Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1992 - 2010
lượt xem 12
download
Luận văn tập trung tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu rằng có tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại, giữa thu nhập và cán cân thương mại, giữa tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2010 hay không. Dựa trên kết quả kiểm định, bài nghiên cứu sẽ đưa ra có khuyến nghị, giải pháp nhằm cải thiện thâm hụt cán cân thương mại cũng như tiếp tục thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1992 - 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Trần Trung Kiên TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN FDI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1992 - 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Trần Trung Kiên TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN FDI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1992 - 2010 Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DIỆP GIA LUẬT TP.Hồ Chí Minh - 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1992 - 2010”, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Diệp Gia Luật là công trình nghiên cứu nghiêm túc và được đầu tư kỹ lưỡng của tôi. Các số liệu và nội dung trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy. Tác giả Trần Trung Kiên
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU Chương I: cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu .................................................... 1 1.1 Tổng quan về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) .......................... 1 1.1.1 Khái niệm và tính cấp thiết của việc thu hút dòng vốn FDI ................... 1 1.1.2 Phân loại dòng vốn FDI ........................................................................... 2 1.1.3 Vai trò của dòng vốn FDI vào đối với nước sở tại ................................... 4 1.2. Tổng quan về cán cân thương mại ............................................................... 7 1.2.1 Khái niệm về cán cân thương mại .......................................................... 7 1.2.2 Vai trò của thương mại quốc tế ............................................................... 7 1.2.3 Hệ quả của thâm hụt cán cân thương mại .............................................. 8 1.3 Mối quan hệ giữa dòng vốn FDI vào và cán cân thương mại ...................... 10 1.3.1 Dòng vốn FDI và xuất khẩu.................................................................... 12 1.3.2 Dòng vốn FDI và nhập khẩu................................................................... 14
- 1.4 Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại .......................................................... 15 1.5 Cán cân thương mại và thu nhập quốc dân................................................... 17 1.6 Kinh nghiệm của một số nước ........................................................................ 18 1.6.1 Một số điểm chung và kinh nghiệm của Trung Quốc ........................... 18 1.6.2 Kinh nghiệm của Singapore ................................................................... 20 1.6.3 Kinh nghiệm của Thái Lan ..................................................................... 21 1.7 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 21 Tóm tắt chương I .................................................................................................... 26 Chương II : Thực trạng thu hút dòng vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2010 và tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 1986-2010 ........................................................................................ 27 2.1 Thực trạng thu hút dòng vốn FDI giai đoạn 1991-2010 ................................ 27 2.1.1 Về chính sách khuyến khích đầu tư và tình hình thu hút FDI............... 27 2.1.2 Về cơ cấu vốn ĐTNN phân theo ngành nghề .......................................... 32 2.1.3 Về đối tác đầu tư ..................................................................................... 35 2.1.4 Phân theo vùng, lãnh thổ ........................................................................ 36 2.1.5 Về hiệu quả sử dụng vốn ......................................................................... 39 2.2 Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại và tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986-2010 ................................................................................ 40
- 2.2.1 Về chính sách ngoại thương và tình hình xuất nhập khẩu ..................... 41 2.2.2 Về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu ............ 44 2.2.3 Về thị trường xuất khẩu, nhập khẩu ....................................................... 49 2.2.4 Phân tích mức độ thâm hụt cán cân thương mại .................................... 52 Tóm tắt chương II ................................................................................................... 55 Chương III : Kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1992 - 2010 ........................ 57 3.1 Mô tả số liệu nghiên cứu ................................................................................ 57 3.2 Kiểm định sự tương quan giữa các biến ....................................................... 58 3.3 Kết quả kiểm định bằng phương pháp OLS và phương pháp SURE ......... 59 Tóm tắt chương III ................................................................................................. 65 Chương IV: Một số khuyến nghị, giải pháp nhằm thu hút dòng vốn FDI hiệu quả và cải thiện thâm hụt cán cân thương mại giai đoạn 2012 – 2020 ........................ 67 4.1 Những mục tiêu hướng tới trong giai đoạn 2012 – 2020 .............................. 67 4.2 Một số khuyến nghị về chính sách ................................................................ 68 4.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu ....................... 68 4.2.2 Quản lý và định hứơng đầu tư FDI ........................................................ 68 4.2.3 Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ............................. 70 4.2.4 Nâng cao năng lực xuất khẩu ................................................................. 71 4.2.5 Hạn chế nhập siêu thông qua quản lý tốt nhập khẩu ............................ 72
- 4.2.6 Tăng cường đối ngoại, ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.............................................................................................................. 73 4.2.7 Chính sách tỷ giá thích hợp, linh hoạt ................................................. 73 4.2.8 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ........................................... 73 Tóm tắt chương IV .................................................................................................. 74 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Các nứơc Đông Nam Á DW hệ số Durbin Watson ĐVT Đơn vị tính ĐTNN Đầu tư nước ngoài FIA Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Công thương GDP Tổng sản phẩm quốc nội GSO Tổng cục thống kê SURE Phương pháp hồi quy Seemingly Unrelated Regression Equations FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài FIA Cục đầu tư nước ngoài ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OLS Phương pháp hồi quy bình phương bé nhất OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế SI Các ngành công nghiệp phụ trợ TTCK Thị trường chứng khoán VCCI Phòng xúc tiến thương mại XNK Xuất nhập khẩu UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng kết quả mong đợi từ mô hình nghiên cứu Bảng 2.1: Hệ số ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 1991-2010 Bảng 2.2: So sánh các giai đoạn tăng trưởng của một số quốc gia Bảng 2.3: Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2006-2010 Bảng 2.4: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nuớc ASEAN trong năm 2009 với Việt Nam Bảng 3.1: bảng tóm tắt kết quả kiểm định bằng phương pháp hồi quy OLS từng phương trình trong mô hình nghiên cứu DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu Đồ 2.1: Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn 1991-2010 Biểu đồ 2.2: 20 quốc gia có tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất giai đoạn 1990-2010 Biểu đồ 2.3: Dòng vốn FDI vào việt Nam phân theo địa phương năm 2009 Biểu đồ 2.4: Thực trạng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt nam giai đoạn 1986-2010 Biểu đồ 2.5: 18 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2010 Biểu đồ 2.6: Các nhóm mặt hàng nhập khẩu từ 1 tỷ USD trở lên Biểu đồ 2.7: Cán cân thương mại của Việt Nam theo các khu vực kinh tế Biểu đồ 2.8: Mức thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thương mại (1991-2009) Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dòng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản phân theo từng lĩnh vực từ 1988 – 2008
- PHẦN MỞ ĐẦU 1.Trình bày vấn đề nghiên cứu Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đều xem nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là “ trụ cột của sự phát triển kinh tế” (joze Mincinger,2008). Nhiều đề tài nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của FDI về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, chẳng hạn: chính sách thu hút FDI đúng đắn đã góp phần vào sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế Trung Quốc, đưa quốc gia này thành một trong những quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới; FDI cũng là một nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển của các thị trường mới nổi những năm 1990… Tuy nhiên, tại một số quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, một thực trạng là khi mà dòng vốn FDI đổ vào liên tục tăng lên thì đồng thời tình trạng thâm hụt cán cân thương mại vẫn dai dẳng tồn tại qua nhiều năm. Cán cân thương mại phản ánh giá trị bằng tiền của hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Thâm hụt cán cân thương mại chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam hiện nay. Khi cán cân vãng lai thâm hụt dai dẳng gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế, liên quan đến việc chuyển giao tài sản ra bên ngoài và gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai. Như vậy, vấn đề đặt ra là: - Liệu rằng dòng vốn FDI có phải là nguyên nhân gây ra tình trạng thâm hụt cán cân thương mại dai dẳng ở Việt Nam giai đoạn 1992-2010? - Liệu rằng có tồn tại mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại, giữa dòng vốn FDI và giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1992-2010? Do đó, đề tài nghiên cứu này có ý định kiểm định mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại, giữa dòng vốn FDI và giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1992-2010.
- 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết Có khá nhiều bài nghiên cứu khoa học nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI vào đến cán cân thương mại của nước chủ nhà. Hầu hết các nghiên cứu đều nhận định rằng dòng vốn FDI làm gia tăng thương mại quốc tế, tác động đến cán cân thương mại của quốc gia nhận đầu tư. Peter Wilamoski & Sarah Tinkler (1999) xem xét tác động của dòng vốn đầu tư FDI từ Mỹ đến xuất khẩu, nhập khẩu của Mê-xi-cô đưa ra kết quả rằng sự gia tăng dòng vốn FDI dẫn đến sự gia tăng của xuất khẩu lẫn nhập khẩu ở cả 2 quốc gia. Baliamoune – Lutz (2004) kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Ma-rốc giai đoạn 1973-1999 bằng phương pháp kiểm định nhân quả Granger. Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa dòng vốn FDI và xuất khẩu của Ma-rốc giai đoạn này. Nghiên cứu của Santi Chaisrisawatsuk & Wisit Chaisrisawatsuk (2007) cho thấy sự sụt giảm trong tỷ lệ gia tăng dòng vốn FDI vào Châu Á giai đoạn năm 2000- 2005 có liên quan đến sự sụt giảm trong tỷ lệ gia tăng xuất nhập khẩu ở Châu Á giai đoạn này. Tương tự, Muhammad Amir Hossain (2008) đã kết luận dòng vốn FDI vào tác động làm gia tăng cả xuất khẩu và nhập khẩu ở Bangladesh giai đoạn 1998-2007 và qua đó sẽ tác động làm tăng hoặc giảm cán cân thương mại tùy thuộc vào độ lớn tác động của dòng vốn FDI vào đến xuất khẩu, của dòng vốn FDI vào đến nhập khẩu. Nghiên cứu của ông cho biết ở Bangladesh giai đoạn này, nếu dòng vốn FDI vào tăng lên 10% thì xuất khẩu tăng 1,6%, nhập khẩu tăng 1,3%. Sử dụng phương pháp kiểm định Seemingly Unrelated Regression Equation (SURE), nghiên cứu của Wang & Wan (2008) cho thấy rằng, dòng vốn FDI có vai trò quan trọng trong sự tăng trửơng kinh tế và thặng dư thương mại lớn ở Trung Quốc trong giai đoạn 1979-2007. Sulaiman D Mohammad (2010) kiểm định mối quan hệ giữa FDI và cán cân thương mại của Pakistan giai đoạn 1997-2008 bằng phương pháp phân tích đồng
- liên kết Johansen. Theo kết quả nghiên cứu, dòng vốn FDI, chi tiêu hộ gia đình, tỷ giá và thu nhập nước ngoài là những nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Paskistan giai đoạn 1997-2008. Bằng phương pháp Least quare dummy variable (LSDV) và cở sở dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 1980 - 2007, Zenegnaw Abiy Hailu (2010) kiểm định những nhân tố tác động đến sự gia tăng xuất khẩu, nhập khẩu tại 16 quốc gia Châu Phi và kết quả cho thấy dòng vốn FDI vào là một trong những nhân tố đó. Do một số nét tương đồng của hai nền kinh tế Việt Nam và Trung quốc cũng như khả năng thu thập dữ liệu nghiên cứu, bài nghiên cứu này sử dụng mô hình nghiên cứu của Wang & Wan (2008) có hiệu chỉnh lại cho phù hợp với trường hợp nghiên cứu ở Việt Nam, nhằm kiểm định mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại, giữa dòng vốn FDI và giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1992-2010. Bên cạnh đó, việc phân tích mô hình nghiên cứu này, cũng góp phần giải thích mối quan hệ giữa thu nhập, tỷ giá thực đa phương với cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn này. Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh lại như sau : Ln (M/X)t= α0 + α1LnYwt + α2LnYt + α3LnEt + α4LnFt + εt (2a) Ln Xt = β0 + β1Ln Ywt + β3LnEt + β4LnFt + ζt (2b) Ln Mt = γ0 + γ2LnYt + γ3LnEt + γ4lnFt + ώt (2c) Trong đó: (M/X) là tỷ số giữa nhập khẩu so với xuất khẩu của Việt Nam tại thời điểm t Ywt là thu nhập toàn cầu tại thời điểm t Yt là thu nhập của Việt Nam tại thời điểm t Et là tỷ giá thực đa phương của Việt Nam tại thời điểm t Ft là tỷ số giữa dòng vốn FDI vào so với GDP của Việt Nam tại thời điểm t Xt là tỷ số giữa xuất khẩu so với GDP của Việt Nam tại thời điểm t Mt là tỷ số giữa nhập khẩu so với GDP của Việt Nam tại thời điểm t
- 3. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, kiểm định mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại, giữa thu nhập và cán cân thương mại, giữa tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2010 bằng phương pháp hồi quy Ordinary Least Square (OLS) và phương pháp hồi quy hệ phương trình Seemingly Unrelated Regression Equations (SURE). Trên cơ sở của mục tiêu thứ nhất, nghiên cứu sẽ trả lời câu hỏi liệu rằng có tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại, giữa thu nhập và cán cân thương mại, giữa tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2010 hay không. Dựa trên kết quả kiểm định, bài nghiên cứu sẽ đưa ra có khuyến nghị, giải pháp nhằm cải thiện thâm hụt cán cân thương mại cũng như tiếp tục thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại, giữa thu nhập và cán cân thương mại, giữa tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2010. Phạm vi nghiên cứu là kiểm định các mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại, giữa thu nhập và cán cân thương mại, giữa tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại được trình bày trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện cơ sở dữ liệu thứ cấp về dòng vốn FDI vào, giá trị xuất nhập khẩu cũng như tổng thu nhập quốc nội (GDP) và tỷ giá hối đoái thực đa phương của Việt Nam trong giai đoạn 1992 - 2010. Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu được lấy từ nguồn của Tổng cục thống kê và từ ADB (2010), Key indicators for Asia and the Pacific, 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, ngoài thực hiện các phương pháp thống kê mô tả số liệu cơ bản và nhận định vấn đề theo lối diễn dịch hoặc quy nạp, nghiên cứu sử dụng các phương pháp định lượng để kiểm định các mối quan hệ. Phương
- pháp hồi quy Ordinary Least Square (OLS) và phương pháp hồi quy hệ phương trình Seemingly Unrelated Regression Equations (SURE) được thực hiện bằng phần mềm Eviews 6. Các bước thủ tục kiểm định cần thiết khác như kiểm định phương sai thay đổi (kiểm định White), tương quan chuỗi (hệ số DW), hồi quy giả mạo ( so sánh hệ số R2 và hệ số DW, biểu đồ AC của phần dư),… cũng được sử dụng trong quá trình kiểm định mô hình. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt và các phụ lục liên quan, đề tài được trình bày thành 4 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. Mục tiêu của chương này là trình bày tóm tắt lý thuyết về FDI và cán cân thương mại. Tổng hợp vắn tắt các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại, giữa thu nhập và cán cân thương mại, giữa tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại nhằm xây dựng mô hình lý thuyết thích hợp cho việc kiểm định các mối quan hệ này ở Việt Nam. Ngoài ra, chương I cũng trình bày một số kết quả kiểm định có liên quan được thực hiện tại một số nước trên thế giới. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của một số quốc gia (Trung Quốc, Singapore, Thái Lan) về vấn đề nêu trên cũng được trình bày ở chương này. Chương II: Thực trạng thu hút dòng vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 1991-2010 và tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 1986 -2010. Bằng phương pháp thống kê mô tả số liệu, chương II nhằm mô tả thực trạng thu hút dòng vốn FDI giai đoạn 1991 - 2010 và tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 2010. Trong chương này, nghiên cứu cũng tập trung phân tích cơ cấu của dòng vốn FDI, cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu cùng các vấn đề liên quan như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đánh giá tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam nhằm có
- cái nhìn cụ thể hơn về tình hình thu hút vốn FDI và thực trạng cán cân thương mại, thực tế xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn này. Chương III:Kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định các mối quan hệ giữa dòng vốn FDI với cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2010. Dựa vào mô hình nghiên cứu được xây dựng ở chương I, quá trình thực hiện kiểm định, phân tích kết quả kiểm định sẽ được trình bày ở chương này. Đây cũng là cở sở chính để đưa ra các khuyến nghị, giải pháp thích hợp ở Chương IV. Chương IV: Một số khuyến nghị, giải pháp nhằm thu hút dòng vốn FDI hiệu quả và cải thiện thâm hụt cán cân thương mại giai đoạn 2012 -2020. Dựa vào thực trạng thu hút vốn FDI, giá trị xuất nhập khẩu và tình hình cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1992 – 2010 được trình bày ở chương II và các kết quả kiểm định được báo cáo ở chương III, tác giả đưa ra các khuyến nghị, giải pháp về chính sách nhằm thu hút hiệu quả dòng vốn FDI cũng như cải thiện thâm hụt cán cân thương mại, nâng cao năng lực xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2020. 7. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu mô tả khái quát thực trạng thu hút dòng vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 1991 -2010 và tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010. Đề tài nghiên cứu cung cấp một bằng chứng về về mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại, giữa thu nhập và cán cân thương mại, giữa tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1992 - 2010. Đề tài nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị, giải pháp từ phía chính phủ nhằm thu hút hiệu quả dòng vốn FDI cũng như cải thiện thâm hụt cán cân thương mại, nâng cao năng lực xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2020.
- -1- Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.1.1 Khái niệm và tính cấp thiết của việc thu hút dòng vốn FDI Sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư quốc tế được giải thích dựa trên cơ sở muốn tối đa hoá lợi nhuận của các công ty đa quốc gia và nguyên tắc lợi thế so sánh của các yếu tố ( vốn, thị trường, lao động,…) giữa các quốc gia. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tình trạng thiếu vốn đầu tư và tư liệu sản xuất đang là một thực tế đáng quan tâm. Bên cạnh huy động các nguồn vốn trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài là một biện pháp quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn nói trên. Có nhiều cách để phân loại dòng vốn đầu tư nước ngoài, phân loại theo tài khoản tài chính thì dòng vốn đầu tư nước ngoài gồm có: dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI) và các hình thức đầu tư khác. Đầu tư gián tiếp (FPI: Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời, là dòng vốn có tính chất không ổn định và dễ đảo chiều một khi nước nhận đầu tư gặp những cú sốc tài chính, điều này nếu xảy ra sẽ càng làm trầm trọng hơn tình hình của nền kinh tế. Vì vậy, muốn hấp thụ tốt dòng vốn FPI này, các quốc gia nhận đầu tư phải phát triển chiều sâu tài chính quốc gia, gia tăng dự trữ ngoại hối nhằm đối phó với trường hợp dòng vốn FPI đảo chiều. Đây là một thách thức không nhỏ với những nền kinh tế còn non trẻ của các nước đang phát triển. Các hình thức đầu tư khác mà nổi bật là hình thức ODA - hỗ trợ phát triển chính thức dù gì cũng là một hình thức đi vay. Ngược lại, dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI: Foreign direct Investment) là dòng vốn đầu tư dài hạn và có tính chất ổn định hơn. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra
- -2- khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác… Nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản đầu tư được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" [28]. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996), đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là “việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành đầu tư theo quy định của luật này”[14]. Như vậy, nguồn vốn FDI thực chất là nguồn vốn của nước này đầu tư trực tiếp vào nước khác để tận dụng các lợi thế của nước sở tại (nguồn lao động giá rẻ, nguyên vật liệu, thị trường…) nhằm mục đích đem lại lợi nhuận cho cả hai bên. 1.1.2 Phân loại dòng vốn FDI Với nhiều tiêu chí khác nhau, dòng vốn FDI có thể phân loại theo nhiều cách, dòng vốn FDI phân loại theo động cơ của nhà đầu tư khi họ đầu tư vào nước tiếp nhận thì có thể chia thành: Vốn tìm kiếm tài nguyên Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng tốt. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. Vốn tìm kiếm hiệu quả Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
- -3- Vốn tìm kiếm thị trường Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. Phân loại theo bản chất đầu tư, Theo nghiên cứu của Volker Nocke & Stephen Yeaple (2008), dòng vốn FDI có 2 hình thức: Đầu tư mới (Greenfield FDI) và Mua lại và sáp nhập (cross border acquisition). Theo hai nhà nghiên cứu, xét về mặt hệ thống thì Greenfield FDI đuợc xem là hiệu quả hơn so với đầu tư theo hình thức cross border acquisition. Đầu tư mới (Greenfield FDI) Đầu tư mới là hình thức các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường nước sở tại bằng cách xây dựng 1 công ty (chi nhánh) mới tại nước sở tại, trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. Đầu tư theo dạng này đóng vai trò quan trọng trong trường hợp dòng vốn FDI chảy từ một nước có chi phí sản xuất cao sang nước có chi phí sản xuất thấp. Mua lại và sáp nhập (cross border acquisition) Mua lại và sáp nhập là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường nước sở tại bằng cách mua lại hoặc sát nhập các công ty đang tồn tại trên thị trường nước nhận đầu tư, trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. Dạng đầu tư này thích hợp khi khác biệt về chi phí sản xuất của 2 nước không nhiều. Ngoài ra, dòng vốn FDI cũng có thể phân theo những tiêu chí khác: phân chia thành Horizontal FDI và Vertical FDI, phân theo tính chất dòng vốn, theo loại hình kinh doanh, …
- -4- 1.1.3 Vai trò của dòng vốn FDI vào đối với nước sở tại Vai trò của vốn, đặc biệt là vốn FDI được nhắc đến khá sớm từ các lý thuyết cổ điển đến hiện đại. Theo quan điểm của Keynes, đầu tư là nhân tố quan trọng trong việc giải quyết việc làm, vì vậy nhà nước phải tạo điều kiện hình thành các chương trình đầu tư quy mô lớn để sử dụng lao động thất nghiệp và tư bản nhàn rỗi. Đây chính là sự ra đời của việc thu hút đầu tư để phát triển kinh tế. P.A.Sammuelson và R.Nurkse đều cho rằng các nước đang phát triển phải có “cú huých bên ngoài” để phá vỡ “cái vòng lẩn quẩn” của sự nghèo đói, lạc hậu. Và “cú huých bên ngoài” đó chính là đầu tư nước ngoài [12, tr.14].Trong tác phẩm Những vấn đề hình thành vốn ở các nước chậm phát triển, R.Nurkse đã trình bày một cách có hệ thống về việc giải quyết vấn đề vốn cho công nghiệp hóa ở các nước lạc hậu. Theo ông, tình trạng thiếu vốn chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những vấn đề nói trên. Vì vậy, ông cho rằng mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài là cách thiết thực nhất để các nước chậm phát triển có thể vươn tới những thị trường mới, tiếp thu kỹ thuật hiện đại và những phương thức quản lý tiên tiến, từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các nghiên cứu gần đây và kinh nghiệm thực tế tại một số quốc gia hầu như cũng khuyến khích các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang và chậm phát triển, nên tăng cường thu hút đầu tư nước nước ngoài, đặc biệt là dòng vốn FDI. Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (World bank), vốn FDI là một nguồn tài chính lớn và quan trọng giúp các nước đang phát triển thu hẹp khoảng cách về trình độ kỹ thuật với các quốc gia phát triển, nâng cao trình độ quản lý và phát triển thị trường xuất khẩu. Balasubramanyam et al. (1996) nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI đến tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1970-1985 của 46 quốc gia cho thấy rằng dòng vốn FDI có vai trò quan trọng ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng của các quốc gia áp dụng chính sách hướng đến xuất khẩu. Xét về tổng thể, Trung Quốc là một minh chứng rõ nhất cho việc phát triển thành công nhờ áp dụng các chính sách thu hút FDI hợp lý. Nghiên cứu của Wang
- -5- & Wan (2008) cho thấy rằng, dòng vốn FDI có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế và thặng dư thương mại lớn ở Trung Quốc trong giai đoạn 1979- 2007. Từ những năm 1970, dòng vốn FDI vào Trung Quốc gần như bằng không, xuất khẩu năm 1978 đạt khoảng 9,954.8 triệu USD, nhập khẩu ở mức 11,130.9 triệu USD. Nhờ những chính sách thu hút FDI hợp lý, dòng vốn FDI không ngừng tăng lên. Năm 2007, lượng vốn FDI đổ vào Trung Quốc vào khoảng 80 tỷ USD, xuất khẩu đạt 889,600 triệu USD, nhập khẩu đạt 700,528 triệu USD. Joze Mincinger (2008) xem FDI như “cột trụ của sự tăng trưởng”[18, tr.1] tại các quốc gia thành viên mới của liên minh Châu Âu EU (NMS). Từ những năm 1990, do khả năng có thể trở thành viên của EU nên lượng FDI đổ vào các quốc gia NMS gia tăng nhanh chóng. Từ năm 1995-2006, lượng FDI trung bình đổ vào NMS khoảng 20 tỷ € mỗi năm, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của các quốc gia NMS. Tương tự, Zenegnaw Abiy Hailu (2010) cũng coi FDI là 1 “công cụ chiến lược” [29] trong việc thúc đẩy tăng trưởng tại các quốc gia Châu Phi giai đoạn 1980-2007. Trong bài nghiên cứu “Những tác động tích cực và tiêu cực của FDI” [18], Joze Mincinger (2008) phân tích khá đầy đủ về vai trò của dòng vốn FDI đối với quốc gia sở tại, cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Theo ông, dòng vốn FDI vào đuợc xem là “cột trụ của sự tăng trưởng” đối với nước tiếp nhận bởi những lợi ích mà nó mang lại cho các quốc gia này. Có rất nhiều tác động tích cực do dòng vốn FDI mang lại cho nước tiếp nhận: - Tác động tích cực của FDI trước tiên là bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Dòng vốn FDI vào là dòng ngoại tệ vào làm tăng tài khoản vốn giúp nâng cao khả năng thanh khoản của tài khoản quốc gia. - FDI mang lại trình độ kỹ thuật hiện đại và cách quản lý mới. - FDI giúp nâng cao năng lực sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của quốc gia sở tại. - FDI làm gia tăng thương mại quốc tế và giúp các quốc gia tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1456 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 822 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 396 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 339 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 182 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn