intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài phân tích thực trạng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của sở hữu chéo đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- HOÀNG THỊ KHÁNH HỘI SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- HOÀNG THỊ KHÁNH HỘI SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ. LẠI TIẾN DĨNH TP Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi thực hiện, có sự hỗ trợ từ Tiến Sĩ Lại Tiến Dĩnh. Các nội dung nghiên cứu, các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn này là trung thực và đều được dẫn nguồn tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá và số liệu của các tác giả khác và đều có chú thích nguồn gốc trích dẫn để dễ dàng cho việc tra cứu, kiểm chứng. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. TP Hồ Chí Minh , ngày … tháng … năm 2014 Tác giả luận văn Hoàng Thị Khánh Hội
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................2 5. Kết cấu luận văn ................................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU CHÉO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................... 3 1.1. Lý thuyết sở hữu chéo ....................................................................................3 1.1.1. Khái niệm về sở hữu chéo ..........................................................................3 1.1.2. Các hình thức tồn tại của sở hữu chéo .......................................................3 1.1.2.1.Theo hình thức sở hữu ..........................................................................3 1.1.2.2. Theo cấu trúc đầu tư.............................................................................4 1.2. Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng thương mại ...............7 1.2.1. Tác động tích cực .......................................................................................7 1.2.2. Tác động tiêu cực .......................................................................................8 1.3. Các nguyên nhân tác động đến mối quan hệ giữa sở hữu chéo và hệ thống ngân hàng thương mại ..............................................................................11 1.3.1. Môi trường quốc gia .................................................................................11 1.3.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô ...................................................................11 1.3.1.2. Thể chế kinh tế ...................................................................................12 1.3.1.3. Đặc điểm và mức độ phát triển hệ thống tài chính ............................12 1.3.2. Môi trường nội bộ ngành ngân hàng ........................................................13 1.3.2.1. Vai trò điều tiết của NH Trung Ương đối với hoạt động NHTM ......13 1.3.2.2. Cơ sở hạ tầng hệ thống tài chính ........................................................13
  5. 1.3.2.3. Môi trường thị trường và áp lực cạnh tranh .......................................14 1.4. Các bài học kinh nghiệm hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo trên thế giới đối với Việt Nam.....................................................................................14 1.4.1.Đức ............................................................................................................14 1.4.2. Nhật ..........................................................................................................15 1.4.3. Ý ...............................................................................................................16 1.4.4. Hàn quốc ...................................................................................................18 1.4.5. Việt Nam ..................................................................................................20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................................... 23 2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ...............................................................................................................23 2.1.1. Sự tăng trưởng về số lượng và vốn ..........................................................23 2.1.1.1. Sự tăng trưởng về số lượng ................................................................23 2.1.1.2. Sự tăng trưởng về vốn ........................................................................23 2.1.2. Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam .......27 2.1.2.1. Tăng trưởng huy động và tín dụng của hệ thống NHTMVN ............27 2.1.2.2. Hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMVN ....................................29 2.2. Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ...............................................................................................................................34 2.2.1. Sự hình thành và phát triển sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam .........................................................................................34 2.2.2. Các hình thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................................................................................................35 2.2.2.1. Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các Ngân hàng liên doanh ...............................................................................................36 2.2.2.2. Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM .................................36 2.2.2.3. Cổ đông tại các NHTM là các Công ty quản lý quỹ ..........................38
  6. 2.2.2.4. Sở hữu của NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần .......................38 2.2.2.5. Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần.........................................40 2.2.2.6. Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng Công ty Nhà nước và tư nhân.............................................................................................................43 2.3. Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ...............................................................................................................................44 2.3.1 Sự tác động của sở hữu chéo đến hệ thống NHTMVN.............................44 2.3.1.1 Tình huống ACB , Eximbank , Sacombank........................................47 2.3.1.2 Tình huống giữa NHTMCP Sài Gòn, Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa 50 2.3.2 Nguyên nhân của sở hữu chéo tại Việt Nam .............................................53 2.3.2.1 Môi trường quốc gia ...........................................................................53 2.3.2.2 Môi trường nội bộ ngành ngân hàng ...................................................53 2.3.2.3 Môi trường thị trường và áp lực cạnh tranh ........................................57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐỔI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ......................................................................................................................... 59 3.1. Đối với ngân hàng nhà nước ........................................................................59 3.2. Đối với doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước đang sở hữu tại các ngân hàng thương mại cổ phần ........................................61 3.2.1. DNNN và NHTMNN thoái vốn khỏi các NHTMCP ...............................61 3.2.2. Thực hiện tái cấu trúc DNNN song song với giải quyết vấn đề sở hữu chéo.....................................................................................................................62 3.3. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần ...............................................63 3.3.1. Tái cấu trúc NHTMCP .............................................................................63 3.3.2. Tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư ra khỏi NHTM ...........................64 3.3.3. Nới tỷ lệ sở hữu ở NH trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài..........64 3.3.4. Nâng cao đạo đức kinh doanh ..................................................................65 3.4. Đối với chính phủ ..........................................................................................65
  7. 3.4.1. Hoàn thiện khung pháp lý về sở hữu chéo và các bên liên quan .............65 3.4.2. Tăng cường hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng...............................67 3.4.3. Quy định về công bố thông tin .................................................................67 3.4.4. Quy định chế tài khi vi phạm về các quy định của sở hữu chéo ..............67 3.4.5. Xây dựng quỹ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ........................................68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 70 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CTTCQT International Finance Công ty tài chính quốc tế Corporation - IFC DN Doanh Nghiệp DNNN Doanh Nghiệp Nhà Nước HĐQT Hội Đồng Quản Trị HTTC Hệ Thống Tài Chính M&A Mergers and acquisitions Mua bán và sáp nhập NH Ngân hàng NHLD Ngân hàng Lien doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước ROA Return on Assets Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE Return on Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SHC Sở hữu chéo TCTD Tổ chức Tín dụng TTCK Thị trường chứng khoán
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tỷ lệ đóng góp GDP ngành Ngân hàng vào GDP cả nước từ 2010 đến 2013 ...........................................................................................................................27 Bảng 2: Tăng trưởng tín dụng ở VN từ 2010 đến 2013 ............................................29 Bảng 3: Nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2013 ....33
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1 : Sở hữu chéo trực tiếp ....................................................................................4 Hình 2 : Sở hữu chéo gián tiếp ....................................................................................4 Hình 3 : Sở hữu chéo giản đơn....................................................................................4 Hình 4 : Sở hữu chéo đường thẳng .............................................................................5 Hình 5 : Sở hữu chéo vòng tròn ..................................................................................5 Hình 6 : Sở hữu chéo mạng lưới .................................................................................5 Hình 7 : Sở hữu chéo mạng không gian ......................................................................6 Hình 8 : Sở hữu chéo mạng phức tạp ..........................................................................6 Hình 9 : Cơ cấu sở hữu của NHTMNN ....................................................................40 Hình 10: Sở hữu chéo của các NHTMCP .................................................................42 Hình 11 : Sở hữu chéo giữa các NHTM và giữa DNNN và NHTM .......................43 Hình 12: Sở hữu chéo Sacombank, Eximbank, ACB ...............................................49 Hình 13: Nhà đầu tư lớn sở hữu DN phi tài chính và ngân hàng..............................52 Đồ thị 1 : Tổng tài sản hệ thống ngân hàng từ 12/2012-12/2013 .............................24 Đồ thị 2 : Tổng tài sản một số ngân hàng 2012-2013 ...............................................25 Đồ thị 3 : Top 10 NHTMCP có vốn chủ sở hữu lớn nhất .........................................26 Đồ thị 4: Tăng trưởng tín dụng qua các năm (giai đoạn 2010-2013) .......................29
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề sở hữu chéo liên quan đến các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến. Về cơ bản, sở hữu chéo là một thuộc tính kinh tế khách quan đã xuất hiện trong quá trình phát triển tại nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia mà hệ thống tài chính phát triển dựa trên hoạt động ngân hàng , điển hình là Đức và Nhật. Sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp có mặt tích cực là góp phần làm tăng hiểu biết giữa ngân hàng với doanh nghiệp, đồng thời hình thành nên một cơ cấu sở hữu, cơ chếtài trợ và quản trị ổn định giữa các bên. Bên cạnh đó, trong nội bộ hệ thống tài chính cũng có nhiềutrường hợp sở hữu chéo như các ngân hàng lớn sở hữu cổ phiếu ở các ngân hàng nhỏ, và ngược lại. Mặt tích cực trong mối quan hệ này là khi ngân hàng nhỏ gặp vấn đề thì sẽ nhận được những hỗ trợ từ phía các ngân hàng lớn về vốn, kinh nghiệm quản trị cũng như về nhân sự điều hành. Bên cạnh những lợi ích mang lại thì sở hữu chéo đang là nguyên nhân của một số ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam như: khiến khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không được đánh giá đúng mức, làm gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát và khiến các quy định về dự phòng, phân loại nợ trở nên sai lệch. Đối với quá trình tái cơ cấu các ngân hàng Việt Nam hiện nay, sở hữu chéo là một trong những vấn đề cần quan tâm xử lýhàng đầu, đặc biệt là đối với công tác giải quyết nợ xấu cũng như tăng cường minh bạch hoạt động của hệ thống ngân hàng. Từ thực tiễn hoạt động của hệ thống tài chính Việt Nam cho thấy hiện nay đang tồn tại 6 cặp ngân hàng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau; 34 TCTD có cổ đông một chiều là TCTD khác, trong đó một số ngân hàng TMCP có một số cổ đông là TCTD khác. Tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng, mặc dù mới chỉ ở mức qui mô nhỏ, song đã có những tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng này và toàn hệ thống ngân hàng. Vì tính cấp thiết của vấn đề thời sự “ sở hữu chéo” nên tôi đãtập trung phân tích các tác động của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống NHTMVN, trên cơ sở đó đề xuất một số các kiến
  12. 2 nghị nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo.Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Sở hữu chéo trong hệ thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam “. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài phân tích thực trạng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của sở hữu chéo đối với hệ thống NHTMCP Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng sở hữu chéo và tác động của nó đối với hệ thống NHTMVN Phạm vi nghiên cứu : Các NHTM của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu : Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp lý thuyết, khảo sát thực tế, tổng hợp và phân tích số liệu, ý kiến của chuyên gia, thống kê kế toán, nhận định đề xuất giải pháp. 5. Kết cấu luận văn : Kết cấu luận văn gồm 3 phần: CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU CHÉO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐỔI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
  13. 3 CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU CHÉO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Lý thuyết sở hữu chéo 1.1.1. Khái niệm về sở hữu chéo Theo Alberto Onetti và Alessia Pisoni (2009) định nghĩa “ Sở hữu chéo ở Đức là việc các công ty , thuộc lĩnh vực công nghiệp và tài chính , nắm giữ lâu dài cổ phần của nhau “. Theo Scher ( 2001) định nghĩa : “ Sở hữu chéo ở Nhật Bản thường được hiểu là việc hai hoặc nhiều công ty nắm giữ cổ phần của nhau “. Sở hữu chéo là 2 tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau. Sở hữu chéo là các khoản đầu tư tài chính do các định chế tài chính hoặc các doanh nghiệp thực hiện để sở hữu chéo vốn của nhau. Và tùy vào bối cảnh, sở hữu chéo rất đa dạng khi kết hợp mọi thành phần tham gia kinh tế: ngân hàng - doanh nghiệp sản xuất - công ty bảo hiểm - các quỹ đầu tư... Nhưng trong nhiều mối quan hệ chằng chịt đó, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp lại là đặc biệt hơn cả. Sở hữu chéo (cross ownership) là một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là chủ đề nghiên cứu lớn trong giới học thuật, được giới thiệu như là một chiến lược quản trị doanh nghiệp. Các nghiên cứu thường tập trung nhiều ở các quốc gia có mức độ sở hữu chéo cao như: Nhật Bản (phương Đông) và Đức (phương Tây). Kế thừa các quan điểm trên, dưới góc độ cá nhân, quan điểm của nhóm nghiên cứu về sở hữu chéo là: Sở hữu chéo được hiểu là mối quan hệ giữa giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế trong đó các chủ thể kinh tế có quan hệ sở hữu lẫn nhau. 1.1.2. Các hình thức tồn tại của sở hữu chéo 1.1.2.1.Theo hình thức sở hữu Sở hữu chéo có thể tồn tại dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp Sở hữu chéo trực tiếp là việc Ngân hàng A sở hữu trực tiếp Ngân hàng B và ngược lại, Ngân hàng B cũng sở hữu Ngân hàng A.
  14. 4 Hình 1 : Sở hữu chéo trực tiếp Ngân hàng A Ngân hàng B Nguồn : Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010 Sở hữu chéo gián tiếp là hình thức công ty sở hữu Ngân hàng B, Ngân hàng B đầu tư vào Ngân hàng C và Ngân hàng C lại mua cổ phần của Ngân hàng A. Hình 2 : Sở hữu chéo gián tiếp Ngân hàng A Ngân hàng B Ngân hàng C Nguồn : Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010 1.1.2.2. Theo cấu trúc đầu tư Sở hữu chéo có thể tồn tại dưới các cấu trúc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Sở hữu chéo giản đơn là hình thức đơn giản nhất, đây là việc Ngân hàng A mua cổ phần Ngân hàng B và ngược lạiNgân hàng B cũng nắm giữ cổ phần của Ngân hàng A. Hình 3 : Sở hữu chéo giản đơn Ngân hàng A Ngân hàng B Nguồn : Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010 Sở hữu chéo đường thẳng là hình thức các bên than gia sở hữu một hoặc nhiều chiều công ty khác dưới hình thức trực tiếp, tức là Ngân hàng B đầu tư trực tiếp của Ngân hàng A và ngược lại Ngân hàng B đầu tư trực tiếp của Ngân hàng C, tuy nhiên Ngân hàng A và Ngân hàng C không có quan hệ đầu tư trực tiếp với nhau.
  15. 5 Hình 4 : Sở hữu chéo đường thẳng Ngân hàng A Ngân hàng B Ngân hàng C Ngân hàng D Nguồn : Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010 Sở hữu chéo vòng tròn là hình thức sở hữu trực tiếp mà các công ty sở hữu lẫn nhau tạo thành một vòn tròn liên kết khép kín. Hình 5 : Sở hữu chéo vòng tròn Ngân hàng A Ngân hàng B Ngân hàng D Ngân hàng C Nguồn : Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010 Sở hữu chéo mạng lưới: các công ty đã hình thành các mối quan hệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp lẫn nhau tạo thành một mạng lưới sở hữu chéo phức tạp. Vì vậy khó xác định được tỷ lệ sở hữu thực tế của các công ty. Hình 6 : Sở hữu chéo mạng lưới Ngân hàng A Ngân hàng B Ngân hàng D Ngân hàng C Nguồn : Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010 Sở hữu chéo mạng không gian: các công ty B,C,D nắm giữ cổ phần của công ty A và công ty A cũng đầu tư vào các công ty B,C,D. Tuy nhiên , các công ty B,C,D không có mối quan hệ sở hữu với nhau. Hình thức sở hữu này cho thấy kết cấu chính phụ trong mối liên kết giữa các công ty.
  16. 6 Hình 7 : Sở hữu chéo mạng không gian Ngân hàng B Ngân hàng A Ngân hàng C Ngân hàng D Nguồn : Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010 Sở hữu chéo mạng phức tạp: là hình thức các công ty liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau thông qua việc sở hữu lẫn nhau và cùng sở hữu một công ty khác tạo nên một mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng lớn đan xen nhiều lĩnh vực khác nhau. Hình 8 : Sở hữu chéo mạng phức tạp Ngân hàng B Ngân hàng A Ngân hàng C Ngân hàng D Nguồn : Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010 Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc thù tuy nhiên về mặt cơ cấu sở hữu thì ngân hàng cũng có những đặc điểm tương đồng với doanh nghiệp. Vì vậy, sở hữu chéo trong ngân hàng cũng tồn tại dưới các hình thức từ đơn giản đến phức tạp như trong các doanh nghiệp.
  17. 7 1.2. Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng thương mại 1.2.1. Tác động tích cực Sở hữu chéo ở mức độ nhất định sẽ mang lại những lợi ích cũng như tác động tích cực đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM như góp phần ổn định cơ cấu sở hữu và quản trị của ngân hàng; giúp nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ và năng lực quản trị thể hiện rõ ở các NHLD; giúp tăng cường sự nhất quán trong chiến lược quản trị , tầm nhìn, sứ mệnh và định hướng phát triển của NHTM; giúp NHTM gia tăng ưu thế trong hoạt động mua bán và sáp nhập cũng như tránh được sự thâu tóm thù địch từ các thế lực bên ngoài. Thứ nhất , SHC giúp ổn định cơ cấu sở hữu và quản trị trong NHTM Sở hữu chéo giữa ngân hàng với ngân hàng và giữa ngân hàng với doanh nghiệp giúp ổn định cơ cấu sở hữu trong NHTM và DN và làm tăng sự lồng ghéo của cơ cấu quản trị ngân hàng này vào ngân hàng khác, vì việc góp vốn đầu tư vào NHTM hay DN thường đi kèm với việc cử đại diện trong hội đồng quản trị hay ban giám đốc điều hành để có ảnh hưởng đến các quyết định quản trị. Việc ổn định cơ cấu sở hữu giúp ban quản trị điều hành ngân hàng yên tâm để thực hiện các chiến lược phát triển ngân hàng mà không lo bất đồng giữa các nhóm cổ đông trong NHTM. Hơn nữa, sự tham gia của các cổ đông chiến lược mang tính độc lập sẽ nâng cao hiệu quả quản trị điều hành cho NH. Thứ hai , SHC giúp nâng cao tiềm lực về vốn , công nghệ và năng lực quản trị của NHTM Bằng sự liên hết bền vững giữa các chủ thể trong ngân hàng thông qua hình thức sở hữu chéo, các NHTM thường nhận được sự hỗ trợ về vốn , công nghệ và kể cả kinh nghiệm quản lý, phòng ngừa rủi ro để nâng cao hiệu quả kinh doanh và có thể cạnh tranh lành mạnh với các NH có quy mô lớn hơn. Thông qua đó sẽ nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống để có thể chống đỡ với các cú sốc kinh tế. Thứ ba , SHC giúp tăng cường sự nhất quán trong chiến lược quản trị , tầm nhìn, sứ mệnh và định hướng phát triển của NHTM
  18. 8 Định hướng phát triển và chiến lược quản trị mang ý nghĩa sống còn đối với một ngân hàng. Vì vậy , việc nắm giữ cổ phần chiếm ưu thế khiến nhà đầu tư có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời, đồng thời có thể dẫn dắt NHTM phát triển đúng định hướng đã vạch ra. Sự lớn mạnh của mỗi NHTM cộng hưởng lại sẽ tạo nên sức mạnh cho cả hệ thống. Với cơ cấu ổn định, hạn chế tranh chấp nội bộ, các NHTM có thể lưạ chọn chính sách, tập trung nguồn lực để phát triển kinh doanh, tạo giá trị lớn nhất cho cổ đông và cho khách hàng. Thứ tư , SHC giúp NHTM gia tăng ưu thế trong hoạt động mua bán và sáp nhập cũng như tránh được sự thâu tóm thù địch từ các thế lực bên ngoài. Sở hữu chéo là công cụ có hiệu quả cao của các NHTM trong việc muốn nắm ưu thế trên bàn đàm phán và thương lượng của các thương vụ mua bán sáp nhập. Theo nghiên cứu của Harford và các cộng sự năm 2008 về cổ đông nắm giữ cổ phần chéo và tác động đến quyết định thâu tóm đã kết luận rằng sở hữu chéo gián tiếp giữa các nhà đầu tư tổ chức là phổ biến, nhất là trong các thương vụ mua lại công ty và có ảnh hưởng đến các quyết định quản trị. Bên cạnh đó , việc các NHTM và các công ty liên kết với nhau thông qua sở hữu chéo còn tăng cường sức mạnh nhằm tránh các nguy cơ bị thù địch thâu tóm. 1.2.2. Tác động tiêu cực Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, sở hữu chéo đã bộc lộ nhiều tác động tiêu cực, gây lo ngại cho sự ổn định và lành mạnh của hệ thống NHTM. Đó là thông qua sở hữu chéo, bằng nhiều “ chiêu thức “ khác nhau một số NHTM đã không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động Thứ nhất , các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng chưa được tuân thủ nghiêm ngặt thông qua SHC Sở hữu chéo chằng chịt khiến cho nhiều đại gia có thể dễ dàng lách luật để sở hữu tỷ lệ cổ phần tại các ngân hàng lớn hơn theo quy định, vì theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% và một tổ chức không quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Sở hữu chéo không chỉ khiến vốn trong các ngân hàng (NH) – cũng là tiền gửi bị “ tuần” ra “sân sau”
  19. 9 của các cổ đông lớn. Nghiêm trọng hơn, nó tạo ra một dòng vốn ảo trong hệ thống NH. Từ “ ma trận” vốn ảo của các NHTM, gây ra sự mù mờ vè sở hữu thực, làm sai lệch việc đánh giá rủi ro củahệ thống ngân hàng, vì có rất nhiều chỉ số dựa trên số vốn sở hữu mà ngân hàng đang nắm, trong khi vốn đó là vốn ảo. Các chỉ số không chính xác sẽ dẫn đến những sai lệch, cả về quản trị ngân hàng lẫn giám sát hệ thống tài chính. Sở hữu chéo cho phép một doanh nghiệp hay NHTM có tỷ lệ cổ phần lớn trong các NHTM có thể gây áp lực để NH này cấp vốn đầu tư vào những dự án của chủ thể trong mạng lưới sở hữu chéo. Lúc đó quyết định cấp tín dụng không dựa trên năng lực của bên vay và tính khả thi của phương án vay vốn mà dựa trên quan hệ của bên vay và bên cho vay. Điều này gây khó khăn cho NH trong việc thu hồi gốc lãi và cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nợ xấu của NH , làm ảnh hưởng đến an toàn hệ thống NHTM. Các quy định về giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần thường được đưa ra nhằm tránh việc tập trung vốn đầu tư quá lớn vào một số đối tượng, cũng như hạn chế việc đầu tư quá nhiều vào những lĩnh vực rủi ro, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của ngân hàng như bất động sản, chứng khoán. Tuy nhiên, bằng hình thức sở hữu chéo, thông qua các công ty con và công ty liên kết, NHTM vẫn có thể tham gia thực hiện đầu tư vượt ngưỡng an toàn một cách “hợp lý”. Các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động NH càng thiếu chặt chẽ và thiếu tính toàn diện thì các chủ thể trong hệ thống sở hữu chéo càng dễ lợi dụng các khe hở này để không tuân thủ. Thứ hai , SHC làm suy giảm năng lực quản trị của NHTM Khi các NH sở hữu cổ phần của nhau, sẽ tạo thành một mạng lưới mà từ đó dễ nảy sinh độc quyền nhóm và khiến cho hoạt động tài chính bị méo mó nghiêm trọng. Liên minh NH này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá và kể cả chính sách. Điều này có thể gây xáo trộn trên thị trường và bất ổn cho nền kinh
  20. 10 tế.Bằng sở hữu chéo, một cá nhân, một nhóm lợi ích có thể biến số vốn nhỏ ban đầu nhân lên gấp nhiều lần, đủ để thâu tóm NH, gây bất ổn thị trường. Sở hữu chéo thường tích tụ quyền kiểm soát và điều hành vào thiểu số cổ đông sẽ làm giảm tính minh bạch, giảm khả năng giám sát và tăng khả năng đổ vỡ của một định chế tài chính. Hơn nữa, các vị trí quản lý chủ chốt được chọn thường là người nắm giữ cổ phần chi phối mà bỏ qua năng lực quản trị điều hành của họ nên gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng khi ban quản trị không đủ sức xây dựng một chiến lược phát triển và quản lý ngân hàng một cách hiệu quả. Thứ ba , SHC làm lũng đoạn cơ sở hạ tầng hệ thống tài chính , thể hiện ở chỗ + SHC làm giảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM Theo nghiên cứu của Maxwell và các cộng sự (1999) và O’Brien và Salop (2000) đã chỉ ra rằng khi các nhà đầu tư lớn sở hữu cổ phần trong nhiều công ty trong cùng một nhành công nghiệp sẽ tạo ra những thay đôit liên quan đến thị phần cũng như quyền kiểm soát thị trường dẫn đến hiện tượng độc quyền trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, việc độc quyền về nguồn lực tài chính sẽ không thể là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế mà ngược lại dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hợp lý và suy giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Gilo và Spiegel (2003) cho thấy sở hữu chéo có thể làm giảm cạnh tranh bởi vì các công ty có thể tạo ra các điều kiện ngầm thông đồng với nhau, tạo ra các mối quan hệ liên kết chặt chẽ, giúp tiếp cận các nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Vì vậy, sở hữu chéo làm giảm sự minh bạch, sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM và DN cũng như giảm động lực phát triển, dẫn đến những bất công , nghịch lý trên thị trường do mối quan hệ chồng chéo, liên kết chặt chẽ với những thỏa thuận ngầm. Có thể nói sở hữu chéo càng tăng thì khả năng cạnh tranh và mức độ kiểm soát thị trường của các chủ thể thực hiện sở hữu chéo càng tăng. + SHC làm sự minh bạch hóa thông tin cần thiết cho các quyết định tài chính không được đảm bảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2