intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Vương Trí Hướng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu kiểm tra tác động dài hạn và ngắn hạn của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1986-2011, nghiên cứu này xem Tổng sản phẩm quốc dân (GNP ) như một hàm của chi phí giáo dục hàng năm (đại diện cho nguồn nhân lực), vốn, lao động và nợ nước ngoài như phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Vương Trí Hướng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------  ---------- VƯƠNG TRÍ HƯỚNG TÁC ĐỘNG C NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN T NG TRƯ NG INH TẾ VIỆT NAM LUẬN V N THẠC SĨ INH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------  ---------- VƯƠNG TRÍ HƯỚNG TÁC ĐỘNG C NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN T NG TRƯ NG INH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN V N THẠC SĨ INH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI C M ĐO N Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. TP.HCM, tháng 10 năm 2013 Tác giả luận văn Vương Trí Hướng
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng biểu Danh mục đồ thị Tóm tắt................................................................................................................... 1 1. Giới thiệu ........................................................................................................... 3 2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây ........................................................ 8 2.1.Một số nghiên cứu trên thế giới................................................................... 8 2.1.1 Nhóm tác động tích cực ........................................................................ 9 2.1.2 Nhóm tác động tiêu cực ...................................................................... 11 2.1.2 Nhóm tác động phi tuyến ................................................................... 12 2.2.Một số nghiên cứu ở Việt Nam. ................................................................ 14 3.Mô hình và phương pháp nghiên cứu............................................................ 20 3.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 20 3.2. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 22 3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 24 3.3.1. Kiểm tra nghiệm đơn vị và độ trễ tối ưu .............................................. 24 3.3.2. Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn.................................................. 25 3.3.3. Kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn ............................................... 26 4. Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 28 4.1.Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị và độ trễ tối ưu .................................... 28 4.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................. 28
  5. 4.1.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu ........................................................................ 42 4.2. Kết quả kiểm định đồng liên kết ............................................................... 43 .3. ết uả kiểm định ngắn hạn...................................................................... 47 5. Kết luận ........................................................................................................... 53 6. Tài liệu tham khảo 7. Phụ lục 7.1.Bảng kết quả độ trễ tối ưu 7.2.Bảng kết quả Trace statistic và Max-Eigen statistic 7.3.Bảng kết quả kiểm định trong dài hạn 7.4.Bảng kết quả kiểm định trong ngắn hạn 7.5.Bảng kết quả phân rã phương sai 7.6.Dữ liệu các biến trong mô hình
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tốc độ tăng của nợ nước ngoài ở một số nước Đông Nam Á ................ 4 Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây.................................... 17 Bảng 3.1: ý hiệu các biến trong mô hình. ........................................................... 23 Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của các biến ở chuỗi gốc ................ 31 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả kiểm định nghiệm đợn vị ở chuỗi gốc ..................... 36 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị sau khi lấy sai phân của các biến ... 37 Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả kiểm định nghiệm đơn vị sau khi lấy sai phân ........ 42 Bảng 4.5: ết uả độ trễ tối ưu ............................................................................. 42 Bảng 4.6: Kiểm định đồng liên kết (Thống kê Trace)........................................... 43 Bảng 4.7: Kiểm định đồng liên kết (Thống kê Max-Eigen).................................. 44 Bảng 4.8: Phương trình cân bằng dài hạn ............................................................. 45 Bảng 4.9: Động lực trong ngắn hạn....................................................................... 48 Bảng 4.10: Dự báo phân rã phương sai ................................................................... 51 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định nhân uả Granger ................................................... 52
  7. DANH MỤC Đ TH Hình . : Nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2011...................... 5 Hình . : Đồ thị nghiệm đơn vị ............................................................................ 29 Hình . : Hàm phản ứng đẩy ................................................................................ 50
  8. 1 Tóm tắt Nghiên cứu kiểm tra tác động dài hạn và ngắn hạn của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1986-2011, nghiên cứu này xem Tổng sản phẩm quốc dân (GNP ) như một hàm của chi phí giáo dục hàng năm (đại diện cho nguồn nhân lực), vốn, lao động và nợ nước ngoài như phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Phương trình cân bằng dài hạn được thiết lập bằng cách áp dụng kiểm định đồng liên kết Johansen trong khi kết quả ngắn hạn thu được thông ua Vector hiệu chỉnh sai số. Nghiên cứu cũng đo lường hệ số hiệu chỉnh sai số để nắm bắt tốc độ điều chỉnh trong ngắn hạn. Kết quả thực nghiệm cho thấy nợ nước ngoài tạo nên một tác động tiêu cực rất nhỏ đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn với hệ số 0.03 nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên trong dài hạn lại cho thấy một hệ số tác động tích cực khoảng 0.17 với mức ý nghĩa 1 phần trăm , điều này chỉ ra rằng trong trường hợp của Việt Nam nợ nước ngoài đang đóng một vai trò khá quan trọng và khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Nợ nước ngoài bên cạnh vốn đang là hai nhân tố đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng kinh tế.Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy rõ điều này, vốn có ảnh hưởng rất đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, cao nhất trong các biến với hệ số 0.84 trong dài hạn,tức 1 phần trăm tăng vốn dẫn đến tăng GNP 0.84 phần trăm, ở ý nghĩa ở mức 1 phần trăm , trong ngắn hạn tác động này cũng khá lớn 11 phần trăm ,tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê.Nguồn nhân lực có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực tuy khá nhỏ 0.006 trong dài hạn nhưng cả hai chỉ số này đều không có ý nghĩa thống kê. Chỉ số này thể hiện một lực lượng lao động trình độ học vấn và năng suất cao có thể dẫn đến tăng tốc độ uá trình tăng trưởng trong ngắn hạn. Lực lượng lao động cho thấy tác động tích cực trong ngắn hạn nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực lớn đến tăng trưởng kinh tế trong dài
  9. 2 hạn điều này chỉ ra rằng lao động không có tay nghề có năng suất thấp và không có khả năng làm tăng mức sản lượng trong nước. Một thông số điều chỉnh đáng kể thu được từ phương trình đồng liên kết khẳng định mối quan hệ lâu dài. Hệ số hiệu chỉnh sai số là 1.43 cho rằng 143 phần trăm của bất kỳ độ lệch khỏi cân bằng dài hạn sẽ được điều chỉnh trong một năm.
  10. 3 1. Giới thiệu Hiện nay, việc vay nợ nước ngoài đang là một hiện tượng phổ biến ở đa số các nước đang phát triển và nó đã trở thành một đặc trưng phổ biến về mặt tài chính của hầu hết các nền kinh tế. Một đất nước với tỷ lệ tiết kiệm thấp cần phải vay thêm để tài trợ cho tỷ lệ nhất định của tăng trưởng kinh tế. Do vậy nợ nước ngoài đã duy trì tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong khi nguồn lực trong nước không thể làm được. Theo Ngân hàng thế giới (World bank) thì tổng nợ nước ngoài có thể được định nghĩa như là khoản nợ người không cư trú hoàn trả bằng ngoại tệ, hàng hóa hay dịch vụ.Tổng số nợ nước ngoài bao gồm nợ nước ngoài của chính phủ, nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh, nợ của tư nhân dài hạn không được bảo lãnh, khoản tín dụng từ IMF và nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn bao gồm tất cả các khoản nợ có thời gian đáo hạn dưới một năm và lãi suất còn thiếu trên nợ dài hạn .Vào đầu những năm 1970 nợ nước ngoài của các nước đang phát triển chủ yếu là nhỏ, phần lớn các chủ nợ là chính phủ nước ngoài và các tổ chức tài chính uốc tế cung cấp vốn vay cho dự án phát triển (Todaro,1988). Vào thời điểm này thì thâm hụt tài khoản vãng lai là phổ biến và làm tăng tình trạng nợ nần của các nước đang phát triển, cho đến khi Mexico, mặc dù là một nước xuất khẩu dầu mỏ, đã tuyên bố vào tháng 8- 1992 rằng họ không thể trả các khoản nợ và kể từ đó, vấn đề nợ nước ngoài và việc trả nợ đã được thừa nhận tầm quan trọng và đã dẫn đến các cuộc tranh luận về khủng hoảng nợ (Were,2001). Con số nợ nước ngoài của Việt Nam có xu hướng tăng liên tục từ năm 2000 đến nay: vào thời điểm cuối năm 2000, tổng dư nợ nước ngoài uốc gia (bao gồm nợ nước ngoài Chính phủ và nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh) chỉ là khoảng 13 tỷ USD, đến thời điểm cuối năm 2009 là 33 tỷ USD, đến
  11. 4 năm 2010 con số này tăng lên là 9 tỷ USD, và năm 2011 là 57.8 tỷ USD. (Nguồn: ADB, Key Indicators for Asia and the Pacific 2013) Bảng 1.1: Tốc độ tăng của nợ nước ngoài ở một số nước Đông Nam Á Đông Nam Á 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Campuchia 0% -21% 16% 8% 9% 13% Indonesia -4% 9% 7% 14% 9% 9% Lào 20% 32% 13% 11% -1% 9% Malaysia 7% 13% 7% 3% 22% 11% Myanmar 2% 12% -2% 8% 1% 0% Philippines -2% 9% -2% -1% 14% 3% Thái Lan -1% -1% 11% 22% 32% -1% Việt Nam -2% 25% 14% 25% 49% 17% (Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2013, ADB ) So với các nước trong khu vực thì Việt Nam có tốc độ tăng của nợ nước ngoài luôn đứng nhất nhì trong những năm gần đây. Lý do có thể thấy được là do Việt Nam đang trong uá trình phát triển, việc đầu tư cho các dự án lớn mang tầm quốc gia cần huy động một nguồn vốn lớn và nhân lực trình độ
  12. 5 cao, trong khi đó nguồn lực trong nước không thể đáp ứng được. Vì vậy, nguồn lực mà Việt Nam hướng tới là vay nợ từ nước ngoài . Giá trị nợ nước ngoài của Việt Nam 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 - Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2013, ADB ) ĐVT: mUSD Hình 1.1 Nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2011 Trong giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế Việt Nam đặt ra chỉ số tăng trưởng kinh tế GDP là khoảng 6.5% -7% (Nghị quyết số 10/2011/QH13). Để có thể đạt được tốc độ tăng trưởng theo mục tiêu thì việc huy động nguồn lực xã hội như thế nào là một câu hỏi khó cần được giải quyết.Việt Nam sẽ tiếp tục vay nợ nước ngoài hay cố gắng huy động nguồn vốn trong nước? Huy động nguồn lực trong nước gặp một số khó khăn như ngân sách Nhà nước còn hạn chế, huy động từ dân cư khó khăn khi mà Nhà nước chưa tạo được niềm tin, tập uán của người Việt Nam, khó có thể huy động được nhiều vốn từ các doanh nghiệp trong tình cảnh kinh tế khó khăn.Cho nên nguồn vốn từ vay nợ nước ngoài là nguồn cần thiết cho các hoạt động đầu tư trong nước.
  13. 6 Tuy nhiên đã đến lúc cần xem xét lại ảnh hưởng của việc vay nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế là như thế nào. Nợ nước ngoài có thật sự là một đòn bẩy cho nền kinh tế hay không? Nếu câu trả lời là có thì dòng vốn này có tác động như thế nào, dài hạn hay ngắn hạn hay cả hai, hay nó đang tiềm ẩn những bất ổn mà có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường? Điều này luôn luôn là vấn đề đối với các nhà hoạch định chính sách và cũng như các học giả. hông có sự đồng thuận về vai trò của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng ,có cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Các chuyên gia có cùng uan điểm cho rằng nợ nước ngoài sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế vì nợ nước ngoài sẽ làm tăng dòng vốn vào và khi được sử dụng cho các khoản chi liên uan đến tăng trưởng có thể tăng tốc tốc độ tăng trưởng kinh tế.Nợ nước ngoài sẽ không chỉ cung cấp vốn cho phát triển công nghiệp mà còn cung cấp những kỹ năng uản lý, công nghệ, chuyên môn kỹ thuật cũng như tiếp cận thị trường nước ngoài để huy động nhân lực, vật lực của một quốc gia cho tăng trưởng kinh tế. Mặt khác khi nợ nước ngoài tích lũy vượt uá một giới hạn nhất định, nó sẽ giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng cách cản trở đầu tư. Một cách giải thích cho mối quan hệ tiêu cực này là cái gọi là lý thuyết về nhô nợ, trong đó nói rằng mức độ cao của nợ không khuyến khích đầu tư và ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng như tương lai thuế cao hơn được dự kiến để trả nợ. Bài nghiên cứu này nhằm giải quyết 2 vấn đề :  Thứ nhất, xem xét nợ nước ngoài có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu?  Thứ hai, ảnh hưởng này có tác động trong ngắn hạn hay dài hạn, hay cả trong ngắn hạn và dài hạn. Với những mục tiêu như trên bài nghiên cứu được chia ra làm 5 phần. Phần thứ nhất: Giới thiệu. Phần thứ hai: trình bày các lý thuyết hiện có về ảnh
  14. 7 hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Phần thứ ba: phương pháp nghiên cứu. Phần thứ tư: Các kết quả hồi quy của mô hình. Phần thứ năm: Kết luận.
  15. 8 2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây. 2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới. Nghiên cứu truyền thống về vấn đề nợ nước ngoài đã tập trung chủ yếu vào sự phát triển về độ lớn và xu hướng của các khoản nợ nước ngoài trong các nước có thu nhập thấp và sau đó bởi các nghiên cứu khác đã xem xét các chỉ số gánh nặng nợ và mức độ nghiêm trọng của vấn đề nợ (Ahmed, 2008). Nghiên cứu học thuật về nợ nước ngoài và tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế chỉ bùng nổ kể từ sau cuộc khủng hoảng nợ đã tác động đến nhiều nước đang phát triển vào đầu những năm 1980 và gần đây nhất là khủng hoảng nợ công ở Châu Âu năm 2010. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành gần đây để đánh giá tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế nhưng kết quả là không rõ ràng. Có nhiều lý thuyết khác nhau về ảnh hưởng của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế.Oleksandr (2003),chia các tài liệu hiện có về chủ đề này thành ba nhóm.Một nhóm đầu tiên bao gồm các lý thuyết cho rằng vì các nước nghèo đang trong trạng thái phát triển nhanh.Bất kỳ việc bơm đầu tư nào dưới hình thức nợ nước ngoài có thể gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước này thông ua tích lũy vốn và tăng trưởng năng suất (Patillo và cộng sự, 2004).Do đó nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng lên đến ngưỡng nhất định.Nhóm thứ hai của lý thuyết,nhấn mạnh rằng tích lũy cao chứng khoán nợ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng.Một giải thích hàng đầu cho mối quan hệ tiêu cực này được gọi là giả thuyết nhô nợ của Krugman (1988) và Sach (1989), sau đó được ủng hộ bởi Cohen (1993). rguman (1988), định nghĩa nhô nợ như một tình trạng trong đó số tiền dự kiến chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý thuyết nhô nợ cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt uá khả năng trả nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư
  16. 9 trong nước và đầu tư nước ngoài,từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Tương tự như vậy, Borensztein (1990) xác định nhô nợ như một tình huống trong đó các uốc gia con nợ có lợi rất ít từ lợi nhuận với bất kỳ đầu tư bổ sung bởi vì các nghĩa vụ trả nợ.Nhóm thứ ba của lý thuyết kết hợp hai hiệu ứng và cho rằng tác động của nợ đối với tăng trưởng là phi tuyến. 2.1.1 Nhóm tác động tích cực : Trọng tâm của nghiên cứu của Abu Bakar và Hassan (2008) là phân tích tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Malaysia. Dữ liệu được sử dụng từ năm 1970 đến năm 2005. Bài viết này đã kiểm tra cấu trúc, độ lớn và thành phần nợ nước ngoài của Malaysia. Mô hình sử dụng các biến vốn vật chất ( ), lao động (L), nguồn nhân lực (H ) và nợ nước ngoài (EDY). Phân tích được thực hiện cả ở tổng hợp và phân chia cấp độ. Các kết quả thực nghiệm được dựa trên các ước tính VAR. ết quả ước lượng ở cấp độ tổng chỉ ra rằng tổng số nợ nước ngoài ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Một điểm phần trăm gia tăng trong tổng số nợ nước ngoài tạo ra 1,29 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Phân tích phản ứng xung cung cấp một sự tương tác ngắn hạn đáng kể giữa GDP và các biến độc lập. Trong khi đó, ước lượng phân rã phương sai cho thấy trong ngắn hạn những cú sốc nợ tạm thời đóng một vai trò nhỏ là động lực của tăng trưởng kinh tế ở Malaysia. Các cú sốc có thể giải thích đáng kể 2.2 điểm phần trăm biến động trong tăng trưởng sau một năm. Từ những kết quả này, rõ ràng là nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Malaysia. Nó cũng cho thấy rằng Malaysia không gặp vấn đề về nhô nợ, yếu tố tạo ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Quản lý nợ thận trọng vẫn là một lực đẩy không thể tách rời của chính sách tài chính tại Malaysia. Clements và cộng sự (2003), kiểm tra các kênh mà ua đó nợ nước ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong 55 LICs trong thời gian 1970-1999. Kết
  17. 10 quả cho thấy rằng việc giảm đáng kể trong nợ nước ngoài của các nước nghèo mắc nợ cao (HIPCs) sẽ làm tăng trực tiếp tăng trưởng thu nhập bình uân đầu người khoảng 1 điểm phần trăm mỗi năm. Giảm trong nghĩa vụ nợ nước ngoài cũng có thể cung cấp một sự gia tăng gián tiếp tới tăng trưởng thông ua tác động của chúng tới đầu tư. Nếu giảm một nửa số nghĩa vụ nợ đã được chuyển cho các mục đích như vậy mà không làm tăng thâm hụt ngân sách thì tăng trưởng kinh tế có thể tăng tốc độ trong một số nước HIPCs thêm 0.5 điểm phần trăm mỗi năm .Bài nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng mức độ cao của các khoản nợ có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập thấp. Nợ dường như ảnh hưởng đến sự tăng trưởng thông ua tác động của nó về hiệu quả sử dụng tài nguyên, chứ không phải thông ua tác động làm giảm của đầu tư tư nhân. Như được chỉ ra bởi các giả thuyết nhô nợ, nợ có ảnh hưởng bất lợi lên tăng trưởng chỉ sau khi nó đạt đến một mức ngưỡng nào đó. Mức ngưỡng này được ước tính vào khoảng 50 phần trăm GDP cho giá trị của nợ nước ngoài, và là khoảng 20-25 phần trăm của GDP cho giá trị hiện tại ròng ước tính của nó. Các kết quả với các chỉ số nợ nước ngoài như là một tỷ lệ với xuất khẩu thì yếu hơn, nhưng chỉ ra một mức ngưỡng cho giá trị nợ hiện tại ròng khoảng 100-105 phần trăm xuất khẩu. Kết quả này ngụ ý rằng giảm đáng kể nợ nước ngoài dự kiến cho các nước HIPCs khi họ đạt điểm hoàn thành vào năm 2005 sẽ trực tiếp thêm 0.8- 1.1 phần trăm đến tốc độ tăng trưởng GDP bình uân của họ. Nợ nước ngoài cũng có tác động gián tiếp tăng trưởng thông ua ảnh hưởng của nó trên đầu tư công. Trong khi nợ công không làm giảm đầu tư công, nhưng nghĩa vụ nợ thì có. Mối quan hệ này là phi tuyến, với hiệu ứng lấn át đang làm tăng tỷ lệ nợ trên GDP lên. Trung bình cứ 1 điểm phần trăm gia tăng trong nghĩa vụ nợ trên GDP thì sẽ làm giảm đầu tư công khoảng 0.2 điểm phần trăm. Điều này có nghĩa rằng việc giảm nghĩa vụ nợ khoảng 6 điểm phần trăm trên GDP sẽ tăng đầu tư của 0.75-1 điểm phần trăm trên GDP và sẽ nâng cao tốc độ tăng trưởng khoảng 0.2 điểm phần trăm .
  18. 11 2.1.2 Nhóm tác động tiêu cực: Cholifihani (2008), đã phân tích mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa nợ nước ngoài và thu nhập ở Indonesia trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2005 bằng phương pháp VAR. ết quả cho thấy tổng sản phẩm trong nước, dịch vụ nợ, vốn, lực lượng lao động và nguồn nhân lực có một mối quan hệ cân bằng trong dài hạn. Nợ nước ngoài cho thấy một tác động tiêu cực với GDP trong dài hạn. Điều này có thể được giải thích là do giả thuyết về nhô nợ. Độ đàn hồi của thu nhập và thanh toán nợ nước ngoài là 0.13. Nó có nghĩa là khi 1% tăng trong dịch vụ nợ, GDP sẽ giảm 0.13 phần trăm. Trong số các biến giải thích, lao động có sự đóng góp cao nhất đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, 1% tăng trong vốn, GDP sẽ tăng gần 0.47%. Nghiên cứu thấy rằng ở Indonesia nguồn nhân lực góp phần ảnh hưởng khá nhỏ trên GDP. 1% tăng của nguồn nhân lực, GDP sẽ tăng 0.08%. Trong ngắn hạn, kết quả cho thấy rằng nợ nước ngoài có một tác động không có ý nghĩa tích cực lên thu nhập. Biến vốn, lao động và nguồn nhân lực đã có dấu phù hợp như đã được dự kiến. Tuy nhiên, chỉ có biến vốn có ý nghĩa thống kê. Việc tăng 1% trong vốn dẫn đến gia tăng trong GDP 0.31%. Các kết quả ngắn hạn đã khẳng định tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư để tạo ra sản lượng quốc gia. Boopen và cộng sự (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và hiệu quả kinh tế cho nhà nước của Mauritius trong giai đoạn 1960-200 . Các biến được sử dụng trong mô hình là: PRISTOC và PUBSTOC là vốn tư nhân và công cộng tương ứng của quốc gia và đã được tính toán bằng cách sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên (PIM) theo khuyến cáo của OECD (2001a), XMGDP là tổng xuất khẩu và nhập khẩu chia cho GDP, là thước đo của sự độ mở, và SER là tỷ lệ nhập học trung học và đại diện cho chất lượng nguồn nhân lực và PDGDP là tỷ lệ nợ nước ngoài. Hai chỉ số khác, cụ thể là giá trị hiện tại ròng (NPV) của các chứng khoán nợ nước
  19. 12 ngoài trên GDP (NPVEXGDP) và dịch vụ nợ như một phần thu nhập thường xuyên (DEBTSER ), cũng được sử dụng để củng cố các kết quả. Vốn cổ phần của đất nước đã được tách ra thành hai thành phần của nó cụ thể là tư nhân và vốn cổ phần công cộng để phân tích và hiểu biết sâu sắc hơn về tác động của nợ trên từng loại nguồn vốn. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) được sử dụng để giải thích các biến động ngắn hạn và dài hạn của mức sản lượng của đất nước. Kết quả từ phân tích cho thấy nợ nước ngoài có ảnh hưởng tiêu cực đến mức sản lượng của nền kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra cũng có những bằng chứng cho thấy nợ nước ngoài có tác động tiêu cực trên cả hai vốn cổ phần tư nhân và công cộng của quốc gia do đó xác nhận giả thuyết nhô nợ và giả thuyết lấn át đầu tư. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số xác nhận sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài ổn định, hơn nữa xác định rằng một độ lệch từ cân bằng dài hạn sau một cú sốc ngắn hạn được điều chỉnh bằng khoảng 50 phần trăm sau mỗi năm .Các kết quả trên làm nổi bật các hiệu ứng bất lợi của nợ nước ngoài lên hoạt động kinh tế. 2.1.3 Nhóm tác động phi tuyến : WA Adosla (2009) xem xét hiệu quả của việc thanh toán nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở Nigeria. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thanh toán tới các chủ nợ nước ngoài khác nhau như là biến giải thích cho hai biến cần kiểm định đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và biến tổng vốn cố định theo giá thị trường hiện tại (GFCF) trong thời gian 2 năm từ năm 1981 đến năm 200 . Bằng cách sử dụng phương pháp hồi uy bình phương nhỏ nhất (OLS) tác giả đã phát hiện ra rằng các biến giải thích này có ảnh hưởng đáng kể tới GDP và GFCF, trong đó thanh toán nợ tới câu lạc bộ chủ nợ Paris và chủ nợ nắm giữ lệnh phiếu có tác động tích cực tới hai biến GDP và GFCF, còn việc thanh toán tới câu lạc bộ chủ nợ London và những tổ chức tín dụng khác có ảnh hưởng tiêu cực tới GDP và GFCF. Một hạn chế của nghiên cứu
  20. 13 này là về mặt phương pháp. Do phương pháp OLS không hạn chế được các khiếm khuyết có thể có của mô hình như đa cộng tuyến, tự tương uan hay phương sai thay đổi, so với các lý thuyết phương pháp thống kê toán hiện tại. Do đó điều này gợi ý rằng việc sử dụng các kỹ thuật ước lượng mạnh hơn được sử dụng trong tương lai để tìm kiếm sự hình thành của những uan hệ nhân uả hai chiều và mối quan hệ tác động giữa các biến. Tương tự như vậy Hasan và Butt (2008) khám phá mối liên hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan trong giai đoạn 1975-2005 sử dụng phương pháp Autoregressive Regressive Distributed Lag (ARDL) để kiểm tra tính đồng liên kết. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, thương mại, nợ nước ngoài, lực lượng lao động và giáo dục đã được kiểm định trong dài hạn và ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lực lượng lao động và thương mại có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế trong khi nợ nước ngoài không có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn hay cả trong ngắn hạn. Điều này chỉ ra rằng nợ nước ngoài đã không được sử dụng hiệu quả và có năng suất ở Pakistan. Patenio và Tan-Curz (2007), tập trung vào mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nợ nước ngoài của Philippines và xem xét các biến giải thích khác như chứng khoán vốn, lao động, nguồn nhân lực, trong đó sử dụng dữ liệu uý cho giai đoạn 1981-2005. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VAR (p) với p=4. Kết quả của mô hình VAR (4) cho thấy tăng trưởng kinh tế không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch vụ nợ nước ngoài. Thay vào đó, tác giả thấy rằng vốn cổ phần có một mối quan hệ mạnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong lý thuyết nhô nợ, tác giả đã đề cập rằng trả nợ sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế bởi vì các nhà đầu tư sẽ không được khuyến khích đầu tư. Biến vốn trong nghiên cứu này đại diện cho các khoản đầu tư và vì nó đã được chứng minh rằng vốn có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng, nợ nước ngoài cao được cho là có ảnh hưởng đáng báo động. Tuy nhiên, dịch vụ nợ nước ngoài không cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0