intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Campuchia

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế ở Campuchia trong giai đoạn năm 1993 đến 2012. Bài nghiên cứu này, tác giả ước lượng mô hình bằng phương pháp hồi quy mô hình bình phương nhỏ nhất (Least Squares) thông qua việc áp dụng kỹ thuật kiểm định giả thuyết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Campuchia

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- ---------- Họ và tên học viên: SOM NARIN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CAMPUCHIA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- ---------- Họ và tên học viên: SOM NARIN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CAMPUCHIA Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐT SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2013 Nhận xét của Người hướng dẫn khoa học (tối đa 1 trang A4) 1. Họ và tên học viên: SOM NARIN Khóa: 19 2. Mã ngành: 60.34.02.01 3. Đề tài nghiên cứu: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Campuchia. 4. Họ tên Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT 5. Nhận xét: (Kết cấu luận văn, phương pháp nghiên cứu, những nội dung (đóng góp) của đề tài nghiên cứu, thái độ làm việc của học viên) ……………………………………….............................................................................. ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... 6. Kết luận: ……………………………………………………………………………... 7. Đánh giá: (điểm / 10).
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả xin gửi lời chân thành cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT về những ý kiến đóng góp, những hướng dẫn chỉ bảo rất có giá trị giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Tài chính doanh nghiệp, gia đình và bạn đã hết lòng ủng hộ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2013 Học viên SOM NARIN
  5. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và những người mà tác giả đã cảm ơn. Số liệu thống kê được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. TP. HCM, ngày 10 tháng 12 năm 2013 Tác giả SOM NARIN
  6. Danh mục chữ viết tắt: - NBC: Ngân hàng nhà nước Campuchia (National Bank of Cambodia) - ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank) - WB: Ngân hàng thế giới (World Bank) - IMF: Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) - MOC: Bộ thương mại Campuchia (Ministry of Commerce) - MOEF: Bộ kinh tế - tài chính (Ministry of Economic and Finance) - MOP: Bộ kế hoạch (Ministry of Planning) - NIS: Viện thống kê quốc gia (National Institute of Statistics) - WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) - UNCTAD: United Nations Conference on Trade and Development - MNCs: Công ty đa quốc gia (Multinational Companies) - ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations) - CDC: Hội đồng phát triển Campuchia (Council for Development of Cambodia) - ILO: Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization) - ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Association) - ADF: Kiểm định Augmented Dickey-Fuller - LS: Phương pháp bình phương nhỏ nhất (Least Squares) - GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) - FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) - L: Lực lượng lao động (Labour force) - K: Đầu tư trong nước (Gross domestic capital formation) - INF: Lạm phát (Inflation) - EX: Xuất khẩu (Export) - TFP: Năng suất các yếu tố tổng hợp (Total factor productivity) - R&D: Nghiên cứu và phát triển (Research and development)
  7. Danh mục bảng: Bảng 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp ADF Bảng 4.2.1. Hồi quy mô hình bằng phương pháp LS Bảng 4.2.2. Báo cáo kiểm định Wald Bảng 4.2.3. Hồi quy mô hình bằng phương pháp LS Bảng 4.3.Kiểm định tự tương quan theo Breusch-Godfrey Bảng 4.4.Kiểm định phương sai sai số theo White Bảng 4.5.Kiểm định bỏ sót biến giải thích theo Ramsey Bảng 4.6.Kiểm định phân phối chuẩn theo Jarque-Bera Bảng 4.7. Ma trận tương quan (Correlation Matrix) Danh mục hình vẽ: Hình 1: Biến động của các biến nghiên cứu từ năm 1993 đến 2012 Hình 2: Tác động của các biến độc lập tới GDP
  8. Mục lục Tóm tắt ……………………………………………………………………...….. 1 Chương I. Giới thiệu chung ................................................................................ 2 Chương II. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ................................................ 6 2.1. Giới thiệu……………………...….…………………………………. 6 2.2. Sự tác động trực tiếp của FDI ……………………………….…….. 11 2.3. Sự tác động gián tiếp của FDI ……………………………….……. 12 Chương III. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu .............................................. 14 3.1. Khung lý thuyết của bài nghiên cứu ................................................ 14 3.2. Phương pháp nghiên cứu…………………..………………………. 16 3.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ……………………………........ 16 3.2.2. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy…...….. 17 3.2.3. Kiểm định tự tương quan…………………………...…….. 18 3.2.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi…………………….. 18 3.2.5. Kiểm định bỏ sót biến giải thích………………………….. 19 3.2.6. Kiểm định phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên……….. 19 3.2.7. Kiểm tra đa cộng tuyến……………………….…...……… 20 3.3. Mô tả dữ liệu…………………………………………….………… 20 Chương IV. Phân tích thực nghiệm và kết quả nghiên cứu ............................... 25 4.1. Kiểm định tính dừng bằng phương pháp ADF ................................. 25 4.2. Kiểm định Wald…………………………………………………… 26 4.3. Kiểm định Breusch-Godfrey………………….…………………… 28 4.4. Kiểm định White…………………………………….…………….. 29 4.5. Kiểm định Ramsey………………………………………………… 30 4.6. Kiểm định Jarque-Bera……………………………..……………… 31 4.7. Kiểm tra Theil…………………………..…………………………. 31 4.8. Ma trận tương quan giữa các biến…………………………...…….. 31 Chương V. Kết luận ......................................................................................... 34
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: A, B
  10. 1 TÓM TẮT CHUNG Luận văn này nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế ở Campuchia trong giai đoạn năm 1993 đến 2012. Bài nghiên cứu này, tác giả ước lượng mô hình bằng phương pháp hồi quy mô hình bình phương nhỏ nhất (Least Squares) thông qua việc áp dụng kỹ thuật kiểm định giả thuyết. Dựa vào mô hình hồi quy cho thấy kết quả có mối quan hệ chắt chẽ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. FDI tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, nhưng hệ số của nó là nhỏ hơn so với đầu tư trong nước. Việc tăng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước đều làm tăng trưởng kinh tế. Mặc dù trong bài nghiên cứu không xác định được tác động của yếu tố nguồn nhân lực và các yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế, nhưng trên thực tế nguồn con người, cở sơ hạ tầng, thương mại, nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách chính phủ và các yếu tố khác đã đóng góp tích cực đến phát triển kinh tế Campuchia. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội.
  11. 2 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU Hiện nay, toàn cầu hóa vốn nước ngoài, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng đáng kể ở các nước đang phát triển, bởi FDI là một thành phần ổn định và phổ biến nhất của dòng vốn nước ngoài. Tầm quan trọng của FDI đã thể hiện từ vai trò của các công ty đa quốc gia trong việc tạo ra những ngoại tác tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua các nguồn lực tài chính, tạo việc làm, chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng quản lý và tổ chức doanh nghiệp, và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. FDI thường được xem như là một chất xúc tác quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Nó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nước sở tại bằng cách kích thích đầu tư trong nước, tăng cường nguồn nhân lực và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ bổ sung cho vấn đề thiếu hụt vốn ngắn hạn mà còn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển bằng cách tạo ra nhiều lợi ích hơn cho nền kinh tế của nước sở tại. Theo báo cáo UNCTAD (2012) cho rằng dòng vốn FDI có khả năng tạo ra việc làm, tăng năng suất, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu và tiếp tục tăng trưởng kinh tế lâu dài và sự phát triển của các nước đang phát triển. Campuchia là một trong những nước đang phát triển và dòng vốn nước ngoài vào đất nước này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế Campuchia trong những năm gần đây. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong những năm gần đây tổng sản phẩm quốc nội GDP của Campuchia đạt con số trung bình 7%/năm, lạm phát trung bình là 5%/năm . Theo Hội đồng phát triển Campuchia (CDC) cho biết từ năm 1994 đến 2011, Campuchia đã thu hút các dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với số vốn đăng ký là 6 tỷ USD. Trong đó Campuchia là 1.6 tỷ USD (26.75%), Malaysia là 1.6 tỷ USD (26.76%), Trung Quốc là 681 triệu USD
  12. 3 (11.35%), Đài loan là 471 triệu USD (7.85%), Việt Nam là 259.5 triệu USD (4.33%), Hàn Quốc là 225 triệu USD (3.75%) và còn lại Thái lan, Singapore, Hong Kong, Mỹ, Anh... Tăng trưởng GDP mạnh mẽ do sự phục hồi của các ngành kinh tế mũi nhọn như: xuất khẩu hàng dệt may, du lịch, nông nghiệp và xây dựng. Kể từ khi bắt đầu thực hiện Luật đầu tư 09/1994, Campuchia đã tích cực mở rộng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư. Campuchia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, bắt đầu bằng việc gia nhập ASEAN vào ngày 30/04/1999 và trở thành thành viên thứ 148 của Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO vào ngày 13/10/2004. Hội nhập khu vực và toàn cầu này là một động viên từ phía bên ngoài giúp chính phủ Campuchia đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường và quá trình cải cách chính sách hành chính, pháp lý. Mặc dù một số cải cách vẫn chưa hoàn thiện, nhưng Campuchia hiện đang trở thành một trong những nền kinh tế mở cửa nhất trong khu vực. Phần này cho thấy một cái nhìn tổng quan về thành tựu kinh tế vĩ mô Campuchia nói chung, chính sách thu hút đầu tư nói riêng. Chính sách này được xem là lợi thế cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách ưu đãi đầu tư khác nhau, thể hiện sự sẵn sàng và quyết tâm của chính phủ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Campuchia. Về mặt khác, nó cũng phản ánh nhu cầu nguồn vốn từ phía bên ngoài để bù đắp tiết kiệm đầu tư cần thiết trong nước. Theo tình hình kinh tế Campuchia sau cuộc khủng hoảng năm 2008 đã phục hồi trở lại và ngày càng mở rộng chính sách thương mại và đầu tư với các nước làng giêng cũng như thế giới. Nền kinh tế Campuchia về mặt đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn hỗ trợ và vay nước ngoài, còn về thương mại thì chú yếu vào nhập khẩu hàng hóa từ các nước làng giêng và xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, lao động ra nước ngoài. FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các linh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo,
  13. 4 kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Sự kỳ vọng này dường như được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách với ba lý do chính: Một là, FDI góp phần vào tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, các nước đang phát triển thường có tỷ lệ tích lũy vốn thấp và vì vậy, FDI đuợc coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ba là, FDI tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động v.v. Tác động này được xem là các tác động tràn về năng suất của FDI, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Trên thực tế không phải nước nào cũng đạt được cùng một lúc hai mục tiêu này. Một số nước thu hút được dòng vốn FDI khá lớn nhưng tác động tràn hầu nhu không xảy ra. Ở một tình thế khác, vốn FDI đổ vào một nước có thể làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này vào tăng truởng là thấp. Cả hai trường hợp trên đều được coi là không thành công với chính sách thu hút FDI hay chưa tận dụng triệt để và lãng phí nguồn lực này dưới góc độ tăng trưởng kinh tế. Thực trạng này khiến cho các nhà kinh tế ngày càng quan tâm nhiều hơn tới việc đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là của các nước đang phát triển, thông qua hai kênh tác dộng đề cập ở trên. Với những lý do trên cũng như qua các bài nghiên cứu trước đây, mục tiêu của luận văn này nghiên cứu về sự tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Campuchia trong những năm qua và sẽ đo lường sự tác động của nó. Đối tượng nghiên cứu là đầu tư trực tiếp nước ngoài và phạm vi nghiên cứu là quốc gia Campuchia trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2012. Phương pháp được sử dụng trong luận văn gồm có: phương pháp ADF được sử dụng để kiểm định chuỗi thời gian và kiểm định giả thuyết được sử
  14. 5 dụng để phân tích trên mô hình hồi quy của các biến độc lập tác động tới tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng phần mềm Eviews 6.0 phân tích dữ liệu. Dữ liệu được thu thập từ nguồn đáng tin cậy như WB, ADB, IMF, NBC, MOEF, CDC, UNCTAD… Kết cấu của luận văn được tổ chức như sau: chương I giới thiệu chung, chương II tổng quan các bài nghiên cứu trước đây, chương III phương pháp nghiên cứu và dữ liệu được sử dụng để phân tích, chương IV phân tích kết quả nghiên cứu và chương V kết luận.
  15. 6 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Giới thiệu Trong nhiều năm qua, một số mô hình và lý thuyết đã được phát triển để giải thích sự tồn tại và sự phát triển của các hoạt động quốc tế của các công ty đa quốc gia thông qua FDI áp dụng cách tiếp cận tổ chức công nghiệp cho lý thuyết hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nước ngoài. Các công ty sở hữu và kiểm soát các cơ sở giá trị gia tăng nước ngoài, thì họ phải có một số lợi thế sở hữu, đó là sự thuận lợi đặc biệt cho họ để có thể có cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Việc sở hữu như vậy là lợi thế đặc biệt cho công ty nước ngoài đủ để bù đắp nhiều hơn cho những bất lợi khi cạnh tranh với các công ty nội địa mà là quen thuộc với tình hình địa phương hơn và không bị cái gọi là “trách nhiệm của người ngoại quốc” (Ludo Cuyvers, 2008). Từ những năm 1980, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã phát triển mạnh ở hầu hết các nước đang phát triển. Điều này là do nhiều nước đang phát triển đã thực hiện chính sách mở rộng nhằm giảm các rào cản FDI và cung cấp các ưu đãi về thuế và các khoản trợ cấp để thu hút nó. Lý thuyết chung là dòng vốn FDI tăng cường và thể hiện sự tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại. Vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc nhận ra sự ảnh hưởng của FDI và đầu tư trong nước đến tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại, và làm thế nào đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến đến khả năng thu hút dòng vốn FDI của nước sở tại. Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ đánh giá tác động của FDI trên DI và tăng trưởng kinh tế. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách tập trung vào lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện nay và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan. Họ sẽ cung cấp lời giải thích cho việc các kênh của dòng vốn FDI ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại (Elboiashi, 2011). Lý thuyết sự tăng trưởng nền kinh tế cho thấy sự đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế là sự đóp góp mạnh mẽ để tích lũy vốn, cũng như dòng vốn nước ngoài khác, nó có vai trò giống như là một phương tiện để chuyển giao kiến thức, công nghệ tiên tiến và kỹ năng quản lý doanh nghiệp. Những yếu tố này được dự kiến sẽ tăng cường mức năng suất và tiến bộ công nghệ, dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn (Elboiashi, 2011).
  16. 7 Một số bài nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển và đang phát triển đã có kết qua và họ đưa ra các kết luận khác nhau như sau: - Ludo Cuyvers và cộng sự (2008) nghiên cứu về những yếu tố quyết định của FDI ở Campuchia từ năm 1995-2005, họ đưa ra một số yếu tố vào mô hình để phân tích sự ảnh hưởng lên đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Campuchia, đó là tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, chính sách mở cửa thương mại, lãi suất, lạm phát, nguồn lao động, rủi ro về sự ổn định của chính trị, khủng hoảng kinh tế sau gia nhập thành viên của ASEAN và đối tác với Trung Quốc. Phương pháp được sử dụng vào mô hình là Panel data, kiểm định nghiệm đơn vị ADF, ước lượng mô hình hồi quy OLS với kiểm định Breasch và LS, và kiểm tra độ dốc của tham số ước lượng. Sau khi chạy mô hình cho thấy các biến giải thích đều có chuỗi dừng ở mức 1% trừ hai biến FDI và lãi suất dừng ở mức 5%. Ngoài ra kết cho thấy yếu tố nguồn lao động có hệ số tương quan rất cao, cho nên yếu tố này được loại bỏ ra mô hình nghiên cứu. Còn kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy FDI không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế. Cuối cùng bài nghiên cứu kết luận rằng một số biến ảnh hưởng tích cực đến FDI, đó là biến tăng trưởng kinh tế, chính sách mở cửa tỷ thương mại và tỷ giá hối đoái. - Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) sử dụng cách tiếp cận rộng hơn, kết hợp cả hai phương pháp phân tích định tính dữ liệu thống kê thức cấp và phân tích định lượng. Với chuỗi số liệu từ năm 1988-2003, nghiên cứu khẳng định FDI đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua kênh đầu tư và mức độ đóng góp tăng lên khi Việt Nam gia nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kết luận rút ra từ phân tích định lượng là vốn con người không chỉ là yếu tố xác định tăng trưởng kinh tế Việt Nam, mà còn làm tăng đóng góp của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Bằng cách thử nghiệm ba chỉ tiêu khác nhau biểu thị cho vốn con người, nghiên cứu cho rằng vốn con người hay trình độ thấp
  17. 8 của lao động đang hạn chế đóng góp tác động của FDI vào tăng trưởng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng cho rằng FDI là nguồn vốn bổ sung cho vốn trong nước chứ không phải là nguồn vốn thay thế hoàn toàn vốn trong nước. Kết luận này cho phép bác bỏ tác động lấn át đầu tư của FDI trong tổng thể nền kinh tế. - Mahanta Devajit (2012) nghiên cứu về tác động của FDI tới nền kinh tế Ấn Độ năm 2008-2011. Họ kết luận rằng là một chiến lược đầu tư mà Ấn Độ cần tiếp cận để đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế bằng tạo việc làm, mở rộng hoạt động công nghiệp sản xuất, dự án ngắn và dài hạn trong ngành chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nghiên cứu và phát triển.Chính phủ thiết lập các chính sách theo dòng vốn FDI, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất trong nước, tiết kiệm và xuất khẩu thông qua việc phân phối công bằng giữa các quốc gia bằng cách cung cấp nhiều tự do cho các quốc gia, để họ có thể thu hút dòng vốn FDI cấp riêng của họ. FDI có thể giúp nâng cao sản lượng, năng suất và xuất khẩu ở cấp ngành của nền kinh tế Ấn Độ. Tuy nhiên, nó có thể quan sát kết quả của đầu ra cấp ngành, năng suất và xuất khẩu ở mức tối thiểu do dòng thấp của FDI vào Ấn Độ cả ở tầm vĩ mô cũng như ở cấp ngành. Vì vậy để biết thêm mở cửa của nền kinh tế Ấn Độ, đó là khuyến khích để mở ra các ngành định hướng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế có thể đạt được thông qua sự phát triển của các lĩnh vực này. - Ngov Penghuy (2011) nghiên cứu về mối quan hệ tam giác giữa quản trị của chính phủ, FDI và tăng trưởng kinh tế qua phân tích các quốc gia và bằng chứng nước Campuchia trong giai đoạn năm 1986 đến năm 2003. Tác giả phân tích cả mô hình định tính và mô hình định lượng, trong bài nghiên cứu này tác giả áp dụng mô hình định tính của Narula và Dunning (năm 2000), họ cho rằng mối quan hệ tam giác cải cách quản trị của chính phủ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng cách ước tính rằng chính phủ là nhân tố tạo điều kiện cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, sau đó
  18. 9 họ suy ra vốn đầu tư này đóng góp vào nền kinh tế và làm cho xã hội phát triển, từ đó để có nền kinh tế ngày càng phát triển thì chính phủ tích cực và từng bước cải thiện chính sách ưu tiên về đầu tư. Còn về phân tích định lượng tác giả sử dụng mô hình hồi quy và ước lượng tương quan giữa biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế và các biến độc lập như tổng đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách mở cửa thương mại, tỷ lệ lạm phát, chi tiêu của chính phủ, trình độ giáo dục, mức độ dân chủ và cải cách quản trị của chính phủ. Tác giả cho thấy FDI không chỉ tác động tích cực tới phát triển kinh tế bằng cách tạo công ăn việc làm mà còn làm thay đổi tích cực đến các doanh nghiệp trong nước và nâng cao chất lượng chính sách quản lý của chính phủ. - Kim Antony Musau (2011) nghiên cứu về sự tác động của FDI đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Kenya, trong giai đoạn năm 2000-2009 và họ sử dụng phương pháp đánh giá SPSS trên biến GDP, tỷ lệ lạm phát, FDI, tỷ giá hối đoái, thương mại, lãi suất. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy và được phân tích dữ liệu bằng ước lượng tương quan giữa các biến, qua kiểm định giả thuyết cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế không có mối quan hệ với tỷ giá hối đoái và lãi suất ở đất nước Kenya, nó thể hiện từ bảng kết quả tương quan có dấu hiệu âm của biến tỷ giá hối đoái và lãi suất trong mô hình nghiên cứu. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa FDI và phát triển kinh tế Kenya với lạm phát và thương mại. - Rui Moura và Rosa Forte (2010) nghiên cứu về những ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế nước chủ nhà bằng lý thuyết và thực nghiệm. Bài nghiên cứu cho thấy tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà là khá khác nhau. Trong thực tế, mặc dù phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra tác động tích cực của FDI, có những người không thể chứng minh hiệu ứng này. Họ đánh giá tác động của FDI phụ thuộc vào điều kiện và chính sách của nước chủ nhà.
  19. 10 - Mehdi Behname (2012) nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế bằng chứng Nam Á. Nghiên cứu cho thấy FDI tác động tích cựu đến tăng trưởng kinh tế khu vực Nam Á, họ kết luận rằng nhân tố thu hụt FDI gồm có vốn con người, thương mại, cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư của nước chủ nhà. - Beatrice Farkas (2012) nghiên cứu về khả năng thu hút và sự tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Họ chọn dữ liệu đại diện cho 69 quốc gia và bao gồm biện pháp của FDI và các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế khác trong khoảng thời gian từ 1975-2000, những yếu tố đó gồm có GDP, tỷ lệ vốn đầu tư, tỷ lệ thương mại. Họ thấy rằng FDI đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và rất quan trọng. Kết quả chứng tỏ rằng một mức tối thiểu của nguồn nhân lực và thị trường tài chính phát triển tốt là rất cần thiết cho tác động lan tỏa tích cực từ FDI để tồn tại. - Carlas Pestana Barros, Zhongfei Chen, Bruno Damasio (2013) nghiên cứu về sự thu hút FDI bằng phân tích nước Châu Á. Ho sử dụng mô hình Panel phân tích trong khoảng thời gian 2003-2011, cho thấy ảnh hưởng nhân quả của mô hình này là tích cực và lớn cho các quốc gia nhỏ, nhưng nhỏ và không đáng kể cho các nước lớn trong một số biến. - Suon Vichea (2005) nghiên cứu về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến FDI ở Campuchia. Theo bài nghiên cứu cho thấy 3 yếu tố ảnh hưởng đến FDI, đó bao gồm yếu tố thị trường, nguồn nhân lực và chính sách của chính phủ. - Egwaikhide (2012) nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria trong giai đoạn 1980-2009 bằng phân tích thực nghiệm, sử dụng phương pháp đồng liên kết của Jonansen. Nghiên cứu cho thấy FDI tác động không đáng kể đến một số ngành trong nền kinh tế nước này như nông nghiệp, công nghiệp, viễn thong, xăng dầu và tài nguyên. 2.2. Sự tác động trực tiếp của FDI Trong những năm gần đây, vốn FDI của các MNCs đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế ở các nước
  20. 11 đang phát triển. Vốn FDI được biết như là một thành phần tập hợp của chứng khoán vốn, kiến thức và công nghệ (Ludo Cuyvers, 2008). Dòng vốn FDI có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng cường tiết kiệm trong nước, sau đó tăng cường tích lũy vốn trong các nền kinh tế chủ nhà. Ludo Cuyvers cho biết thêm rằng FDI tăng cường tăng trưởng thông qua tích lũy vốn bằng cách đưa đầu vào mới, Sử dụng đa dạng hơn các sản phẩm trung gian trong sản xuất và các công nghệ liên quan đến FDI, Nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao, áp dụng công nghệ nước ngoài và sự chuyển vốn con người, trong chức năng sản xuất của nước chủ nhà. Vì vậy, FDI được dự kiến góp phần trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế bằng cách mở rộng vốn cổ phần của các nền kinh tế chủ nhà. Mặc dù, sự tích lũy vốn có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chỉ trong ngắn hạn như lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh lập luận. Nhưng tăng trưởng dài hạn có thể đạt được một sự gia tăng cố định bởi trình độ công nghệ, dẫn đến lý thuyết ngoại sinh này. Tuy nhiên, lý thuyết tăng trưởng nội sinh coi công nghệ là nội sinh và nhận xét vai trò của nguồn vốn đầu tư trong việc tạo ra các tiến bộ công nghệ và phát triển kiến thức. FDI được cho là kênh quan trọng nhất để truy cập vào công nghệ tiên tiến. Những cú sốc có thể tạo ra sự tiến bộ lâu dài trong mức độ của công nghệ dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng dài hạn (Colen và cộng sự, 2008). Trong một số bài nghiên cứu cho rằng FDI là yếu tố quan trọng hơn so với đầu tư trong nước và nguồn vốn khác để phát triển kinh tế. FDI được định nghĩa như là một gói toàn bộ gồm các nguồn lực như vốn vật chất, công nghệ hiện đại và kỹ thuật sản xuất, kiến thức quản lý và thị trường. Những tiện ích này có xu hướng lan tỏa tới các doanh nghiệp trong nước ở nước sở tại. Như vậy, vốn FDI sẽ đóng góp trực tiếp và mạnh hơn đầu tư trong nước trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nước chủ nhà. Điều này là do FDI có lợi thế về công nghệ, năng lực quản lý và bí quyết mà kết quả ở mức độ cao hơn về hiệu quả và năng suất (Colen và cộng sự, 2008). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1