Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP Việt Nam
lượt xem 2
download
Luận văn tiến hành nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng mức độ cạnh tranh của các ngân hàng TMCP Việt Nam; phân tích thực trạng HQHĐKD tại các ngân hàng TMCP Việt Nam; phân tích tác động của cạnh tranh đến HQHĐKD tại các ngân hàng TMCP Việt Nam; đề xuất giải pháp nhằm nâng cao HQHĐKD trong điều kiện cạnh tranh tại các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DƯƠNG PHÚ QUỐC TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DƯƠNG PHÚ QUỐC TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Thân Thị Thu Thủy TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ "Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP Việt Nam" là công trình nghiên cứu của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Thân Thị Thu Thủy. Nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. TPHCM, ngày tháng 10 năm 2018 Tác giả Dương Phú Quốc
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................................ 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu. .......................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 1.6. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................................................................ 5 2.1. Cạnh tranh tại ngân hàng thương mại .......................................................... 5 2.1.1. Khái niệm cạnh tranh ..................................................................................... 5 2.1.2. Tính đặc thù trong cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ........................ 6 2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường cạnh tranh .................................................................... 8 2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ...................... 10 2.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................................... 10 2.2.2. Bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh ...................................................... 10 2.2.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh .......................... 12 2.3. Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại ........................................................................................................... 18 2.4. Các nghiên cứu trước đây về tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại. ..................................................... 19 2.4.1. Nghiên cứu của Casu và Girardone (2006)................................................... 19 2.4.2. Nghiên cứu của Ataullah và Le (2006) ......................................................... 19
- 2.4.3. Nghiên cứu của Pruteanu-Podpiera và cộng sự (2008) ................................. 19 2.4.4. Nghiên cứu của William (2012) ................................................................... 20 2.4.5. Nghiên cứu của Uddin và Suzuki (2014) ...................................................... 20 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ..................................................................................................................... 23 3.1. Giới thiệu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ........................... 23 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 23 3.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu............................................................... 24 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh...................................................................... 25 3.2. Thực trạng cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 26 3.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ................................................................................................ 31 3.4. Cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ......................................................................................... 32 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 33 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 34 4.1. Mô hình và các biến nghiên cứu................................................................... 34 4.1.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 34 4.1.2. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................................... 36 Biến phụ thuộc ...................................................................................................... 36 Biến độc lập .......................................................................................................... 37 4.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 41 4.3. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 41 4.4. Kết quả nghiên cứu. ...................................................................................... 42 4.4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................ 42 4.4.2. Phân tích tương quan và đa cộng tuyến ........................................................ 43 4.4.3. Kết quả mô hình hồi quy .............................................................................. 45 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................... 52 Kết luận chương 4 ............................................................................................... 53
- CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ................................... 54 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 54 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam .................................. 55 5.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh ...................................................................... 55 5.2.2. Giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ................................................................ 57 5.2.3. Tăng cường vốn chủ sở hữu ......................................................................... 58 5.2.4. Mở rộng hoạt động tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng.......................... 60 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH 23 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TÁC GIẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ, MA TRẬN TƯƠNG QUAN, ĐA CỘNG TUYẾN PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH PHỤ LỤC 4: CÁCH TÍNH TOÁN CHỈ SỐ LERNER & BIẾN PHỤ THUỘC EFFit ĐẠI DIỆN CHO HQHĐKD.
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt Cụm từ Tiếng Anh ❖ Tên viết tắt các ngân hàng ABB Ngân hàng TMCP An Bình An Binh Commercial Joint Stock Bank ACB Ngân hàng TMCP Á Châu Asia Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát BID Bank for Investment & triển Việt Nam Development of Vietnam Ngân hàng TMCP Công Thương Vietnam Joint Stock CTG Commercial Bank for Việt Nam Industry and Trade Ngân hàng TMCP Phát triển thành HoChiMinh City HDB Development Joint Stock phố Hồ Chí Minh Commercial Bank KIENLB Ngân hàng TMCP Kiên Long Kien Long Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Vietnam Maritime MARIB Commercial Joint Stock Nam Bank Petrolimex Group MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội Commercial Joint Stock Bank NAMAB Ngân hàng TMCP Nam Á Nam A Commercial Joint Stock Bank National Citizen NCB Ngân hàng TMCP Quốc Dân Commercial Joint Stock Bank OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông Orient Commercial Joint Stock Bank SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Sai Gon Commercial Bank
- Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt Cụm từ Tiếng Anh SEAB Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Saigon Bank For Industry SGB Thương And Trade Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà SHB Saigon – Hanoi Commercial Nội Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Saigon Thuong Tin STB Commercial Joint Stock Tín Bank Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Vietnam Technological and TCB Commercial Joint Stock Nam Bank TIENPB Ngân hàng TMCP Tiên Phong Tien Phong Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Joint Stock Commercial VCB Bank for Foreign Trade of Việt Nam Vietnam Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Vietnam International VIB Commercial Joint Stock Nam Bank VIETAB Ngân hàng TMCP Việt Á Vietnam Asia Commercial Joint Stock Bank VIETCAPB Ngân hàng TMCP Bản Việt Viet Capital Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh VPB Vietnam Prosperity Joint Vượng Stock Commercial Bank ❖ Từ viết tắt khác CAR Hệ số an toàn vốn Capital adequacy ratio
- Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt Cụm từ Tiếng Anh Phương pháp ước lượng moment DGMM Difference General Method tổng quát sai phân of Moments HQHĐKD Hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM Ngân hàng thương mại Commercial Bank NHNN Ngân hàng Nhà Nước State Bank of Vietnam Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Organization for Economic OECD Cooperation and tế Development TMCP Thương mại cổ phần
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: LERNER của các ngân hàng TMCP Việt Nam năm 2008-2017............. 27 Bảng 4.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu ....................................................... 40 Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ............................... 43 Bảng 4.3: Tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu .................................... 44 Bảng 4.4: Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu .............................. 45 Bảng 4.5. Kết quả ước lượng phương trình (1) với biến phụ thuộc TE ................... 46 Bảng 4.6. Kết quả ước lượng phương trình (1) với biến phụ thuộc CE................... 49
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 2.1: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế toàn phần ....... 15 Hình 3.1: Lerner bình quân của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2017 .............................................................................................................................. 30 Hình 3.2: Lerner của các ngân hàng TMCP Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2017 .............................................................................................................................. 30 Hình 3.3: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2017 ..................................................................................... 31 Hình 3.4: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng TMCP Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2017 .......................................Error! Bookmark not defined. Hình 3.5: Mối quan hệ giữa cạnh tranh và Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2017 ................................. 33
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài. Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi để đưa các quốc gia phát triển nhưng bên cạnh đó cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế trở nên gay gắt hơn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng, việc đánh giá HQHĐKD của các NHTM không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động tốt hơn. Theo Denizer và cộng sự (2000), cạnh tranh ngân hàng có thể làm gia tăng HQHĐKD của các ngân hàng. Cạnh tranh buộc các ngân hàng phải giảm chi phí, phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực tài chính và do đó làm gia tăng HQHĐKD. Như vậy, môi trường cạnh tranh kích thích các ngân hàng trở nên hiệu quả hơn bằng cách giảm chi phí đầu tư, tăng cường khả năng quản trị, cải thiện quản lý rủi ro và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới (Denizer et al., 2000). Ngoài ra, cạnh tranh ngân hàng làm giảm sức mạnh thị trường ngân hàng, giảm giá dịch vụ tài chính, từ đó gia tăng lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, Keeley (1990) lại cho rằng cạnh tranh quá mức giữa các ngân hàng có thể làm giảm HQHĐKD của các ngân hàng và gia tăng sự bất ổn của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Cạnh tranh quá mức có thể khiến các ngân hàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn để duy trì mức lợi nhuận kỳ vọng. Chẳng hạn, việc gia tăng cạnh tranh góp phần làm giảm các tiêu chuẩn trong hoạt động cho vay như đã diễn ra với thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ trong thời gian gần đây và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong những năm gần đây, tác động của cạnh tranh đến HQHĐKD của các ngân hàng tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Kết quả của các nghiên cứu khác nhau đã cho thấy sự không thống nhất trong tác động của cạnh tranh đến HQHĐKD của các NHTM. Một số nghiên cứu cho thấy cạnh tranh thúc đẩy HQHĐKD của các NHTM như nghiên cứu của Ataullah và cộng sự (2004) đối với các ngân hàng Ấn Độ và Pakistan, Casu và Molyneax (2003) đối với các ngân hàng
- 2 Ý và Tây Ban Nha. Mặt khác, các nghiên cứu của Sathye (2003) đối với các ngân hàng Ấn Độ, Sturm và Williams (2004) đối với các ngân hàng Úc, Ariff và Can (2008) đối với các ngân hàng Trung Quốc lại cho thấy cạnh tranh làm giảm HQHĐKD của các NHTM. Tại Việt Nam, hoạt động ngân hàng đang từng bước mở cửa sâu rộng với hệ thống tài chính ngân hàng khu vực và thế giới. Việc mở cửa thị trường ngân hàng đồng nghĩa với việc các NHTM Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân hàng nước ngoài đến từ các khu vực tài chính phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản,… Do đó, việc chấp nhận cạnh tranh và đảm bảo HQHĐKD trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM Việt Nam. Xuất phát từ những tranh luận lý thuyết lẫn thực tiễn về tác động của cạnh tranh đến HQHĐKD cũng như bối cảnh cạnh tranh trên thị trường ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, tác giả cho rằng đề tài “Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là cần thiết và phù hợp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu tổng quát: đánh giá tác động của cạnh tranh đến HQHĐKD của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: để đạt được mục tiêu tổng quát, cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích thực trạng mức độ cạnh tranh của các ngân hàng TMCP Việt Nam. - Phân tích thực trạng HQHĐKD tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. - Phân tích tác động của cạnh tranh đến HQHĐKD tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao HQHĐKD trong điều kiện cạnh tranh tại các ngân hàng TMCP Việt Nam 1.3. Câu hỏi nghiên cứu. Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn trả lời các câu hỏi sau:
- 3 - Mức độ cạnh tranh tại các ngân hàng TMCP Việt Nam như thế nào? - HQHĐKD tại các ngân hàng TMCP Việt Nam như thế nào? - Tác động của cạnh tranh đến HQHĐKD tại các ngân hàng TMCP Việt Nam như thế nào? - Nhằm nâng cao HQHĐKD trong điều kiện cạnh tranh, các ngân hàng TMCP VN cần thực hiện những giải pháp nào? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Tác động của cạnh tranh đến HQHĐKD của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với mẫu dữ liệu bao gồm 23 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2017. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31/12/2016, số NHTM là 35 ngân hàng. Tuy nhiên một số ngân hàng không có đủ dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu nên để đảm bảo cho dữ liệu bảng cân bằng, tác giả lựa chọn 23 NHTM có đầy đủ dữ liệu (phụ lục 1). Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản của 35 NHTM là 7.919.726 tỷ đồng. Trong khi, tổng tài sản của 23 NHTM được tác giả sử dụng tại thời 31/12/2017 là 5.731.649 tỷ đồng, chiếm 72% tổng tài sản của các NHTM. Như vậy, 23 NHTM được tác giả lựa chọn đảm bảo đại diện cho các NHTM tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của 23 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2017. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để đo lường và đánh giá HQHĐKD của các ngân hàng TMCP Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA được chính thức giới thiệu trong nghiên cứu của Charnes, Cooper, Rhodes (1978) và Banker, Charnes, Cooper (1984). Để xem xét tác động của của cạnh tranh đến HQHĐKD của các ngân hàng TMCP Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng dựa trên mô hình nghiên cứu của Uddin và Suzuki (2014). Nghiên cứu tiếp cận hồi quy dữ liệu bảng (panel data) theo phương pháp DGMM nhằm khắc phục hiện tượng nội sinh tiềm ẩn trong mô hình.
- 4 1.6. Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn gồm có 5 chương Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Chương 3: Thực trạng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Chương 4: Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 5: Kết luận và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Cạnh tranh tại ngân hàng thương mại 2.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh xuất hiện và đã đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa theo thời gian. Rất nhiều nhà kinh tế đã thực hiện nghiên cứu về cạnh tranh và cũng có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh được hình thành. Khái niệm đơn giản nhất của cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất. Theo Porter (1998), cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Một doanh nghiệp cạnh tranh trước hết dựa vào khả năng duy trì một chi phí sản xuất thấp và sau đó là dựa vào sự khác biệt hóa sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Samuelson và Nordhaus (1985) cho rằng cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường Theo Smith (1776), cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dựa trên lợi thế tuyệt đối về năng suất lao động. Năng suất lao động cao có nghĩa là chi phí sản xuất giảm và khả năng cạnh tranh gia tăng. Christensen (2010) cho rằng cạnh tranh là bất cứ giá trị nào mà một doanh nghiệp cung cấp nhằm thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ hơn là sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và tạo rào cản đối với đối thủ tiềm năng và hiện tại Như vậy, có thể định nghĩa cạnh tranh là giành lấy thị phần dựa vào khả năng duy trì một chi phí sản xuất thấp và sau đó là dựa vào sự khác biệt hóa sản phẩm so
- 6 với đối thủ cạnh tranh. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kazarenkova (2006) định nghĩa sức cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng thực tế cũng như tiềm năng của một tổ chức tín dụng để tạo ra và phát triển những sản phẩm dịch vụ mang tính cạnh tranh cao trên thị trường nhằm xây dựng hình ảnh tích cực của một ngân hàng hiện đại đáng tin cậy trong việc đáp ứng các nhu cầu từ phía khách hàng. Gorditsa (2012) cho rằng sức cạnh tranh của các NHTM trong điều kiện hiện đại được xác định bởi mức độ đáp ứng của nó đối với các nhu cầu của khách hàng và tỷ lệ gia tăng khách hàng của ngân hàng. Như vậy, cạnh tranh của NHTM là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh. 2.1.2. Tính đặc thù trong cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Nhìn chung, cạnh tranh giữa các NHTM có những điểm tương đồng với sự cạnh tranh của các tổ chức kinh tế khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có những điểm khác biệt với cạnh tranh trong các lĩnh vực khác do tính chất đặc thù trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các NHTM. Cạnh tranh ngân hàng dựa trên uy tín thương hiệu và sự cảm nhận. Có rất ít sự khác biệt về sản phẩm cốt lõi giữa các ngân hàng do sản phẩm mà các NHTM cung cấp cho khách hàng là dạng dịch vụ, vô hình, đồng nhất, dễ bị sao chép. Chính sách lãi suất thường chịu sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Trung Ương, do đó cạnh tranh về giá (lãi suất và phí) hầu như bị kiểm soát rất chặt. Vì vậy, cạnh tranh giữa các ngân hàng chủ yếu dựa vào uy tín, thương hiệu, cảm nhận của khách hàng hơn là sự khác biệt về sản phẩm hay cạnh tranh về giá. Mối quan hệ giữa các NHTM không chỉ là mối quan hệ cạnh tranh mà còn là hợp tác và chia sẻ rủi ro với nhau. Hoạt động kinh doanh của các NHTM liên quan đến hầu hết các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và đến từng cá nhân thông qua nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, các NHTM
- 7 cũng mở tài khoản cho nhau để phục vụ cho các khách hàng chung, bên cạnh đó, trong quá trình tác nghiệp các ngân hàng cũng phải hợp tác với nhau để thực thi các chức năng có tính hệ thống như thanh toán bù trừ, liên minh thanh toán thẻ, cho vay hợp vốn, đồng bảo lãnh. Ngoài ra, các NHTM còn chia sẻ thông tin khách hàng để giảm thiểu rủi ro khách hàng gian lận, ngăn chặn tác động dây chuyền làm sụp đổ hệ thống. Việc một ngân hàng gặp khó khăn trong kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác, và đến cả các tổ chức tài chính phi ngân hàng, dẫn đến phản ứng mang tính dây chuyền, hậu quả là sự đổ vỡ của cả thị trường tài chính – tiền tệ làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế. Vì thế, trong quá trình hoạt động các NHTM một mặt phải cạnh tranh với nhau để mở rộng thị phần nhưng mặt khác phải luôn hợp tác với nhau để đảm bảo sự lành mạnh của cả hệ thống để tránh xảy ra rủi ro hệ thống (Nguyễn Trọng Tài, 2008). Một điểm quan trọng nữa đó là các NHTM phải cạnh tranh lành mạnh, tránh các hình thức cạnh tranh bằng mọi giá, sử dụng mọi thủ đoạn để làm sụp đổ hay thôn tính lẫn nhau, bởi vì hậu quả của nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế. Cạnh tranh ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Trung Ương và các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo sự an toàn, ổn định, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro hệ thống. Chính vì tầm ảnh hưởng quan trọng của hệ thống NHTM đối với nền kinh tế mà các tổ chức này phải chịu sự chi phối rất chặt chẽ bởi môi trường pháp lý để tránh xảy ra sự suy sụp của nền kinh tế do sự đổ vỡ của một ngân hàng. Hội nhập quốc tế có vai trò quan trọng tác động đến cạnh tranh ngân hàng. Ngày nay, hoạt động kinh doanh ngân hàng đã vượt ra khỏi phạm vi trong một nước nhằm hổ trợ cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Cùng với quá trình hội nhập, từng bước tự do hóa dòng vốn, các NHTM trong nước cần phải liên kết với các NHTM nước ngoài để thực hiện đầy đủ và hiệu quả các dịch vụ của mình. Do vậy, cạnh tranh trong ngân hàng chịu sự chi phối không chỉ bởi luật pháp của quốc gia mà còn phải chịu sự chi phối của nhiều quy định, thông lệ quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là sự cạnh tranh giữa các NHTM là một loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi các chuẩn mực khắt khe
- 8 hơn hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác trong nền kinh tế (Nguyễn Trọng Tài, 2008). 2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường cạnh tranh Vào những năm 1980 phương pháp thực nghiệm mới được phát triển áp dụng cho các tổ chức công nghiệp hóa, đo lường một cách rõ ràng và chính xác hơn mức độ cạnh tranh và sức mạnh thị trường. Phương pháp này dựa vào lý thuyết cấu trúc hiệu quả (efficient structure (ES)), và theo cách tiếp cận này, sức cạnh tranh ngân hàng được đo lường dựa trên mô hình của tổ chức NEIO (New Empirical Industrial Organization). Phương pháp mới này dựa vào lý thuyết ES, lý thuyết này nêu ra rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tập trung và lợi nhuận của ngân hàng (được đo bằng giá cá), điều đó có thể giải thích bởi việc nâng cao HQHĐKD của các ngân hàng lớn. Theo lý thuyết này, hiệu quả ảnh hưởng đến cấu trúc của thị trường, ngân hàng có HQHĐKD cao sẽ làm tăng thị phần vì thế làm tăng mức độ tập trung của thị trường. Phương pháp này sử dụng các chỉ số đo lường phổ biến là chỉ số HHI, chỉ số Lerner, và chỉ số PR – H. Chỉ số HHI: là một trong những chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ tập trung của thị trường theo phương pháp tiếp cận cấu trúc được khởi xướng bởi Hirschman (1945) và Herfindahl (1950). Phương pháp đo lường cạnh tranh thông qua chỉ số HHI giúp đo lường phản ứng của đầu ra đối với giá đầu vào, trong đó có đánh giá các hành vi cạnh tranh của ngân hàng, nhưng áp đặt một số giả định hạn chế về chức năng chi phí của các ngân hàng. Cụ thể, dưới điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, việc tăng giá đầu vào dẫn đến tổng doanh thu và chi phí biên di chuyển cùng chiều, trong khi dưới điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo thì không. Tuy nhiên, phương pháp này bắt nguồn từ tình trạng tối đa hóa lợi nhuận chỉ có giá trị khi thị trường trong trạng thái cân bằng. Chỉ số HHI được tính theo công thức: 𝑛 𝐻𝐻𝐼 = ∑(𝑀𝑆𝑖 )2 𝑖=1 Trong đó, MSi là thị phần của NHTM i và n là số lượng NHTM trên thị trường.
- 9 Chỉ số Lerner: do Abba Lerner (1934) đề xuất chỉ ra sức mạnh quyền lực thị trường của ngân hàng bằng cách xem xét tỷ lệ giữa chi phí cận biên và giá cả. Đối với môi trường cạnh tranh hoàn hảo, giá bán bằng với chi phí cận biện, trong khi đối với môi trường có sức mạnh độc quyền thì giá bán lớn hơn chi phí biên. Do đó, để đo lường sức mạnh độc quyền, chỉ số Lerner là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, xem xét mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí cận biên. 𝑃 − 𝑀𝐶 𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟 = 𝑀𝐶 Trong đó, P là giá bán và MC là chi phí biên. Chỉ số Lerner dao động trong khoảng từ 0 đến 1. Chỉ số Lerner càng nhỏ (gần bằng 0) thể hiện mức độ cạnh tranh càng cao. Ngược lại, Lerner càng lớn (gần bằng 1) biểu thị sức mạnh độc quyền càng lớn. Chỉ số Lerner có giá trị bằng 0 khi giá bán bằng với chi phí biên, khi đó cạnh tranh hoàn hảo tồn tại. Khi giá cả lớn hơn chi phí biên thì chỉ số Lerner sẽ lớn hơn 0 và ở trong khoảng giữa 0 và 1. Chỉ số Lerner càng gần 1 thì quyền lực độc quyền của công ty càng cao. Chỉ số Lerner được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh ngân hàng, ví dụ như nghiên cứu của Berger và ctg (2009), nghiên cứu của Fungáčová và ctg (2013), nghiên cứu của Fu và ctg (2014). Phương pháp này ước lượng theo từng năm và cho từng loại hình sở hữu khác nhau của mỗi ngân hàng. Chỉ số PR-H: được đề xuất bởi Panzar và Rosse (1987) và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh ngân hàng do tính toán đơn giản và dữ liệu dễ dàng có sẵn. Đây là phương pháp sử dụng chỉ số thống kê H để xác định điều kiện cạnh tranh trong một ngành (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền). Ngược lại với chỉ số Lerner, chỉ số H có các giá trị như sau: H = 0: Độc quyền 0 < H
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn