intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tự do hóa tài khoản vốn đến tăng trưởng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi tìm hiểu về các phương pháp tính chỉ số tự do hóa tài khoản vốn, đề tài tập trung định lượng tác động tự do hoá tài khoản vốn đến tăng trưởng ở Việt Nam, so sánh mức độ mở cửa của Việt Nam với các nước, để từ đó phân tích những khó khăn, nguyên nhân mà kinh tế cũng như hệ thống tài chính Việt Nam có thể gặp phải thực hiện tự do hóa tài khoản vốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tự do hóa tài khoản vốn đến tăng trưởng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----oOo----- NGUYỄN THỊ THU VÂN TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh- Năm 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----oOo----- NGUYỄN THỊ THU VÂN TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG Chuyên ngành : Tài Chính Doanh Nghiệp Mã Số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP.Hồ Chí Minh- Năm 2010
  3. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn Tác giả đề tài : Nguyễn Thị Thu Vân
  4. 2 MỤC LỤC  Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ Danh mục các phương trình MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN ....................................................................................11 1.1 . Lợi ích của tự do hóa tài khoản vốn .................................................................. 11 1.2 . Rủi ro từ quá trình tự do hóa tài khoản vốn ................................................... 14 1.2.1 Dòng vốn chảy vào ồ ạt ............................................................................ 15 1.2.2 Sự đảo ngược dòng vốn ............................................................................ 16 1.2.3 Sự biến động và xu hướng bầy đàn ........................................................... 16 Kết luận chương 1...................................................................................... 17 CHƯƠNG 2:TÁC ĐỘNG TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN LÊN TĂNG TRƯỞNG...............................................................................18 2.1 Hệ thống các công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và tăng trưởng ............................................................................................................. 18 2.1.1 Những nghiên cứu ủng hộ tự dohóa tài khoản vốn thúc đẩy tăng trưởng 18 2.1.2 Những nghiên cứu tự hóa tài khoản vốn không thúc đẩy tăng trưởng ..... 25
  5. 3 2.2 Phương pháp đo lường độ mở tài chính của MENZIE D.CHINN VÀ HIRO ITO ...................................................................................................................... 26 2.2.1 Giới thiệu chỉ số KAOPEN ....................................................................... 26 2.2.2 Xây dựng chỉ số KAOPEN ...................................................................... 28 2.2.3 Mối tương quan giữa KAOPEN và các chỉ số khác .................................. 30 2.3 Mô hình nghiên cứu tác động tự do hoá tài khoản vốn đến tăng trưởng ở các nước có thu nhập trung bình của Michael W.Klein (2003) ..................................... 32 2.3.1 Giới thiệu mô hình hồi quy ...................................................................... 32 2.3.2 Kết quả hồi quy mô hình phương pháp OLS ........................................... 35 2.3.3 Kết quả hồi quy mô hình phương pháp biến công cụ .............................. 41 Kết Luận chương 2 ................................................................................... 47 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU TỰ DO HOÁ TÀI KHOẢN VỐN Ở VIỆT NAM .............................................................................................................. 48 3.1 Chính sách kiểm soát vốn ở Việt Nam ................................................................ 48 3.1.1 Chính sách kiểm soát vốn liên quan đầu tư trực tiếp vào ........................ 48 3.1.2 Chính sách kiểm soát vốn liên quan đầu tư trực tiếp ra .......................... 49 3.1.3 Chính sách kiểm soát vốn liên quan đầu tư gián tiếp vào ........................ 50 3.1.4 Chính sách kiểm soát vốn liên quan đầu tư gián tiếp ra........................... 53 3.1.5 Chính sách kiểm soát vốn liên quan vay trả nợ nước ngoài..................... 55 3.2 So Sánh chỉ số KAOPEN của Việt Nam với một số nước ................................ 59 3.2.1 Chỉ số KAOPEN của Việt Nam qua các năm ........................................... 59 3.2.2 So sánh chỉ số KAOPEN của Việt Nam và một số nước khác .................. 61
  6. 4 3.2.3 So sánh chỉ số KAOPEN của ASEAN với một số khu vực ...................... 63 3.3 Định lượng tác động tự do hoá tài khoản vốn đến tăng trưởng ở Việt Nam thông qua chỉ số KAOPEN ......................................................................................... 65 3.3.1 Giải thích biến và nguồn dữ liệu .............................................................. 65 3.3.2 Giải thích kết quả mô hình ....................................................................... 70 3.3.3 Hạn chế mô hình....................................................................................... 71 Kết Luận chương 3 ............................................................................................. 73 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH VỀ TỰ DO HOÁ TÀI KHOẢN VỐN Ở VIỆT NAM............................................................... 74 4.1 Quan điểm xây dựng lộ trình tự do hoá tài khoản vốn ở Việt Nam ................. 74 4.2 Đề xuất giải pháp thực hiện tự do hóa tài khoản vốn ........................................ 76 4.2.1 Tốc độ mở cửa tài khoản vốn ở Việt Nam ............................................... 76 4.2.2 Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy phát triển kinh tế ............... 78 4.2.3 Các giải pháp khác ................................................................................... 79 Kết luận chương 4 ............................................................................................... 84 KẾT LUẬN
  7. 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AREAER : Thỏa thuận về hạn chế hối đoái và thỏa thuận hối đoái AFTA : Khu vực tự do mậu dịch Châu Á CPI : Chỉ số giá tiêu dùng CSTT : Chính sách tiền tệ FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FII : Đầu tư gián tiếp nước ngoài GATS : Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GDP : Tổng thu nhập quốc dân GNH : Tổng hạnh phúc quốc dân GNP : Tổng thu nhập quốc nội IMF : Quỹ tiền tệ thế giới NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương NSNN : Ngân sách Nhà nước OECD :Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ODA : Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức TCTD : Tổ chức tín dụng TFP : Năng suất các yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity) TTCK : Thị trường chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà Nước WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  8. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các phương pháp đo lường chỉ số tự do hóa TKV ...............21 Bảng 2.2: Tương quan chỉ số KAOPEN và các chỉ số khác .................................31 Bảng 2.3: Tương quan chéo giữa các chỉ số tự do hóa tài khoản vốn ...................34 Bảng 2.4 : Kết quả hồi quy OLS và phân vị ..........................................................36 Bảng 2.5 : Sự đóng góp của tự do hóa tài khoản vốn lên tăng trưởng ...................40 Bảng 2.6: Kết quả hồi quy biến công cụ bước 1 ....................................................42 Bảng 2.7: Kết quả hồi quy biến công cụ bước 2 ....................................................43 Bảng 3.1: Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 49 Bảng 3.2: Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài 54 Bảng 3.3: Cơ cấu đồng tiền vay nợ ........................................................................57 Bảng 3.4: Tỷ giá hối đoái của một số đồng tiền ....................................................58 Bảng 3.5: So sánh chỉ số KAOPEN của Việt Nam với các nước ..........................61 Bảng 3.6: Số liệu các biến trong hồi quy ...............................................................66 Bảng 3.7: Cơ cấu vốn FDI 1993-2008. ..................................................................P1 Bảng 3.8: Một số chỉ số nợ của Việt Nam giai đoạn 1993 -2007..........................P1 Bảng 3.9: Cơ cấu nợ của Việt Nam theo thời gian ...............................................P2 Bảng 3.10: Cơ cấu nợ theo tính chuyển đổi của đồng tiền ......................................P3 Bảng 3.11: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1990-2009 .....................................P3 Bảng 3.12: Tỷ lệ lạm phát từ 1995-2009 . ...............................................................P4 Bảng 3.13: Cân đối tài khóa Việt Nam giai đoạn 2001-2009 ..................................P6 Bảng 3.14 : Hành lang lãi suất 2005 -2010 ..............................................................P6
  9. 7 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mối quan hệ giữa γ và thu nhập ban đầu sử dụng chỉ số IMF (hồi quy OLS)38 Biểu đồ 2.2: Mối quan hệ giữa γ và thu nhập ban đầu sử dụng chỉ số Quinn ...........39 Biểu đồ 2.3: Mối quan hệ giữa γ và thu nhập ban đầu sử dụng chỉ số BHL ..........39 Biểu đồ 2.4: Mối quan hệ giữa γ và thu nhập ban đầu sử dụng chỉ số IMF (hồi quy biến công cụ) .........................................................................................45 Biểu đồ 2.5: Mối quan hệ giữa γ và thu nhập ban đầu sử dụng chỉ số Quinn (hồi quy biến công cụ) .........................................................................................46 Biểu đồ 2.6: Mối quan hệ giữa γ và thu nhập ban đầu sử dụng chỉ số BHL (hồi quy biến công cụ) .........................................................................................46 Biểu đồ3,1: So sánh chỉ số KAOPEN giữa các nước ................................................63 Biểu đồ 3.2: Sự phát triển của mở cửa tài khoản vốn được đo lường bởi chỉ số KAOPEN cho các nước kém phát triển theo vùng ...............................64 Biểu đồ3.3: Sự phát triển của mở cửa tài khoản vốn được đo lường bằng chỉ số KAOPEN ..............................................................................................P7 Biểu đồ 3.4 : Tình hình mở cửa tài chính hiện tại của thế giới...................................P7
  10. 8 DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH Phương trình 2.1: Hàm loga của GDP theo chỉ số tự do hoá TKV, thể chế, thu nhập, đầu tư, giáo dục……………………………………………… 35 Phương trình 2.2: Sự đáp ứng của tăng trưởng đối với tự do hóa tài khoản vốn từ hồi quy …………………………………………………………35 Phương trình 2.3: Hàm hồi quy của chỉ số tự do hoá tài khoản vốn dùng để thực hiện ứơc lượng biến công cụ …………………………………………41 Phương trình 3.1: Hàm loga của GDP theo chỉ số tự do hoá TKV, thu nhập, đầu tư, giáo dục ở Việt Nam…………………………………64
  11. 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa hội nhập quốc tế, với việc chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (năm 1995), cam kết tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA), ký kết Hiệp định thương mại Việt- Mỹ và chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam đã từng bước hội nhập sâu rộng vào cộng đồng kinh tế khu vực và quốc tế. Theo đà phát triển đó, hiển nhiên là Việt Nam sẽ từng phải bước mở cửa ở hầu hết lĩnh vực, trong đó có thị trường vốn. Tự do hóa tài khoản vốn có thể khẳng định là vấn đề mang tính tất yếu khách quan trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế. Đã có nhiều nghiên cứu của các học giả nổi tiếng trên thế giới về tự do hóa tài khoản vốn và tác động của tự do hóa tài khoản vốn đến tăng trưởng. Các phân tích này được áp dụng cho các nước OECD, đang phát triển và cả những nước nghèo. Các nghiên cứu này cho nhiều kết quả khác nhau. Vậy với Việt Nam tự do hóa tài khoản vốn có thúc đẩy tăng trưởng không đặc biệt là nền kinh tế thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thực hiện tự do hoá tài khoản vốn như thế nào để tận dụng được các lợi thế và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình này. Đó là lý do để tác giả chọn đề tài nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận về tự do hóa tài khoản vốn của các học giả trên thế giới, đặc biệt là các nghiên cứu về các nước đang phát triển. Nghiên cứu tác động định lượng của tự do hóa tài khoản vốn đến tăng trưởng kinh tế. Sau khi tìm hiểu về các phương pháp tính chỉ số tự do hóa tài khoản vốn, đề tài tập trung định lượng tác động tự do hoá tài khoản vốn đến tăng trưởng ở Việt Nam, so sánh mức độ mở cửa của Việt Nam với các nước, để từ đó phân tích những khó khăn,
  12. 10 nguyên nhân mà kinh tế cũng như hệ thống tài chính Việt Nam có thể gặp phải thực hiện tự do hóa tài khoản vốn Trên cơ sở đó, đề tài cố gắng đề xuất các giải pháp để thực hiện lộ trình tự do hóa tài khoản vốn. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phương pháp lý thuyết suy luận logic, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, toán học, thống kê, so sánh, đối chiếu, các kinh nghiệm của bản thân và của các nhà nghiên cứu tài chính. Ngoài ra, hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp cũng được sử dụng có chọn lọc nhằm giúp đề tài có thể phân tích và đánh giá vấn đề một cách khách quan nhất. Nguồn dữ liệu thứ cấp này chủ yếu được thu thập từ các báo cáo trong và ngoài nước khác nhau như từ IMF, Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí Tài Chính, báo cáo thường niên NHNN…và các website của cơ quan nhà nước, chính quyền…cũng làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài. 4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1 : Lợi ích và rủi ro của tự do hóa tài khoản vốn Chương 2 : Tác động tự do hóa tài khoản vốn lên tăng trưởng Chương 3 : Nghiên cứu tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam Chương 4 : Một số gợi ý chính sách về tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam
  13. 11 CHƯƠNG 1: LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN 1.1 . LỢI ÍCH CỦA TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN Tự do hóa giao dịch vốn là quá trình giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào giao dịch vốn và tiến tới dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế các giao dịch vốn. Tự do hóa tài khoản vốn thường được thực hiện ở các mức từ thấp đến cao cho phép người không cư trú được sở hữu các tài sản tài chính đến cho phép người cư trú được sở hữu tài sản tài chính ở nước ngoài và cuối cùng là cho phép tài sản đầu tư tài chính được tự do giữ lại và trao đổi trên thị trường nội địa. Tài khoản vốn, do tính chất quan trọng của nó đối với sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế một quốc gia nên thông thường không thể chuyển sang cơ chế tự do hoàn toàn ngay được mà nó sẽ gắn liền một hệ thống các biện pháp kiểm soát vốn của Chính phủ. Tuy nhiên, đi cùng với tự do hóa tài chính thì các biện pháp kiểm soát vốn này sẽ theo xu hướng là dần được nới lỏng và sẽ tiến tới mở cửa hoàn toàn tài khoản vốn khi đã hội đủ các điều kiện như hệ thống tài chính ngân hàng trong nước thật mạnh và ổn định, dự trữ ngoại hối lớn và vững chắc. Theo quan điểm truyền thống Phân phối có hiệu quả hơn Tăng trưởng các luồng vốn quốc tế GDP Tự do hoá tài khoản vốn Chiều sâu vốn (capital deepening) Tính dễ biến đổi tiêu dùng Đa dạng hóa rủi ro quốc tế (International risk-sharing)
  14. 12 Quan điểm khác Kênh truyền thống Tăng trưởng Quyền lợi tương quan GDP/TFP Tự do hoá tài Phát triển thị trường tài chính khoản vốn Phát triển định chế Tính dễ biến Quản lý Chính phủ tốt hơn Tự chủ kinh tế vĩ mô đổi tiêu dùng Theo quan đểm này kênh truyền thống chỉ là chất xúc tác để làm tăng quyền lợi tương quan, những quyền lợi tương quan này là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng Nhìn chung, thực hiện tự do tài khoản vốn làm cho vốn được tự do luân chuyển qua biên giới quốc gia, làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên linh hoạt, hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới. Việc tài khoản vốn được tự do hóa sẽ đem lại những lợi ích chính sau: Thứ nhất, thu hút vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Theo Stanley Fisher (nguyên Phó giám đốc điều hành thứ nhất của IMF) thì "dòng luân chuyển vốn tự do tạo điều kiện phân phối hiệu quả tiền tiết kiệm toàn cầu, giúp các nước đang phát triển tiếp cận nhiều hơn với đầu tư" (American Interest 9- 10/2009). Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển luôn rất lớn, trong khi đó, khả năng tích lũy bên trong còn rất hạn chế, thì việc huy động vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển những năm tới vẫn rất cần. Những năm qua chúng ta đã thực hiện thành công việc huy động vốn nước ngoài, nhưng những năm tới có thể khó khăn sẽ nhiều hơn. Áp lực tăng cường huy động vốn nước ngoài
  15. 13 cho đầu tư phát triển những năm tới có thể khiến nước ta lựa chọn giải pháp phải đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hóa tài khoản vốn. Thứ hai, Giảm bớt sức ép về tính thanh khoản và tăng dần chất lượng các tài sản trên thị trường tài chính. Việc tự do chuyển đổi các tài sản tài chính, tạo cơ chế giúp chính phủ cũng như khu vực tư nhân sử dụng miễn phí nguồn tiết kiệm toàn cầu, sẽ làm giảm sức ép về khả năng thanh khoản cũng như tối đa hóa lợi ích của các nhà đầu tư và vì thế, tất yếu chất lượng tài sản tài chính giao dịch trên thị trường ngày càng cải thiện Thứ ba, Giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, tăng lợi nhuận của thương mại quốc tế Các lý thuyết tài chính quốc tế hiện đại đã nhấn mạnh đến những nguy cơ có thể xảy ra trong thị trường tài chính và nhấn mạnh rằng, các nhà đầu tư không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ, mà nên đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu các rủi ro. Do độ rủi ro là hoàn toàn khác nhau trong sự lựa chọn danh mục đầu tư của các nhà đầu tư, nên sự đa dạng hóa danh mục đầu tư vượt biên giới đem lại lợi ích trong cả tài sản Có và tài sản Nợ. Thứ tư, Giúp tiết giảm chi phí giao dịch trên thị trường tài chính Với việc thúc đẩy tự do hóa tài khoản vốn sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường tài chính toàn cầu, thu hút được các tập đoàn tài chính lớn vào kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời, quá trình này cũng sẽ thu hút được các nhà môi giới tài chính quốc tế, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà môi giới tài chính. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần giảm chi phí giao dịch trên thị trường tài chính. Thứ năm, Tăng lợi ích dưới hình thức di chuyển công nghệ và tài sản tri thức Một khi tài khoản vốn được tự do hóa, sẽ tăng niềm tin từ phía các đối tác đầu tư nước ngoài, vì thế sẽ khuyến khích sự di chuyển công nghệ và các tài sản tri thức vào trong nước. Đây mới chính là mục tiêu trọng tâm trong chính sách thu hút vốn nước
  16. 14 ngoài ở Việt Nam; tuy nhiên cũng mới là kỳ vọng, bởi việc di chuyển công nghệ và các tài sản tri thức còn liên quan đến hàng loạt các điều kiện khác nữa Thứ sáu, Sự di chuyển tự do của luồng vốn sẽ đem lại sự hợp nhất của lãi suất Hiện nay, lãi suất thị trường trong nước với thị trường quốc tế luôn có khoảng cách, thậm chí khá lớn. Nguyên nhân chính là vì tài khoản vốn của Việt Nam còn bị kiểm soát chặt chẽ. Sự khác biệt giữa lãi suất trong nước với thị trường quốc tế, trong khi thị trường tín dụng trong nước lại chưa có tính minh bạch cao, ít nhiều dẫn đến một thực trạng là chúng ta rất khó khăn trong việc xác định mốc lãi suất cơ bản để điều hành chính sách tiền tệ. Do tài khoản vốn bị kiểm soát dẫn đến việc can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào thị trường tiền tệ tín dụng sẽ tốn kém hơn. Nhưng nếu như tài khoản vốn tự do hóa thì luồng vốn trong nước và nước ngoài sẽ được khơi thông, lúc đó không còn sự khác biệt lớn về lãi suất giữa trong nước và quốc tế. Thứ bảy, Tự do hóa tài khoản vốn cũng là một cách để hoàn thiện cơ chế chính sách trong nước Một khi tài khoản vốn được tự do hóa, các áp lực kiểm soát thị trường sẽ tăng cao, đòi hỏi cơ chế, chính sách phải được bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn, đặc biệt là nó đòi hỏi phải dỡ bỏ các chính sách can thiệp tùy tiện vào thị trường, can thiệp phi kinh tế. Điều này sẽ có lợi cho sự phát triển của thị trường tài chính-tiền tệ trong nước Như vậy có thể thấy, việc cho phép tài khoản vốn được tự do hóa đem lại những tác động tích cực đối với môi trường vĩ mô của Việt Nam. 1.2 Rủi ro trong quá trình tự do hóa tài khoản vốn Tự do hóa tài khoản vốn dẫn đến tăng trưởng kinh tế khi đáp ứng điều kiện ngưỡng nhất định. Điều này cho thấy những rủi ro trong quá trình tự do hóa tài khoản vốn đối với những nước đang phát triển:
  17. 15 Tăng trưởng trên ngưỡng GDP/TFP Nguy cơ khủng hoảng Điều kiện ngưỡng: Phát triển thị trường tài chính Tự do hoá Chất lượng định chế, Chính Phủ Chính sách vĩ mô Hội nhập thương mại  Tăng trưởng GDP/TFP tài khoản vốn  Nguy cơ khủng hoảng dưới ngưỡng 1.2.1 Dòng vốn chảy vào ồ ạt Trong quá trình tự do hóa tài khoản vốn sẽ đem lại những lợi ích kinh tế ngắn hạn và do đó sẽ xuất hiện những triển vọng lạc quan. Những cơ hội đầu tư mới cùng những triển vọng về tương lai của các nước mới hội nhập sẽ thu hút mạnh mẽ các luồng vốn chảy vào. Quá trình này tiếp diễn có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế quá nóng, nếu tiền cung ứng tăng quá mức so tăng trưởng GDP thực sẽ làm tăng tổng phương tiện thanh toán (M2), gây áp lực lạm phát và biến động về tỷ giá hối đoái, làm tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, nhất là khi sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Vốn chảy vào ồ ạt làm tăng khối tiền tệ thông qua các khoản ký gửi của các định chế, dẫn đến việc cho vay không thận trọng, làm thay đổi cơ cấu tài trợ và tiềm ẩn rủi ro cán cân thanh toán và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng đây là những mầm móng cho khủng hoảng trong tương lai.
  18. 16 1.2.2 Sự đảo ngược dòng vốn Dòng vốn chảy vào tăng sẽ dẫn đến sự tăng giá trị tiền, do đó sẽ thu hút thêm càng nhiều vốn. Dòng vốn quốc tế có thể ứng xử như một tấm gương phóng đại lợi ích của nền kinh tế trong nước: chúng khuyếch đại lợi ích của những chương trình cải tổ hợp lý nhưng lại làm tăng thiệt hại do những chính sách và cơ chế kinh tế yếu kém. Dòng chảy vốn ào ạt càng làm tăng thêm nguy cơ dễ bị tổn thương của nền kinh tế. Khi các nhà đầu tư thiếu niềm tin vào chính sách vĩ mô, sự đảo ngược dòng vốn là mối đe dọa lớn cho các nước trong giai đoạn hội nhập. Trong thực tế đã có những quốc gia có sự đảo ngược như thế: Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela là những nước đầu tiên nếm mùi sự đảo ngược mạnh mẽ dòng vốn vào thập niên 1990. Cả hai trường hợp đều do sự mất niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách của Chính phủ. Trường hợp của Mexico đáng lưu ý ở hai mặt: qui mô của dòng vốn đảo ngược và sự lây lan sang một vài quốc qua khác là Argentina và Brazil. Đồng nội tệ được định giá cao sẽ giúp thu hút dòng vốn chảy vào bởi kỳ vọng lạc quan về tương lai của nền kinh tế, cùng lúc đó sẽ làm suy giảm hoạt động của khu vực kinh tế thực. Nội tệ được định giá cao làm tăng giá hàng xuất khẩu và do đó làm nền kinh tế thực suy giảm hoạt động, trong khi đó là tăng nhu cầu nhà đầu tư trong nước vay mượn bằng ngoại tệ nhiều hơn. Tuy nhiên việc định giá cao nội tệ sớm muộn sẽ làm dòng vốn chảy ra tăng thêm. Để tránh dòng vốn chảy ra ào ạt, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ sẽ dùng dự trữ ngân sách hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt. Khi dự trữ ngày càng suy yếu hoặc nền kinh tế thực suy giảm hoạt động, sự phá giá tiền tệ là không tránh khỏi. Những nhà đầu tư quốc tế sẽ bị khích lệ rút vốn, các khoản vay ngoại tệ khó càng hoàn lại, do đó tạo ra thu hẹp tín dụng và rủi ro suy sụp nền kinh tế. 1.2.3 Sự biến động và xu hướng bầy đàn Tự do hóa tài khoản vốn làm nền kinh tế quốc gia hội nhập với các xu hướng quốc tế, dễ dàng tiếp cận với dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài tính dễ tổn
  19. 17 thương bởi sự đảo ngược lớn của dòng vốn, các nhà đầu tư cũng lo ngại tính biến động gia tăng cùng với dòng vốn tư nhân theo cách: (1) có thể mở toang nền kinh tế của các nước đang phát triển làm nền kinh tế tiếp cận trực diện với những nguồn gốc mới của những cú sốc trong kinh tế quốc tế và (2) khuyếch đại làm trầm trọng thêm những cú sốc trong nước. Các quốc gia đang phát triển rất dễ bị tổn thương bởi những cú sốc thực (do thay đổi điều kiện mậu dịch như sự thay đổi trong giá cả nhiên liệu quốc tế, sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu, tỷ giá hối đoái thực được định giá cao làm xấu đi cán cân tài khoản vãng lai) và cú sốc chính sách hơn là những nước phát triển và đến lượt nó những thay đổi này lại gây ra những bất ổn lớn hơn trong dòng vốn, giá cả của tài sản và tỷ suất sinh lợi trên tài sản. Thêm vào đó, ở các nước đang phát triển, hệ thống thông tin bất hoàn hảo và mất cân xứng cũng như sự yếu kém về thể chế tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn và thị trường tài chính hơn là những nước phát triển. Trong môi trường này, xu hướng bầy đàn của nhà đầu tư lớn hơn và những nhà đầu tư trong nước có thể bị ảnh hưởng bởi những nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến sự bất ổn càng lớn hơn. Kết Luận Chương 1: Xu hướng tự do hóa các giao dịch vốn, giống như tự do hóa thương mại, đang trở thành xu hướng tất yếu của kinh tế toàn cầu và mang lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tự do hóa các giao dịch vốn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức. Mối quan hệ giữa tự do hoá tài khoản vốn và tăng trưởng được khá nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu, có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Một số học giả ủng hộ quan điểm tự do hoá tài khoản vốn và một số học giả không tìm thấy mối quan hệ giữa tự do hoá tài khoản vốn và tăng trưởng. Đề tài đã hệ thống lại các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự do hoá tài khoản vốn và tăng trưởng ở chương 2.
  20. 18 CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN LÊN TĂNG TRƯỞNG 2.1 HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN VÀ TĂNG TRƯỞNG 2.1.1 Những nghiên cứu ủng hộ Tự do hóa tài khoản vốn ảnh hưởng tăng trưởng Quinn (1997) là một trong những nghiên cứu đầu tiên xác định tự do hóa tài khoản vốn kích thích tăng trưởng. Quinn đã thực hiện phân tích hồi qui đa biến sử dụng phương pháp đo lường định lượng nội quy giao dịch tài chính quốc tế. Phương pháp được sáng lập bằng cách mã hóa luật của 64 nước. Các giao dịch tài khoản vốn vào và ra được đo lường bằng Capital, được ghi nhận thang đo từ 0-4. Những giao tài khoản vãng lai vào và ra được đặt là Current,có thang đo từ 0-8. Kết hợp Capital và Current tạo ra một thang đo từ 0-12, phân loại từ đóng cửa nhất (0) đến mở cửa nhất(12). Quinn đã thêm vào nhân tố thứ 7 là những thoả ước pháp định quốc tế (Agree) ràng buộc khả năng của 1 nước có hạn chế những luồng vốn và trao đổi, nó có các giá trị 0, 0.5, 1, 1.5, 2 phân loại từ không kìm chế đến kìm chế hoàn toàn. Những ước lượng thực nghiệm của Quinn cho thấy sự thay đổi tự do hóa tài khoản vốn có ảnh hưởng đáng kể lên sự gia tăng GDP thực trên đầu người với dữ liệu 64 nước 1 (1960-1989). Klein và Olivei (1999) tìm thấy ảnh hưởng tích cực của tự do hóa tài khoản vốn lên tăng trưởng ở các nước công nghiệp, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy tự do hóa tài khoản vốn thúc đẩy tăng trưởng ở các nước không phải công nghiệp. Nghiên cứu này hơi khác so các nghiên cứu khác vì tập trung vào vai trò của tự do hóa tài khoản vốn lên phát triển tài chính và sau đó mới xem xét tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng. Klein và Olivei dùng chỉ số Share trong giai đoạn 1986 -1995 và tìm thấy ảnh hưởng đáng kể của tự do hóa tài khoản vốn lên độ sâu tài chính thông qua 1 Theo "The Correlates of Change in International Financial Regulation" – Tác giả Dennis Quinn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2