intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa và khoai lang ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các khuyến nghị về chính sách, giải pháp phù hợp cho chính quyền địa phương nhằm tổ chức các mô hình chuyển đổi cây trồng phù hợp, mang lai hiệu quả kinh tế cho nông hộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa và khoai lang ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG KIÊN SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA SẢN XUẤT LÚA VÀ KHOAI LANG Ở HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG KIÊN SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA SẢN XUẤT LÚA VÀ KHOAI LANG Ở HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.TRẦN TIẾN KHAI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa và khoai lang ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Tiến Khai. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 15 tháng 12 năm 2017 Tác giả Nguyễn Trung Kiên
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT Chương 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................. 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4 1.4.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................................4 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................4 1.6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU .........................................................................4 1.7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................4 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 6 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ..................................................................6 2.1.1. Khái niệm nông hộ ............................................................................................6 2.1.2. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân ....................................................................7 2.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế ...............................................................................7 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................................9 2.2.1. Lý thuyết về hành vi đầu tư sản xuất của nông hộ ............................................9
  5. 2.2.2. Các nhóm mô hình lý thuyết về nông hộ ............................................................ 2.2.3. Đo lường chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất trong nông nghiệpp .............11 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ................12 2.3.1. Đất đai .............................................................................................................12 2.3.2. Vốn trong nông nghiệp....................................................................................13 2.3.3. Lao động nông nghiệp .....................................................................................13 2.3.4. Giống cây trồng, vật nuôi ................................................................................13 2.3.5. Công nghệ và kỹ thuật canh tác ......................................................................14 2.3.6. Yếu tố thị trường .............................................................................................14 2.3.7. Chính sách hỗ trợ của chính phủ .....................................................................15 2.4. SƠ LƯỢC VỀ CÂY LÚA VÀ CÂY KHOAI LANG Ở VIỆT NAM ...............15 2.4.1. Lịch sử cây lúa Việt Nam................................................................................15 2.4.2. Lịch sử cây khoai lang ở Việt Nam.................................................................16 2.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................17 2.5.1. Các nghiên cứu trước có liên quan..................................................................17 2.5.2. Đánh giá tổng quan tài liệu .............................................................................18 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................18 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 19 3.1. KHUNG PHÂN TÍCH .......................................................................................19 3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................................19 3.2.1. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................19 3.2.2. Dữ liệu sơ cấp..................................................................................................20 3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .........................................................21 3.3.1. Phương pháp hạch toán ...................................................................................21 3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả...........................................................................22 3.3.3. Phương pháp kiểm định sự khác biệt trung bình của hai tổng thể T-test .......22 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 24 4.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG .........................................24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................24
  6. 4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................27 4.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HÒN ĐẤT ...................................29 4.2.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................29 4.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................30 4.3. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU .....................................................32 4.3.1. Cơ cấu mẫu điều tra ........................................................................................32 4.3.2. Đặc điểm nhân khẩu học .................................................................................33 4.4. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ KHOAI LANG TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG.......................................................................................35 4.4.1. Điều kiện canh tác của hộ ...............................................................................36 4.4.2. Kết quả sản xuất của hộ trồng lúa ...................................................................38 4.4.3. Kết quả sản xuất của hộ trồng khoai lang .......................................................39 4.4.4. Tỷ lệ hộ trồng lúa, trồng khoai lang có lợi nhuận ...........................................40 4.5. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA CÂY LÚA VÀ KHOAI LANG TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG ..............................................................41 4.5.1. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lúa ..........................................................41 4.5.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình khoai lang........................................................43 4.5.3. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây lúa và khoai lang ......................................45 4.6. TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG VÀ KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI CỦA TRỒNG KHOAI LANG ..........................................................................................................46 4.6.1. Triển vọng thị trường ......................................................................................46 4.6.2. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất .............................................................47 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................50 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 52 5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................52 5.1.1. Về hiện trạng trồng lúa và khoai lang .............................................................52 5.1.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất........................................53 5.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ......................................................................54 5.2.1. Chính sách về cải tiến kỹ thuật canh tác .........................................................54
  7. 5.2.2. Chính sách về bảo quản...................................................................................54 5.2.3. Chính sách về hỗ trợ vốn của Ngân hàng .......................................................55 5.2.4. Chính sách về hỗ trợ của chính quyền địa phương .........................................56 5.2.5. Chính sách về đầu ra cho sản phẩm ................................................................57 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT NÔNG HỘ PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
  8. CÁC TỪ VIẾT TẮT ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of Variance) ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long T-Test Kiểm định khác biệt trung bình TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tổng hợp số hộ sản trồng lúa và khoai lang trên địa bàn nghiên cứu ......20 Bảng 3.2: Cơ cấu số lượng mẫu điều tra ...................................................................21 Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu điều tra ..................................................................................32 Bảng 4.2: Giới tính,dân tộc, tham gia đoàn thể của chủ hộ ......................................33 Bảng 4.3: Tuổi, học vấn, quy mô hộ .........................................................................34 Bảng 4.4: Diện tích và kinh nghiệm canh tác của hộ ................................................36 Bảng 4.5: Nguồn vốn canh tác ..................................................................................37 Bảng 4.6: Kết quả sản xuất của hộ trồng lúa tính trong 1 vụ ....................................38 Bảng 4.7: Kết quả sản xuất của hộ trồng khoai lang tính trong 1 vụ ........................39 Bảng 4.8: Chi phí sản xuất lúa (triệu đồng/ha/vụ) ....................................................41 Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lúa ...................................................42 Bảng 4.10: Chi phí sản xuất khoai lang (triệu đồng/ha/vụ) ......................................43 Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng khoai lang .....................................45 Bảng 4.12: Kiểm định T - test và One-way ANOVA giữa cây lúa và khoai lang ....46 Bảng 4.13: Kênh tiêu thụ sản phẩm ..........................................................................47 Bảng 4.14: Những thuận lợi, khó khăn khi canh tác .................................................48 Bảng 4.15: Khó khăn về sản xuất..............................................................................49 Bảng 4.16: Khó khăn về thị trường ...........................................................................50
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Khung phân tích của nghiên cứu...............................................................19 Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Kiên Giang ............................................................................25 Hình 4.2: Lý do lựa chọn mô hình canh tác ..............................................................38 Hình 4.3: Thay đổi về thu nhập khi áp dụng mô hình khoai lang .............................40 Hình 4.4: Tỷ lệ số hộ lãi, lỗ .......................................................................................41 Hình 4.5: Cơ cấu chi phí trồng lúa ............................................................................42 Hình 4.6: Cơ cấu chi phí trồng khoai lang ................................................................44 Hình 4.7: Cơ cấu chi phí trồng khoai lang ................................................................47
  11. TÓM TẮT Đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa và khoai lang ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm mục tiêu so sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa và khoai lang qua đó đề xuất mô hình canh tác có hiệu quả về mặt kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Từ đó khuyến nghị các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chính sách phát triển cây khoai lang tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Đề tài đã thực hiện khảo sát 120 hộ nông dântrên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Với số quan sát hợp lệ trong mẫu gồm 58 hộ trồng lúa và 59 hộ trồng khoai lang, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, bằng kỹ thuật kiểm định T- test và phân tích phương sai, kết quả nghiên cứu cho thấy: Về hiệu quả kinh tế, trồng khoai lang lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Doanh thu trung bình của trồng khoai lang là 81,20 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn trồng lúa 54,72 triệu đồng/ha/vụ. Chi phí sản xuất khoai lang cao hơn lúa 18,57 triệu đồng/ha/vụ nhưng lợi nhuận trung bình của trồng khoai lang đạt đến 45,09 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn trồng lúa 36,21 triệu đồng/ha/vụ; Hiệu quả chi phí trồng khoai lang đạt 1,36 lần, cao hơn trồng lúa 0,68 lần; Hiệu quả lao động trồng khoai lang đạt 0,15 triệu đồng/ngày công, cao hơn trồng lúa 0,01 triệu đồng/ngày công (tương đương 10.000 đồng/ngày công). Về kênh tiêu thụ sản phẩm, khoai lang tiêu thụ chủ yếu qua thương lái từ xa tới hoặc thông qua bán lẻ mà chưa có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đối với bán sản phẩm, có đến 50,85% số hộ khảo sát cho rằng giá bán sản phẩm thấp và phải bán sản phẩm thông qua trung gian, chiếm 37,29% số hộ khảo sát. Những khó khăn chính trong trồng khoai lang chủ yếu ở giá vật tư nông nghiệp biến động (chiếm 44,07% số hộ khảo sát); Nhà kho bảo quản, chiếm 30,51% số hộ khảo sát. Cuối cùng tác giả trình bày khuyến nghị chính sách, những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  12. 1 Chương 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích: 6.299 km², đất nông nghiệp 4.119,74 km² (66% diện tích đất tự nhiên), riêng đất trồng lúa chiếm 3.170,19 km² (77% đất nông nghiệp). Đất lâm nghiệp có 1.200,27 km² (19% diện tích đất tự nhiên) và là một trong những tỉnh có sản lượng lúa tương đối cao của vùng ĐBSCL trên 2 triệu tấn mỗi năm. Kiên Giang là vùng rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất lúa mang lại hiệu quả theo quy hoạch cho từng vùng sinh thái. Thấy được lợi ích của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, Kiên Giang đã tiến hành triển khai và thực hiện chuyển dịch sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp như lúa - cá, lúa - tôm, khóm, bắp, khoai lang…bước đầu có hiệu quả kinh tế. Tùy theo đặc thù sinh thái của từng vùng và độ màu mỡ của đất mà chọn một loại mô hình sản xuất nhằm khai thác và tận dụng tiềm năng sản xuất của mỗi vùng. Đặc biệt là việc trồng khoai lang và trồng lúa chuyên canh ở những vùng đất hàng năm có lượng phù sa bồi đắp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, cải thiện được đời sống nông dân. Tuy nhiên, mấy năm gần đây giá vật tư và nông dược luôn tăng có năm rất cao, trong khi giá lúa không tăng mà chỉ giao động từ 4.500 - 5.000 đồng/kg, nên nông dân trồng lúa có thu nhập không nhiều, ảnh hưởng lớn đến đời sống của nông dân ở nhiều nơi trong tỉnh Kiên Giang nói riêng và của cả vùng ĐBSCL nói chung. Từ đó, xuất hiện một bộ phận hộ nông dân không thiết tha với nghề trồng lúa mà chỉ sản xuất cầm chừng để có cái ăn cho gia đình và chuyển qua canh tác một số cây trồng khác, trong đó nhiều hộ đã chuyển sang sản xuất khoai lang. Trong những năm cùng với xu thế chung của tỉnh Kiên Giang một bộ phận nông hộ của huyện Hòn Đất đã chuyển đổi tử sản xuất lúa sang sản xuất khoai lang, từ đó sản phẩm khoai lang huyện Hòn Đất đã góp phần không nhỏ vào việc phát
  13. 2 triển kinh tế nông nghiệp của huyện Hòn Đất, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là người nông dân có ít đất canh tác. Quá trình phát triển của nền kinh tế và phát triển một loại thực phẩm mới đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc đánh giá “khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất của thế kỷ 21” (chuỗi giá trị khoai lang Việt Nam, 2014). Hiện nay, nhu cầu về chất lượng trong vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm bổ dưỡng đang là vấn đề đặt ra cho người sản xuất cũng như hệ thống thương mại sản phẩm khoai lang. Theo Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Hòn Đất (2017), diện tích trồng khoai trên địa bàn huyện khoảng 672 ha, chiếm 31,7% diện tích rau màu trong toàn huyện, cung cấp 20.496 tấn khoai lang các loại cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. So với cây lúa, khoai lang ít tốn công chăm sóc nhưng lại cho hiệu quả thu nhập cao hơn, ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ, sự thay đổi khí hậu toàn cầu, góp phần tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Bình quân mỗi hecta khoai lang cho lợi nhuận từ 80 triệu đồng trở lên và sản phẩm dễ tiêu thụ tại các chợ đầu mối và xuất khẩu (Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Hòn Đất, 2017). Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. So với khoai lang thì việc sản xuất lúa ở huyện Hòn Đất phổ biến hơn nhiều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người nông dân chuyên canh cây lúa lợi nhuận không cao, thậm chí có năm bị lỗ, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động như biến đổi khí hậu, thị trường không ổn định, ... Các cơ quan chức năng chưa đánh giá chính xác người nông dân sản xuất chuyên canh lúa lãi được bao nhiêu cho cả năm và ở từng vụ Đông xuân, Hè thu, Thu đông. Bên cạnh đó, việc người dân ồ ạt chuyển đổi từ sản xuất lúa sang sản xuất khoai lang cũng là mốt vấn đề cần quan tâm, vì nếu diện tích trồng khoai quá lớn trong khi thị trường tiêu thụ không hết sẽ dẫn đến hiện tượng dội hàng giá thành của sản phẩm hạ dẫn đến người dân sẽ bị thua lỗ. Vấn đề này được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm và đã được đưa ra thảo luận ở nghị trường của các kỳ họp Quốc hội,
  14. 3 nhưng đến nay vẫn là một vấn đề thời sự chưa được giải quyết cụ thể có đầy đủ luận chứng khoa học. Chính vì những lý do đó nên việc thực hiện đề tài nghiên cứu: ‘‘So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa và khoai lang ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang’’ là việc làm cần thiết để nhìn nhận lại thực trạng, tìm ra hướng đi mới cho nông hộ, trong việc chuyển đổi cây trồng, đồng thời đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất khoai lang trên cơ sở khoa học kinh tế. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa và khoai lang qua đó đề xuất mô hình canh tác có hiệu quả về mặt kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa và khoai lang tại huyện Hòn Đất, tinh Kiên Giang. - Mục tiêu 2: So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây lúa và khoai lang tại huyện Hòn Đất, tinh Kiên Giang. - Mục tiêu 3: So sánh về triển vọng thị trường, tính ổn định của thị trường, tính biến động của giá thu mua, khả năng tồn trữ của nông dân và khó khăn trong tồn trữ và các vấn đề khác - Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chính sách phát triển loại cây trồng phù hợp tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Hiện trạng sản xuất lúa và khoai lang tại huyện Hòn Đất như thế nào? - Hiệu quả sản xuất của cây lúa và khoai lang như thế nào? Việc sản xuất của loại sản phẩm nào sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn? - Triển vọng thị trường, những khó khăn của việc sản xuất khoai lang tại huyện Hòn Đất như thế nào? - Để nâng cao hiệu quả của việc sản xuất khoai lang trên địa bàn huyện Hòn Đất,
  15. 4 thì cần có những chính sách gì? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố đầu vào, đầu ra, chi phí sản xuất, giá thành, doanh thu và lợi nhuận của hai mô hình canh tác lúa và khoai lang. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Được thực hiện trên địa bàn huyện Hòn Đất. Thời gian nghiên cứu: Tính cho một vụ lúa hè thu trùng thời điểm với vụ khoai lang năm 2016. Thời gian thực hiện nghiên cứu: tháng 8 đến tháng 12 năm 2017. 1.4.3. Đối tượng khảo sát Các nông hộ đang canh tác mô hình sản xuất lúa và khoai lang tại các xã Mỹ Thái, Nam Thái Sơn, Mỹ Hiệp Sơn, Sơn Kiên của huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang trong mùa vụ năm 2016. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật kiểm định sự khác biệt trung bình (T – test) của 2 mẫu độc lập kết hợp với kiểm định phương sai một chiều (Oneway ANOVA) để so sánh chi phí sản xuất, năng suất, giá thành, giá bán, lợi nhuận giữa cây lúa và khoai lang. 1.6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Tác giả kỳ vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các khuyến nghị về chính sách, giải pháp phù hợp cho chính quyền địa phương nhằm tổ chức các mô hình chuyển đổi cây trồng phù hợp, mang lai hiệu quả kinh tế cho nông hộ. 1.7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Kết cấu luận văn gồm 5 chương: Chương 1. Giới thiệu Trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn.
  16. 5 Chương 2. Cơ sở lý thuyết Chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế của lúa và khoai lang và các nghiên cứu liên quan, gồm các nội dung: cơ sở lý thuyết, những khái niệm liên quan, các lý thuyết kinh tế liên quan và những mô hình kinh tế liên quan. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Trình bày mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu từ đó sẽ được sử dụng cho đề tài. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở Chương 3, tác giả sẽ thực hiện các thao tác thống kê mô tả nhằm thể hiện những đặc trưng của bộ dữ liệu, trước khi đến với kết quả. Qua thảo luận: tác giả sẽ tóm lược các kết quả nghiên cứu trước nhằm đối chiếu với nghiên cứu, từ đó so sánh tính hiệu quả kinh tế của nhóm giải pháp hướng tới. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, ở chương này tác giả sẽ tóm lược lại toàn bộ nghiên cứu từ lý do chọn đề tài cho đến phương pháp và thảo luận kết quả của nghiên cứu. Từ đó kiến nghị những giải pháp về chính sách có liên quan trong đề tài. Nêu những hạn chế của đề tài, qua đó đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo..
  17. 6 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Ở Chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế của lúa và khoai lang và các nghiên cứu liên quan, nội dung gồm: những mô hình kinh tế, cơ sở lý thuyết và khái niệm liên quan. 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1.1. Khái niệm nông hộ Theo Haviland (2003) thì hộ gia đình được hiểu như là một đơn vị của xã hội bao gồm một hay một nhóm người cùng chia sẻ bữa ăn và không gian sống. Hộ gia đình bao gồm khái niệm gia đình nhưng những thành viên trong hộ có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng hoặc cả hai. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều khái niệm về hộ nông dân. Theo Ellis (1993) định nghĩa “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”. Ở Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu đề cập đến khái niệm về hộ nông dân. Lê Đình Thắng (1993) cho rằng “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”. Theo Đào Thế Tuấn (1997) thì “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Mặc dù đã có nhiều quan niệm về nông hộ nhưng xét về tổng thể nông hộ là hình thức tổ chức đã tồn tại từ rất lâu đời, là cơ sở của nông nghiệp ở nông thôn. Thành phần trong nông hộ gồm có cha mẹ và con cái, ngoài ra còn có ông bà và con cháu. Hộ nông dân có nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng trọt, làm nghề rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Như vậy, có thể khái quát, hộ nông dân hay nông hộ là đơn vị cơ sở cho phân tíchkinh tế trong nông nghiệp; Các nguồn lực (đất đai, vốn, sức lao động…) được
  18. 7 góp thành vốn chung, cùng chung ngân sách; sống cùng một mái nhà, ăn chung, được hưởng thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến của các thành viên trong hộ gia đình. 2.1.2. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân Ellis (1993) quan niệm kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên đất đai, chủ yếu sử dụng sức lao động của gia đình. Sản xuất của họ nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn, tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào thị trường. Kinh tế hộ nông dân có những đặc điểm chính như sau: Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, mỗi thành viên trong hộ gắn bó với nhau về huyết thống và kinh tế. Các giai đoạn phát triển của kinh tế hộ nông dân gồm: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự cung tự cấp và kinh tế hộ sản xuất hàng hóa. Đất đai được xem là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của hộ nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất do đó giải quyết mối quan hệ giữa nông dân và đất đai chính là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ. Nguồn lao động của hộ nông dân chủ yếu là người trong gia đình, việc thuê mướn những người lao động khác bên ngoài chỉ mang tính chất thời vụ hoặc thuê mướn để đáp ứng những công việc không thường xuyên của gia đình. Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành viên trong gia đình, nằm trong một hệ thống sản xuất của cộng đồng. Kinh tế hộ nông dân là tế bào của kinh tế nông nghiệp, có quan hệ với thị trường, tuy nhiên mức độ quan hệ với thị trường thấp, thiếu chặt chẽ kể cả trường hợp bị tách ra khỏi thị trường thì họ vẫn tồn tại. Từ khái niệm trên, tổng quát có thể thấy kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, có các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng sức lao động của gia đình là chính, các thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về huyết thống lẫn kinh tế. 2.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào được sử dụng với đầu ra.
  19. 8 Đầu vào có thể là số lượng lao động, tiền vốn, thời gian lao động, chi phí thường xuyên. Đầu ra thường là giá trị tăng thêm (Lê Dân, 2007). Theo Hoàng Hùng (2007) thì hiệu quả kinh tế là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. Theo Samullson và Nordhaus (2001), hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt của một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Theo Phạm Ngọc Kiểm (2009) thì hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và tiết kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản xuất. Theo Kalirajan (2005), hiệu quả kinh tế (EE – Economic efficiency) gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật (TE – Technical efficiency) và hiệu quả phân bổ (AE – Allocative efficiency). Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là khả năng tạo nên khối lượng đầu ra cho trước từ một khối lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo nên một khối lượng đầu ra lớn nhất từ một lượng đầu vào cho trước, tương ứng với trình độ công nghệ nhất định. Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng số lượng sản phẩm có thể sản xuất trên số nguồn lực sử dụng. Hiệu quả kỹ thuật phản ảnh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ được áp dụng cũng như trình độ chuyên môn tay nghề của người sản xuất. Hiệu quả phân bổ (AE): Là khả năng lựa chọn được một khối lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với chi phí của đầu vào đó. Hiệu quả phân bổ là thước đo mức độ thành công trong việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ưu. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, người sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả kinh tế, cần phân biệt giữa khái niệm kết quả và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Còn kết quả là những gì đạt được sau một quá trình sản xuất. Kết quả đạt được cũng là mục tiêu của quá trình sản xuất.
  20. 9 Trong sản xuất nông nghiệp, kết quả sản xuất có thể là khối lượng nông sản thu được, giá trị sản xuất, lợi nhuận. Nhưng những kết quả này không nói lên được nó được tạo ra như thế nào? Cách thức thực hiện ra sao? Các yếu tố nguồn lực được sử dụng nhiều hay ít? Do đó, không phản ánh được việc đầu tư sản xuất có hiệu quả hay không? Các nguồn lực được sử dụng như thế nào? Trình độ tổ chức sản xuất của các chủ thể trong nông nghiệp ra sao? Để phản ánh được các câu hỏi này, kết quả sản xuất phải được so sánh với chí phí đầu tư hoặc các nguồn lực được sử dụng (Phạm Thị Thanh Xuân, 2015). Như vậy, trong phạm vi luận văn này, hiệu quả kinh tế được hiểu là thước đo trình độ quản lý, tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất. 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.2.1. Lý thuyết về hành vi đầu tư sản xuất của nông hộ Reardon và cộng sự (1996) đã đề xuất các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi đầu tư vào sản xuất của nông hộ mà theo đó thì hành vi đầu tư vào sản xuất phụ thuộc trực tiếp vào hai nhóm nhân tố chính đó là: (1) Nhóm các động lực đầu tư và (2) Nhóm năng lực đầu tư. 2.2.1.1. Nhóm các động lực đầu tư Các nhân tố liên quan tới môi trường bao gồm: khí hậu, môi trường đặc thù ở địa phương có ảnh hưởng tới mức sinh lời và rủi ro đầu tư. Lợi suất đầu tư: Lợi suất càng lớn thì động lực đầu tư càng cao, nếu lợi suất đầu tư cao hơn so với các ngành khác thì sẽ tạo động lực cho đầu tư nhiều hơn. Độ rủi ro: bao gồm những biến động về giá cả hàng hóa, năng suất, những thay đổi trong chính sách,... và nếu rủi ro càng cao thì động lực đầu tư càng giảm. Tỷ lệ chiết khấu (hay là mức độ sẵn sàng hy sinh lợi ích hiện tại để cho tương lai). Tỷ lệ chiết khấu sẽ cao hơn ở những hộ giàu có nên họ sẽ có động lực đầu tư cao hơn. 2.2.1.2. Nhóm năng lực đầu tư Chất lượng đất đai sở hữu: nếu đất đai màu mỡ thì khoản đầu tư sẽ thu được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2