Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quản trị công ty đến quyết định chi trả cổ tức của các công ty niêm yết
lượt xem 3
download
Để có thể nghiên cứu trên diện rộng, các mẫu có thể đại diện cho tổng thể một cách chính xác nhất, tác giả đã tiến hành thu thập số liệu qua 3 năm gần đây nhất với số lượng mẫu gồm 100 công ty niêm yết trên sàn HNX và HSX. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm – là phương pháp chỉ mới phổ biến ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quản trị công ty đến quyết định chi trả cổ tức của các công ty niêm yết
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- NGUYỄN QUANG HUY TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- NGUYỄN QUANG HUY TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Chuyên ngành: T i hính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ KHOA NGUYÊN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Khoa Nguyên. Mọi số liệu và trích dẫn của tác giả khác đều được ghi chú nguồn gốc cẩn thận. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP.HCM, ngày 30 tháng 04 năm 2014
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời am đoan Mụ lụ Danh mụ á bảng biểu Danh mụ á biểu đồ Danh mụ từ viết tắt T m tắt CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 1.1. Lý do họn đề t i ................................................................................................ 1 1.2. Mụ tiêu nghiên ứu........................................................................................... 1 1.3. Phạm vi nghiên ứu ........................................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên ứu .................................................................................. 2 1.5. Điểm mới ủa đề t i ........................................................................................... 3 1.6. Cấu trú ủa luận văn ....................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...................... 4 2.1. Cá lý thuyết giải thí h tại sao ông ty phải hi trả ổ tứ ........................... 4 2.1.1. Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao ...................................................... 4 2.1.2. Lý thuyết tín hiệu .......................................................................................... 4 2.1.3. Lý thuyết đại diện ......................................................................................... 4 2.1.4. Lý thuyết MM về chính sách cổ tức ............................................................. 5 2.2. Nghiên ứu thự nghiệm về tá động ủa quản trị ông ty lên hính sá h ổ tứ .................................................................................................................. 5 2.3. Tóm lược các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây .......................... 8
- CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 11 3.1. Cơ sở lựa họn mô hình nghiên ứu ............................................................... 11 3.2. Dữ liệu nghiên ứu ........................................................................................... 11 3.3. Mô tả các biến nghiên ứu và các kỳ vọng nghiên cứu ................................ 12 3.3.1. Biến phụ thuộc đại diện cho quyết định chi trả cổ tức .............................. 12 3.3.2. Các biến độc lập và các kỳ vọng nghiên cứu ............................................. 13 3.4. Mô hình nghiên ứu ........................................................................................ 19 3.5. Phương pháp nghiên ứu ................................................................................ 20 3.5.1. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................ 20 3.5.2. Phân tích tương quan ................................................................................. 20 3.5.3. Phân tích hồi quy ....................................................................................... 20 3.5.4. Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình.................................................. 23 3.5.5. Hồi qui Logistic .......................................................................................... 24 3.5.6. Hồi qui Probit .............................................................................................. 28 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 31 4.1 . Phân tí h thống kê mô tả ................................................................................ 31 4.2 . Phân tí h tương quan ...................................................................................... 34 4.3 . Kết quả hồi quy mô hình ................................................................................. 35 4.3.1. Kết quả hồi quy Pool Model ...................................................................... 35 4.3.2. Kết quả hồi quy dữ liệu bảng..................................................................... 38 4.4 . Kết quả phân tí h mô hình hồi quy mở rộng ................................................ 47 4.4.1. Kết quả hồi quy Pool Model ...................................................................... 48 4.4.2. Kết quả hồi quy dữ liệu bảng..................................................................... 51 4.5 . Kiểm định hồi quy ........................................................................................... 56 4.6 . Thảo luận á kết quả nghiên ứu ................................................................. 57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................... 59
- 5.1. T m tắt nghiên ứu ......................................................................................... 59 5.2. Giới hạn ủa đề t i v hướng nghiên ứu trong tương lai ........................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO Các tài liệu tiếng Việt Các tài liệu tiếng Anh Danh mục các website PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Danh sách mẫu quan sát trong nghiên cứu
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Bảng tóm tắt kết quả của các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến quyết định chi trả cổ tức Bảng 3.1 : Bảng tóm tắt dự kiến tương quan của các nhân tố tác động đến quyết định chi trả cổ tức Bảng 4.1 : Thống kê mô tả các biến Bảng 4.2 : Ma trận tương quan Bảng 4.3 : Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy Logit Bảng 4.4 : Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy Logit (trình bày theo chỉ tiêu Odds ratio) Bảng 4.5 : Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy Probit Bảng 4.6 : Tóm tắt kết quả phân tích mô hình Logit và Probit Bảng 4.7 : Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy FEM Bảng 4.8 : Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy REM Bảng 4.9 : Kết quả phân tích của mô hình Hausman Test Bảng 4.10 : Kết quả phân tích với mô hình REM (trình bày theo chỉ tiêu Odds ratio) Bảng 4.11 : Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy Probit Bảng 4.12 : Tóm tắt kết quả phân tích mô hình Logit và Probit Bảng 4.13 : Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy Logit Bảng 4.14 : Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy Logit (trình bày theo chỉ tiêu Odds ratio) Bảng 4.15 : Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy Probit Bảng 4.16 : Tóm tắt kết quả phân tích mô hình Logit và Probit Bảng 4.17 : Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy FEM Bảng 4.18 : Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy REM Bảng 4.19 : Kết quả phân tích của mô hình Hausman Test Bảng 4.20 : Kết quả phân tích với mô hình REM Bảng 4.21 : Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy Probit Bảng 4.22 : Tóm tắt kết quả phân tích mô hình Logit và Probit Bảng 4.23 : Kết quả kiểm định mô hình hồi quy
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 : Phân loại các Công ty theo tính chất sở hữu vốn
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HĐQT : Hội đồng quản trị CEO : Giám đốc điều hành TTCK : Thị trường chứng khoán HSX : Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
- TÓM TẮT Các đề tài về chính sách cổ tức đã được nghiên cứu khá nhiều trong lĩnh vực tài chính tuy nhiên để trả lời câu hỏi quản trị doanh nghiệp có tác động đến chính sách cổ tức hay không thì đó vẫn là điều bí ẩn. Nghiên cứu này là một nỗ lực nhằm giải thích tác động của quản trị công ty đến quyết định chi trả cổ tức thông qua việc phân tích hồi quy cho thời gian 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012, áp dụng phương pháp thống kê mô tả, ma trận tương quan, hồi quy Logit và Probit để phân tích mối quan hệ giữa các thuộc tính HĐQT và quyết định chi trả cổ tức tại Việt Nam. Các thuộc tính HĐQT được đo lường bởi 3 biến: Quy mô HĐQT (BSIZE), tính độc lập của HĐQT (BIND), và CEO kiêm nhiệm (CEOD) trong khi đó quyết định chi trả cổ tức được đo lường bởi một biến giả DIVID. Một mẫu nghiên cứu gồm 100 công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn HNX và HSX được chọn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy biến tính độc lập của HĐQT và tốc độ tăng trưởng doanh thu có mối tương quan dương và có tác động cùng chiều đến quyết định chi trả cổ tức với mức độ tin cậy 99%, biến đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm và có tác động ngược chiều đến quyết định chi trả cổ tức với mức độ tin cậy 90%. Các biến còn lại gồm: CEO kiêm nhiệm, quy mô HĐQT, quy mô công ty và tính không ổn định của lợi nhuận có tác động đến quyết định chi trả cổ tức nhưng không có ý nghĩa thống kê. Thông qua kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện hơn việc đánh giá tác động của các nhân tố đến quyết định chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- 1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU 1.1.Lý do họn đề t i: Chính sách cổ tức luôn là vấn đề gây tranh cãi cho các nhà nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực tài chính nhưng câu hỏi liệu rằng quyết định chi trả cổ tức có bị tác động bởi các yếu tố quản trị công ty hay không vẫn còn là một ẩn số chưa được giải quyết trong nhiều năm qua. Các chính sách cổ tức là một chủ đề nghiên cứu phổ biến của các nhà nghiên cứu tài chính trong hàng chục năm qua và nó đã giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng của công ty. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm phân tích tác động của quản trị công ty lên chính sách cổ tức như Mitton Todd (2004); Jayesh Kumar (2004); CHEN Litai & cộng sự (2011) gần đây nhất có nghiên cứu của Nirosha Wellalage & cộng sự (2012) và Elham Mansourinia & cộng sự (2013). Ở Việt Nam hiện nay hầu như các công ty chưa nhận thức đúng tầm quan trọng về mức độ ảnh hưởng của quản trị công ty đến quyết định chi trả cổ tức. Quyết định chi trả cổ tức của công ty còn mang tính tự phát, chưa có tính chiến lược dài hạn. Vì vậy cần phải có những công trình nghiên cứu để làm rõ mối quan hệ giữa quyết định chi trả cổ tức và quản trị công ty. Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tác động của quản trị công ty đến quyết định chi trả cổ tức của các công ty niêm yết” với mong muốn được bổ sung thêm những hiểu biết và ứng dụng trong việc đưa ra các chính sách cổ tức đối với các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. 1.2. Mụ tiêu nghiên ứu: - Kiểm tra sự tác động của các yếu tố thuộc tính HĐQT bao gồm quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, và CEO kiêm nhiệm cũng như các yếu tố quy mô tổng tài sản, đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tính không ổn định của lợi nhuận có tác động đến quyết định chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn năm 2010-2012.
- 2 - So sánh với nghiên cứu tác động của quản trị công ty lên quyết định chi trả cổ tức của các nước trên thế giới từ đó đưa ra chính sách chi trả cổ tức phù hợp với các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Có hay không mối quan hệ giữa quyết định chi trả cổ tức với các yếu tố thuộc tính HĐQT từ những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới? 2. Các yếu tố thuộc tính HĐQT có tác động lên quyết định chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010- 2012 hay không? Ngoài các yếu tố thuộc tính HĐQT thì các yếu tố khác như quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tính không ổn định của lợi nhuận có tác động đến quyết định chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hay không? 1.3. Phạm vi nghiên ứu: Đánh giá, phân tích 100 công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn chứng khoán HNX và HSX trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012. 1.4. Phương pháp nghiên ứu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Áp dụng kỹ thuật hồi quy đa biến với dữ liệu bảng (Panel Data) để xem xét mức độ ảnh hưởng của quản trị công ty lên chính sách cổ tức. Biến phụ thuộc đại diện cho chính sách cổ tức: Quyết định chi trả cổ tức, biến này có giá trị bằng 1 nếu công ty trả cổ tức trong năm tài chính tương ứng và bằng 0 nếu công ty không trả cổ tức. Biến độc lập đại diện cho các yếu tố thuộc tính HĐQT gồm các biến: tính độc lập của HĐQT, CEO kiêm nhiệm, quy mô HĐQT. Biến độc lập được sử dụng như biến kiểm soát trong bài nghiên cứu gồm các biến: quy mô tổng tài sản, đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tính không ổn định của lợi nhuận. Trước tiên, để ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy, tác giả sử dụng hai phương pháp là: Fixed Effect Model (FEM) và Random Effect Model (REM). Sau đó, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình thích hợp nhất trong hai mô hình trên.
- 3 1.5. Điểm mới ủa đề t i: Trên thế giới đã có rất nhiều các bài nghiên cứu thực nghiệm phân tích tác động của quản trị công ty lên chính sách cổ tức. Tại Việt Nam các đề tài liên quan đến chính sách cổ tức đã được nghiên cứu khá nhiều, tuy nhiên đề tài nghiên cứu về tác động của quản trị công ty lên quyết định chi trả cổ tức lại khá mới mẻ. Để có thể nghiên cứu trên diện rộng, các mẫu có thể đại diện cho tổng thể một cách chính xác nhất, tác giả đã tiến hành thu thập số liệu qua 3 năm gần đây nhất với số lượng mẫu gồm 100 công ty niêm yết trên sàn HNX và HSX. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm – là phương pháp chỉ mới phổ biến ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây. 1.6. Cấu trú luận văn: Bố cục luận văn gồm 5 chương như sau : Chương 1 : Giới thiệu chung Chương 2 : Tổng quan các nghiên cứu trước đây Chương 3 : Dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Chương 4 : Kết quả nghiên cứu Chương 5 : Kết luận
- 4 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Cá lý thuyết giải thí h tại sao ông ty phải hi trả ổ tứ : 2.1.1. Lý thuyết hính sá h ổ tứ tiền mặt ao: Gordon (1963) đã đưa ra một lý thuyết được biết đến như là lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao (The bird in hand Theory). Lý thuyết này cho rằng các nhà đầu tư thích cổ tức tiền mặt hơn lãi vốn vì họ muốn giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Bhattacharya (1979) và John và Williams (1985) đã đưa ra lý thuyết tín hiệu nói rằng sự bất cân xứng được tạo ra giữa các nhà quản lý và các cổ đông bởi sự hiện diện của thông tin nội bộ. Do đó cổ tức phải được trả cho cổ đông theo giá cổ phiếu. 2.1.2. Lý thuyết tín hiệu: Lý thuyết tín hiệu giả định rằng cổ tức là một công cụ mà thông qua đó các công ty cung cấp thông tin cho thị trường (Miller và Rock, 1985; Bali, 2003). Lý thuyết này đã đưa ra ý tưởng rằng các nhà quản lý gửi thông tin cho các cổ đông để tạo sự tin tưởng. Bởi vì các nhà quản lý có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, do đó, họ có nhiều thông tin hơn so với các cổ đông của công ty. Tuy nhiên, các nhà quản lý không tiết lộ tất cả các thông tin cho các cổ đông. Vì vậy, chính sách cổ tức có thể được sử dụng để giảm bất cân xứng thông tin giữa người chủ và người đại diện bằng cách cung cấp thông tin nội bộ về triển vọng tương lai của công ty. 2.1.3. Lý thuyết đại diện: Theo lý thuyết đại diện, Jensen và Meckling (1976) lập luận rằng mối quan hệ đại diện được tạo ra giữa người đại diện và người chủ khi người chủ thuê người đại diện để thực hiện nhiệm vụ trên danh nghĩa của mình. D’Souza và Saxena (1999) lập luận rằng chi phí đại diện có quan hệ ngược chiều với chính sách cổ tức của công ty. Tương tự như vậy, Rozeff (1982) lập luận rằng cổ tức là một công cụ để giảm chi phí đại diện. Jensen (1986) cho rằng chi trả cổ tức làm giảm xung đột giữa các nhà quản lý và các cổ đông của công ty. Các nhà quản lý muốn giữ lại các
- 5 nguồn lực của công ty thay vì trả cổ tức. Họ theo đuổi các cơ hội tăng trưởng của công ty bởi vì trong trường hợp này nhiều nguồn lực của công ty sẽ đặt dưới sự kiểm soát của họ. Mặt khác, các cổ đông muốn được chi trả cổ tức thay vì giữ lại lợi nhuận. Do đó, nếu cổ tức không được chi trả, các nhà quản lý có thể sử dụng các nguồn lực này cho lợi ích cá nhân hoặc họ có thể đầu tư những nguồn lực này vào các dự án không mang lại lợi nhuận. 2.1.4. Lý thuyết MM về hính sá h ổ tứ : Miller và Modigliani (1961) đã đưa ra lý thuyết về chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp hay còn được gọi là lý thuyết MM. Lý thuyết này cho rằng cổ tức không quan trọng đối với các cổ đông trong thị trường vốn hoàn hảo, bởi vì trong thị trường vốn hoàn hảo chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp. Nó không tạo sự khác biệt cho các cổ đông cho dù nhận cổ tức bằng tiền mặt, hoặc bằng cổ phiếu, hoặc dưới hình thức lãi vốn. 2.2. Nghiên ứu thự nghiệm về tá động ủa quản trị ông ty lên hính sá h ổ tứ : Các nghiên cứu trên thế giới về tác động của quản trị công ty lên quyết định chi trả cổ tức đã đưa ra những bằng chứng về mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về thuộc tính HĐQT và quyết định chi trả cổ tức. Mặc dù mỗi nghiên cứu của các tác giả cho kết quả khác nhau nhưng nhìn chung ảnh hưởng của quản trị công ty lên quyết định chi trả cổ tức ở các nước là khá rõ ràng. Todd Mitton (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty lên chính sách cổ tức của 365 công ty đến từ 19 quốc gia Châu Á. Sử dụng mô hình đại diện tác giả cho thấy các công ty với tỷ lệ quản trị cao hơn sẽ trả lãi cao hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa giữa các cơ hội tăng trưởng và chính sách cổ tức trong các công ty có quản trị doanh nghiệp mạnh hơn. Jayesh Kumar (2004) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa quản trị công ty và chính sách cổ tức đối với các công ty tại Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000. Dữ liệu được sử dụng để phân tích bao gồm tất cả các công ty sản xuất
- 6 niêm yết trên TTCK Bombay. Sử dụng các mô hình điều chỉnh toàn bộ (FAM), mô hình điều chỉnh từng phần (PAM), mô hình Waud (WM), mô hình xu hướng thu nhập (ETM) để nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa cổ tức với xu hướng thu nhập và các cơ hội đầu tư. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ ngược chiều trong khi các cơ hội đầu tư trong quá khứ có tác động tích cực đến chính sách cổ tức. Sở hữu bởi công ty và giám đốc quan hệ cùng chiều với mức chi trả cổ tức. Tác giả cũng chưa tìm thấy bằng chứng ủng hộ mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và sự tăng trưởng chi trả cổ tức. Oskar Kowalewski & ộng sự (2007) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định đến chính sách cổ tức ở Ba Lan và kiểm tra liệu quản trị công ty có tác động đến chính sách cổ tức hay không ? Dữ liệu nghiên cứu gồm 110 công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Warsaw trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2004. Sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích, kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy các công ty lớn và có lợi nhuận nhiều hơn có tỷ lệ chi trả cổ tức lớn hơn. Hơn nữa, các công ty nhiều rủi ro hơn và mắc nợ nhiều hơn thích trả cổ tức thấp hơn. Sungmin Kim và Eunjung Lee (2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty lên chính sách cổ tức của các công ty tại Hàn Quốc khi họ phải đối mặt với cả hai vấn đề đại diện và những hạn chế tài chính bên ngoài do thông tin bất đối xứng giữa người trong công ty và các cổ đông bên ngoài. Dữ liệu nghiên cứu gồm 4.434 công ty được quan sát trong thời gian 6 năm gồm các năm 1993, 1995, 1998, 2000, 2002 và 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty với quản trị doanh nghiệp mạnh hơn và hạn chế tài chính bên ngoài cao hơn thường chi trả cổ tức thấp hơn. Trong khi đó các công ty có quản trị doanh nghiệp yếu hơn và hạn chế tài chính bên ngoài thấp hơn thường trả cổ tức nhiều hơn. CHEN Litai & ộng sự (2011) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm tài chính, quản trị doanh nghiệp và xu hướng chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các công ty niêm yết tại Trung Quốc. Dữ liệu nghiên cứu gồm 1.056 công ty được quan sát trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2007. Kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa giữa quy mô HĐQT và thành phần quản lý cấp cao với
- 7 xu hướng chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các công ty. Tuy nhiên một đặc tính khác của quản trị doanh nghiệp đó là CEO kiêm nhiệm có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa với xu hướng chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các công ty. Gordon Newlove Asamoah (2011) đã nghiên cứu tác động của quản trị công ty lên chính sách cổ tức đối với các công ty niêm yết trên TTCK Ghana. Dữ liệu nghiên cứu gồm 15 công ty niêm yết trên TTCK Ghana trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2003 đến năm 2007. Sử dụng phương pháp dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy sự độc lập của HĐQT và CEO kiêm nhiệm ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty trong khi đó quy mô HĐQT không liên quan đến chính sách cổ tức. Ngoài ra, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao thì mức chi cổ tức càng cao. Godfred A. Bokpin (2011) đã nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và việc thực hiện chi trả cổ tức trên TTCK Ghana. Dữ liệu nghiên cứu gồm 23 công ty niêm yết trên TTCK Ghana trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 2002 đến năm 2007. Sử dụng phương pháp dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô HĐQT có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa với việc thực hiện chi trả cổ tức trong khi đó không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa sở hữu nội bộ, sự độc lập của HĐQT và CEO kiêm nhiệm với việc thực hiện chi trả cổ tức. Ngoài ra, có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa giữa đòn bẩy tài chính với việc thực hiện chi trả cổ tức. Amarjit S. Gill và John D. Obradovich (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty, quyền sở hữu thể chế lên quyết định chi trả cổ tức. Dữ liệu nghiên cứu gồm 296 công ty Mỹ niêm yết trên TTCK New York trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa giữa quy mô HĐQT và CEO kiêm nhiệm với chính sách cổ tức. Ngoài ra có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa giữa các nhà đầu tư thể chế và chính sách cổ tức. Nirosha Wellalage & ộng sự (2012) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ chế quản trị công ty và chi trả cổ tức bằng tiền mặt đối với các công ty mới niêm yết
- 8 tại Trung Quốc. Dữ liệu nghiên cứu gồm 142 tổ chức phát hành lần đầu (IPO) được niêm yết trên TTCK Thâm Quyến trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005. Sử dụng hồi quy bảng Tobit, kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty có lợi nhuận với HĐQT lớn và một tỷ lệ cao các nữ CEO độc lập sẵn sàng trả cổ tức cao cho cổ đông. Elham Mansourinia & ộng sự (2013) đã nghiên cứu tác động của quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT và CEO kiêm nhiệm lên chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Tehran. Dữ liệu nghiên cứu gồm 140 công ty trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010. Sử dụng kiểm định F-Limer và Hausman, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô HĐQT và chính sách cổ tức. Tuy nhiên không thấy mối liên hệ nào giữa các biến của tính độc lập HĐQT và CEO kiêm nhiệm với chính sách cổ tức của công ty. Shahid Iqbal (2013) đã nghiên cứu tác động của quy mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT và CEO kiêm nhiệm lên quyết định chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Karachi. Dữ liệu nghiên cứu gồm 77 công ty phi tài chính trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2007 đến năm 2011. Sử dụng hồi quy Logit và hồi quy Probit, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô HĐQT và quyết định chi trả cổ tức, mối quan hệ ngược chiều giữa tính độc lập của HĐQT và quyết định chi trả cổ tức. Tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa CEO kiêm nhiệm với quyết định chi trả cổ tức tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê. 2.3. Tóm lược các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây: Theo kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả thấy rằng quyết định chi trả cổ tức thường bị tác động bởi các yếu tố thuộc tính HĐQT là tính độc lập của HĐQT, quy mô HĐQT và CEO kiêm nhiệm. Mặc dù các tác giả nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau nhưng về cơ bản phương pháp nghiên cứu là giống nhau trong đó chủ yếu sử dụng hồi quy dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu của các tác giả được đúc kết lại theo bảng sau.
- 9 Bảng 2.1. Bảng tóm tắt kết quả của các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tá động đến quyết định chi trả cổ tức Kết quả thự nghiệm Loại Tá động nhưng Tên gọi Cá nghiên ứu đã s dụng Tác biến không ý nghĩa động thống kê Oskar Kowalewski & cộng sự (2007); CHEN Litai & cộng sự (2011); Gordon Newlove Asamoah (2011); Godfred A. Biến Quyết Bokpin (2011); Amarjit S. Gill và John phụ định chi D. Obradovich (2012); Nirosha thuộ trả cổ tức Wellalage & cộng sự (2012); Elham Mansourinia & cộng sự (2013); Shahid Iqbal (2013) Oskar Kowalewski & cộng sự (2007); Quy mô Shahid Iqbal CHEN Litai & cộng sự (2011); Elham + công ty (2013) Mansourinia & cộng sự (2013) Oskar Kowalewski & cộng sự (2007); Đòn bẩy CHEN Litai & cộng sự (2011); Godfred - tài chính A. Bokpin (2011); Elham Mansourinia Biến & cộng sự (2013); Shahid Iqbal (2013) độ Tính lập không ổn Shahid Iqbal (2013) - định của lợi nhuận Tốc độ tăng Elham Mansourinia & cộng sự (2013) + trưởng doanh thu
- 10 Kết quả thự nghiệm Loại Tá động nhưng Tên gọi Cá nghiên ứu đã s dụng Tác biến không ý nghĩa động thống kê CHEN Litai & cộng sự (2011); Godfred A. Bokpin (2011); Amarjit S. Gill và Quy mô John D. Obradovich (2012); Nirosha Gordon Newlove + HĐQT Wellalage & cộng sự (2012); Elham Asamoah (2011) Mansourinia & cộng sự (2013); Shahid Iqbal (2013) CHEN Litai & cộng sự (2011); Gordon Godfred A. - Newlove Asamoah (2011) Bokpin (2011); CEO Elham kiêm Amarjit S. Gill và John D. Obradovich Mansourinia & nhiệm (2012); Nirosha Wellalage & cộng sự + cộng sự (2013); (2012); Shahid Iqbal (2013) Shahid Iqbal (2013) Godfred A. Sự độc Bokpin (2011); Gordon Newlove Asamoah (2011); lập của - Elham Shahid Iqbal (2013) HĐQT Mansourinia & cộng sự (2013) Dựa vào kết quả của những nghiên cứu trước đây và xem xét TTCK Việt Nam, tác giả đã chọn bài nghiên cứu của tác giả Shahid Iqbal (2013) để làm cơ sở cho những nghiên cứu của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 12 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn