Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình AHP chọn ngân hàng thực hiện mua bán và sáp nhập cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
lượt xem 6
download
Thông qua việc tìm hiểu hoạt động M&A, thực trạng hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam, người viết ứng dụng mô hình AHP để chọn Ngân hàng tốt nhất cho BIDV thực hiện mua lại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình AHP chọn ngân hàng thực hiện mua bán và sáp nhập cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH BÙI XUÂN DUNG ÑEÀ TAØI: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AHP CHỌN NGÂN HÀNG THỰC HIỆN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN NGỌC THƠ Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH BÙI XUÂN DUNG ÑEÀ TAØI: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AHP CHỌN NGÂN HÀNG THỰC HIỆN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
- i LỜI GIỚI THIỆU Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng chấm luận văn Những điểm mới đạt đƣợc khi nghiên cứu đề tài luận văn: 1. Ứng dụng đƣợc mô hình có tính khả thi cao trong thực tế để các Ngân hàng có nhu cầu thực hiện ra quyết định lựa chọn mục tiêu tốt nhất dựa trên những tiêu chí đề ra. Mô hình cũng có thể đƣợc ứng dụng để ra quyết định lựa chọn trong các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác. 2. Trên cơ sở đã lựa chọn đƣợc mục tiêu tốt nhất, cùng với việc phân tích chi tiết về đối tƣợng đƣợc lựa chọn, đề tài đã đề xuất các giải pháp triển khai để việc thực hiện M&A mang lại kết quả tốt nhất. Những đề xuất này là tƣơng đối toàn diện để ngƣời đọc có thể xem xét ứng dụng với nhiều trƣờng hợp khác nhau. 3. Kết quả nghiên cứu đề tài này không chỉ có ý nghĩa đối với các Ngân hàng trong quá trình thực hiện hoạt động M&A mà còn có ý nghĩa tham khảo cho các tổ chức tƣ vấn trong hoạt động M&A. Nó cung cấp một mô hình để lựa chọn Ngân hàng quyết định thực hiện M&A.
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hƣớng dẫn là GS.TS Trần Ngọc Thơ. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình. TP.HCM, ngày tháng năm 2010
- iii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Ngọc Thơ đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô, những ngƣời đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong hai năm học cao học vừa qua. Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin cảm ơn gia đình và cơ quan nơi tôi công tác đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này. Người viết: Bùi Xuân Dung
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết hình thành đề tài nghiên cứu 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 3. Mục tiêu nghiên cứu và kết cấu của đề tài CHƢƠNG 1: TỔNG LUẬN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về mua bán – sáp nhập (M&A):...................................................................1 1.1.1 Khái niệm về hoạt động M&A ....................................................................................1 1.1.2 Sự khác nhau giữa mua bán và sáp nhập ...................................................................2 1.1.3 Phân loại hoạt động M&A ..........................................................................................3 1.1.4 Động cơ của hoạt động M&A .....................................................................................4 1.1.5 Các hạn chế của M&A ................................................................................................7 1.1.6 Các phƣơng thức thực hiện M&A ...............................................................................7 1.1.7 Những đặc điểm của thị trƣờng và vai trò của M&A trong hoạt động kinh tế .........10 1.2 Tổng quan về M&A Ngân hàng ...................................................................................11 1.2.1 Khái niệm M&A Ngân hàng .....................................................................................11 1.2.2 Sự cần thiết M&A Ngân hàng ...................................................................................12 1.2.3 Những kịch bản M&A Ngân hàng ............................................................................12 1.2.4 Sự khác nhau giữa M&A Ngân hàng và M&A doanh nghiệp hoặc M&A trong các ngành kinh tế khác: ......................................................................................................13
- v 1.2.5 M&A Ngân hàng trên thế giới trong thời gian qua ...................................................14 1.3 Cơ sở lý luận về mô hình AHP ....................................................................................24 Kết luận Chƣơng 1 .............................................................................................................27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM: 2.1 Hành lang pháp lý cho hoạt động M&A Ngân hàng....................................................28 2.1.1 Quan điểm của Nhà nƣớc về hoạt động M&A trong lĩnh vực Ngân hàng ...............28 2.1.2 Hành lang pháp lý về hoạt động M&A Ngân hàng tại Việt Nam .............................29 2.2 Các hình thức M&A phổ biến tại Việt Nam ................................................................34 2.2.1 M&A thông qua hình thức chuyển nhƣợng phần vốn góp .......................................34 2.2.2 M&A thông qua hình thức mua nợ ...........................................................................35 2.3 Thực trạng M&A trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua ..........35 2.4 Phân tích SWOT các Ngân hàng quy mô nhỏ tại Việt Nam ........................................41 Kết luận Chƣơng 2 .............................................................................................................46 CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH AHP CHỌN NGÂN HÀNG THỰC HIỆN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1 Phƣơng pháp.................................................................................................................46 3.2 Đánh giá phân loại lần một ..........................................................................................46 3.2.1 Lên danh sách các đối tƣợng đánh giá ......................................................................46 3.2.2 Tiêu chí đánh giá .......................................................................................................47 3.3 Ứng dụng mô hình AHP vào đánh giá phân loại lần hai .............................................52 3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình AHP.................................................59 3.5 Giải pháp thực hiện M&A với Ngân hàng TMCP Việt Á ...........................................60 3.5.1 Phân tích Ngân hàng TMCP Việt Á..........................................................................60
- vi 3.5.2 Đề xuất các giải pháp thực hiện ................................................................................68 3.6 Một số giải pháp khác nhằm tăng cƣờng hoạt động M&A Ngân hàng tại Việt Nam ....................................................................................................................................72 3.6.1 Giải pháp về vai trò của Nhà nƣớc trong việc điều tiết và quản lý hoạt động M&A Ngân hàng ................................................................................................................72 3.6.2 Giải pháp về vai trò của Tổ chức tƣ vấn ...................................................................74 3.6.3 Giải pháp đối với Bên mua và Bên bán trong thƣơng vụ .........................................75 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...................................................................................................77 PHẦN KẾT LUẬN ...........................................................................................................78 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................79 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................81 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................86 PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................................116
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Hoạt động M&A ở Việt Nam theo quý năm 2008 và 2009 ........................ 36 Hình 2.2 Tỷ lệ phần trăm của các giao dịch đã thông báo của 5 ngành nghề năng động nhất ..................................................................................................................... 37 Hình 3.1 Phân loại tiền gửi theo kỳ hạn ...................................................................... 64 Hình 3.2 Cơ cấu huy động theo đối tƣợng khách hàng............................................... 64
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Dữ liệu lịch sử về tình hình M&A tại Việt Nam ......................................... 35 Bảng 2.2 Tổng hợp hoạt động M&A ở Việt Nam trong năm 2008, 2009 ................. 36 Bảng 2.3: Các giao dịch M&A đƣợc thông báo trên thế giới ..................................... 37 Bảng 2.4 Hoạt động M&A giữa các Ngân hàng trong nƣớc ...................................... 38 Bảng 2.5 Hoạt động M&A giữa Ngân hàng nƣớc ngoài và Ngân hàng trong nƣớc.. 39 Bảng 2.6: Hoạt động nắm giữ cổ phần chéo giữa các Ngân hàng trong nƣớc........... 39
- ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AHP : Phƣơng pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process) NHTMQD : Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh NHTMCP : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHQMN M&A BIDV ĐTNN WTO CPH DNNN TCNH FDI FII WB IMF ADB
- x LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết hình thành đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, hoạt động Mua bán và Sáp nhập (M&A) diễn ra khá mạnh mẽ tại Việt Nam. Hoạt động M&A ở nƣớc ta đã đƣợc khởi động từ năm 2000, đến năm 2005 cả nƣớc có 22 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu đô la. Thế nhƣng chỉ trong năm 2006, số vụ M&A là 38 với tổng giá trị là 299 triệu đô la và năm 2008 đã có 167 thƣơng vụ M&A đƣợc thực hiện tại Việt Nam với tổng giá trị là 1.009 triệu đô la và năm 2009 tăng lên đến 295 thƣơng vụ M&A với tổng giá trị là 1.138 triệu đô la Mỹ1. Một số tập đoàn tƣ nhân lớn, các nhà đầu tƣ lớn ở Việt Nam đang tìm kiếm các cơ hội để mua lại các doanh nghiệp nhỏ hơn, mua lại để gia tăng quy mô. Với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, sự khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam lại là cơ hội để các nhà đầu tƣ ngoại nhắm tới. Theo dự báo, có khoảng 30-50% số lƣợng các doanh nghiệp có nhu cầu về mua bán và sáp nhập trong vòng từ 6-10 năm tới2. Và theo Cục Quản lý cạnh tranh, thị trƣờng này hàng năm sẽ tăng trƣởng từ 30- 40%. Vì vậy, không phải là sớm khi cho rằng cần có những nghiên cứu thấu đáo về lĩnh vực này khi mà nhu cầu tƣ vấn của các doanh nghiệp về vấn đề này đang lớn dần cùng với xu hƣớng gia tăng nhanh chóng của hoạt động mua bán sáp nhập. Đó cũng là lý do chính ngƣời viết quan tâm đến đề tài này. Trong hoạt động M&A, thực hiện M&A trong lĩnh vực Ngân hàng là xu hƣớng đƣợc dự báo sẽ nổi bật trong thời gian tới, đặt biệt trong khoảng thời gian đến cuối năm 2010 khi mà cuối năm 2010 là thời điểm các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng phải đáp ứng quy mô vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006. Đây cũng là thời điểm mà Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - BIDV, một trong những Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh lớn nhất Việt nam có thể xem xét, lựa chọn mua lại, hoặc tham gia cổ phần tại một 1 Theo số liệu tham khảo từ PricewaterhouseCoopers 2 Theo Ông Phan Hữu Thắng, Cục trƣởng Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài
- xi trong các Ngân hàng chƣa đủ mức vốn điều lệ theo quy định. Việc lựa chọn Ngân hàng nào là tốt nhất theo các tiêu chí của BIDV cần thiết phải sử dụng một mô hình tính toán. Trên cơ sở đó, mô hình AHP đƣợc lựa chọn để ứng dụng xem xét chọn Ngân hàng cho BIDV. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê… để hệ thống hóa lý luận, nêu lên những nội dung chủ yếu của vấn để sáp nhập Ngân hàng cũng nhƣ ứng dụng mô hình AHP để chọn Ngân hàng cho BIDV. 3. Mục tiêu nghiên cứu và kết cấu của đề tài: Thông qua việc tìm hiểu hoạt động M&A, thực trạng hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam, ngƣời viết ứng dụng mô hình AHP để chọn Ngân hàng tốt nhất cho BIDV thực hiện mua lại. Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu đƣợc trình bày theo kết cấu nhƣ sau: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm: Chƣơng 1: Tổng luận về đề tài Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam và sự cần thiết phải thực hiện M&A Chƣơng 3: Ứng dụng mô hình AHP chọn Ngân hàng thực hiện mua bán và sáp nhập cho BIDV Chƣơng 4: Một số giải pháp đẩy mạnh M&A trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam TPHCM, tháng 8 năm 2010 Bùi Xuân Dung
- 1 CHƢƠNG 1: TỔNG LUẬN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN – SÁP NHẬP (M&A): 1.1.1 Khái niệm về hoạt động M&A: M&A là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Merger and Acquisition” có nghĩa là Mua bán và sáp nhập. Đây là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Nguyên tắc cơ bản của M&A là phải tạo ra những giá trị mới cho cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt đƣợc. Nói cách khác, M&A liên quan đến vấn đề sở hữu và thực thi quyền sở hữu để làm thay đổi hoặc tạo ra những giá trị mới cho cổ đông. Nhƣ vậy, hoạt động M&A không chỉ làm thay đổi tình trạng sở hữu của một doanh nghiệp đối với cổ phần hoặc tài sản mà còn làm thay đổi cả hoạt động quản trị và điều hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ thay đổi về quản trị còn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp và các thỏa thuận của các bên khi tiến hành thƣơng vụ M&A. Khái niệm M&A trên thế giới bao gồm các hoạt động sau: - Mua lại (Acquisition): là hành động mua lại cổ phiếu hoặc tài sản một công ty để trở thành chủ sở hữu. Công ty mua lại gọi là công ty đi mua, công ty đƣợc mua lại gọi là công ty mục tiêu. Trong trƣờng hợp mua lại thì công ty mục tiêu trở thành tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty mua lại. - Hợp nhất công ty (Consolidation): là khái niệm để chỉ hai hoặc một số công ty cùng thỏa thuận chia sẻ tài sản, thị phần, thƣơng hiệu với nhau để hình thành một công ty hoàn toàn mới, với tên gọi mới (có thể gộp tên của hai công ty cũ) trong khi đó chấm dứt sự tồn tại của các công ty cũ. - Sáp nhập (Merger): là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty để tạo thành một công ty duy nhất có quy mô lớn hơn. Kết quả của việc sáp nhập là một công ty sống sót (giữ đƣợc tên và đặc thù), công ty còn lại ngƣng tồn tại nhƣ một tổ chức riêng biệt. Trƣờng hợp cả hai công ty đều ngƣng hoạt động và một công ty mới ra đời từ
- 2 thƣơng vụ sáp nhập gọi là hợp nhất. Hợp nhất là một trƣờng hợp đặc biệt của sáp nhập. 1.1.2 Sự khác nhau giữa mua lại và sáp nhập: Hoạt động mua lại về cơ bản giống với sáp nhập, đều là hoạt động qua đó các công ty tìm kiếm lợi ích kinh tế nhờ tăng quy mô, giảm chi phí, mở rộng thị trƣờng nhƣng chúng có những điểm khác biệt đó là sáp nhập thƣờng để chỉ sự kết hợp giữa hai công ty “tƣơng đồng” tức là có quy mô, uy tín, sức mạnh tài chính… nhƣ nhau xét trên nhiều mặt và kết quả là thƣờng tạo ra một công ty mới, mục đích của sáp nhập là sự hợp tác cùng có lợi của cả hai bên sáp nhập. Trong khi đó mua lại thƣờng để chỉ hành động một công ty “nuốt chửng” một công ty khác thƣờng là yếu hơn để biến công ty đó thành phần sở hữu của mình, kết quả mua lại thƣờng không hình thành công ty mới, mục đích của mua lại nhằm “thâu tóm” công ty mục tiêu. Xét về mặt kỹ thuật, điểm tạo nên sự khác biệt giữa sáp nhập và mua lại chính là ở cách thức tài trợ, cụ thể: + Sáp nhập: tài trợ đƣợc thực hiện thông qua trao đổi cổ phiếu, có nghĩa là một công ty sẽ phát hành cổ phiếu để đổi lấy lƣợng cổ phiếu của công ty kia. + Mua lại: không giống với sáp nhập, trong các thƣơng vụ mua lại không có sự trao đổi cổ phiếu. Một công ty có thể mua lại công ty khác bằng tiền, trái phiếu hoặc cả hai. Đối với trƣờng hợp mua lại có giá trị nhỏ hơn, một công ty có thể mua tất cả tài sản và thanh toán bằng tiền mặt cho công ty đƣợc mua lại, hoặc cũng có trƣờng hợp công ty mua lại phát hành các trái phiếu lãi suất cao để gọi vốn. Tuy có khác nhau nhƣng điểm chung của cả sáp nhập và mua lại là tạo ra sự cộng hƣởng, tạo ra giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị của từng bên riêng lẻ. Đó chính là dấu hiệu của sự thành công hay thất bại của một thƣơng vụ M&A. Cũng chính vì lợi ích chung đó nên hai thuật ngữ này đƣợc sử dụng gắn kết với nhau và có thể đại diện cho nhau. Giá trị tăng thêm của hoạt động M&A đƣợc tính nhƣ sau: Giá trị tăng thêm = V xy – (V x + V y)
- 3 Trong đó: V xy là giá trị của công ty sáp nhập V x và V y là giá trị của hai công ty riêng lẻ x và y 1.1.3 Phân loại hoạt động M&A - Dựa trên mức độ liên kết, M&A đƣợc phân thành 3 loại: + Sáp nhập và mua lại theo chiều ngang: là sự sáp nhập và mua lại giữa hai công ty kinh doanh và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trong cùng thị trƣờng. Kết quả từ những vụ sáp nhập theo dạng này sẽ đem lại cho bên sáp nhập lợi thế kinh tế nhờ quy mô, cơ hội mở rộng thị trƣờng, kết hợp thƣơng hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cƣờng hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần. Rõ ràng, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thƣơng trƣờng kết hợp với nhau, dù là sáp nhập hay mua lại họ không những giảm bớt cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đƣơng đầu với các đối thủ còn lại. + Sáp nhập và mua lại theo chiều dọc: là sáp nhập hoặc mua lại giữa hai công ty nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn đến sự mở rộng về phía trƣớc hoặc phía sau của công ty sáp nhập trên chuỗi giá trị đó. Hình thức này đƣợc chia thành hai nhóm nhỏ: (i) Sáp nhập tiến: trƣờng hợp này xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại doanh nghiệp khách hàng của mình, ví dụ: Doanh nghiệp may mặc mua lại chuỗi cửa hàng quần áo (ii) Sáp nhập lùi: trƣờng hợp này xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại nhà cung cấp của mình, ví dụ doanh nghiệp sản xuất sữa mua lại doanh nghiệp bao bì, đóng chai hoặc doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa… Sáp nhập và mua lại theo chiều dọc đem lại cho Doanh nghiệp tiến hành sáp nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lƣợng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí cạnh tranh, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh. + Sáp nhập và mua lại hình thành tập đoàn: là trƣờng hợp xảy ra đối với các công ty hoạt động ở các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh không liên quan đến nhau, không có quan hệ ngƣời mua kẻ bán và cũng không phải là đối thủ cạnh tranh của nhau. Nói cách khác nếu một cuộc M&A không rơi vào hai trƣờng hợp trên thì đó là
- 4 M&A hình thành tập đoàn. M&A hình thành tập đoàn rất phổ biến vào những năm 60, khi các luật chống độc quyền ngăn cản các công ty có ý định M&A theo chiều ngang hay chiều dọc, bởi vì M&A hình thành tập đoàn không ảnh hƣởng lập tức tới mức độ hình thành thị trƣờng. Những công ty theo đuổi chiến lƣợc đa dạng hóa các dãy sản phẩm sẽ lựa chọn chiến lƣợc liên kết lập thành tập đoàn. Lợi ích của M&A hình thành tập đoàn là giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa, tiết kiệm chi phí gia nhập thị trƣờng và lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiều sản phẩm dịch vụ. M&A hình thành tập đoàn đƣợc chia thành 3 nhóm: (i) M&A tổ hợp thuần túy: hai bên không hề có mối quan hệ nào với nhau, nhƣ một công ty thiết bị y tế mua một công ty thời trang. (ii) M&A bành trƣớng về địa lý: hai công ty sản xuất cùng một loại sản phẩm nhƣng tiêu thụ trên hai thị trƣờng hoàn toàn khác nhau về địa lý. (iii) M&A đa dạng hóa sản phẩm: mở rộng dãy sản phẩm của công ty, qua đó tạo ra danh mục gồm các sản phẩm phụ bao quanh các sản phẩm cốt lõi. - Dựa vào phạm vi lãnh thổ, M&A đƣợc phân thành 2 loại: + Sáp nhập và mua lại trong nƣớc: đây là thƣơng vụ M&A giữa các công ty trong cùng lãnh thổ quốc gia + Sáp nhập và mua lại xuyên biên giới: đƣợc thực hiện giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau, là một trong những hình thức đầu tƣ trực tiếp phổ biến nhất hiện nay. Trong những năm gần đây, làn sóng toàn cầu hóa đã dần xóa bỏ biên giới kinh doanh của các công ty đa quốc gia, khiến cho xu hƣớng M&A xuyên biên giới ngày càng trở thành xu hƣớng tất yếu của bức tranh toàn cảnh nền kinh tế thế giới. 1.1.4 Động cơ của hoạt động M&A: Động cơ thúc đẩy các Doanh nghiệp tham gia M&A xuất phát từ chiến lƣợc phát triển cũng nhƣ quy mô của Doanh nghiệp. Những động cơ chính bao gồm: - Thâm nhập vào thị trƣờng mới: đây là yếu tố quan trọng khi muốn mở rộng địa bàn kinh doanh, thêm một dòng sản phẩm hoặc mở rộng mạng lƣới phân phối.
- 5 Ví dụ minh họa cho động cơ này là các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam, thay vì việc gây dựng doanh nghiệp từ đầu với chi phí thành lập, chi phí cơ hội cao do mất thời gian xây dựng hệ thống, triển khai mạng lƣới phân phối…có thể thực hiện chiến lƣợc mua lại một doanh nghiệp trong nƣớc với hệ thống, con ngƣời sẵn có để đạt đƣợc mục tiêu. Doanh nghiệp trong nƣớc muốn xâm nhập thị trƣờng toàn cầu cũng có thể nghĩ đến M&A. Trƣờng hợp Lenovo mua lại bộ phận PC của IBM là một ví dụ. Thị trƣờng thế giới đã biết đến IBM nên nếu mua lại, Lenovo sẽ rút ngắn đƣợc rất nhiều thời gian để thị trƣờng quốc tế biết tới mình. - Giảm chi phí gia nhập thị trƣờng: ở những thị trƣờng có sự điều tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị trƣờng đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, thì những công ty đến sau có thể gia nhập thị trƣờng đó thông qua thâu tóm những công ty đã hoạt động trên thị trƣờng. Điều này rất phổ biến đối với ĐTNN ở Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Theo cam kết của Việt Nam với WTO, nƣớc ngoài chỉ đƣợc lập ngân hàng con 100% từ tháng 4/2007, lập chi nhánh nhƣng không đƣợc lập chi nhánh phụ, không đƣợc huy động tiền gửi bằng VNĐ từ ngƣời Việt Nam trong 5 năm. Công ty chứng khoán 100% vốn nƣớc ngoài chỉ đƣợc thành lập sau 5 năm (2012). Nhƣ vậy, rõ ràng nếu các Ngân hàng, công ty chứng khoán nƣớc ngoài không muốn chậm chân trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ và giành thị phần trong giai đoạn phát triển rất mạnh của thị trƣờng tài chính ngân hàng Việt Nam thì cách khôn ngoan nhất là dùng chiến lƣợc M&A. - Chiếm hữu tri thức và tài sản của con ngƣời: để tiếp cận và có đƣợc đội ngũ nhân công có tri thức cùng với những bản quyền, sáng chế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin luôn tìm cách theo đuổi M&A nhƣ một phƣơng diện để chiếm lĩnh nguồn tài nguyên đặc biệt này. - Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng: chắc chắn số lƣợng “ngƣời chơi” sẽ giảm đi khi có một vụ sáp nhập giữa các công ty vốn là đối thủ của nhau trên thƣơng trƣờng. Tại Việt Nam, hãng Navigos đã mua lại mảng tuyển dụng nhân
- 6 sự của Ernst&Young nhằm giảm bớt đối thủ “nặng ký” trong lĩnh vực “săn đầu ngƣời”. - Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả: thông qua M&A các công ty có thể tăng cƣờng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khi nhân đôi thị phần, giảm chi phí cố định (trụ sở, nhà xƣởng), chi phí nhân công, hậu cần, phân phối…Các doanh nghiệp còn có thể bổ sung cho nhau về nguồn lực (đầu vào) và các thế mạnh khác của nhau nhƣ thƣơng hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền công nghệ hay tận dụng những tài sản mà mỗi công ty chƣa sử dụng hết giá trị. - Đa dạng hóa và bành trƣớng thị trƣờng: chiến lƣợc “tập đoàn hóa” của nhiều công ty là động lực cho việc đi thâu tóm lại các doanh nghiệp khác. FPT là một ví dụ điển hình. Từ một công ty thành danh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, FPT hiện đã mở rộng sang các lĩnh vực khác nhƣ truyền thông, giáo dục đào tạo, phân phối, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng… - Đa dạng hóa sản phẩm và chiến lƣợc thƣơng hiệu: Unilever là một ví dụ điển hình về sử dụng chiến lƣợc M&A để đa dạng hóa và phát triển thƣơng hiệu. Unilever sở hữu rất nhiều thƣơng hiệu nổi tiếng trong một số lĩnh vực nhƣ: Flora, Rama, Wall, aroma, Knorr, Lipton và Slimfast (thực phẩm và đồ uống); Axe, Dove, Lifebuoy, Lux, Pond‟s, Rexona, Closeup (sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cơ thể); comfort, omo, Sunlight, Surf (vật dụng..). Tập đoàn này đã phải trải qua nhiều năm để sở hữu nhiều thƣơng hiệu nhƣ thế. Năm 1972, tập đoàn mua chuỗi nhà hàng A&W ở Canada. Năm 1984 mua lại thƣơng hiệu Brooke Bond của nhà sản xuất PG Tips. Năm 1987, Unilever tăng cƣờng sức mạnh trong thị trƣờng chăm sóc da bằng việc mua lại Chesebrough-Ponds. Hai năm sau, Unilever tiếp tục mua lại mỹ phẩm Calvin Klein, Faberge và Elizabeth Arden… Ngoài ra còn có thể có rất nhiều lý do khác cho một quyết định M&A nhƣ môi trƣờng kinh doanh thay đổi, khủng hoảng kinh tế dẫn đến nhiều doanh nghiệp mất thanh khoản và buộc bị đẩy vào tình trạng thâu tóm. Trong tình huống này, bên bị thâu tóm không có động cơ bán nhƣng bên thâu tóm lại có rất nhiều động cơ để
- 7 bành trƣớng sự ảnh hƣởng trên thị trƣờng. Nhiều trƣờng hợp Chính Phủ phải ra tay mua lại với động cơ tránh gây đỗ vỡ dây chuyền trong nền kinh tế. 1.1.5 Các hạn chế của M&A Mặc dù M&A đem lại nhiều lợi ích đáng kể, song việc thực hiện M&A vẫn có những thiệt hại đáng kể cần phải lƣu ý. Những thiệt hại có thể là: 4. Phƣơng hƣớng hoạt động, mục tiêu kinh doanh, sản phẩm truyền thống có thể bị thay đổi hoặc bị thay thế; 5. Ban điều hành của Công ty có thể thay đổi; cơ cấu tổ chức bị xáo trộn; 6. Sự thất bại trong việc hòa nhập văn hóa của các công ty với nhau; 7. Thiếu nhân tố nhân sự chủ chốt và nhân viên lành nghề; 8. Dễ mất khách hàng… 1.1.6 Các phƣơng thức thực hiện M&A: Trên thực tế, các hoạt động M&A có thể diễn ra đối với một phần hoặc một bộ phận doanh nghiệp, theo các hình thức dƣới đây: - Tham gia mua cổ phần khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ hoặc đấu giá phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là hình thức thâu tóm một phần nhƣng đủ để tham gia định đoạt quyền sở hữu và quản trị theo mục tiêu chiến lƣợc của bên mua. - Mua gom cổ phiếu để giành quyền sở hữu và chi phối cũng là chiến lƣợc đƣợc nhiều doanh nghiệp thực hiện. Các hình thức mua gom cổ phiếu bao gồm: + Chào thầu Công ty hoặc một nhóm nhà đầu tƣ có ý định mua đứt toàn bộ công ty mục tiêu đề nghị cổ đông hiện hữu của công ty đó bán lại cổ phần của họ với một mức giá cao hơn thị trƣờng rất nhiều. Giá chào thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng nhƣ quyền quản lý công ty của mình. Hình thức chào thầu này thƣờng đƣợc áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh. + Lôi kéo cổ đông bất mãn Cũng đƣợc sử dụng trong các vụ “thôn tính mang tính thù địch”. Khi lâm vào tình trạng kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một bộ phận không nhỏ các cổ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn