intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

34
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu sự tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu giúp các doanh nghiệp tham khảo để đưa ra các chính sách cổ tức phù hợp và các nhà đầu tư nắm bắt thêm để tận dụng cơ hội đầu tư vốn vào các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------- PHẠM NGÔ HOÀNG TRANG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỔ ĐÔNG CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014 TP. HỒ CHI MINH - NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------- PHẠM NGÔ HOÀNG TRANG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỔ ĐÔNG CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành : Tài chính –Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Ngày tháng năm 2014 Tác giả Phạm Ngô Hoàng Trang
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TÓM TẮT Chương 1 GIỚI THIỆU....................................................................................... 1 1.1. Lý do nghiên cứu ......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ..................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2 1.5. Kết cấu đề tài ............................................................................................... 2 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỔ ĐÔNG ............ 4 2.1. Lý thuyết về chính sách cổ tức .................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm về cổ tức và chính sách cổ tức ............................................... 4 2.1.2 . Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức .................................................. 4 2.1.2.1. Thu nhập mỗi cổ phần (Earning per share-EPS) .................................. 4 2.1.2.2. Cổ tức mỗi cổ phần (Dividend per share -DPS) ................................... 5 2.1.2.3. Chỉ số thanh toán cổ tức........................................................................ 5 2.1.2.4 Chỉ số thu nhập giữ lại ........................................................................... 6 2.1.3. Tác động của chính sách cổ tức đối với giá trị tài sản cổ đông ............... 6 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ...................................................................... 7 2.2.1. Công trình nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cổ tức trên giá chứng khoán ở Nepal. ........................................................................................ 7 2.2.2. Công trình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông của các công ty hóa chất ở Ấn Độ ........................... 8
  5. 2.2.3. Công trình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Pakistan (2011) ......................... 9 2.2.4. .Công trình nghiên cứu về tác động của chính sách cổ tức đến sự thay đổi giá cổ trong thị trường chứng khoán Malaysia .................................................. 9 2.2.5. Công trình nghiên cứu về sự quan hệ giữa chính sách cổ tức và tài sản cổ đông của các công ty ở Pakistan (2012) ...................................................... 10 2.2.6. Công trình nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu: Một trường hợp các công ty trên sàn giao dịch chứng khoán Nairobi . 10 2.2.7. Một số công trình nghiên cứu khác........................................................ 11 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 15 3.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 15 3.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài .................................................................. 16 3.2.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu ....................................................... 17 3.2.1.1. Biến phụ thuộc: ................................................................................... 18 3.2.1.2. Biến độc lập ........................................................................................ 18 3.2.2. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng ................................................................ 21 3.3. Nguồn dữ liệu ............................................................................................ 22 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 24 4.1. Phân tích tình hình chi trả cổ tức của các doanh nghiệp từ 2008-2012 .... 24 4.2. Thống kê mô tả .......................................................................................... 30 4.2.1. Mô tả các biến ........................................................................................ 30 4.2.2. Ma trận tương quan giữa các biến .......................................................... 31 4.3. So sánh, lựa chọn phương pháp kiểm định cho mô hình nghiên cứu ....... 33 4.4. Kết quả định lượng .................................................................................... 37 4.4.1. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy ....................................................... 38 4.4.2. Phân tích các kiểm định .......................................................................... 40 4.4.2.1. Kiểm định hệ số hồi quy .................................................................. 40 4.4.2.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ........................................ 40 4.4.2.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi .............................................. 42
  6. 4.4.2.4. Kiểm định tự tương quan ................................................................. 44 4.5. Kết quả ước lượng mô hình sau kiểm định và đánh giá hệ số .................. 45 4.6. Thảo luận về kết quả nghiên cứu:.............................................................. 47 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH................................... 50 5.1. Kết luận ..................................................................................................... 50 5.2. Đề xuất chính sách..................................................................................... 51 5.3. Đóng góp và hạn chế của đề tài ................................................................. 52 5.3.1. Đóng góp ................................................................................................ 52 5.3.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiêp theo ................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt DNNY Doanh nghiệp niêm yết DPS Dividend per share Cổ tức trên mỗi cổ phiếu DSE Dhaka Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Dhaka FEM Fixed Effects Model Mô hình những ảnh hưởng cố định HNX HANOI Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Hochiminh Stock Sở giao dịch chứng khoán Exchange TP.HCM KSE Karachi Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Karachi MPS Market price per share Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu PE Price Earning ratio Tỷ số giá trên thu nhập một cổ phần RE Retained Price Earning per Lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ share phiếu REM Random Effects Model Mô hình những ảnh hưởng ngẫu nhiên TTCK Thị trường chứng khoán TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Danh mục bảng: Bảng 3.1: Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.1: Số doanh nghiệp trả cổ tức từ 2008-2012 Bảng 4.2: Tình hình biến động cổ tức của các Doanh nghiệp từ 2008-2012 Bảng 4.3: Tổng hợp mức trả cổ tức của các Doanh nghiệp từ 2008-2012 Bảng 4.4: Phân tích dữ liệu các biến của các DNNY trong giai đoạn 2008-2012 Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình 1 Bảng 4.6: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình 2 Bảng 4.7: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình 3 Bảng 4.8: Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu theo Pooled và FEM. Bảng 4.9: Thực hiện kiểm định Hausman test cho mô hình hồi quy 1 Bảng 4.10: Thực hiện kiểm định Hausman test cho mô hình hồi quy 2 Bảng 4.11: Thực hiện kiểm định Hausman test cho mô hình hồi quy 3 Bảng 4.12: Kết quả định lượng mô hình nghiên cứu (theo FEM) Bảng 4.13: Phân tích và tóm tắt mô hình 1 Bảng 4.14: Phân tích và tóm tắt mô hình 2 Bảng 4.15: Phân tích và tóm tắt mô hình 3 Bảng 4.16: Thực hiện kiểm định phương sai sai số thay đổi Bảng 4.17: Thực hiện kiểm định tự tương quan Bảng 4.18: Kết quả định lượng mô hình nghiên cứu (sau khi hiệu chỉnh) Danh mục biểu đồ: Biểu đồ 4.1: Các hình thức trả cổ tức của doanh nghiệp từ năm 2008-2012 Biểu đồ 4.2: Tình hình biến động cổ tức của doanh nghiệp từ năm 2008-2012 Biểu đồ 4.3: Tình hình trả cổ tức cổ tức của doanh nghiệp từ năm 2008-2012 Biểu đồ 4.4: Cơ cấu trả cổ tức cổ tức của doanh nghiệp từ năm 2008-2012
  9. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX Phụ lục 2: Danh sách các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE Phụ lục 3: Thống kê giá cổ phiếu trung bình qua các năm (HNX) Phụ lục 4: Thống kê giá cổ phiếu trung bình qua các năm (HOSE) Phụ lục 5: Thống kê các chỉ số tài chính (HNX) Phụ lục 6: Thống kê các chỉ số tài chính (HOSE) Phụ lục 7: Thống kê tỷ lệ chia cổ tức qua các năm (HNX) Phụ lục 8: Thống kê tỷ lệ chia cổ tức qua các năm (HOSE) Phụ lục 9: Kiểm định mô hình hồi quy theo Pooled OLS Phụ lục 10: Kiểm định mô hình hồi quy theo FEM Phụ lục 11: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Phụ lục 12: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy (sau khi hiệu chỉnh phương sai thay đổi và tự tương quan)
  10. TÓM TẮT Trong những năm gần đây, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt là giá cổ phiếu có những phiên thay đổi bất thường. Giá cổ phiếu là một vấn đề được nhiều nhà đầu tư và xã hội rất quan tâm, là vấn đề quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Để tăng thêm giá trị của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động không bị lỗ và có lợi nhuận cao các nhà quản lý phải đưa ra các quyết định kinh doanh và tài chính quan trọng cho dài hạn với mục tiêu là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp được thực hiện nhất quán thông qua 3 quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức. Mục tiêu chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp là phải tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay được hiểu là tối đa hóa tài sản cổ đông. Tài sản cổ đông được thể hiện trong thị giá cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp. Cổ đông muốn chia cổ tức nhiều nhưng họ cũng muốn tăng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu mà họ có. Chính sách cổ tức tối ưu, tối đa hóa giá cổ phiếu của doanh nghiệp, dẫn đến tối đa hóa tài sản cổ đông và sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững là mục tiêu của các doanh nghiệp. Luận văn này tìm hiểu mức độ tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông của 196 doanh nghiệp niêm yết tại sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong thời gian từ năm 2008-2012. Đồng thời cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa tài sản cổ đông và việc chi trả cổ tức, phân tích xem mức độ chi trả cổ tức có ảnh hưởng như thế nào đến tài sản cổ đông. Để đo lường tác động của chính sách cổ tức lên tài sản cổ đông, phương pháp kiểm định định lượng và mô hình những ảnh hưởng cố định (FEM) được sử dụng để đánh giá, bằng cách sử dụng biến DPSit (cổ tức trên một cổ phiếu), REit (Lợi nhuận giữ lại trên một cổ phiếu), PEit-1 (tỷ lệ giá trên thu nhập cổ phiếu) và MPSit-1 (Giá thị trường năm trước của cổ phiếu) là biến độc lập. Biến MPSit (Giá thị trường mỗi
  11. cổ phiếu) là các biến phụ thuộc. Luận văn này chứng minh rằng tài sản của các cổ đông không bị ảnh hưởng bởi biến PEit-1, bị ảnh hưởng rất nhiều vào các biến: DPS, RE và MPSit-1. Đặc biệt là biến DPS có tác động rất nhiều, điều này chứng minh rằng chính sách cổ tức có tác động đáng kể lên tài sản cổ đông của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
  12. 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lý do nghiên cứu Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông là một vấn đề được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới. Có nghiên cứu cho rằng chính sách cổ tức không tác động đến giá trị tài sản cổ đông và có nghiên cứu cho thấy chính sách cổ tức có tác động đến giá trị tài sản cổ đông, đây là vấn đề còn rất nhiều tranh cãi. Sự tác động của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp hay gián tiếp ảnh hưởng đến giá trị tài sản cổ đông là một vấn đề được các nhà đầu tư rất chú trọng và các doanh nghiệp rất quan tâm. Nó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về tầm quan trọng của chính sách cổ tức trong công tác tài chính của mình. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều nghiên cứu về chính sách cổ tức nhưng đa số các nghiên cứu chỉ phân tích các chính sách cổ tức và các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức, chưa nghiên cứu sâu về sự tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông. Với mong muốn đóng góp một phần nào vào việc lựa chọn quyết định phân phối chính sách cổ tức của các doanh nghiệp, cũng như xác định tầm quan trọng của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông tác giả nghiên cứu đề tài “Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu sự tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu giúp các doanh nghiệp tham khảo để đưa ra các chính sách cổ tức phù hợp và các nhà đầu tư nắm bắt thêm để tận dụng cơ hội đầu tư vốn vào các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay.
  13. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài và các kết quả nghiên cứu trước đây, câu hỏi cần nghiên cứu: Chính sách cổ tức tác động như thế nào đến giá trị tài sản cổ đông trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông trong các doanh nghiệp niêm yết và giao dịch trước ngày 01/01/2008 trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn HOSE và sàn HNX) giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Theo danh sách được niêm yết đến tháng 8/2013 tại sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM có 303 doanh nghiệp và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có 386 doanh nghiệp niêm yết. Dữ liệu nghiên cứu được lấy liên tục 5 năm gần nhất từ năm 2008 đến năm 2012, mẫu nghiên cứu là tất cả các DNNY được giao dịch trên sàn chứng khoán HOSE và HNX trước ngày 01/01/2008. Do đó trong tổng số 689 doanh nghiệp niêm yết chỉ có 196 doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu của luận văn, trong đó sàn chứng khoán HOSE có 105 doanh nghiệp và sàn chứng khoán HNX có 91 doanh nghiệp. 1.5. Kết cấu đề tài Đề tài được trình bày thành 05 chương: Chương 1: Nêu lên lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Đưa ra căn cứ là các mô hình nghiên cứu được thực hiện trước đây. Chương 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài, dẫn giải về tính đại diện của các biến trong mô hình nghiên cứu và ảnh hưởng của các biến đến thị giá cổ phiếu.
  14. 3 Chương 4: Trình bày kết quả thông qua thống kê mô tả, phân tích số liệu khảo sát và phân tích kết quả mô hình nghiên cứu. Chương 5: Đưa ra các kết luận và từ kết quả nghiên cứu xây dựng các đề xuất chính sách cổ tức cho các DNNY.
  15. 4 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỔ ĐÔNG 2.1. Lý thuyết về chính sách cổ tức 2.1.1 . Khái niệm về cổ tức và chính sách cổ tức Cổ tức: Là tiền chia lời cho cổ đông trên mỗi cổ phiếu thường, căn cứ vào kết quả có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp. Chính sách cổ tức: Là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và chi trả cho cổ đông. Phần lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng trong tương lai thông qua tái đầu tư, trong khi đó cổ tức cung cấp cho họ một phân phối hiện tại. Nó ấn định mức lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Chính vì thế, chính sách cổ tức sẽ có ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp (thông qua lợi nhuận giữ lại) và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2.1.2 .Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức 2.1.2.1 Thu nhập mỗi cổ phần (Earning per share-EPS) Là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thu nhập mỗi cổ phần được tính bởi công thức: Thu nhập ròng - cổ tức ưu đãi EPS = ––––––––––––––––––––––––––– Số cổ phần thường đang lưu hành
  16. 5 2.1.2.2 Cổ tức mỗi cổ phần (Dividend per share -DPS) Là phần tiền lời được chia cho mỗi cổ phần thường, lấy từ lợi nhuận ròng sau thuế sau khi trừ cổ tức ưu đãi. Cổ tức mỗi cổ phiếu (cổ phần) được tính bởi công thức sau: Thu nhập ròng - cổ tức ưu đãi – Thu nhập giữ lại DPS = ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Số cổ phần thường đang lưu hành Do cổ tức mỗi cổ phần là phần thu nhập thực tế mà nhà đầu tư nhận được ngay trong hiện tại nên các nhà đầu tư rất quan tâm đến chỉ tiêu này. Các cổ đông thường quan tâm đến mức thay đổi trong cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác. Khi mức cổ tức mỗi cổ phần tăng lên thường mang lại hiệu ứng tốt trong tâm lý các nhà đầu tư và ngược lại nếu mức cổ tức mỗi cổ phần bị sụt giảm. 2.1.2.3 Chỉ số thanh toán cổ tức Là chỉ số phản ánh mức cổ tức mà các cổ đông của công ty cổ phần được hưởng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thu nhập một cổ phần thường mà công ty tạo ra trong kỳ. Chỉ số thanh toán cổ tức được tính bởi công thức sau: DPS Chỉ số thanh toán cổ tức = –––––– EPS Chỉ số thanh toán cổ tức cũng cho biết công ty dành ra bao nhiêu phần trăm từ thu nhập một cổ phần thường để tái đầu tư. Nếu chỉ số thanh toán cổ tức càng cao phản ánh công ty đã sử dụng đại bộ phận lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho
  17. 6 các cổ đông và chỉ có một phần nhỏ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Và ngược lại nếu chỉ số thanh toán cổ tức thấp. 2.1.2.4 Chỉ số thu nhập giữ lại Chỉ số thu nhập giữ lại được tính bởi công thức sau: Chỉ số thu nhập giữ lại = 1 – Chỉ số thanh toán cổ tức 2.1.3. Tác động của chính sách cổ tức đối với giá trị tài sản cổ đông Thu nhập chính của cổ đông có được gồm lãi từ việc bán cổ phiếu và các khoản thu nhập có được trong lúc nắm giữ cổ phiếu như cổ tức tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại cổ phiếu. Chính vì vậy, cổ đông thường rất coi trọng đến giá cổ phiếu mà họ đang nắm giữ, cũng như các chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp mà họ đang nắm giữ cổ phiếu. Về mặt lý thuyết, với giả định một thị trường hoàn hảo, thì chính chính sách cổ tức chẳng có tác động gì lên giá trị của doanh nghiệp, đại diện cho lập luận này là kết quả nghiên cứu của hai ông Modigliani và Miller, được công bố lần đầu vào năm 1961. Nhưng thực tế, đối với thị trường chứng khoán Việt Nam là không hoàn hảo do có rất nhiều khoản chi phí như: chi phí đại diện, chi phí phát hành, chi phí giao dịch, thuế thu nhập cá nhân, đều là những chi phí lớn cho doanh nghiệp và các cổ đông trên thị trường chứng khoán. Với những khoản chi phí đó, các cổ đông sẽ rất quan tâm đến việc doanh nghiệp chi trả cổ tức cho cổ đông sẽ như thế nào. Các nhà đầu tư sẽ phản ánh sự hài lòng hay không hài lòng về chính sách cổ tức của doanh nghiệp bằng cách sẽ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu hay bán nó đi, từ đó làm biến động đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường, làm thay đổi giá trị tài sản của các cổ đông. Hơn nữa, thị trường chứng khoán Việt Nam có điều khác biệt so với các thị trường chứng khoán trên thế giới. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam thường có hiện tượng tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư. Nguyên nhân là thị trường chứng khoán Việt Nam tồn tại sự bất cân xứng thông tin lớn giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp (Trần Thị Hải Lý, 2010). Vì vậy, các nhà đầu tư rất quan tâm đến chính sách
  18. 7 cổ tức như là một công cụ cung cấp thông tin cho họ về doanh nghiệp. Vì thế, có thể xem rằng chính sách cổ tức có tác động đến sự biến động của giá trị cổ phiếu trên thị trường. Khi có những thay đổi về mức trả cổ tức sẽ ảnh hưởng đến nhận định của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp hay nói khác đi chính là ảnh hưởng đến giá trị tài sản của cổ đông. 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm 2.2.1. Công trình nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cổ tức trên giá chứng khoán ở Nepal. Shyam Pradhan, R. (2003), nghiên cứu sự ảnh hưởng của cổ tức trên giá chứng khoán thông qua 29 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nepal trong thời gian 09 năm (từ năm 1991-1999) để xác định tầm quan trọng tương đối của các cổ tức và lợi nhuận giữ lại trong việc xác định giá thị trường của cổ phiếu. Ông đã sử dụng các mô hình sau để phân tích: MPSit = a + b DPSit + c REit + eit MPSit = a + b DPSit + c REit + d(PE)it-1 + eit MPSit = a + b DPSit + c REit + (MPS)it-1 + eit Trong đó: . Chỉ số “i” biểu thị doanh nghiệp thứ i trong mẫu gồm “n” doanh nghiệp được chọn để nghiên cứu. . Chỉ số “t” : là dữ liệu thời gian nghiên cứu (năm) . MPSit : Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu . DPSit : Cổ tức trên mỗi cổ phiếu . REit : Lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu . (PE)it-1 : Tỷ số giá trên thu nhập một cổ phần . (MPS)it-1 : Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu của năm trước Các kết quả nghiên cứu ở Nepal cho thấy rằng việc thanh toán cổ tức là quan trọng hơn so với lợi nhuận giữ lại. Cổ tức ảnh hưởng chủ yếu đến giá cổ phiếu và
  19. 8 lợi nhuận giữ lại không có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Nếu các công ty giữ lại phần lợi nhuận nhiều hơn thu nhập cổ tức, giá thị trường của cổ phiếu có thể giảm. Nghiên cứu này có thể giúp cho nhà quản lý có một số biện pháp để tăng giá cổ phiếu bằng cách tăng cổ tức và sẽ không thờ ơ đối với chính sách cổ tức hay phần lợi nhuận được giữa lại. 2.2.2. Công trình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông của các công ty hóa chất ở Ấn Độ Theo R.Azhagaiah và Sabari Priya.N (2008) nghiên cứu tác động của chính sách cổ tức lên tài sản cổ đông của 28 công ty hóa chất hữu cơ và vô cơ ở Ấn độ trong các năm 1997 đến 2006. Ông đã sử dụng các mô hình sau để phân tích: MPSit = a + b DPSit + c REit + eit (2.2-1) MPSit = a + b DPSit + c REit + (PE)it-1 + eit (2.2-2) MPSit = a + b DPSit + c REit + (MPS)it-1 + eit (2.2-3) Trong đó: . Chỉ số “i” biểu thị doanh nghiệp thứ i trong mẫu gồm “n” doanh nghiệp được chọn để nghiên cứu. . Chỉ số “t” : là dữ liệu thời gian nghiên cứu (năm) . MPSit : Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu . DPSit : Cổ tức trên mỗi cổ phiếu . REit : Lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu . (PE)it-1 : Tỷ số giá trên thu nhập một cổ phần . (MPS)it-1 : Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu của năm trước Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng cổ tức được xem là một yếu tố quan trọng quyết định đến tài sản của các cổ đông. Tài sản của các cổ đông bị ảnh hưởng rất nhiều vào 05 biến : tăng trưởng doanh thu, cải thiện lợi nhuận biên, đầu tư vốn (cả vốn lưu động và vốn cố định), cơ cấu vốn, chi phí vốn. Chính sách cổ tức có tác
  20. 9 động đáng kể lên tài sản cổ đông của các công ty hóa chất hữu cơ trong khi tài sản cổ đông của các công ty hóa chất vô cơ không bị ảnh hưởng bởi chi trả cổ tức. 2.2.3. Công trình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Pakistan (2011) Theo Asghar, M., Ali Shah, S., Hamid, K. , and Tahir Suleman, M. (2011) đã nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách cổ tức đến rủi ro giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của Pakistan. Các dữ liệu của nghiên cứu này được lấy từ các nguồn dữ liệu được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Pakistan và sàn chứng khoán Karachi trong giai đoạn 2005 - 2009. Bằng phương pháp thống kê mô tả, tương quan và kiểm định mô hình hồi quy được sử dụng để thực hiện phân tích dữ liệu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa giá cổ phiếu và tỷ suất cổ tức khi so sánh với các biến số khác. Hơn nữa sự thay đổi giá có mối tương quan tiêu cực với tốc độ tăng trưởng tài sản. Tốc độ tăng trưởng tài sản có ảnh hưởng đến sự thay đổi giá trong giai đoạn 2005 – 2009. 2.2.4. Công trình nghiên cứu về tác động của chính sách cổ tức đến sự thay đổi giá cổ trong thị trường chứng khoán Malaysia Theo Hashemijoo, M. và Mahdavi Ardekani, A. (2012) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và sự thay đổi giá, tập trung vào các công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia. Một mẫu nghiên cứu đã được lựa chọn gồm 84 công ty trong số 142 công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng được niêm yết trong thị trường chính Bursa của Malaysia. Công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa thay đổi giá cổ phiếu với chính sách cổ tức, cổ tức và chi trả cổ tức đã được kiểm tra bằng nhiều kiểm định cho một khoảng thời gian 6 năm từ 2005 đến 2010. Các kết quả nghiên cứu này cho thấy ý nghĩa tiêu cực mối quan hệ giữa sự thay đổi giá cổ phiếu với giá trị cổ tức. Mặt khác nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ cổ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2