intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chi tiêu công cho y tế đến sự phát triển y tế tại các nước Đông Nam Á

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế mà cụ thể là tình trạng sức khoẻ của người dân tại các quốc gia Đông Nam Á. Trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách quyết định chính sách chi tiêu công hợp lý để góp phần nâng cao sức khỏe của cộng đồng, cải thiện chất lượng vốn con người nhằm tạo chất xúc tác cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước Đông Nam Á trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chi tiêu công cho y tế đến sự phát triển y tế tại các nước Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------ HUỲNH THỊ KHA LINH TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN Y TẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------ HUỲNH THỊ KHA LINH TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN Y TẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Học viên Huỳnh Thị Kha Linh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH, BẢNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 1.5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 3 1.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ......................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ................................................................. 5 2.1. Tổng quan lý thuyết về chi tiêu công ................................................................. 5 2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 5 2.1.2. Đặc điểm ......................................................................................................... 6 2.1.3. Phân loại chi tiêu công................................................................................... 6 2.1.4. Vai trò của chi tiêu công ................................................................................ 8 2.2. Vai trò của sự phát triển lĩnh vực y tế đối với xã hội ....................................... 8 2.3. Tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế ................................................... 10 2.4. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ...................... 11
  5. CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 15 3.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 15 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 15 3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 16 3.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ................................................................ 16 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 16 3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 18 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 19 4.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe người dân và chi tiêu công cho y tế tại các nước Đông Nam Á ..................................................................................................... 19 4.1.1. Tuổi thọ trung bình của người dân .............................................................. 19 4.1.2. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ............................................................................. 21 4.1.3. Tỷ lệ tử thô .................................................................................................... 24 4.1.4. Chi tiêu công cho y tế ................................................................................... 27 4.1.5. GDP bình quân đầu người ........................................................................... 29 4.1.6. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số ................................... 32 4.1.7. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số............................ 35 4.1.8. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số ............................ 37 4.2. Kết quả nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế ................. 40 4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ............................................................. 40 4.2.2. Kết quả kiểm định các giả định hồi quy ...................................................... 41 4.2.3. Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của ba mô hình nghiên cứu ............ 47
  6. 4.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 56 5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài ............................................................... 56 5.2. Các khuyến nghị................................................................................................. 58 5.2.1. Khuyến nghị về chi tiêu công cho y tế nhằm nâng cao sức khỏe người dân 58 5.2.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao GDP bình quân đầu người ......................... 60 5.2.3. Khuyến nghị về hỗ trợ chăm sóc y tế dựa trên cơ cấu dân số theo độ tuổi61 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai .............................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GPD Tổng sản phẩm quốc nội OLS Mô hình bình phương nhỏ nhất FEM Mô hình tác động cố định REM Mô hình tác động ngẫu nhiên FGLS Mô hình bình phương bé nhất tổng quát khả thi NSNN Ngân sách nhà nước LE Tuổi thọ trung bình của người dân IMR Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh DR Tỷ lệ tử
  8. DANH MỤC HÌNH, BẢNG Hình 4.1: Biểu đồ giá trị trung bình tuổi thọ trung bình của người dân tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 ........................................................................................ 21 Hình 4.2: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 ............................................................................................... 24 Hình 4.3: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ tử thô tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 ....................................................................................................................26 Hình 4.4: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016............................................................................. 28 Hình 4.5: Biểu đồ giá trị trung bình GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016............................................................................. 31 Hình 4.6: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 ........................................................ 34 Hình 4.7: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 ................................................... 36 Hình 4.8: Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 ................................................... 39 Hình 4.9: Biểu đồ Histogramcủa mô hình với biến phụ thuộc LE ................................ 44 Hình 4.10: Biểu đồ Histogram của mô hình với biến phụ thuộc IMR........................... 44 Hình 4.11: Biểu đồ Histogram của mô hình với biến phụ thuộc DR............................. 45 Hình 4.12: Biểu đồ P – P Plot của mô hình với biến phụ thuộc LE .............................. 46 Hình 4.13: Biểu đồ P – P Plot của mô hình với biến phụ thuộc IMR............................ 46 Hình 4.14: Biểu đồ P – P Plot của mô hình với biến phụ thuộc DR.............................. 47
  9. Bảng 4.1: Thống kê mô tả tuổi thọ trung bình của người dân tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 .................................................................................................... 19 Bảng 4.2: Thống kê mô tả tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 .................................................................................................................... 22 Bảng 4.3: Thống kê mô tả tỷ lệ tử thô tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016…………………………………………………………………………... 25 Bảng 4.4: Thống kê mô tả tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 ................................................................................................. 27 Bảng 4.5: Thống kê mô tả GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 ..................................................................................................... 30 Bảng 4.6: Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi dưới 14 trên tổng dân số tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002-2016 ........................................................................ 33 Bảng 4.7: Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 ............................................................... 35 Bảng 4.8: Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016 ............................................................... 38 Bảng 4.9: Thống kế mô tả dữ liệu nghiên cứu của mô hình .......................................... 40 Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan các biến trong mô hình ................................ 42 Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc LE bằng phương pháp FGLS ..................................................................................................................... 48 Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc DR bằng phương pháp FGLS ..................................................................................................................... 48 Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả hồi quyđối với mô hình biến phụ thuộc IMR ................. 49 Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả hồi quy đối với mô hình biến phụ thuộc LE, IMR và DR .............................................................................................................. 58
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cải thiện vốn con người đã được xác định là một chất xúc tác quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong các tài liệu kinh tế vĩ mô. Cụ thể, mô hình tăng trưởng nội sinh tân cổ điển cho rằng, sự tăng trưởng về vốn con người, đặc biệt là về kiến thức và sức khỏe có tác động tích cực đến sản lượng của mỗi người lao động về lâu dài. Tương tự, mô hình vốn con người của Grossman cho thấy chất lượng sức khoẻ có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển vốn con người thông qua thời gian làm việc và tiện ích bổ sung. Theo Somi MF và cộng sự (2009), sức khoẻ tốt không chỉ cải thiện việc tiêu thụ và sản xuất của cá nhân trong ngắn hạn mà còn cải thiện lợi nhuận từ đầu tư vào các hoạt động sản xuất trong thời gian dài. Chi tiêu liên quan đến chăm sóc sức khoẻ thích hợp và hiệu quả được xem là yếu tố quyết định trong việc cải thiện tình trạng sức khoẻ. Ở cấp độ vĩ mô, đầu tư vào lĩnh vực y tế dự kiến sẽ cải thiện tình trạng sức khoẻ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, nguồn ngân sách nhà nước vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với các dịch vụ công như y tế, giáo dục và giao thông công cộng, nhất là ở khu vực miền núi, khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa. Chi tiêu công cho lĩnh vực y tế ở các nước Đông Nam Á trong những năm qua đang có xu hướng tăng, qua đó góp phần tăng độ phủ dịch vụ. Tuy nhiên, nguồn ngân sách để tài trợ cho các lĩnh vực công, đặc biệt là về y tế thường dựa vào các khoản tài trợ và khoản vay. Những khoản chi này không chỉ không bền vững mà còn không đủ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực y tế tại các nước Đông Nam Á. Chính vì vậy việc nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế tại các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á đang là vấn đề rất cấp thiết. Để làm rõ vấn đề này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG CHO Y TẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN Y TẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á”
  11. 2 để thực hiện nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học để có thể đưa ra những chính sách phù hợp về việc quản lý và sử dụng chi tiêu công cho lĩnh vực y tế một cách hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe của cộng đồng, cải thiện chất lượng vốn con người nhằm tạo chất xúc tác cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước Đông Nam Á trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế mà cụ thể là tình trạng sức khoẻ của người dân tại các quốc gia Đông Nam Á. Trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách quyết định chính sách chi tiêu công hợp lý để góp phần nâng cao sức khỏe của cộng đồng, cải thiện chất lượng vốn con người nhằm tạo chất xúc tác cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước Đông Nam Á trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế mà cụ thể là tình trạng sức khỏe của người dân.  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung vào tác động của chi tiêu công trong lĩnh vực y tế đến tình trạng sức khỏe của người dân. Dựa vào khung lý thuyết về chi tiêu công và sự tác động của nó đến lĩnh vực y tế, tác giả quyết định xây dựng mô hình để ước lượng tác động của biến chi tiêu công trong lĩnh vực y tế và các biến kiểm soát khác (GDP bình quân đầu người, tỷ lệ các nhóm tuổi trên tổng số dân) đến tình trạng sức khỏe của cộng đồng được thể hiện qua các biến tuổi thọ trung bình, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tỷ lệ tử. Tác giả đã chọn các biến kiểm soát dựa vào một số lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước có liên quan.
  12. 3 - Không gian nghiên cứu: 11 nước thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Đông Timor, Singapore, Brunei. - Thời gian nghiên cứu: tác giả thu thập dữ liệu trong 15 năm từ 2002 đến 2016. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để đo lường mức độ tác động của chi tiêu công và các biến kiểm soát khác đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế tại các nước Đông Nam Á, mô hình nghiên cứu bao gồm các biến được kế thừa từ ý tưởng của các nghiên cứu đi trước (đặc biệt là nghiên cứu của Jacob Novignon và cộng sự (2012). Tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để đo lường ảnh hưởng của các biến độc lập trong mô hình đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế của các nước Đông Nam Á. Dữ liệu được tác giả sử dụng để tiến hành hồi quy là dữ liệu bảng (panel data). Do đó, tác giả sẽ xử lý dữ liệu bảng bằng ba phương pháp ước lượng khác nhau là: mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model) để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế thể hiện qua tình trạng sức khỏe của người dân với ba biến phụ thuộc trong ba phương trình đã nêu. Mặt khác, để đảm bảo tính hiệu quả của các hệ số hồi quy và tính đại diện cho tổng thể của mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện kiểm định một số giả định hồi quy của mô hình bao gồm: hiện tượng đa cộng tuyến; hiện tượng tự tương quan; phương sai sai số không đổi; phần dư có phân phối chuẩn. 1.5. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu như sau: - Chương 1: Giới thiệu. - Chương 2: Tổng quan lý thuyết - Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.
  13. 4 - Chương 4: kết quả nghiên cứu. - Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. 1.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của chi tiêu công đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế của các nước đang phát triển. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến sự phát triển y tế phù hợp với tình hình thực tế tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách bằng chứng thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến sự phát triển trong lĩnh vực y tế thể hiện qua tình trạng sức khỏe của người dân tại các nước Đông Nam Á để từ đó có các quyết định ngân sách chi tiêu phù hợp, hỗ trợ một cách hiệu quả hơn cho sự phát triển của lĩnh vực y tế, góp phần hướng đến sự phát triển bền vững tại các quốc gia này.
  14. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan lý thuyết về chi tiêu công 2.1.1. Khái niệm Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều các tiếp cận khác nhau để định nghĩa về chi tiêu công. Tác giả đã tổng hợp một số “khái niệm về chi tiêu công như sau: Theo Sử Đình Thành (2012) chi tiêu công được khái niệm hoàn toàn dựa vào ý niệm về kinh tế xã hội, đó là: quyền lực, ảnh hưởng của nhà nước và các cơ quan công quyền đối với các lĩnh vực kinh tế -xã hội. Theo Dương Thị Bình Minh (2005), chi tiêu công là các khoản chi tiêu của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công, phục vụ lợi ích kinh tế- xã hội cho cộng đồng. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế xã hội của nhà nước. Theo Ogbole & Momodu (2015), chi tiêu công (hay chi tiêu của chính phủ) là khoản tiền mà chính phủ của bất kỳ quốc gia nào chi ra để thực hiện trách nhiệm hiến pháp của mình trong việc cung cấp các phúc lợi xã hội cho công dân của mình và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Tóm lại, tác giả đúc kết khái niệm về chi tiêu công như sau: Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được sự kiểm soát và tài trợ bởi Chính phủ. Về mặt bản chất, chi tiêu công là quá trình phân phối và sử dụng các quỹ tài chính công nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Căn cứ theo chức năng của Nhà nước, chi tiêu công được chia làm các loại như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, tòa án và viện kiểm soát, hệ thống quân đội và an ninh xã hội, hệ thống an sinh xã hội, hệ thống giáo dục…Trong đó, chi tiêu công dành cho y tế là một vấn đề trọng tâm đối với chi tiêu công của Chính phủ. Chi tiêu công cho y tế thường được tài trợ thông qua đóng góp an sinh xã hội, các hình thức thuế khác nhau cho các
  15. 6 ngành khác nhau của chính phủ và từ các nguồn bên ngoài, bao gồm cả khoản tài trợ và cho vay. 2.1.2. Đặc điểm Điểm nổi bật của chi tiêu công là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay phạm vi quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện của nền kinh tế- xã hội của nhà nước và cũng chính là quá trình thực hiện chức năng đó của nhà nước đã cung cấp một lượng hàng hóa công cộng khổng lồ cho nền kinh tế. Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước thực hiện. Các khoản chi tiêu công do chính quyền các cấp đảm nhận theo nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện các chức năng quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Song song đó, các cấp của cơ quan quyền lực nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu công cộng nhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia. Các khoản chi tiêu hoàn toàn mang tính công cộng. Chi tiêu công tương ứng với những đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời đó cũng là những khoản chi cần thiết, phát sinh tương đối ổn định như: chi lương cho công chức nhà nước, chi hàng hóa dịch vụ công đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của người dân,.. Các khoản chi tiêu công cộng mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp. Điều này thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công cộng. Điều này được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về kinh tế - xã hội của nhà nước. 2.1.3. Phân loại chi tiêu công Việc phân loại chi tiêu công nhằm mục đích sau: - Gíup cho Chính phủ thiết lập được những chương trình hành động.
  16. 7 - Tăng cường tính hiệu quả trong việc thi hành NSNN nói chung và chi tiêu công nói riêng. - Quy định tính trách nhiệm trong việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước. - Cho phép phân tích ảnh hưởng của những hoạt động tài chính của Nhà nước đối với nền kinh tế. Có thể xem xét một số tiêu thức phân loại sau: - Căn cứ theo chức năng của Nhà nước, chi tiêu công được chia làm các loại như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, tòa án và viện kiểm soát, hệ thống quân đội và an ninh xã hội, hệ thống an sinh xã hội, hệ thống giáo dục…Trong đó, chi tiêu công dành cho giáo dục là một vấn đề trọng tâm đối với chi tiêu công của Chính phủ. Chi tiêu cho giáo dục tại Việt Nam hiện nay bao gồm các nguồn kinh phí từ NSNN (bao gồm cả công trái giáo dục, vay nợ, viện trợ); các nguồn ngoài NSNN (học phí, thu dịch vụ KHCN, đóng góp của các tổ chức, cá nhân). Trong đó, đầu tư từ NSNN có vai trò chủ đạo. - Căn cứ theo tính chất kinh tế, chi tiêu công được chia thành: + Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ bao gồm: Chi tiền công và lương, Đóng góp của người sử dụng lao động (quỹ lương hưu và phúc lợi xã hội), chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ khác. + Chi đầu tư bao gồm chi tiêu vốn và chi chuyển nhượng vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia, chi hỗ trợ các tổ chức tài chính do nhà nước quản lý, chi bổ sung dự trữ nhà nước. + Các khoản chi khác bao gồm: Các khoản trợ cấp, các khoản chuyển nhượng vãng lai, chi trả nợ gốc và lãi vay, chi viện trợ cho các tổ chức chính phủ, chi cho vay có trừ đi các khoản hoàn trả bao gồm: các khoản cho vay, hoàn trả vốn vay, bán tài sản và các khoản chi khác có liên quan.
  17. 8 - Căn cứ theo trình tự lập dự toán NSNN, chi tiêu công được chia thành: Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào; Chi tiêu công theo các yếu tố đầu ra. 2.1.4. Vai trò của chi tiêu công Trong nền kinh tế thị trường, chi tiêu công có các vai trò cơ bản sau: - Chi tiêu công có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế. - Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội. 2.2. Vai trò của sự phát triển lĩnh vực y tế đối với xã hội Để phát triển kinh tế – xã hội thì yếu tố quyết định chính là con người và mục tiêu của phát triển kinh tế – xã hội phải hướng tới duy trì sự tồn tại, phát triển của con người. Cải thiện vốn con người đã được xác định là một chất xúc tác quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong các tài liệu kinh tế vĩ mô. Cụ thể, mô hình tăng trưởng nội sinh tân cổ điển cho rằng, sự tăng trưởng về vốn con người (kiến thức) tác động tích cực đến sản lượng của mỗi người lao động về lâu dài.Tương tự, mô hình vốn con người của Grossman cho thấy sức khoẻ có chất lượng ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển vốn con người thông qua thời gian làm việc và tiện ích bổ sung có nguồn gốc từ sức khoẻ tốt. Sức khoẻ tốt không chỉ cải thiện việc tiêu thụ và sản xuất của cá nhân trong ngắn hạn mà còn cải thiện lợi nhuận từ đầu tư vào các hoạt động sản xuất trong thời gian dài. Novignon và cộng sự (2012) cung cấp bằng chứng cho thấy tình trạng sức khoẻ kém có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến phúc lợi hiện tại và tương lai của các hộ gia đình. Muốn vậy, con người phải có được một thể lực và trí lực thích hợp nhất, trong đó thể lực lại là tiền đề để tạo ra và nâng cao trí lực.Thể lực thể hiện sự ngày càng thích nghi với môi trường sống của con người và chính con người lại tự nhận thức, biết nâng cao thể lực thông qua các hoạt động y tế của mình. Các hoạt động y tế với mục tiêu chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ con người trước những tác động tiêu cực của môi trường sống.
  18. 9 Do đó, các hoạt động trong lĩnh vực y tế là phần không thể thiếu được trong xã hội loài người, nhằm mục đích điều hoà những tác động không tốt của môi trường sống tới con người. Chính vì thế, sự nghiệp y tế là yêu cầu tất yếu khách quan của chế độ xã hội ở mọi quốc gia. Sự nghiệp y tế nhằm mục tiêu đem lại những kết quả tốt nhất về chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Sự nghiệp y tế cần phát triển theo hướng để mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.Sự phát triển của lĩnh vực y tế được đánh giá thông qua tình trạng sức khỏe của người dân thường được thể hiện bởi ba chỉ tiêu sau: - Tuổi thọ trung bình của người dân (tính bằng năm) (Life expectancy at birth - LE) là số năm dự kiến còn lại của cuộc đời ở một độ tuổi nhất định, nghĩa là số trung bình các năm tiếp theo của cuộc đời cho một người ở độ tuổi nào đó, tính theo một tỉ lệ tử cụ thể. Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng để chọn các nhóm. Tuổi thọ trung bình thường được tính riêng cho nam và nữ. Các vùng trên thế giới có sự khác biệt lớn về tuổi thọ trung bình, phần lớn nguyên nhân là do hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng và chế độ ăn uống. Tỉ lệ tử vong cao ở các quốc gia nghèo phần lớn là do chiến tranh, nghèo đói và bệnh tật (AIDS, sốt rét..). Trong vòng 200 năm qua, các quốc gia có dân số là người da đen thường không có sự gia tăng về tuổi thọ trung bình như tại các quốc gia có nguồn gốc dân châu Âu. Thậm chí tại các quốc gia với đa số dân da trắng, như Mỹ, Anh, Ireland, Pháp, thì người da đen cũng thường có tuổi thọ trung bình thấp hơn người da trắng. Theo WHO năm 2010 Nhật Bản và Cộng hòa San Marino là hai quốc gia có tuổi thọ trung bình của người dân cao nhất thế giới - 83 tuổi. Ngoài ra, giữa nam và nữ có sự khác biệt lớn về tuổi thọ ở hầu hết các quốc gia, phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới trung bình khoảng 5 năm. Các hoàn cảnh về kinh tế cũng tác động lên tuổi thọ trung bình. Ví dụ, tại Anh Quốc, tuổi thọ trung bình ở khu vực giàu nhất thường cao hơn vài năm so với những vùng nghèo nhất. Điều này phản ánh các yếu tố như chế độ ăn uống và lối sống cũng như sự tiếp cận với chăm sóc y tế thấp.
  19. 10 - Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (Infant mortality rate – IMR) được xác định bằng số trẻ em chết khi chưa đạt 12 tháng tuổi trong năm tính bình quân cho 1000 trẻ em được sinh ra năm đó. Nguyên nhân của hầu hết tử vong sơ sinh là do đẻ non, các biến chứng liên quan đến đẻ (ngạt khi sinh hoặc không thở khi sinh), và nhiễm trùng. Do đó hàng năm trên toàn thế giới có đến 2/3 số tử vong sơ sinh có thể phòng ngừa được nếu biết trước và được cung cấp các biện pháp y tế hiệu quả khi sinh và tuần đầu của cuộc sống. Tại các nước đang phát triển, gần một nửa tất cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh không nhận được sự chăm sóc lành nghề trong và ngay sau khi sinh.Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về sự sống còn của trẻ em (MDG4) nhằm làm giảm tử vong trẻ em xuống 2/3 vào năm 2015 từ mức của năm 1990. Để đạt được mục tiêu MDG4 sẽ cần bao phủ cộng đồng với các can thiệp y tế hiệu quả bao gồm: chăm sóc trẻ sơ sinh và các bà mẹ; Nuôi dưỡng trẻ nhỏ; Vắc-xin; Dự phòng và quản lý ca bệnh bị viêm phổi, tiêu chảy và nhiễm trùng; Kiểm soát sốt rét; Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS. Các các nước có tử vong cao, các can thiệp này có thể làm giảm số lượng tử vong xuống hơn một nửa. - Tỷ lệ tử (Death rate – DR) được xác định bằng số người chết trong năm tính bình quân cho 1.000 người năm đó.Việc nghiên cứu sự diễn biến của tỷ lệ tử trong nhiều năm cho phép ta ước lượng được sự thay đổi của mức tử vong của một địa phương. Sự biến động của tỷ lệ này phụ thuộc vào tình hình biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính. Các số liệu cho thấy hiện nay tỷ suất tử đã giảm đi rõ rệt so với các thế kỉ trước, đặc biệt ở các nước đang phát triển nhờ sự phát triển không ngừng của lĩnh vực y tế, giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng và điều trị được nhiều loại bệnh nguy hiểm thành công. 2.3. Tác động của chi tiêu công đến lĩnh vực y tế Hệ thống pháp luật, chính sách hướng tới phát triển y tế của các nước Đông Nam Á luôn được điều chỉnh cho phù hợp hơn với yêu cầu của phát triển và hội nhập trong thực tế. Trong đó, cơ chế huy động nguồn tài chính cho phát triển y tế của các nước cũng dần được đổi mới, hướng tới khuyến khích thu hút vốn từ các nguồn ngoài ngân sách (xã hội hóa, vốn ODA, đầu tư nước ngoài,…). Tuy nhiên, do hoạt động đầu tư tư nhân thường
  20. 11 hướng tới lợi nhuận, Chính phủ các nước vẫn khẳng định sẽ tiếp tục tăng ngân sách cho y tế nhằm mục tiêu công bằng và hiệu quả của ngành y tế. Do vậy, đầu tư từ NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo mặc dù nguồn tài chính từ NSNN cho lĩnh vực y tế này còn tồn tại nhiều vấn đề, bao gồm hạn chế về nguồn vốn, hiệu quả sử dụng, cách thức triển khai,… Các luồng tài chính công lớn để cung cấp tài chính cho y tế ở Việt Nam là vốn NSNN, quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong các nguồn từ NSNN, chi thường xuyên thường chiếm đa số tổng chi NSNN cho y tế của các nước, trong đó phần lớn được phân bổ về cho các địa phương. NSNN sẽ hỗ trợ kinh phí một phần hoặc toàn bộ cho một số nhóm đối tượng yếu thế tham gia BHYT với số lượng đối tượng và mức hỗ trợ tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, hiện nay ở các nước tốc độ mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT có xu hướng chậm lại. Thành phần tham gia BHYT tích cực nhất vẫn là nhóm được NSNN hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần bao gồm các đối tượng như nhóm hành chính sự nghiệp, hưu trí, nhóm nghèo, dân tộc thiểu số. Chính sách đầu tư, tăng cường mạng lưới các cơ sở y tế ở các nước trong thời gian qua chủ yếu được tài trợ bằng nguồn tài chính từ trái phiếu Chính phủ để xây dựng cải tạo nâng cấp các bệnh viện địa phương và các phòng khám đa khoa khu vực. Việc duy trì chi tiêu công cho y tế trong thời gian qua gắn liền với việc đánh giá nhu cầu của người dân đối với chăm sóc sức khỏe, y tế dự phòng. Trong hơn 10 năm qua, nhu cầu khám chữa bệnh tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là ở các dịch vụ chất lượng cao do mức sống của người dân tăng lên nhanh chóng. Song song với tăng chi tiêu công cho ngành y tế để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và khám chữa bệnh, các nước có xu hướng mở thêm cơ hội cho khu vực tư nhân tham gia vào cung ứng dịch vụ y tế nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội. 2.4. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Mặc dù khái niệm về chi tiêu y tế có thể khác nhau ở mỗi nước, Poullier và cộng sự (2010) đã đưa ra một sự phân loại tổng chi cho y tế. Tổng chi phí y tế được coi là tổng của cả chi tiêu công và tư trên tất cả các hàng hoá và dịch vụ liên quan đến y tế. Chi tiêu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2