intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của việt nam với một số nước: kiểm định hiệu ứng lý thuyết đường cong J giai đoạn 2000-2012

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình VECM để phân tích các biến chuỗi gốc không dừng khi xem xét tác động của tỷ giá (là yếu tố chính) cũng như GDP thực của Việt Nam và GDP thực của 5 đối tác thương mại lớn bao gồm: Mĩ, EU, Hàn Quốc, Nhật và Trung Quốc lên cán cân thương mại trong giai đoạn từ 2000 đến 2012. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của việt nam với một số nước: kiểm định hiệu ứng lý thuyết đường cong J giai đoạn 2000-2012

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ NGUYỄN THƢƠNG TÍN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƢỚC: KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG LÝ THUYẾT ĐƢỜNG CONG J GIAI ĐOẠN 2000-2012 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP.Hồ Chí Minh-Năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam với một số nước: kiểm định hiệu ứng lý thuyết đường cong J giai đoạn 2000-2012 ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều có ghi nguồn gốc và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP.HCM, tháng 09 năm 2013 TÁC GIẢ Nguyễn Thương Tín
  3. MỤC LỤC Tóm lược.............................................................................................................................. 1 1. Giới thiệu ..................................................................................................................... 2 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về hiệu ứng đường cong J................................ 4 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 20 3.1 Mô hình .............................................................................................................. 20 3.2 Phương pháp hồi quy ......................................................................................... 22 3.3 Dữ liệu ................................................................................................................ 23 4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu ......................................................................... 26 4.1 Kiểm định tính dừng........................................................................................... 26 4.2 Xác định độ trễ tối ưu ......................................................................................... 29 4.3 Xác định số mối quan hệ đồng liên kết .............................................................. 32 4.4 Kết quả chạy hồi qui VECM .............................................................................. 34 4.5 Phân tích hàm phản ứng đẩy tổng quát .............................................................. 43 4.6 Phân rã phương sai ............................................................................................. 48 5. Kết luận ..................................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2: Tổng hợp các nghiên cứu về hiệu ứng đường cong J. ......................................... 15 Bảng 3: Tổng hợp dữ liệu .................................................................................................. 25 Bảng 4.1.1: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi gốc ....................................................... 26 Bảng 4.1.2: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi sai phân bậc nhất ................................. 28 Bảng 4.2.1: Kiểm định độ trễ tối ưu trường hợp của Mĩ ................................................... 29 Bảng 4.2.2: Kiểm định độ trễ tối ưu trường hợp của EU .................................................. 30 Bảng 4.2.3: Kiểm định độ trễ tối ưu trường hợp của Hàn Quốc ....................................... 30 Bảng 4.2.4: Kiểm định độ trễ tối ưu trường hợp của Nhật ................................................ 31 Bảng 4.2.5: Kiểm định độ trễ tối ưu trường hợp của Trung Quốc .................................... 31 Bảng 4.3: Kiểm định đồng liên kết .................................................................................... 32 Bảng 4.4.1: Kết quả mô hình VECM trường hợp của Mĩ ................................................. 34 Bảng 4.4.2: Kết quả mô hình VECM trường hợp của EU ................................................ 35 Bảng 4.4.3: Kết quả mô hình VECM trường hợp của Hàn Quốc ..................................... 36 Bảng 4.4.4: Kết quả mô hình VECM trường hợp của Nhật .............................................. 37 Bảng 4.4.5: Kết quả mô hình VECM trường hợp của Trung Quốc .................................. 38 Bảng 4.4.6: Kết quả chạy hồi quy VECM ......................................................................... 40 Bảng 4.5: Hàm phản ứng đẩy của cán cân thương mại sau cú sốc về tỷ giá ..................... 45 Bảng 4.6.1: Hàm phân rã phương sai của cán cân thương mại trường hợp của Mĩ .......... 49 Bảng 4.6.2: Hàm phân rã phương sai của cán cân thương mại trường hợp của EU ......... 50 Bảng 4.6.3: Hàm phân rã phương sai của cán cân thương mại trường hợp của Hàn Quốc .. ................................................................................................................................... 51 Bảng 4.6.4: Hàm phân rã phương sai của cán cân thương mại trường hợp của Nhật ....... 52 Bảng 4.6.5: Hàm phân rã phương sai của cán cân thương mại trường hợp của Trung Quốc ................................................................................................................................... 53 Bảng 4.6.6: Phân rã phương sai biến cán cân thương mại ................................................ 55
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Cung và cầu ngoại hối ....................................................................................... 10 Hình 2.2: Hiệu ứng đường cong J ..................................................................................... 11 Hình 4.5: Hàm phản ứng đẩy của cán cân thương mại dưới tác động của tỷ giá.............. 46
  6. 1 Tóm lƣợc Tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại là một vấn đề không chỉ các nhà nghiên cứu mà cả các nhà điều hành chính sách đều rất quan tâm. Đặc biệt phản ứng của cán cân thương mại trước cú sốc của tỷ giá trong ngắn hạn mà được lý thuyết hóa bằng hiệu ứng đường cong J là một vấn đề thực nghiệm mở đã và đang được nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù vậy ở Việt Nam vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, đa phần các nghiên cứu chỉ đề cập đến mối quan hệ dài hạn mà bỏ qua phản ứng ngắn hạn của tỷ giá lên cán cân thương mại. Để hoàn thiện thêm cho việc nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng đường cong J ở Việt Nam, bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình VECM để phân tích các biến chuỗi gốc không dừng khi xem xét tác động của tỷ giá (là yếu tố chính) cũng như GDP thực của Việt Nam và GDP thực của 5 đối tác thương mại lớn bao gồm: Mĩ, EU, Hàn Quốc, Nhật và Trung Quốc lên cán cân thương mại trong giai đoạn từ 2000 đến 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa tỷ giá thực song phương cũng như GDP thực với cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với các nước trong dài hạn. Hàm phản ứng đẩy tổng quát xác nhận bằng chứng về mẫu hình đường cong J giữa cán cân thương mại song phương của Việt Nam với chỉ Hàn Quốc. Ngoài ra, việc tăng GDP của Việt Nam làm cho cán cân thương mại với Nhật và Trung Quốc thặng dư, trái lại việc tăng GDP của Nhật và Trung Quốc lại làm thâm hụt cán cân thương mại. Điều này ngụ ý rằng một chính sách quan trọng trong việc điều hành để tăng trưởng kinh tế làm thặng dư cán cân thương mại đó là tập trung vào mảng sản xuất thay thế hàng hóa nhập khẩu. Cuối cùng, hàm phân rã phương sai cho thấy đối với mỗi nước thì tỷ trọng tác động của từng yếu tố lên cán cân thương mại là khác nhau nên việc điều chỉnh tỷ giá cần xem xét với nhiều yếu tố khác và tùy theo mục tiêu cũng như đối tác lựa chọn mà có công cụ điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
  7. 2 1. Giới thiệu Vai trò của việc tăng tỷ giá (giảm giá đồng nội tệ) lên cán cân thương mại đã được nghiên cứu ở một số nền kinh tế, Rose và Yellen (1989) cho thấy rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại thay đổi qua thời gian, và có thể chia thành hai loại, đó là quan hệ trong ngắn hạn và quan hệ trong dài hạn. Cũng như bị tác động của hai hiệu ứng là hiệu ứng giá cả (price effect) và hiệu ứng khối lượng (volume effect). Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá tăng làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng. Cán cân thương mại xấu đi hay được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng cái nào trội hơn. Nếu như trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả trội hơn làm cho cán cân thương mại thâm hụt và sau đó cải thiện dần nhờ hiệu ứng khối lượng thì ta nói cán cân thương mại phản ứng với biến động của tỷ giá theo mẫu hình đường cong J. Tất nhiên đây chỉ là lý thuyết còn thực tế thì cán cân thương mại sẽ phản ứng như thế nào với cú sốc về tỷ giá? đó là một vấn đề nghiên cứu thực nghiệm đã và đang được các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách ở các nước quan tâm. Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ, mức tỷ giá hiện nay có phù hợp đối với nền kinh tế Việt Nam hay chưa? Mục tiêu nào cho chính sách về tỷ giá. Có ý kiến cho rằng, NHNN nên phá giá tiền đồng để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu bởi vì họ cho rằng tăng trưởng kinh tế có thể được kích thích thông qua kênh xuất khẩu ròng. Tuy nhiên, những thảo luận này thường không dựa trên những bằng chứng thực nghiệm và có xu hướng nhấn mạnh vai trò giảm giá VND so với USD chứ không phải bởi nhiều loại tiền tệ khác. Điều này đã hình thành nên ý tưởng cho bài nghiên cứu bằng việc sử dụng chuỗi dữ liệu vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2012 tác giả sẽ điều tra bằng chứng thực nghiệm giữa Việt Nam và 5 đối tác thương mại: Mĩ,
  8. 3 khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro area), Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản1 sử dụng mô hình VECM kết hợp với hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai để xem liệu việc tăng tỷ giá thực có thể cải thiện cán cân thương mại hay làm cho nó tệ hơn cũng như có dẫn đến hiện tượng đường cong J khi cán cân thương mại thâm hụt trong ngắn hạn và được bù đắp cải thiện trong dài hạn. Ngoài yếu tố chính là tỷ giá, tác giả cũng đưa thêm vào hai biến số GDP thực của Việt Nam và GDP thực của 5 đối tác thương mại trên để xem xét tác động của nó đến cán cân thương mại. Như vậy, mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn này đó là giúp trả lời được các câu hỏi sau đây: - Có tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại song phương của Việt Nam với các đối tác thương mại lớn hay không? - Nếu có mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại thì liệu trước cú sốc của tỷ giá thì cán cân thương mại có phản ứng theo đúng mẫu hình đường cong J hay không? - Và cuối cùng đó là ngoài yếu tố tỷ giá thì GDP trong nước với GDP nước ngoài có tác động đến cán cân thương mại song phương hay không? Phần tiếp theo của bài nghiên cứu sẽ được cấu trúc như sau: Phần 2 sẽ thảo luận một số nghiên cứu trước đây về vấn đề hiệu ứng đường cong J. Phần 3 sẽ là mô hình, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu. Phần 4 sẽ đi sâu vào nội dung chính là các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đạt được. Cuối cùng, phần 5 sẽ trình bày những kết luận từ kết quả nghiên cứu đồng thời đưa ra đề xuất và hướng nghiên cứu tiếp theo. 1 Việc lựa chọn 5 đối tác thương mại này để nghiên cứu dựa trên đóng góp tương đối lớn tỷ trọng thương mại xuất nhập khẩu của 5 đối tác này trong cán cân thương mại của Việt Nam năm 2012.
  9. 4 2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về hiệu ứng đƣờng cong J Trước khi xem xét các nghiên cứu về hiệu ứng đường cong J tác giả sẽ điểm sơ qua một vài nét về cán cân thương mại cũng như các yếu tố có thể tác động gây ảnh hưởng lên cán cân thương mại, đặc biệt là yếu tố tỷ giá để từ đó chúng ta mới thấy được tính phù hợp cũng như những khác biệt của các bằng chứng thực nghiệm so với nền tảng lý thuyết.  Cán cân thƣơng mại Cán cân thương mại là một thành phần chủ yếu trong cán cân vãng lai (bao gồm cán cân thương mại, cán cân dịch vụ và chuyển nhượng đơn phương). Cán cân thương mại ghi lại các hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Chênh lệnh giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa gọi là giá trị xuất khẩu ròng. Xuất khẩu ròng còn thể hiện chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước. Cán cân thương mại thặng dư khi xuất khẩu ròng mang dấu dương, thể hiện giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu, ngược lại là thâm hụt thương mại. Ta có: TB = X – M Trong đó: TB là cán cân thương mại. X là giá trị xuất khẩu. M là giá trị nhập khẩu. Cán cân thương mại thăng dư khi (X – M) > 0; ngược lại, cán cân thương mại thâm hụt khi (X – M) < 0.  Các nhân tố ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại: Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP)
  10. 5 + Ảnh hưởng của GDP trong nước: Nếu mức thu nhập trong nước( thu nhập quốc dân) tăng theo tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) tăng làm gia tăng mức tiêu thụ hàng hóa. Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài. Vì vậy, GDP tăng đã làm nhập khẩu có xu hướng tăng. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên là phần của GDP tăng thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ngoài ra GDP gia tăng còn thể hiện năng lực sản xuất tăng vì vậy có thể tạo ra các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. + Ảnh hưởng của GDP nước ngoài: Ngược lại với nước ngoài việc tăng GDP thể hiện thu nhập thực tế ( đã điều chỉnh lạm phát) tăng vì vậy làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ trong nước vì vậy làm thặng dư cán cân thương mại trong nước. Tuy nhiên, GDP nước ngoài tăng cũng thể hiện năng lực sản xuất ở nước ngoài gia tăng vì vậy mà gia tăng sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu từ trong nước hay có thể nhập khẩu hàng hóa từ chính các nước khác có sản phẩm tương đồng với trong nước nên làm giảm lượng xuất khẩu từ trong nước và làm thâm hụt cán cân thương mại trong nước. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồng tiền của các nước khác, cán cân thương mại của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác không đổi. Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên mắc hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Kết quả là nhu cầu các hàng hóa đó sẽ giảm. Ngược lại, việc giảm giá đồng nội tệ (đồng nội tệ được định giá thấp) có thể giúp cải thiện cán cân thương mại. Đứng trên khía cạnh của nhà xuất khẩu, đồng nội tệ giảm giá làm hàng nội rẻ tương đối so với hàng ngoại. Ngược lại, đối với nhà nhập
  11. 6 khẩu, nội tệ giảm giá làm giá cả hàng hóa nhập khẩu đắt tương đối so với hàng nội. Điều này gây khó khăn cho hàng hoá nước ngoài trên thị trường nội địa và là lợi thế cho hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng tăng. Từ việc phân tích trên, chúng ta thấy rằng tỷ giá hối đoái (đã được điều chỉnh theo chênh lệnh lạm phát giữa hai quốc gia) có mối quan hệ nghịch biến với cán cân thương mại, hay nói cách khác cán cân thương mại dương khi tỷ giá tăng( đồng nội tệ mất giá) và cán cân thương mại âm khi tỷ giá giảm( đồng nội tệ tăng giá). Ảnh hưởng của lạm phát Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một nước thông qua việc làm tăng hay giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia. Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với quốc gia khác có quan hệ mậu dịch thì cán cân thương mại của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác không đổi. Khi lạm phát trong nước tăng mạnh hơn lạm phát nước ngoài, làm cho người tiêu dùng trong nước sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa nước ngoài do giá hàng hóa nước ngoài rẻ hơn làm nhập khẩu tăng, dẫn đến cầu ngoại tệ tăng làm đồng ngoại tệ tăng giá. Tiếp nữa, giá trong nước cao cũng làm giảm nhu cầu tiêu dùng của nước ngoài đối hàng trong nước (giảm xuất khẩu), làm cho lượng cung ngoại tệ giảm và làm tăng giá đồng ngoại tệ. Hai tác động này sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ hay nói cách khác là đồng tiền của nước có lạm phát cao đã bị giảm giá để bù lại mức chênh lệch lạm phát, từ đó không làm tăng nhu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu chính phủ can thiệp làm tăng tỷ giá( giảm giá đồng nội tệ) cao hơn tốc độ tăng lạm phát trong nước so với nước ngoài thì hàng hóa trong nước sẽ có giá rẻ hơn giá nước ngoài và khi đó ta gọi đồng nội tệ được định giá thấp, cán cân thương mại được cải thiện. Ngược lại, việc tăng tỷ giá không bù đủ tốc độ tăng lạm phát thì đồng nội tệ sẽ bị định giá cao và cán cân thương mại trở nên xấu hơn.
  12. 7 Ảnh hưởng của các biện pháp của chính phủ Các biện pháp của chính phủ có thể ảnh hưởng đến cán cân thương mại bao gồm chính sách thuế bảo hộ hàng hóa trong nước . Chính phủ có thể tăng thuế hàng nhập khẩu để tăng giá hàng hóa nhập khẩu làm cho hàng hóa nhập khẩu ít cạnh tranh hơn với hàng hóa trong nước. Hoặc là đưa ra các yêu cầu về chất lượng sản phẩm nhập khẩu hoặc là các đạo luật chống bán phá giá….để hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng, từ đó cán cân thương mại cũng có thể được cải thiện (nếu các điều kiện khác không thay đổi). Tuy nhiên đối với hiệu ứng đường cong J thì yếu tố chính cần xem xét đó chính là tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại. Theo Stephen P Magee (1973) cho thấy rằng sau khi giảm giá tiền tệ, các hợp đồng thương mại đã được ký kết ở mức tỷ giá cũ sẽ thống trị các phản ứng ngắn hạn của cán cân thương mại. Theo thời gian những hợp đồng thương mại mới ở mức giá cạnh tranh tương đối bắt đầu phát huy ảnh hưởng của nó lên tổng khối lượng thương mại và đẩy mạnh độ co giãn vì vậy mà cải thiện được cán cân thương mại dẫn đến hiệu ứng của đường cong J. Tác động của việc giảm giá tiền tệ lên cán cân thương mại ban đầu được phân tích bởi ước lượng điều kiện Marshall-Lerner, điều kiện này đòi hỏi giả định rằng đường cung và đường cầu hàng hóa phải co giãn nghĩa là ứng với các mức giá khác nhau thì luôn có cung hàng hóa đáp ứng được nhu cầu. Nội dung của phương pháp này chủ yếu phân tích những tác động của phá giá lên cán cân vãng lai. Hệ số co giãn xuất khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%:
  13. 8 Hệ số co giãn nhập khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%: Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, nếu giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu lớn hơn 1, (│ηx│+ │ηm│>1) thì việc giảm giá tiền tệ sẽ làm cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn. Điều kiện này đặt theo tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred Marshall và Abba Lerner. Còn đứng trên góc độ quan điểm về chính sách kinh tế, câu hỏi quan trọng được đặt ra đó là liệu việc phá giá tiền tệ (tăng tỷ giá) có thể cải thiện cán cân thương mại cần được định lượng để xác định có sự tồn tại mối quan hệ dài hạn ổn định giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Nếu không có sự tồn tại mối quan hệ ổn định dài hạn này ngụ ý rằng việc phá giá tiền tệ có thể không cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn. Như Stucka (2004) đã chỉ ra rằng nếu mối quan hệ ổn định dài hạn này tồn tại, thật quan trọng để định lượng mức độ cải thiện trong cán cân thương mại để đạt được lợi ích so với chi phí của việc phá giá ví dụ như tỷ giá cao hơn sẽ tác động đến giá cả trong nước dẫn đến việc tăng trong lạm phát. Khi phá giá tiền tệ, giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá tăng làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng. Cán cân thương mại xấu đi hay được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng cái nào trội hơn. Theo như Appleyard, Field và Cobb (2008), những thay đổi trong tỷ giá dẫn đến những điều chỉnh thích hợp trong chi tiêu giữa hàng hóa trong nước và
  14. 9 nước ngoài. Giả định có một sự thâm hụt trong cán cân thương mại, tăng trong tỷ giá (giảm giá của đồng nội tệ) là nguyên nhân làm cho hàng hóa nước ngoài trở nên đắt hơn dẫn đến người tiêu dùng giảm chi tiêu hàng hóa nhập khẩu và tăng tiêu dùng hàng hóa trong nước thay thế. Cùng lúc đó, hàng xuất khẩu trong nước trở nên rẻ hơn so với những nhà cung cấp nước ngoài, làm cho người tiêu dùng ở nước ngoài chuyển hướng tiêu dùng của họ từ sản phẩm sản xuất trong nước sang hàng nhập khẩu rẻ hơn. Tuy nhiên, độ co giãn của cung và cầu trong ngắn hạn có xu hướng nhỏ hơn (tính bằng số tuyệt đối) so với độ co giãn dài hạn. Về phía cầu, những người tiêu dùng sẽ không điều chỉnh ngay lập tức với những thay đổi trong mức giá tương đối bởi vì phải mất một thời gian để thay đổi kế hoạch tiêu dùng hay là những cam kết sản phẩm. Vì vậy, họ có thể sẽ phản ứng chậm với những thay đổi trong tỷ giá. Nói chung, các hợp đồng đã được các nhà nhập khẩu cam kết với một khối lượng hàng hóa nhập khẩu cố định ở mức tỷ giá trước đây. Trong một vài trường hợp, khối lượng nhập khẩu có thể tăng nếu các nhà nhập khẩu nhìn thấy việc tăng ban đầu trong tỷ giá là bước đầu tiên của một số đợt tăng sắp đến và mua nhiều hơn ở thời điểm hiện tại để tránh mức giá trong nước cao hơn trong tương lai. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên với lượng cầu hàng hóa nhập khẩu và vì vậy lượng ngoại hối cũng duy trì tương đối ổn định trong ngắn hạn thậm chí đồng nội tệ giảm giá làm cho đường cầu ngoại hối tương đối dốc đứng ( đường D’ trong hình 2.1). Trong dài hạn đường cầu về ngoại hối sẽ xấp xỉ đường cầu D khi mà phản ứng về khối lượng xảy ra.
  15. 10 Hình 2.1: Cung và cầu ngoại hối e 0 Ngoại hối Nguồn: Bài nghiên cứu của Kgalalelo Setou, Eliphas Ndou and Thabo M Mokoena (2011) Ở phía cung ngoại hối, cung của xuất khẩu có thể không tăng ngay lập tức để phản ứng với việc tăng trong tỷ giá (e) nếu các nhà sản xuất chọn lựa tăng giá trong nước để phản ứng với việc tăng cầu nước ngoài vì vậy việc tăng lợi nhuận biên ngắn hạn sẽ đi kèm với chi phí bán hàng tăng. Thêm nữa, những hợp đồng đã được kí kết dựa trên khối lượng cố định ở tỷ giá cũ . Nếu khối lượng xuất khẩu không tăng trong ngắn hạn với việc giảm giá của đồng nội tệ thì đường cung ngắn hạn của ngoại hối sẽ dốc đứng S’ trong hình 2.1 ở trên. Tuy nhiên khi thời gian trôi qua đường cung sẽ hiệu chỉnh về đường cung dài hạn S. Vì vậy, nếu người tiêu dùng và nhà sản xuất không phản ứng trong ngắn hạn, một sự giảm giá của đồng nội tệ thật sự dẫn đến một sự xấu hơn của cán cân thương mại trong ngắn hạn trước khi nó trở nên tốt hơn và kết quả đường cong phản ứng thường có dạng đường cong J như trong hình 2.2.
  16. 11 Hình 2.2: Hiệu ứng đƣờng cong J Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân thương mại bị xấu đi trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Đường biểu diễn hiện tượng này giống hình chữ J. Cả hai nhóm người tiêu dùng và nhà sản xuất không phản ứng với những thay đổi trong tỷ giá càng lâu thì mẫu hình đường cong J càng sâu. Các bằng chứng thực nghiệm kiểm định lý thuyết hiệu ứng đường cong J có một lịch sử lâu dài cũng như có nhiều quan điểm khác nhau. Không chỉ quan tâm đến tác động dài hạn của tỷ giá lên cán cân thương mại như điều kiện Marshall- Lerner đề cập mà các nghiên cứu gần đây đã chú ý nhiều hơn đến tác động ngắn hạn và hiệu ứng đường cong J đã được giới thiệu đầu tiên bởi Stephen P Magee (1973). Theo ông có một sự sụt giảm ngắn hạn và cải thiện trong dài hạn của cán cân thương mại sau khi giảm giá đồng tiền theo đúng như mẫu hình đường cong J. Sau đó một số lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm đã xuất hiện khám phá cả tác động dài hạn của tỷ giá lên cán cân thương mại cũng như hiệu ứng đường cong J có tồn tại hay không. Kết quả đạt được từ Nhật đã ủng hộ cho cả hai yếu tố đó là tác động dài hạn của việc tăng tỷ giá lên cán cân thương mại cũng như tác động của hiệu ứng đường cong J. Marcus Noland (1989) đã có một nghiên cứu về nền kinh tế Nhật trong giai
  17. 12 đoạn từ 1970-1985 sử dụng dữ liệu theo quý cũng ủng hộ cho các kết quả trên. Nghiên cứu này cho thấy rằng độ co giãn của giá trong dài hạn được ước lượng đúng với điều kiện Marshall- Lerner vì vậy ngụ ý rằng việc giảm giá tiền tệ làm cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn. Một hiệu ứng đường cong J cũng được tìm thấy chỉ ra rằng phải mất tới 7 quý tính từ lúc giảm giá để cán cân thương mại bắt đầu cải thiện và nó đạt được mức cân bằng mới sau 16 quý. Một nghiên cứu mới hơn của Anju Gupta-Kapoor and Uma Ramakrishnan (1999) sử dụng dữ liệu theo quý từ 1975-1996 ứng dụng quy trình kiểm định của Johansen tìm thấy một mối quan hệ dài hạn (đồng liên kết) giữa cán cân thương mại, tỷ giá, GDP trong nước và nước ngoài, chỉ ra rằng việc giảm giá làm cải thiện cán cân thương mại. Hơn thế nữa, bởi việc ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số tương thích (Error correction model- ECM) cũng như hàm phản ứng đẩy, họ đã minh họa được sự tồn tại của hiệu ứng đường cong J. Ước lượng này cho thấy rằng trong 5 quý đầu tiên cán cân thương mại sẽ sụt giảm và sau đó cải thiện đạt được mức cân bằng mới xấp xỉ sau 13 quý. Không giống như Nhật, các nghiên cứu thì rõ ràng chỉ ra sự cải thiện của cán cân thương mại trong dài hạn cũng như sự tồn tại của mẫu hình đường cong J, kết quả với Mĩ thì lại chưa rõ ràng. Andrew K. Rose and Janet L. Yellen (1989) sử dụng dữ liệu theo quý cho giai đoạn từ 1960- 1985 với tỷ giá song phương giữa Mĩ và 6 đối tác thương mại lớn nhất. Các tác giả không tìm thấy được mẫu hình đường cong J hay là mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Kanta Marwah and Lawrence R. Klein (1996) cũng điều tra ảnh hưởng của tỷ giá thực song phương lên cán cân thương mại của Mĩ và Canada lần lượt với 5 đối tác thương mại lớn nhất. Dữ liệu được lấy theo quý trong giai đoạn từ 1977-1992. Các tác giả phát hiện thấy rằng sau khi giảm, cán cân thương mại ở cả Mĩ và Canada đều theo sau mẫu hình đường cong S- nghĩa là ban đầu cán cân thương mại sẽ theo mẫu hình
  18. 13 đường cong J sau đó sẽ giảm trở lại. Mohsen Bahmani-Oskoee and Zohre Ardalani (2006) đã nghiên cứu ở Mĩ, dựa trên số ngành công nghiệp và ước lượng hàm xuất nhập khẩu tương thích. Các tác giả sử dụng phương pháp Autoregressive Distributed Lag (ARDL) để phân tích đồng liên kết được phát triển bởi Pesaran, Shin, and Smith (2001). Kết quả của các tác giả chỉ ra rằng một nửa trong số 66 hàm xuất khẩu được ước lượng đối với các ngành công nghiệp ở Mĩ, hệ số của tỷ giá mang dấu âm như kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên đối với hàm nhập khẩu chỉ có 13 trong số 66 trường hợp hệ số ước lượng của tỷ giá thì đúng kỳ vọng mang dấu dương. Vì vậy, nghiên cứu này chỉ ra rằng nếu dữ liệu tổng hợp được sử dụng, hệ số của tỷ giá có ý nghĩa ở một vài ngành có thể được bù đắp bởi những hệ số không có ý nghĩa trong những ngành khác và có thể dẫn đến kết luận sai lầm rằng tỷ giá thì không có ảnh hưởng lên dòng chảy thương mại. Các nghiên cứu cũng được thực hiện đối với thị trường mới nổi như Thái Lan, Đài Loan, một số nước mới nổi ở châu Âu…. Với Thái Lan, Bahmani-Oskooee và Tatchawan Kantipong (2001) đã nghiên cứu nó với 5 đối tác thương mại chính (Đức, Singapore, Nhật, Anh và Mĩ), họ sử dụng dữ liệu theo quý từ năm 1973- 1997 bằng kiểm tra đồng liên kết ARDL và đã tìm thấy được bằng chứng về hiệu ứng đường cong J chỉ với thương mại song phương với Mĩ và Nhật. Với Đài Loan, Sun và Chiu (2010) tìm thấy mối quan hệ dài hạn ổn định giữa Đài Loan và một số đối tác thương mại của nó: Trung Quốc, Hongkong, Mĩ, Nhật, Hàn Quốc, và Malaysia. Các tác giả sử dụng mô hình ARDL và thấy rằng, ngoài trường hợp với Mĩ, không có mẫu hình đặc trưng nào ủng hộ cho hiệu ứng đường cong J cho các đối tác thương mại còn lại. Ở Hàn Quốc, Chang và Sim (2006) đã kiểm định mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn giữa cán cân thương mại và tỷ giá sử dụng dữ liệu song phương giữa Hàn Quốc và 10 đối tác thương mại của nó lấy theo dữ liệu hàng quý từ 1990Q1- 2006Q1. Bằng
  19. 14 kiểm định ARDL, các tác giả đã thấy được bằng chứng về đồng liên kết 7 trong số 10 đối tác thương mại. Kết quả cũng chỉ ra rằng một sự giảm giá đồng won cũng sẽ dẫn đến một sự cải thiện dài hạn cán cân thương mại song phương của Hàn quốc với Mĩ, Nhật, Đức, Trung Quốc và Anh. Bằng chứng về hiệu ứng đường cong J ngắn hạn chỉ hiện diện ở mức yếu với trường hợp của Anh, Đức và Trung Quốc. Ở châu Âu, Palve Petrovic’và Mirjana Gligoric’(2009) đã có nghiên cứu về tác động của tỷ giá và cán cân thương mại- hiệu ứng đường cong J của Serbia, với mẫu dữ liệu được lấy theo tháng từ tháng 1/2002- 9/2007, ngoài yếu tố tỷ giá các tác giả này còn xem xét thêm tác động của GDP thực của Serbia đối với cán cân thương mại. Họ sử dụng phương pháp VECM của Johansen cũng như ARDL để ước lượng tác động dài hạn và cả hai phương pháp cho thấy rằng việc giảm thực giá trị đồng tiền sẽ làm cải thiện cán cân thương mại. Mô hình ECM cũng như hàm phản ứng đẩy chỉ ra rằng sau khi giảm giá đồng tiền, cán cân thương mại đầu tiên sẽ xấu đi (trong 3 tháng) sau đó cải thiện dần và đạt mức cân bằng mới trong vòng 1 năm. Còn ở Nam Phi, việc kiểm định hiệu ứng đường cong J giữa Nam Phi và 5 đối tác chiến lược chính (Mĩ, Anh, Nhật, Thụy Sĩ và khu vực Euro) được thực hiện bởi Kgalalelo Setou, Eliphas Ndou and Thabo M Mokoena (2011) đã chỉ ra rằng cán cân thương mại song phương giữa Nam Phi và mỗi đối tác thương mại phụ thuộc vào tỷ giá, GDP thực của Nam Phi và GDP thực của đối tác thương mại. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VECM với dữ liệu được lấy theo quý từ quý 1/1998- quý 4/2010( riêng trường hợp các nước Euro dữ liệu được lấy từ năm 1999). Hàm phản ứng đẩy xác nhận bằng chứng đường cong J giữa cán cân thương mại song phương của Nam Phi với chỉ Mĩ và Anh. Tốc độ hiệu chỉnh cho thấy rằng trong vòng 1 quý cán cân thương mại song phương của Nam Phi với Mĩ đạt được chỉ 33,6%, như vậy mất gần 3 quý để việc hiệu chỉnh xảy ra hoàn toàn. Và mất gần
  20. 15 2,75 quý để cán cân thương mại với Anh trở về mức cân bằng ở tốc độ 36,3% mỗi quý. Ở Việt Nam, Phạm Hồng Phúc (2009) cũng đã thực hiện xem xét bằng chứng thực nghiệm của tỷ giá thực với cán cân thương mại Việt Nam với dữ liệu được lấy theo quý từ năm 1999-2008 sử dụng phương pháp hồi quy OLS đã tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại, tuy nhiên tác động này là khá nhỏ. Tóm lại, bằng các bằng chứng thực nghiệm ở trên cho thấy một sự ủng hộ đối với sự tồn tại của hiệu ứng đường cong J khi xem xét tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại, tuy nhiên, kết luận vẫn còn nhiều giới hạn ở một số trường hợp. Trong đó, vấn đề hiệu ứng đường cong J ở Việt Nam vẫn chưa được xem xét thấu đáo, chủ yếu là nghiên cứu mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Ngoài ra việc sử dụng phương pháp hồi quy OLS cho các biến chuỗi không dừng và có đồng liên kết có thể làm sai lệch kết quả được ước lượng. Vì vậy, để phát triển hướng đi phù hợp hơn theo như các nghiên cứu thế giới bài nghiên cứu sử dụng phương pháp VECM để phân tích mối quan hệ dài hạn cũng như hàm phản ứng đẩy để xem xét tác động ngắn hạn và có hay không sự hiện diện mẫu hình đường cong J. Sau đây là bảng tổng hợp một số nghiên cứu trên: Bảng 2: Tổng hợp các nghiên cứu về hiệu ứng đƣờng cong J. Nhà Đối tƣợng Phƣơng Mẫu nghiên nghiên pháp nghiên Kết quả ( dữ liệu) cứu cứu cứu Marcus Kiểm định Dữ liệu Việc giảm giá tiền tệ làm Phương pháp Noland hiệu ứng theo quý cải thiện được cán cân đồng liên kết (1989) đường từ 1970- thương mại trong dài hạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2