Một cú sốc kinh tế có thể được gây ra bởi nhiều sự kiện khác nhau, đó có thể là kết quả của thiên tai, các cuộc tấn công khủng bố hoặc các sự kiện phi kinh tế có khả năng ảnh hưởng đến các nền kinh tế trong khu vực.. Thiên tai có thể gây ra những cú sốc kinh tế bằng cách phá hủy hàng tồn kho, phá hủy nhiều phương tiện sản xuất, hoặc tạo ra một nhu cầu đột ngột trong lĩnh vực xây dựng hay vật tư y tế….Sự ra đời của công nghệ mới cũng có thể dẫn đến một cú sốc kinh tế trong một số trường hợp như công nghệ mới có thể làm tăng việc cung cấp một sản phẩm nhất định. Những cú sốc về nhu cầu thường bắt nguồn từ các hoạt động của chính phủ, tăng hay giảm thuế, thay đổi trong chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khoá cũng có thể dẫn đến những thay đổi bất ngờ trong nhu cầu tiêu dùng. Về mặc hình thức, cú sốc kinh tế bao gồm tác động của các biến nội sinh và biến ngoại sinh Biến nội sinh: là các biến có nguồn gốc trong nước, nguyên nhân gây ra bởi các yếu tố trong nước như sự thay đổi trong chi tiêu của chính phủ, tăng giảm lãi suất hay thuế suất… Biến ngoại sinh: là các biến bắt nguồn từ nước ngoài, nguyên nhân gây ra bởi các yếu tố bên ngoài như sự biến động giá cả hàng hóa thế giới (giá dầu, giá gạo..) các cú sốc trong thương mại, sự thay đổi lãi suất của FED…
  15. 6 Sự tác động của các cú sốc kinh tế lên một quốc gia theo nhiều phương thức truyền dẫn khác nhau. Có thể là biến động của giá dầu, giá lương thực thế giới ảnh hưởng lên giá cả hàng hóa trong nước, gây ra lạm phát, giá cả hàng hóa cao trong khi đó thu nhập chưa tăng kịp đã làm giảm mức tiêu thụ hàng hóa, kéo theo sản xuất trì trệ, hàng hóa tiêu thụ chậm hơn, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp cũng như thu nhập thực trong dân cư giảm do chi phí sinh hoạt tăng lên. Việc tiêu thụ hàng hóa khó khăn, đẩy doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả hơn, thu nhập ròng giảm, khiến lượng tiền dành tái đầu tư cũng giảm theo. Lạm phát tăng lên dẫn đến việc Ngân hàng nhà nước phải can thiệp bằng chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất để hút tiền trong dân cư, kết quả là lạm phát giảm nhưng lượng tiền cho đầu tư giảm theo kéo kinh tế tăng trưởng chậm hơn,… Tại các quốc gia mà tốc độ tăng trưởng kinh tế liên quan trực tiếp đến dịch vụ, thương mại quốc tế và dòng vốn nước ngoài sẽ không tránh khỏi những tác động từ các cú sốc ngoại sinh. Sự hiện diện của các cú sốc kinh tế bao gồm cú sốc ngoại sinh hay cú sốc nội sinh đều đặt ra yêu cầu của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa được sử dụng phải kịp thời đối phó với những biến động, tránh tổn thương cho nền kinh tế. 2.1.2 Tác động của cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế của một quốc gia Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế ngày càng gia tăng và mở rộng đã nêu bật nhiều vấn đề về tầm ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài. Đặc biệt là những nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài. Ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài lên một quốc gia theo nhiều phương thức truyền dẫn khác nhau, tác động lên các biến số kinh tế vĩ mô trong nước theo các mức độ khác nhau. Phương thức lan truyền này có thể được mô phỏng qua bài nghiên cứu về tác động của các cú sốc kinh tế lên kỳ vọng của các yếu tố trong một quốc gia ( Jarir Ajluni, 2005)
  16. 7 Bảng 2.1: Cơ chế lan truyền của các cú sốc tiền tệ đến kinh tế vĩ mô của một quốc gia Cú sốc giá dầu thế giới, chính sách tiền tệ, Các cú sốc ngoại sinh chính trị các nước... Ngân hàng TW: Các kỳ vọng Cung tiền M Lãi suất (r) Cho vay Đầu tƣ Sản lƣợng (Y) Tỷ suất sinh lợi thị trƣờng (Rm) Lạm phát kỳ vọng Tiêu dùng Giá trị tài sản TỔNG CẦU C+I+G+(X-M) Dòng vốn Xuất Khẩu GĐ 2 Tỷ giá hối đoái Lạm phát trong Nhập Khẩu nước GĐ 1 GĐ 3 LẠM PHÁT Nguồn: paper “Monetary Policy Shocks in a small open economy: assessing the “Puzzles” of Monetary Policy by SVAR” của Jarir Ajluni (2005) Cơ chế truyền tải các cú sốc phải mất một thời gian để tạo ra ảnh hưởng đến lạm phát và các biến kinh tế khác. Những ảnh hưởng tức thời của cú sốc bên ngoài khiến cho chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước sẽ tạo ra những thay đổi về lãi suất, tỷ giá và giá cả tài sản. Đặc biệt là trong nền kinh tế mở với quy mô nhỏ, sự
  17. 8 thay đổi trong tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, hay những thay đổi lãi suất sẽ có tác động trực tiếp vào nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó, thay đổi lãi suất trực tiếp ảnh hưởng đến lãi suất cho vay, điều này đã ảnh hưởng đến các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình. Các cú sốc bên ngoài tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các biến vĩ mô trong nước. Phương thức tác động trực tiếp lên giá cả hàng hóa trong nước, sản lượng hoặc tác động gián tiếp lên kỳ vọng của người dân dẫn tới sự tác động lên sản lượng sản xuất và giá cả hàng hóa, lạm phát trong nước,… Kết quả tính toán từ Aseanstat cũng cho thấy rằng, hầu hết các nước ASEAN là những nước mà phần trăm xuất nhập khẩu trên GDP rất cao (trên 20%). Do đó các nước ASEAN tiếp xúc rất nhiều với các cú sốc giá hàng hóa, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
  18. 9 Bảng 2.2: Tỉ trọng xuất nhập khẩu so với GDP ở từng quốc giai đoạn 2000 - 2012 STT Quốc gia Tỉ trọng xuất khẩu Tỉ trọng nhập khẩu (đơn vị %) (đơn vị %) 1 Bruney 31.20 66.88 2 Campuchia 41.28 46.21 3 Indonesia 21.67 25.99 4 Lào 25.82 14.12 5 Malaysia 70.40 88.43 6 Myanmar 15.53 22.54 7 Phillipines 35.84 31.60 8 Singapore 153.74 170.88 9 Thái Lan 59.68 61.04 10 Việt Nam 76.89 63.06 Nguồn : Dựa trên số liệu tính toán từ Aseanstat, IMF Cú sốc giá cả hàng hóa có thể ảnh hưởng đến các nền kinh tế mới nổi theo nhiều cách khác nhau. Giá hàng hóa tăng cao làm tăng doanh thu trong lĩnh vực xuất khẩu, có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Mức độ tác động này phụ thuộc vào mức độ hội nhập và mức độ đa dạng hóa nền kinh tế trong nước. Nền kinh tế hội nhập sâu và đa dạng có thể được thúc đẩy bởi một ngành xuất khẩu đang phát triển một cách vượt bậc. Từ đó, sự gia tăng của giá cả hàng hóa tạo ra một cú sốc cung có tác động tiêu cực, đẩy giá thành trong nước lên cao hơn. Mặc dù cú sốc giá hàng hóa có thể được coi như là một động lực quan trọng của chu kỳ kinh doanh trong nền kinh tế mới nổi, nhiều tài liệu đã nghiên cứu về vấn đền này. Chẳng hạn như một cú sốc sản lượng trên thế giới có tác động tích cực để tạo ra một sự bùng nổ trong các nền kinh tế mới nổi phụ thuộc vào hàng hóa xuất
  19. 10 khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Mặt khác, các cú sốc về chính sách tiền tệ của các cường quốc trên thế giới có thể là nguồn gốc của sự mất cân bằng trong nước. Ví dụ, sự gia tăng lãi suất của FED có thể dẫn đến một loạt các loại hành vi tại các thị trường tài chính quốc tế hàng đầu, ảnh hưởng đến dòng chảy của thị trường vốn quốc tế và làm giảm giá đồng nội tệ. Động thái này cũng có khả năng làm tăng lãi suất trong nước hoặc gây lo ngại về rủi ro cho các nhà đầu tư quốc tế, một trong số các lo ngại đó sẽ làm tăng phí bảo hiểm rủi ro quốc gia ( Neumeyer và Perri, 2005); hoặc các ngân hàng trung ương trong nước đáp ứng với sự gia tăng lãi suất quốc tế. Vì vậy, điều quan trọng là những cú sốc sản lượng thế giới cũng như các cú sốc về chính sách tiền tệ thế giới phải đánh giá vai trò của các yếu tố bên ngoài trong việc thúc đẩy sự biến động trong nước trong các nền kinh tế mới nổi. Bên cạnh đó, các cú sốc ngoại sinh có thể gây ra những cuộc khủng hoảng tài chính, bất ổn tiền tệ, và những biến động trên thị trường hàng hóa. Khủng hoảng tài chính Các cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính có thể bao gồm những thay đổi không lường trước được của dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi; khủng hoảng chứng khoán, bất động sản và ngân hàng; hay khủng hoảng nợ quốc gia như đã xảy ra trong những năm gần đây. Bốn mươi năm qua, thế giới đã chứng kiến ba chu kỳ tăng trưởng và suy thoái về dòng vốn ở các nước đang phát triển. Chu kỳ đầu tiên diễn ra sau những cú sốc dầu mỏ năm 1973 và nguyên nhân được cho là xuất phát từ việc xoay vòng đồng đô-la dầu mỏ (recycling of petrodollars) của các quốc gia thuộc tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) qua hệ thống ngân hàng Luân-đôn. Đây là thời kỳ tăng trưởng cao, nhưng cũng phải hứng chịu thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai và lạm phát. Giai đoạn này kết thúc vào năm 1982 với cuộc khủng hoảng nợ quốc tế, xuất phát từ Mê-hi-cô, sau đó lan nhanh ra các nước còn lại của khu vực Mỹ La-tinh
  20. 11 Chu kỳ thứ hai bắt đầu khoảng năm 1990 và gắn liền với thuật ngữ “các thị trường mới nổi”. Các dòng vốn được thực hiện dưới dạng giao dịch chứng khoán nhiều hơn là khoản vay ngân hàng và bao trùm trên phạm vi địa lý rộng hơn. Nhiều nước tiếp nhận dòng vốn này đang ứng phó với sự sụp đổ của mô hình kinh tế Xô- Viết bằng cách tiến hành các chương trình mới về tự do hóa, tư nhân hóa và mở cửa. Chu kỳ thứ hai này chấm dứt bởi cuộc khủng hoảng Đông Nam Á, xuất hiện đầu tiên tại Thái Lan vào tháng 6 năm 1997. Chu kỳ thứ ba bắt đầu vào khoảng năm 2003. Chu kỳ này diễn ra gắn với thuật ngữ „kinh doanh chênh lệch lãi suất ( nguồn vốn ngắn hạn chảy từ các quốc gia có lãi suất danh nghĩa thấp tới các quốc gia có lãi suất danh nghĩa cao) và cụm từ „BRICS‟ (Braxin–Nga–Ấn Độ–Trung Quốc), do hai quốc gia lớn ở châu Á (Ấn Độ và Trung Quốc) nới lòng việc kiểm soát dòng chảy vốn. Bất ổn về giá trị tiền tệ Khi một quốc gia gặp khó khăn về tài chính, thì hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra không chỉ là các cuộc đổ vỡ tiền tệ và vỡ nợ. Việc vay nợ quá mức cũng có thể dẫn tới những đợt siêu lạm phát. Điển hình là siêu lạm phát tại Đức vào năm 1921-1923. Đồng mác Đức (papiermark) được sử dụng từ năm 1914 khi chế độ bản vị vàng bị bãi bỏ. Tỷ giá với đồng USD ban đầu ở mức 4,2 mác/USD khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Tuy nhiên, tháng 8/1923, người ta phải bỏ ra 1 triệu mác Đức để đổi USD. Và đến tháng 11/1923, con số này đã tăng lên 238 triệu mác. Đó là thời điểm xuất hiện sự rối loạn tâm lý mang tên “Zero Stroke” khi người dân Đức phải giao dịch với lượng tiền trị giá đến hàng trăm tỷ mác Đức mỗi ngày và chóng mặt với hàng dãy số 0 tưởng như bất tận. Lạm phát cao buộc chính phủ Đức phải định giá lại đồng mác và thay đồng papiermark bằng đồng rentenmark với tỷ giá 4,2 rentenmark/USD và cắt bớt 12 số 0 trên tờ tiền papiermark. Dù rất nhiều người tin rằng lạm phát phi mã ở Đức là hệ quả trực tiếp từ việc chính phủ in quá nhiều tiền để chi cho chiến tranh, nhưng nguyên nhân chính của việc này được cho là do Đức phải bồi thường khoảng tiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1