intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thông tin tài chính của các công ty niêm yết tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ việc nghiên cứu sự tác động 1 chiều của thông tin tài chính đến hành vi ra quyết định của nhà đầu tư để từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao tính hữu ích khi sử dụng thông tin tài chính và giúp nhà đầu tư cá nhân dễ dàng tiếp cận thị trường, đưa ra quyết định đúng đắn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thông tin tài chính của các công ty niêm yết tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM PHẠM THỊ THÙY TRANG THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƢ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM  PHẠM THỊ THÙY TRANG THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƢ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG CẨM TRANG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn với đề tài “Thông tin tài chính của các công ty niêm yết tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn, góp ý của người hướng dẫn khoa học TS. Hoàng Cẩm Trang. Tôi xin cam đoan các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Tất cả những phần kế thừa từ nghiên cứu trước, tác giả đều trích dẫn và trình bày nguồn cụ thể trong phần tài liệu tham khảo. TP.HCM, ngày 15 tháng 10 năm 2019 Tác giả Phạm Thị Thùy Trang
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH & ĐỒ THỊ ........................................................................................... vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................. vii TÓM TẮT .................................................................................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .......................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 4. Phư ng pháp nghiên cứu .....................................................................................3 5. Tính mới và đóng góp của luận văn ....................................................................4 6. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................4 CHƢƠNG 1: CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................. 6 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................6 1.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................................9 1.3 Nhận x t và khe h ng nghiên cứu ...................................................................12 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................................... 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 7 2.1 C sở lý thuyết về thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán VN ......................................................................................................7 2.1.1 Thông tin tài chính, vai trò và ý nghĩa ........................................................7 2.1.2 Phân loại thông tin tài chính ........................................................................8 2.1.3 Cách thức công bố thông tin tài chính .......................................................10 2.1.4 Thời điểm công bố thông tin tài chính ......................................................10 2.2 C sở lý thuyết liên quan đến nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................................................................................11 2.2.1 Khái niệm về nhà đầu tư cá nhân ..............................................................11
  5. 2.2.2 Vai trò của nhà đầu tư cá nhân ..................................................................11 2.2.3 Mục đích của nhà đầu tư cá nhân ..............................................................12 2.2.4 Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân ..12 2.3 Các lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa thông tin TC của các DN niêm yết trên TTCK và quyết định của nhà đầu tư cá nhân ...........................................14 2.3.1 Lý thuyết ra quyết định (Decision Theory) ...............................................14 2.3.2 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA-Theory of Reasoned Action) .............17 2.3.3 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) .........................................................18 2.4 Giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu ...................................19 2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................19 2.4.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu .....................................................................21 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................................... 22 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 23 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................23 3.1.1 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................23 3.1.2 Quy trình thực hiện....................................................................................23 3.2 Phư ng pháp nghiên cứu .................................................................................24 3.3 Thiết kế thang đo .............................................................................................25 3.4 Thu thập và xử lý dữ liệu .................................................................................33 3.4.1 Thu thập và xử lý dữ liệu định tính ...........................................................33 3.4.2 Thu thập và xử lý dữ liệu định lượng ........................................................34 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................................... 38 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................... 39 4.1 Kết quả phỏng vấn chuyên gia.........................................................................39 4.2 Thống kê nghiên cứu .......................................................................................39 4.2.1 Thống kê mẫu nghiên cứu theo giới tính ..................................................39 4.2.2 Thống kê mẫu nghiên cứu theo tu i ..........................................................40 4.2.3 Thống kê mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn ......................................40 4.2.4 Thống kê mẫu nghiên cứu theo ngành học................................................41 4.2.5 Thống kê mẫu nghiên cứu theo thâm niên tham gia TTCK ......................41 4.2.6 Thống kê mẫu nghiên cứu theo số tiền đầu tư ..........................................42
  6. 4.2.7 Thống kê mẫu nghiên cứu theo mục đích đầu tư ......................................42 4.3 Đánh giá thang đo các biến bằng Cronbach's Alpha .......................................43 4.4 Phân tích yếu tố khám phá (EFA)....................................................................48 4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...............................52 4.5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..........................................................52 4.5.2 Phân tích phư ng sai (ANOVA) của mô hình hồi quy .............................53 4.5.3 Kiểm tra giả định về phân phối phần dư chuẩn hóa ..................................53 4.5.4 Kiểm tra độ phân tán của phần dư .............................................................54 4.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK VN ..............................................................................................................55 4.7 Kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm khảo sát ........................................57 4.7.1 Theo giới tính ............................................................................................57 4.7.2 Theo các đặc điểm khác ............................................................................58 4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu:.........................................................................59 Kết luận chƣơng 4 .................................................................................................................... 62 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 63 5.1 Kết luận vấn đề nghiên cứu .............................................................................63 5.2 Đóng góp của nghiên cứu: ...............................................................................64 5.3 Kiến nghị..........................................................................................................65 5.3.1 Đối với nhà đầu tư cá nhân........................................................................65 5.3.2 Đối với các doanh nghiệp niêm yết ...........................................................65 5.3.3 Đối với Ủy ban chứng khoán nhà nước ....................................................66 5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................67 Kết luận chƣơng 5 .................................................................................................................... 67 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................................. 68 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU ảng 1. 1: T ng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu .......12 Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................24 Bảng 3.2: Thang đo Likert 5 bậc ...............................................................................25 Bảng 3.3: Thang đo biến phụ thuộc “Quyết định của nhà đầu tư cá nhân” ..............26 Bảng 3.4: Thang đo biến “Thông tin tài chính từ BCTC và Tỉ số tài chính” ...........27 Bảng 3.5: Thang đo biến “Thông tin tài chính về giá CK và chính sách của DN” ..28 Bảng 3.6: Thang đo biến “Thời điểm công bố thông tin tài chính” ..........................29 Bảng 3.7: Thang đo biến “Cách thức công bố thông tin tài chính” ..........................30 Bảng 3.8: Thang đo biến “Niềm tin đối với thông tin tài chính” ..............................30 Bảng 3.9: Thang đo biến “Đặc điểm của nhà đầu tư”...............................................32 Bảng 3.10: Danh sách chuyên gia phỏng vấn ...........................................................33 Bảng 4.1: Thống kê mô tả theo giới tính ..................................................................39 Bảng 4.2: Thống kê mô tả theo tu i ..........................................................................40 Bảng 4.3 Thống kê theo trình độ học vấn .................................................................40 Bảng 4.4: Thống kê mô tả theo ngành học ...............................................................41 Bảng 4.5: Thống kê mô tả theo thâm niên tham gia TTCK ......................................41 Bảng 4.6: Thống kê mô tả theo vốn đầu tư ...............................................................42 Bảng 4.7: Thống kê mô tả theo mục đích đầu tư ......................................................42 Bảng 4.8: Kiểm định thang đo FIST .........................................................................43 Bảng 4.9: Kiểm định thang đo FIN ...........................................................................44 Bảng 4.10: Kiểm định thang đo TIME .....................................................................45 Bảng 4.11: Kiểm định thang đo MET .......................................................................45 Bảng 4.12: Kiểm định thang đo TRU .......................................................................46 Bảng 4.13: Kiểm định thang đo DEC .......................................................................47 Bảng 4.14: Kiểm định KMO, artlett thang đo “Quyết định của nhà đầu tư” .........48 Bảng 4.15: Phư ng sai trích các yếu tố ảnh hưởng đến “Quyết định của nhà đầu tư” ...................................................................................................................................49 Bảng 4.16: Phân tích EFA thang đo các yếu tố “Quyết định của nhà đầu tư” .........50 Bảng 4.17: Phân tích tư ng quan giữa các biến trong mô hình ................................51 Bảng 4.18: Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình .............................................52 Bảng 4.19: Phân tích phư ng sai (Anova) mô hình hồi quy.....................................53 Bảng 4.20: Các thông số của mô hình hồi quy bội ...................................................55 Bảng 4.21: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .....................................................56 Bảng 4.22: Kiểm định sự khác biệt theo giới tính (Oneway) ...................................57 Bảng 4.23: Kiểm định sự khác biệt theo giới tính (Anova) ......................................58
  8. Bảng 4.24: Kiểm định sự khác biệt đặc điểm khác (Anova) ....................................58 Bảng 4.25: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ...............................................59
  9. DANH MỤC HÌNH & ĐỒ THỊ Hình 1. 1 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) .............................................17 Hình 1. 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................22 Hình 4.1: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Histogram ....................................54 Hình 4.2: Biểu đồ P-P Plot ........................................................................................54 Hình 4.3: iểu đồ Scatterplot ....................................................................................55 Hình 4.4: Kết quả nghiên cứu từ mô hình .................................................................57
  10. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT BGĐ: an giám đốc BTC: Bộ Tài Chính BCTC: Báo cáo tài chính CĐKT: Cân đối kế toán CBTT: Công bố thông tin CP: C phiếu CTNY: Công ty niêm yết DN: Doanh nghiệp NĐT: Nhà đầu tư HĐQT: Hội đồng quản trị KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh LCTT: Lưu chuyển tiền tệ PV: Phỏng vấn SXKD: Sản xuất kinh doanh TTCK: Thị trường chứng khoán TTTC: Thông tin tài chính TRA: Theory of Reasoned Action VN: Việt Nam
  11. TÓM TẮT Trong đầu tư chứng khoán nguồn thông tin tài chính đóng vai trò cần thiết trong việc đưa ra quyết định đầu tư của một t chức hoặc nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. Liệu rằng những thông tin trên báo cáo tài chính được các công ty công bố trên thị trường sẽ tác động như thế nào đến việc ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Và đó là lý do tôi chọn đề tài “Thông tin tài chính của các công ty niêm yết tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu nhằm có thể đưa ra những yếu tố có thể tác động tích cực đến quyết định của nhà đầu tư trên thị trường và từ đó giúp các nhà đầu tư sử dụng thông tin tài chính được công bố trên thị trường một cách hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư đến mức thấp nhất. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá sự ảnh hưởng của nguồn thông tin tài chính đến quyết định của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam. Tác giả đã phát 250 phiếu khảo sát trong đó có 210 phiếu hợp lệ. Với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20, kết quả nghiên cứu cho thấy cách thức công bố thông tin tài chính tác động nhiều nhất đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam, kế đến là niềm tin đối với TTTC công bố; TTTC về giá và chính sách của doanh nghiệp; TTTC Công bố trên BCTC cuối cùng là Thời điểm công bố TTTC. Từ khóa: nhà đầu tư cá nhân, thị trường chứng khoán Việt Nam, thông tin tài chính, quyết định của nhà đầu tư cá nhân.
  12. ABSTRACT In securities investment financial information plays an essential role in making investment decisions of an organization or individual investor in the stock market. Whether the information on financial statements published by companies on the market will affect the decision making of individual investors on Vietnam's stock market. And that is why I chose the topic "Financial information of listed companies affecting the decision of individual investors in vietnam‟s stock market " to study in order to bring out the factors can positively influence investors' decisions in the market and thereby help investors to use financial information published in the market effectively and minimize investment risks. In this study, the author uses a 5-level Likert scale to evaluate the influence of financial information sources on investor decisions in Vietnam stock market. The author has distributed 250 questionnaires including 210 valid votes. With the help of SPSS 20 software, The research results show that the way financial information is published affects the decisions of individual investors on the Vietnamese stock market, the next is investor confidence in published financial information; Financial information on pricing and policies of the business; Financial information Published on financial statements; The last is the time to publish financial information. Key words: individual investors, Vietnam stock market, financial information, decision of individual investors.
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây ngoài những kênh đầu tư khá là an toàn và ít rủi ro như gửi tiết kiệm ngân hàng, trái phiếu…thì một kênh đầu tư khác được những nhà đầu tư cá nhân Việt Nam quan tâm là thị trường chứng khoán. Đầu tư chứng khoán là kênh đầu tư có lợi nhuận khá tốt, tuy nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro. Rủi ro về lừa đảo trên thị trường, rủi ro về hoạt động công ty, rủi ro về khả năng quản lý danh mục đầu tư…bên cạnh đó rủi ro về thông tin đặc biệt là thông tin tài chính là vấn đề n i cộm trong thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Trong đầu tư chứng khoán nguồn thông tin tài chính đóng vai trò rất quan trọng và có thể thấy rằng những thông tin tài chính hiệu quả thì rất cần thiết trong việc đưa ra quyết định đầu tư của một t chức hoặc nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán (Remi, 2004). Trước khi đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán nhà đầu tư thông thường sẽ tìm hiểu về công ty mà mình sẽ đầu tư thông qua các thông tin tài chính và các thông tin hỗ trợ khác như: loại hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh, c đông công ty, trình độ của nhà quản lý… Các quyết định đầu tư hợp lý được đưa ra dựa trên một số công cụ phân tích có sẵn để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của các công ty được tiết lộ trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (Ezeamama, 2010). Từ những nguồn thông tin t ng hợp được các nhà đầu tư sẽ ra quyết định có nên đầu tư vào công ty hay không và bên cạnh đó nếu nguồn thông tin thu thập được không chính xác thì có thể dẫn đến những quyết sai lầm của nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định. Đối với những nhà đầu tư cá nhân trên thị trường rất khó để biết thực sự tình hình kinh doanh của công ty và đó cũng là một sự thua thiệt đối với những nhà đầu tư cá nhân không có nguồn thông tin nội bộ công ty, ngoài những thông tin trên báo cáo tài chính và những thông tin tài chính khác được công bố rộng rãi trên thị trường. Một nghiên cứu cho rằng báo cáo tài chính cần được giải thích bằng việc sử dụng các mục riêng lẻ trong báo cáo tài chính hoặc dùng các chỉ số tài chính để giúp nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng h n (Remi, 2004). Vậy liệu rằng những thông tin trên báo cáo tài chính
  14. 2 được các công ty công bố trên thị trường sẽ tác động như thế nào đến việc ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán VN. Qua t ng quan các nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính của các công ty niêm yết và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán không còn gì xa lạ qua những bài nghiên cứu liên quan đến CTC và nhà đầu tư. Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể thể hiện niềm tin về thông tin tài chính tác động đến quyết định của nhà đầu tư và cũng như nhận thức của nhà đầu tư đối với những thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK. Do đó rất cần thiết để nghiên cứu những vấn đề trên. Luận văn được thực hiện với mong muốn tìm ra mối quan hệ giữa thông tin tài chính và quyết định của nhà đầu tư để từ đó giúp các nhà đầu tư có niềm tin và nhận thức rõ h n các phân tích và nhận định của mình khi đọc báo cáo tài chính. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm giúp cho các nhà đầu tư sử dụng những thông tin tài chính hiệu quả h n và hữu ích trong quá trình đầu tư của mình. Và đó là lý do tôi chọn đề tài “Thông tin tài chính của các công ty niêm yết tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu nhằm có thể đưa ra những yếu tố có thể tác động tích cực đến quyết định của nhà đầu tư trên thị trường và từ đó giúp các nhà đầu tư sử dụng thông tin tài chính được các công ty niêm yết công bố trên thị trường một cách hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư đến mức thấp nhất. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Từ việc nghiên cứu sự tác động 1 chiều của thông tin tài chính đến hành vi ra quyết định của nhà đầu tư để từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao tính hữu ích khi sử dụng thông tin tài chính và giúp nhà đầu tư cá nhân dễ dàng tiếp cận thị trường, đưa ra quyết định đúng đắn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư của mình. Để thực hiện mục tiêu này, nghiên cứu lần lượt đi vào mục tiêu cụ thể như sau:  Xác định các yếu tố thông tin tài chính tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam.
  15. 3  Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thông tin tài chính tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài cần giải quyết những câu hỏi sau: (1) Các yếu tố thông tin tài chính nào tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam? (2) Mức độ của các yếu tố thông tin tài chính tác động như thế nào đến nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu cuả đề tài này là hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành điều tra khảo sát những nhà đầu tư cá nhân trên thị trường Việt Nam. Mẫu dữ liệu sử dụng để nghiên cứu là 250 bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến cho các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.  Các nhà đầu tư được lựa chọn ngẫu nhiên từ t ng thể điều tra là tất cả nhà đầu tư chứng khoán là cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.  Thông tin tài chính trong bài nghiên cứu của tác giả cụ thể là thông tin tài chính từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các công ty niêm yết được công bố rộng rãi trên thị trường chứng khoán.  Khách thể nghiên cứu: những nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Phƣơng ph p nghi n cứu Luận văn sử dụng phư ng pháp hỗn hợp: phư ng pháp định tính kết hợp với định lượng.
  16. 4 Phương pháp nghiên cứu định tính: Kế thừa và phát triển từ những nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và xây dựng thang đo nháp sau đó thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia để giúp tác giả khám phá, điều chỉnh biến quan sát dùng để đo lường những yếu tố tố thông tin tài chính tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam. Thông tin thu thập được từ nghiên cứu định tính là c sở để điều chỉnh thang đo và thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả tiến hành khảo sát thực tế qua bảng câu hỏi khảo sát bằng thang đo Likert 5 mức độ. Phiếu khảo sát được phát ra 250 nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sử dụng phần mềm SPSS 20 để hỗ trợ xử lý dữ liệu nghiên cứu. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy để xác định nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố. 5. Tính mới và đóng góp của luận văn Kế thừa nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thuý Hằng (2016), luận văn góp phần b sung vào mô hình xác định các nhân tố TTTC của công ty niêm yết tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam với một nhân tố mới là niềm tin đối với những TTTC của các công ty niêm yết dựa trên Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được hiệu chỉnh mở rộng từ đầu những năm 70 bởi Ajzen và Fishbei. Bên cạnh đó, luận văn còn có ý nghĩa kiểm định lại kết quả của một vài yếu tố trong mô hình của nghiên cứu trước đây. Trên c sở kết quả thu được, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp giúp cho nhà đầu tư sử dụng TTTC một cách hiệu quả và dễ dàng tiếp cận h n nhằm hỗ trợ cho nhà đầu tư cá nhân đưa ra quyết định mua, bán, nắm giữ…của mình với mức độ rủi ro thấp nhất có thể. 6. Cấu trúc của luận văn Đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chư ng như sau:
  17. 5 Chƣơng 1: Tổng quan những nghiên cứu li n quan đến đề tài Trình bày tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài được công bố trong và ngoài nước. Từ đó xác định khe h ng nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trình bày về một số định nghĩa, khái niệm, lý thuyết liên quan đến thông tin tài chính và quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK. Từ đó tác giả xác định và đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến. Chƣơng 3: Phƣơng ph p nghi n cứu Chư ng này đề cập và mô tả chi tiết về việc thiết kế bảng câu hỏi, quy trình nghiên cứu, phư ng pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu và phư ng pháp xử lý dữ liệu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của thông tin tài chính đối với quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK. Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị Tóm tắt đưa ra các kiến nghị trên c sở kết quả nghiên cứu được trình bày ở chư ng 4 nhằm gia tăng tính hữu ích của thông tin tài chính đối với nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó đưa ra những kiến nghị giúp các nhà đầu tư sử dụng thông tin tài chính hữu dụng để giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư.
  18. 6 CHƢƠNG 1: CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài Nhóm tác giả A.Hassan, Al-Tamimi (2006) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân: Một nghiên cứu thực nghiệm về thị trường tài chính các Tiểu Vư ng Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)”. ài viết xác định 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư UAE là: Hình ảnh của Doanh nghiệp; Thông tin kế toán của Doanh nghiệp; Thông tin trung lập; Ý kiến từ các nhà tư vấn; Nhu cầu tài chính cá nhân. Để có câu trả lời cho mục tiêu trên nhóm tác giả phát 350 phiếu khảo sát ngẫu nhiên cho 350 nhà đầu tư cá nhân ở cả Thị trường tài chính Dubai và Thị trường chứng khoán Abu Dhabi. Có 343 nhà đầu tư phản hồi trong đó có 203 phản hồi từ Thị trường tài chính Dubai và 140 phản hồi từ Thị trường chứng khoán Abu Dhabi. Bảng câu hỏi được phát triển bao gồm 34 biến quan sát trong đó biến độc lập hình ảnh của Doanh nghiệp có 10 biến quan sát, biến độc lập thông tin kế toán của Doanh nghiệp có 7 biến quan sát, biến độc lập thông tin trung lập có 7 biến quan sát, biến độc lập ý kiến từ các nhà tư vấn có 4 biến quan sát và biến độc lập nhu cầu tài chính cá nhân có 6 biến quan sát. Những người được hỏi được yêu cầu cho biết mức độ thỏa thuận của họ với từng biến quan sát theo thang đo Likert bảy điểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thông tin tài chính ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi nhà đầu tư gồm các yếu tố: thu nhập mong đợi, tính thanh khoản của chứng khoán, diễn biến trong quá khứ của chứng khoán, tình trạng báo cáo tài chính, việc chi trả c tức và c tức mong đợi. Theo sau là mức độ ảnh hưởng đến nhà đầu tư giảm dần: Hình ảnh của Doanh nghiệp; Thông tin trung lập; Ý kiến của nhà tư vấn và cuối cùng là nhu cầu tài chính cá nhân là ít ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư. Nhóm tác giả Abdulrahman Al-Razeen & Yusuf Karbhari (2007) nghiên cứu về “Một nghiên cứu thực nghiệm vào tầm quan trọng, việc sử dụng và tính kỹ thuật của báo cáo thư ng niên ở Ả Rập Saudi”. Mục đích của nghiên cứu này là để đo lường tầm quan trọng của báo cáo thường niên (Báo cáo của hội đồng quản trị, báo cáo của kiểm toán viên, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thu nhập giữ lại, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) của công ty tại Ả Rập Saudi. Mẫu của tác giả bao gồm năm nhóm người
  19. 7 dùng chính: nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư t chức, chủ nợ, quan chức chính phủ và nhà phân tích tài chính. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ trong đó 1 là “không quan trọng” và 5 là “rất quan trọng”, những người được hỏi được yêu cầu xếp hạng các báo cáo khác nhau trong báo cáo thường niên của công ty và đánh giá tầm quan trọng của loại báo cáo đó đối với quyết định đầu tư của họ. Có 636 bảng câu hỏi được phân phối cho năm nhóm trong mẫu của tác giả và có 303 phản hồi có thể sử dụng được, trong đó có 116 bảng câu hỏi được trả lại bởi các nhà đầu tư cá nhân tuyên bố rằng họ đã đọc báo cáo thường niên trước khi đưa ra quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo kiểm toán là phần quan trọng nhất trong báo cáo thường niên ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư cá nhân cũng như 4 nhóm người dùng còn lại. Nhóm nhà đầu tư cá nhân cho rằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ ít quan trọng trong quyết định của họ và các nhà đầu tư cá nhân chỉ ra rằng phần lớn các báo cáo thư ng niên là khá phức tạp, khó hiểu, một báo cáo đ n giản h n sẽ có lợi cho các nhà đầu tư cá nhân. Theo nghiên cứu của Lawrence, A (2013) trong bài “Nhà đầu tư cá nhân và công khai tài chính” sử dụng dữ liệu chi tiết của các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Mỹ từ những năm 90 nói về vấn đề liệu các nhà đầu tư cá nhân có được hưởng lợi từ các công bố tài chính của doanh nghiệp rõ ràng và súc tích hay không, và nói chung h n, liệu các hoạt động công bố thông tin của công ty được cải thiện có mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư cá nhân hay không. ài viết đặc biệt xem xét liệu c phần của các nhà đầu tư cá nhân có tăng lên khi các công ty công bố tài chính rõ ràng và súc tích hay không và liệu các đặc điểm cá nhân và công khai tài chính có ảnh hưởng đến quyết định mua c phiếu của nhà đầu tư cá nhân hay không. ài viết cũng điều tra xem hiệu suất đầu tư của các cá nhân có tăng lên trong khi các công ty công bố tài chính rõ ràng và súc tích h n không. Lawrence, A (2013) đã chỉ ra rằng quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân đang gia tăng khi các công ty công bố tài chính rõ ràng và súc tích h n; tuy nhiên, các mối quan hệ này ít rõ ràng h n đối với giao dịch tần suất cao của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK. Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên liên quan đến kinh nghiệm
  20. 8 của các nhà đầu tư cá nhân và lợi nhuận của họ đối với chất lượng công bố tài chính của các công ty và cho thấy cách sử dụng công khai tài chính của cá nhân thay đ i theo đặc điểm cá nhân của họ. Nhóm tác giả Anaja Blessing & Emmanuel E. Onoja, (2015) nghiên cứu về “Vai trò của báo cáo tài chính đối với việc đưa ra quyết định đầu tư, cụ thể về một trường hợp của ngân hàng United Bank for Africa PLC tại Nigeria”. ài nghiên cứu này được thực hiện để xác định rõ h n vai trò của báo cáo tài chính, bằng cách sử dụng dữ liệu thứ cấp từ h n 10 năm qua của ngân hàng này. Từ số liệu thống kê mô tả và phân tích của tỷ lệ phần trăm được sử dụng để xác minh bảng câu hỏi được thu thập thông qua phư ng pháp khảo sát; kết quả cho thấy rằng một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của việc quản lý đối với các nhà đầu tư là đưa ra một báo cáo tài chính tiêu chuẩn, được đánh giá và xác thực bởi một kiểm toán viên đủ điều kiện hoặc một chuyên gia tài chính. Bài viết trên cũng cho thấy rằng nhà đầu tư nên thật sự hiểu rõ về báo cáo tài chính trước khi tiến hành thực hiện việc đầu tư. Mặt khác, phân tích cũng chỉ ra rằng các nhà đầu tư thường phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy của kiểm toán viên hay chuyên gia tài chính, cũng như việc phê duyệt báo cáo tài chính trong việc ra quyết định đầu tư, cũng như việc báo cáo tài chính được công bố là rất quan trọng trong việc ra quyết định của nhà đầu tư. Do đó, kết luận của bài nghiên cứu trên cho rằng, đề nghị nên duy trì sự quan tâm và thẩm định đầy đủ trong việc chuẩn bị của báo cáo tài chính để tránh các quyết định đầu tư bị lỗi, thiếu sót… có thể dẫn đến mất tiền và các tranh chấp có thể xảy ra. Nghiên cứu cũng đã đưa ra các khuyến nghị phù hợp khác phát sinh thêm từ những lập luận, thông tin được tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu. Nhóm tác giả Al-Theebeh, Jodeh, Mahmood, & Khaled (2018) nghiên cứu về “Tác động của việc công bố kế toán tự nguyện trong các báo cáo tài chính để hợp lý hóa các quyết định của nhà đầu tư trong các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Amman”. ài nghiên cứu này xác định hiệu quả của việc công bố kế toán tự nguyện trong các báo cáo tài chính về việc hợp lý hóa các quyết định của các nhà đầu tư trong các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2