intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng phương thức Lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động (Performance Budgeting) vào dự toán trung hạn ngành Kế toán doanh nghiệp, trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đá ứng dụng phương thức soạn lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động hoạt động (Performance Budgeting, PB) vào hoạt động đào tạo cụ thể của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với nghiên cứu trường hợp cho ngành Kế toán doanh nghiệp, trường CĐCĐ Đồng Tháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng phương thức Lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động (Performance Budgeting) vào dự toán trung hạn ngành Kế toán doanh nghiệp, trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH QUẢNG THỊ MỸ YẾN ỨNG DỤNG PHƯƠNG THỨC LẬP NGÂN SÁCH THEO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG (PERFORMANCE BUDGETING) VÀO DỰ TOÁN TRUNG HẠN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH QUẢNG THỊ MỸ YẾN ỨNG DỤNG PHƯƠNG THỨC LẬP NGÂN SÁCH THEO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG (PERFORMANCE BUDGETING) VÀO DỰ TOÁN TRUNG HẠN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. TÓM TẮT Luận văn ứng dụng một phương thức soạn lập ngân sách tiên tiến, phù hợp để góp phần cải thiện kết quả hoạt động tài chính cũng như hoạt động cung ứng dịch vụ của một đơn vị sự nghiệp giáo dục. Mục tiêu nghiên cứu là ứng dụng phương thức soạn lập ngân sách trung hạn theo hiệu quả hoạt động (Perfomance budgeting) vào hoạt động đào tạo cụ thể của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với nghiên cứu trường hợp cho ngành Kế toán doanh nghiệp, trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp. Tác giả thu thập và nghiên cứu các thông tin thứ cấp của Nhà trường trong giai đoạn 2015 – 2018 để tiếp cận và giải quyết vấn đề. Từ thực trạng lập và thực hiện dự toán ngân sách hàng năm, những phân tích về hạn chế của phương thức lập ngân sách hiện tại, tác giả đề xuất áp dụng một phương thức lập dự toán mới nhằm khắc phục được những nhược điểm của phương thức soạn lập ngân sách nêu trên cũng như cải thiện kết quả hoạt động tài chính cho Nhà trường. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn còn hướng đến mục tiêu xây dựng một hình mẫu về phương thức lập ngân sách trung hạn theo hiệu quả hoạt động, đóng góp vào tài liệu tham khảo hữu ích và quan trọng cho việc xây dựng chiến lược phát triển, nhằm hướng đến tự chủ tài chính của Nhà trường. Từ khóa: Lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động, Lập ngân sách trung hạn, Tài chính công, giáo dục nghề nghiệp. ABSTRACT The study in this thesis applies an advanced and appropriate budgeting method to contribute to improve the financial performance as well as the service provision of an educational institution. The objective of the study is to apply a method of medium- term performance budgeting to specific training activities of a vocational education institution, with the case study on the program of Business Accounting at Dong Thap Community College. The author collected and studied on secondary data of the college’s annual budgeting in the period 2015 – 2018. From the current situation of making and implementing annual budget estimates as well as limitations of the current budgeting method, the author proposes to apply a new budgeting method to overcome the disadvantages and limitations of the current method stated above and to create a better annual financial performance for the college. In addition, results from the study of this thesis also aim to build a model of how to make a medium-term budget according to performance, contributing to useful and important references for the building of college’s development strategy, towards the aimed of financial autonomy of the college in the near future. Keywords: performance budgeting, medium-term budgeting, public finance, vocational education. i GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế “Ứng dụng phương thức Lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động (Performance Budgeting) vào dự toán trung hạn ngành Kế toán doanh nghiệp, trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Huyền. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Đồng thời, tôi cũng xin cam đoan rằng các số liệu, kết quả nghiên cứu trước đây đều được trích dẫn đầy đủ theo quy định của trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý và trung thực về kết quả nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Người thực hiện luận văn Quảng Thị Mỹ Yến ii GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  5. MỤC LỤC Trang TÓM TẮT ................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ................................................................... viii 1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................2 1.4 Khung phân tích, cách tiếp cận và dữ liệu nghiên cứu .....................................2 1.4.1 Khung phân tích .........................................................................................2 1.4.2 Phương pháp tiếp cận .................................................................................2 1.4.3 Phân tích dữ liệu.........................................................................................3 1.5. Kỳ vọng kết quả đề tài .....................................................................................4 1.6 Kết cấu luận văn ................................................................................................4 CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VỀ LẬP NGÂN SÁCH THEO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ NGÂN SÁCH TRUNG HẠN ..................................................................5 2.1 Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ...............................................................5 2.1.1 Khái niệm giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập .............................................................................................................................5 2.1.2 Phân loại cơ sở giáo dục nghề nghiệp ........................................................5 2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ...............5 2.1.4 Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đối với kinh tế - xã hội địa phương ...........................................................................................................7 iii GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  6. 2.2 Tổng quan các phương thức soạn lập ngân sách ...............................................8 2.2.1 Lập ngân sách theo khoản mục (line-item butgeting) ................................8 2.2.2 Lập ngân sách theo chương trình (programme budgeting) ........................9 2.2.3 Lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động (performance budgeting) ............9 2.2.4 Lập ngân sách theo đầu ra (Output based butgeting) ...............................10 2.2.5 Lập ngân sách theo kết quả (outcome based budgeting) .........................12 2.3 Lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động ở một đơn vị công ............................13 2.4 Lập dự toán theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) ở đơn vị công .........14 2.4.1 Khái niệm khuôn khổ chi tiêu trung hạn ..................................................14 2.4.2 Đặc trưng của khuôn khổ chi tiêu trung hạn ở đơn vị công .....................16 2.4.3 Định dạng khuôn khổ chi tiêu trung hạn ở đơn vị công...........................16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................20 CHƯƠNG 3. CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CHO CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2015 – 2018 ..................................................................................................21 3.1 Tổng quan trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp ......................................21 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................21 3.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp .........................................................................................................22 3.1.3 Quy mô và các loại hình đào tạo ..............................................................24 3.1.4 Đội ngũ cán bộ, giảng viên ......................................................................26 3.2 Sứ mệnh, mục tiêu và khách hàng mục tiêu của trường CĐCĐ Đồng Tháp ..28 3.2.1 Sứ mệnh ...................................................................................................28 3.2.2 Mục tiêu ...................................................................................................28 3.2.3 Khách hàng mục tiêu................................................................................29 3.3 Thực trạng lập và thực hiện dự toán ngân sách đào tạo của trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp giai đoạn 2015-2018 ........................................................29 3.3.1 Cơ sở lập dự toán ngân sách đào tạo của trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp...................................................................................................................29 3.3.2 Cơ cấu nguồn tài chính và nội dung thu tại trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2108 ....................................................................34 3.3.3 Cơ cấu nguồn tài chính và nội dung chi tại trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2108 ....................................................................37 iv GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  7. 3.3.4 Nhược điểm trong lập dự toán ngân sách đào tạo của trường CĐCĐ Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018 ..............................................................................40 3.4 Lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động đối với một ngành đào tạo cụ thể tại trường CĐCĐ Đồng Tháp .....................................................................................42 3.4.1 Cơ sở lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động đối với một ngành đào tạo cụ thể tại trường CĐCĐ Đồng Tháp ......................................................................42 3.4.2 Sơ đồ lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động đối với một ngành đào tạo cụ thể tại trường CĐCĐ Đồng Tháp ......................................................................45 3.4.3 Lập dự toán ngân sách theo hiệu quả hoạt động đối với ngành Kế toán doanh nghiệp của trường CĐCĐ Đồng Tháp ...................................................46 3.4.4 Cân đối nguồn tài chính với dự toán chi phí cho ngành cao đẳng Kế toán doanh nghiệp của trường CĐCĐ Đồng Tháp ...................................................47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................48 CHƯƠNG 4. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SOẠN LẬP NGÂN SÁCH THEO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP ...........49 4.1 Xu hướng phát triển của Nhà trường ..............................................................49 4.2 Kiến nghị .........................................................................................................50 4.2.1 Đối với Nhà trường ..................................................................................50 4.2.2 Đối với Nhà nước .....................................................................................52 KẾT LUẬN ...............................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................54 PHỤ LỤC 01 .............................................................................................................55 PHỤ LỤC 02 .............................................................................................................57 v GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCNV Cán bộ, công nhân viên CĐCĐ Cao đẳng Cộng đồng GV Giảng viên HSSV Học sinh, sinh viên LĐTB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội MTEF Medium Term Expenditure Framework NSNN Ngân sách Nhà nước PB Performance Budgeting TCTC Tự chủ tài chính UBND Ủy ban nhân dân vi GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Phân loại những ước tính trung hạn của ngành ........................................ 18 Bảng 3.1 Hệ và ngành đào tạo chính quy trường CĐCĐ Đồng Tháp ..................... 24 Bảng 3.2 Hệ và ngành đào tạo vừa làm vừa học, từ xa trường CĐCĐ Đồng Tháp. 25 Bảng 3.3 Quy mô các hệ đào tạo trường CĐCĐ Đồng Tháp giai đoạn 2013 – 2018 .................................................................................................................................. 26 Bảng 3.4 Đội ngũ cán bộ, giảng viên trường CĐCĐ Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2018 .......................................................................................................................... 27 Bảng 3.5 Lập và thực hiện dự toán thu tại Trường CĐCĐ Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2018 ....................................................................................................................... 35 Bảng 3.6 Lập và thực hiện dự toán chi Trường CĐCĐ Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2018 .......................................................................................................................... 37 Bảng 3.7 Cân đối thu chi tài chính Trường CĐCĐ Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2018 .................................................................................................................................. 40 Bảng 3.8 Dự toán nguồn thu tài chính với ngành Kế toán doanh nghiệp trường CĐCĐ Đồng Tháp ................................................................................................................ 46 Bảng 3.9 Định mức phân bổ dự toán chi đối với ngành Kế toán doanh nghiệp trường CĐCĐ Đồng Tháp.................................................................................................... 46 vii GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1 Tổng quan phương thức lập ngân sách trung hạn theo hiệu quả hoạt động ở một đơn vị công…………………………………………………………………. 14 Sơ đồ 2.2 Định dạng khuôn khổ trung hạn………………………………………... 17 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức trường CĐCĐ Đồng Tháp………………………………. 23 Hình 3.2 Cơ cấu thực hiện các nguồn thu Trường CĐC Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018……………………………………………………………………………….. 36 Hình 3.3 Cơ cấu các khoản chi trường CĐCĐ Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2018. 38 Sơ đồ 3.1 Các bước lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động ở một đơn vị công….. 45 viii GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  11. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên từ 04/2016 theo Quyết định số 482/QĐ-UBND-HC ngày 29/4/2016 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập năm 2016. Theo tinh thần của Quyết định này, Trường CĐCĐ Đồng Tháp đã bước đầu thực hiện tự chủ một phần (đến nay đã tự đảm bảo được khoảng 40%, chủ yếu về chi thường xuyên) và cố gắng giải quyết khả năng tự chủ tài chính (TCTC) của đơn vị. Với nguồn thu từ ngân sách ngày càng giảm như hiện nay và trong thời gian tới, Nhà trường trước mắt cần cân đối nguồn thu-chi hợp lý, tiến tới xây dựng chiến lược phát triển mới, nhằm mục tiêu TCTC và đảm bảo chất lượng đào tạo. Để thực hiện được hai mục tiêu đó, Nhà trường cần xây dựng được dự toán ngân sách theo hiệu quả hoạt động cho từng lớp học, từng ngành nghề đạo tạo, tiến tới lập dự toán theo hiệu quả hoạt động cho tất cả hoạt động của đơn vị. Để đảm bảo TCTC, một đơn vị trước hết cần tập trung tự cân đối tài chính cho đơn vị, xây dựng phương thức dự toán hoạt động hiệu quả theo hướng tiết kiệm chi tiêu trên cơ sở các nguồn thu hiện có, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng và mục tiêu đào tạo. Do đó, việc áp dụng một phương thức soạn lập ngân sách tiên tiến, phù hợp sẽ góp phần cải thiện kết quả hoạt động tài chính cũng như hoạt động cung ứng dịch vụ của một đơn vị, trong đó bao gồm cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Do đó, tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Ứng dụng phương thức Lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động (Performance Budgeting) vào dự toán trung hạn ngành Kế toán doanh nghiệp, trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp” với mong muốn khắc phục một số hạn chế của phương thức lập dự toán mà Nhà trường đang áp dụng, xây dựng một hình mẫu về phương thức lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động, đóng góp vào tài liệu tham khảo hữu ích, quan trọng cho việc xây dựng chiến lược, định hướng TCTC của Nhà trường 1 GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  12. và phục vụ cho việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Tài chính Công của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Ứng dụng phương thức soạn lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động hoạt động (Performance Budgeting, PB) vào hoạt động đào tạo cụ thể của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với nghiên cứu trường hợp cho ngành Kế toán doanh nghiệp, trường CĐCĐ Đồng Tháp. Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu trường hợp cần trả lời các câu hỏi trọng tâm sau: 1) Thực trạng và hiệu quả của phương thức lập dự toán ngân sách đào tạo của trường CĐCĐ Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2018; 2) Tại sao phải lập ngân sách trung hạn theo PB đối với hoạt động đào tạo sinh viên ngành Kế toán doanh nghiệp, trường CĐCĐ Đồng Tháp? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Trường CĐCĐ Đồng Tháp, tập trung vào thực trạng và hiệu quả của công tác lập dự toán tài chính hàng năm của Nhà trường. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Ngành Kế toán doanh nghiệp, trường CĐCĐ Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2018. 1.4 Khung phân tích, cách tiếp cận và dữ liệu nghiên cứu 1.4.1 Khung phân tích - Lược khảo một số phương thức soạn lập ngân sách cho ngành, đơn vị và phương thức soạn lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động được chọn làm cơ sở phân tích và áp dụng. - Dựa trên lý thuyết khuôn khổ chi tiêu trung hạn áp dụng cho ngành, từ đó ứng dụng ước tính dự toán chi tiêu trung hạn cho đơn vị với chương trình đào tạo cụ thể là chương trình Kế toán doanh nghiệp của trường CĐCĐ Đồng Tháp. 1.4.2 Phương pháp tiếp cận - Các tài liệu về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến phương thức lập ngân sách theo PB trong và ngoài nước. 2 GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  13. - Tuyên bố của Nhà trường về tầm nhìn (Vision), sứ mạng (Mision), chiến lược phát triển (Developmental Strategies) và các văn bản liên quan đến hoạt động của Nhà trường: kế hoạch và báo cáo tổng kết năm học những năm qua, hiện trạng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên, chương trình đào tạo các ngành học của Nhà trường CĐCĐ. - Thực trạng công tác đào tạo ngành Kế toán doanh nghiệp của Nhà trường, tập trung vào những mặt liên quan đến tình hình thu-chi tài chính của ngành như: hỗ trợ từ ngân sách, chương trình đào tạo, mức thu học phí, các khoản chi về lương giảng viên, cơ sở vật chất, thực hành, thực tập, học bổng sinh viên,...để đánh giá cân đối tài chính trong nội bộ ngành. Dựa vào phương thức lập ngân sách theo PB và kinh nghiệm thực hiện PB ở các nước, tác giả đề xuất vận dụng vào việc lập ngân sách trung hạn (3 năm) theo hiệu quả hoạt động cho ngành Kế toán doanh nghiệp trường CĐCĐ Đồng Tháp, tiến đến xây dựng hình mẫu nhân rộng cho các hoạt động chung cho toàn trường. 1.4.3 Phân tích dữ liệu Thu thập dữ liệu (Data collection): Để có cơ sở vận dụng Khung phân tích lập ngân sách theo PB (đã nêu ở phần 1.4.1) cho ngành Kế toán doanh nghiệp, tác giả thu thập và nghiên cứu các thông tin thứ cấp: - Hiện trạng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên, chương trình đào tạo các ngành của Nhà trường, tập trung chủ yếu vào ngành Kế toán doanh nghiệp. - Báo cáo của Nhà trường về tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược phát triển, kế hoạch và số liệu tổng kết các năm học. - Báo cáo tài chính của trường CĐCĐ Đồng Tháp hàng năm, trong giai đoạn 2015 – 2018 và thực trạng TCTC của đơn vị từ năm 2016. - Các quy định về chế độ chính sách, trợ cấp xã hội, học bổng khuyến khích học tập, quy định về mức học phí theo Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 22/8/2016 của UBND tỉnh Đồng Tháp đối với các cơ sở đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh đến năm 2021. 3 GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  14. 1.5. Kỳ vọng kết quả đề tài Với chủ thể, phạm vi và mục tiêu nêu trên, tác giả kỳ vọng đạt được 02 mục tiêu chính khi thực hiện đề tài: - Thực trạng và hiệu quả của phương thức lập dự toán ngân sách cho ngành Kế toán doanh nghiệp của Nhà trường giai đoạn 2015 -2018. - Ứng dụng phương thức lập dự toán theo PB một cách có hiệu quả vào dự toán trung hạn ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường CĐCĐ Đồng Tháp. 1.6 Kết cấu luận văn Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục biểu bảng, biểu đồ, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được dự kiến thực hiện với kết cấu gồm 04 chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Lý thuyết về lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động và ngân sách trung hạn Chương 3: Công tác lập dự toán ngân sách cho các ngành đào tạo của trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp giai đoạn 2015 -2018 Chương 4: Những kiến nghị để áp dụng phương thức soạn lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động đối với ngành Kế toán doanh nghiệp, trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp 4 GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  15. CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VỀ LẬP NGÂN SÁCH THEO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ NGÂN SÁCH TRUNG HẠN 2.1 Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập 2.1.1 Khái niệm giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014, trang 1 và 3) nêu rõ các khái niệm: “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên”. “Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất”. 2.1.2 Phân loại cơ sở giáo dục nghề nghiệp Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014, trang 3, 15-16) phân loại của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau: (1) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông; (2) Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; (3) Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp. Đây là cơ sở giáo dục có đội ngũ giảng viên được đào tạo với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tốt nhất so với hai loại hình còn lại. 2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014, trang 15-17) giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau: (1) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp; 5 GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  16. (2) Tổ chức đào tạo đối với các trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông; (3) Tổ chức đào tạo thường xuyên với các chương trình sau đây: a) Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; b) Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; c) Chương trình chuyển giao công nghệ; d) Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 3 tháng; đ) Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên. (4) Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học; (5) Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo; (6) Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp; (7) Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. (8) Liên kết đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp và pháp luật có liên quan; (9) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; (10) Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; (11) Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao 6 GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  17. kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội; (12) Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định; (13) Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học; (14) Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanhm dịch vụ theo quy định của pháp luật; (15) Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; (16) Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (17) Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; (18) Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp; (19) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật; (20) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 2.1.4 Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đối với kinh tế - xã hội địa phương Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập điển hình trường CĐCĐ Đồng Tháp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, Trường CĐCĐ Đồng Tháp còn thực thi các chương trình đào tạo theo chủ trương của tỉnh đề ra. Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đang đẩy mạnh phát triển các ngành mà tỉnh có thế mạnh như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, cây ăn trái, hoa kiểng, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển nên nhu cầu về nguồn nhân lực thuộc khối ngành kinh tế, nhất là ngành kế toán doanh nghiệp đang rất lớn. Do đó, trường CĐCĐ Đồng Tháp đóng vai trò là đầu mối đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh là đơn vị đóng vai trò trung tâm để 7 GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  18. thực thi chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Đồng Tháp. Hàng năm, ngân sách của tỉnh cấp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tương đối lớn để hỗ trợ đào tạo cho các ngành nghề tỉnh có thế mạnh nhằm trong ưu tiên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. 2.2 Tổng quan các phương thức soạn lập ngân sách 2.2.1 Lập ngân sách theo khoản mục (line-item butgeting) Kristensen (2002) đưa ra định nghĩa: “Lập ngân sách theo đầu vào là hướng về việc xác định nguồn lực sử dụng bao nhiêu, nhân lực, hoạt động,… cho một chương trình hay một bộ. Tổng số tiền được chi tiêu cho một chương trình hay vấn đề thường là đo lường công việc thực hiện chính khi quản lý theo đầu vào. Thông tin quản lý nội bộ của hệ thống đầu vào không biểu hiện nguồn lực gì đã mua trên thực tế mà thường tập trung vào đầu vào liên quan đến những quy định, có nghĩa là liên quan đến tiêu chuẩn, nguyên tắc mà đầu vào sắp xếp như thế nào, những vật được dùng ra sao”. [7,34] Theo tài liệu ngân hàng thế giới (2008), lập ngân sách theo khoản mục là phương thức soạn lập dựa trên chi phí cần thiết để đảm bảo hoạt động của đơn vị mà không đề cập đến mục tiêu của khoản chi. Lập ngân sách theo khoản mục chú trọng vào quản lý các yếu tố đầu vào và đơn vị thực hiện nặng về tính tuân thủ hơn là kết quả của chi tiêu. Vì thế, lập ngân sách theo khoản mục còn gọi là lập ngân sách theo đầu vào. Lập ngân sách theo khoản mục có những ưu điểm: Thứ nhất, khuôn mẫu soạn lập ngân sách được sắp xếp và phân loại nhất quán; Thứ hai, với khoản mục chi tiết, người đọc có thể xem xét tính hợp lý của những ước tính chi phí và phát hiện ngay những chênh lệch lớn hoặc vô lý và như vậy tạo thuận lợi cho yêu cầu kiểm soát chi phí. Lập ngân sách theo khoản mục có những nhược điểm: Thứ nhất, không giải quyết được những vấn đề then chốt theo các mục tiêu do Chính phủ đề ra. Thứ hai, chúng chỉ tập trung giải quyết những hạn mục nhỏ, mang tính liệt kê đầu vào mà nhà quản lý ngân sách lẫn đơn vị thụ hưởng không chú trọng đến chương trình, hoạt động có hiệu suất và hiệu quả hay không. Do đó, mối liên kết giữa ngân sách và các dịch vụ do Chính phủ cung cấp thường yếu kém. 8 GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  19. Thứ ba, Cách lập và thực hiện ngân sách rất cứng nhắc. Sự phân bổ nguồn lực ngân sách không lý giải được tại sao tiền phải chi tiêu. 2.2.2 Lập ngân sách theo chương trình (programme budgeting) Ngân sách theo khoản mục không giải quyết được những mục tiêu then chốt của chính sách chính phủ và những gắn kết giữa chính sách với ngân sách. Theo lịch sử, ngân sách theo chương trình thay thế ngân sách theo khoản mục và trở thành công cụ để phân bổ nguồn lực. Vì thế, lập ngân sách theo chương trình được các nước công nghiệp áp dụng vào những năm đầu của thập niên 60. Cách lập ngân sách này được thiết kế gắn liền với các hoạt động, chương trình của chính phủ. Chương trình là một loạt các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu nào đó của chính phủ. Để thực hiện chương trình nhắm đạt được mục tiêu, cơ quan hay đơn vị phải nổ lực hoạt động với một ngân sách, với số lượng nhân viên, đối tượng tham gia và một thời gian nhất định và dĩ nhiên chương trình đó có liên hệ đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Như vậy chương trình bao gồm nhiều hoạt động hoặc dự án. Theo Sử Đình Thành định nghĩa:” Lập ngân sách theo chương trình thiết lập một hệ thống phân phối nguồn lực, gắn kết chi phí chương trình với kết quả của những chương trình đầu tư công”. [8,26] Ưu điểm của phương thức lập ngân sách theo chương trình là một cách lập ngân sách trên cơ sở hiệu quả hoạt động và các chương trình đã xác định theo các mục tiêu chính sách của chính phủ. Với ngân sách theo chương trình, các khoản chi tiêu được sắp xếp theo từng hoạt động hoặc chương trình, mục đích hoạt động của mỗi chương trình được xác định và những chỉ số hiệu quả hoạt động được thiết lập cho mỗi chương trình hoặc hoạt động. Hạn chế của phương thức này là có những kết quả khó lượng hóa bằng con số như sự thỏa mãn của người dân khi sử dụng chương trình, lợi ích xã hội mà chương trình mang lại, các biến phí của chương trinh. Bên cạnh đó, phương thức lập ngân sách này đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực, thời gian và chi phí bỏ ra nhiều. 2.2.3 Lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động (performance budgeting) Liên hiệp quốc năm 1965 đã định nghĩa: “ngân sách theo hiệu quả hoạt động là hiện thân của những mục đích và những mục tiêu mà các quỹ tài trợ đòi hỏi, chi phí của 9 GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
  20. chương trình được đề nghị để đạt những mục tiêu đó và dữ liệu số lượng nhằm đo lường công việc thực hiện và mức độ hoàn thành ở mỗi chương trình” [7] Ngân sách theo hiệu quả hoạt động là một dạng lập ngân sách thể hiện mục đích, mục tiêu của việc tài trợ yêu cầu, chi phí cho chương trình và hoạt động liên quan để đạt được mục tiêu đó, các yếu tố đầu ra được sản xuất hay dịch vụ được cung ứng bởi mỗi chương trình. Một ngân sách toàn diện phải định lượng được toàn bộ chuỗi kết quả như đầu vào/đầu vào trung gian, đầu ra (kết quả trực tiếp), những tác động (kết quả lâu dài). Theo Liên hiệp quốc, lập ngân sách theo chương trình cũng được xem là một dạng của ngân sách thực hiện. Ưu điểm của phương thức lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động: (1) Cho phép các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách linh hoạt hơn và giúp nâng cao trách nhiệm giải trình với kết quả hoạt động ở một đơn vị công. (2) Ngân sách theo hiệu quả hoạt động thay đổi từ tập trung vào những danh mục chi tiết thành tập trung vào kết quả hoạt động trong việc cung cấp dịch vụ ở đơn vị công. Tuy nhiên phương thức lập ngân sách này vẫn còn một số hạn chế: (1) Lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động yêu cầu về số liệu và kỹ thuật lập ngân sách rất khắt khe. (2) Thể hiện mối liên hệ giữa ngân sách và mục tiêu thực hiện nhưng vẫn chưa đạt được tính hiệu quả cao do nhu cầu thực hiện công việc nhiều, trong khi ngân sách thì có hạn. Như vậy, phương thức soạn lập ngân sách theo hiệu quả hoạt động dùng để lập dự toán cho từng đơn vị công để xem xét, đánh giá tính hiệu suất của từng hoạt động thực hiện từ đó xem xét và ưu tiên ngân sách cấp phù hợp với từng hoạt động. 2.2.4 Lập ngân sách theo đầu ra (Output based butgeting) Theo Kristensen cho rằng: “Quản lý và lập ngân sách theo đầu ra mô tả những chức năng khu vực công trong cung ứng hàng hóa và dịch vụ và tính toán bao nhiêu dịch vụ đang được cung cấp và sản phẩm đang được sản xuất. Tập trung vào đầu ra chủ yếu hướng đến các chỉ số như là khối lượng và tính kịp thời, và đến mức độ khác nhau, chất lượng, ví dụ có bao nhiêu tuyên bố liên quan người hưởng quyền lợi được xử lý với các lỗi tối thiểu”. [5,14] 10 GVHD: TS. Nguyễn Thị Huyền HVTH: Quảng Thị Mỹ Yến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2