Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định các yếu tố rủi ro trọng yếu trong hợp tác công tư ngành y tế tại TP.HCM
lượt xem 8
download
Bài nghiên cứu xác định các rủi ro quan trọng có thể xảy ra trong dự án PPP trong lĩnh vực y tế tại TP.HCM nhằm đề xuất bên đối tác có năng lực hơn để kiểm soát các rủi ro này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định các yếu tố rủi ro trọng yếu trong hợp tác công tư ngành y tế tại TP.HCM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THU TRANG XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRỌNG YẾU TRONG HỢP TÁC CÔNG TƯ NGÀNH Y TẾ TẠI TP HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THU TRANG XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRỌNG YẾU TRONG HỢP TÁC CÔNG TƯ NGÀNH Y TẾ TẠI TP HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 4.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ................................................................................ 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 4 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................... 4 6. Bố cục của luận văn ................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ........................... 6 1.1. Các nghiên cứu về xác định rủi ro trong mô hình hợp tác công tư ....................... 6 1.1.1. Xác định các yếu tố rủi ro trong mô hình hợp tác công tư ............................... 6 1.1.2. Phân loại rủi ro trong hợp tác công tư .............................................................. 9 1.2. Các nghiên cứu về phân bổ rủi ro trong mô hình hợp tác công tư...................... 12
- 1.2.1. Phương pháp phân bổ rủi ro............................................................................ 12 1.2.2. Kết quả phân bổ rủi ro trong các dự án PPP ................................................... 13 1.3. Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..... 16 1.3.1. Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên .............................................................. 16 1.3.2. Xác định vấn đề cần nghiên cứu ..................................................................... 19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 21 2.1. Tổng quan về mô hình PPP ................................................................................. 21 2.1.1. Định nghĩa về hợp tác công tư ........................................................................ 21 2.1.2. Đặc điểm của mô hình PPP .............................................................................. 22 2.1.3. Phân loại........................................................................................................... 23 2.2. Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế .................................................................... 25 2.2.1. Định nghĩa ....................................................................................................... 25 2.2.2. Phân loại.......................................................................................................... 26 2.3. Rủi ro trong hợp tác công tư ............................................................................... 28 2.3.1. Định nghĩa ....................................................................................................... 28 2.3.2. Nguyên tác phân bổ rủi ro: ............................................................................. 29 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ PPP TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TẠI TP.HCM. 31 3.1. Năng lực KCB ..................................................................................................... 32 3.2. Tình hình tài chính .............................................................................................. 33 3.3. Những thành tựu của ngành y tế Thành phố ....................................................... 35 3.5. Tình hình xã hội hóa y tế trên địa bàn thành phố................................................ 37 3.5.1. Các văn bản pháp luật ..................................................................................... 37 3.5.2. Tình hình thực tiễn xã hội hóa y tế trên địa bàn thành phố ............................ 39
- 3.5.2.2. Liên doanh liên kết mua sắm trang thiết bị ................................................... 40 3.5.2.3. Hình thức hợp tác công tư ............................................................................. 41 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRỌNG YẾU TRONG PPP NGÀNH Y TẾ ........................................................................................................... 43 4.1. Lựa chọn và phân tích các rủi ro trọng yếu trong PPP ....................................... 43 4.1.1. Lựa chọn các rủi ro trọng yếu trong PPP ......................................................... 43 4.1.2. Phân tích các rủi ro trọng yếu trong PPP ......................................................... 44 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 48 4.2.2. Đặc điểm mẫu .................................................................................................. 49 4.3. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha .. 51 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................... 57 4.5. Điểm trung bình và xếp hạng tầm quan trọng các biến ...................................... 62 4.6. Kết quả đề xuất bên đối tác quản lý rủi ro .......................................................... 65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................ 70 5.1. Kết luận ............................................................................................................... 70 5.2. Khuyến nghị chính sách ...................................................................................... 71 5.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 74 Tài liệu tham khảo Phục lục A Phụ lục B
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Các số liệu, kết quả do trực tiếp tác giả thu thập, thống kê, xử lý. Các nguồn dữ liệu khác tác giả sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Người thực hiện luận văn Phạm Thị Thu Trang
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á BOOT Build – own – operate – Xây dựng – sở hữu – vận hành – transfer chuyển giao BOT Build – operate - transfer Xây dựng – vận hành – chuyển giao BHYT Bảo hiểm y tế BT Build – transfer Xây dựng – chuyển giao BTO Build - transfer - operate Xây dựng – chuyển giao – vận hành CSHT Cơ sở hạ tầng CSVC Cơ sở vật chất CRFs Critical Success Factors Các yếu tố thành công cơ bản CRG Critical Risk Group Nhóm các rủi ro trọng yếu DBFM Design-Build – Finance- Thiết kế - xây dựng- tài trợ- bảo Maintain dưỡng DBFMO Design-Build – Finance- Thiết kế - xây dựng- tài trợ- bảo Maintain - Operate dưỡng – vận hành DBOD Design-Build – Operate - Thiết kế - xây dựng – vận hành – Deliver cung cấp DBOT Design-Build – Operate - Thiết kế - xây dựng- vận hành – Transfer chuyển giao EC European Community Ủy ban Châu Âu GTĐB Giao thông đường bộ HIV Human Immunodeficiency Virus suy giảm miễn dịch ở người virus
- KCB Khám chữa bệnh KVNN Khu vực nhà nước KVTN Khu vực tư nhân NĐ-CP Nghị định – Chính phủ NQ-CP Nghị quyết – Chính phủ ORI Overall Risk Index Chỉ số rủi ro tổng thể PFI Private Finance Initiative Sáng kiến tài chính tư nhân PPP Public-Private partnership Hợp tác công tư QH Quốc Hội QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân SARS Severe acute respiratory Hội chứng suy hô hấp cấp syndrome TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TT-BTC Thông tư – Bộ Tài Chính TT-BYT Thông tư – Bộ Y tế WB World Bank Ngân hàng thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp các yếu tố rủi ro trọng yếu trong dự án PPP thuộc lĩnh vực y tế .. ......................................................................................................................... 10 Bảng 3.1. Kinh phí cấp cho ngành y tế TP.HCM ...................................................... 34 Bảng 3.2. Tỷ trọng các nguồn thu của ngành y tế TP.HCM...................................... 35 Bảng 4.1: Thống kê các đối tượng khảo sát ............................................................... 49 Bảng 4.2: Kết quả thống kê tổng yếu tố Rủi ro chính trị ........................................... 52 Bảng 4.3: Kết quả thống kê tổng yếu tố Rủi ro xây dựng lần 1 ................................ 53 Bảng 4.4: Kết quả thống kê tổng yếu tố Rủi ro xây dựng lần 2 ................................ 53 Bảng 4.5: Kết quả thống kê tổng yếu tố Rủi ro hoạt động ........................................ 54 Bảng 4.6: Kết quả thống kê tổng yếu tố Rủi ro tài chính .......................................... 55 Bảng 4.7: Kết quả thống kê tổng yếu tố Rủi ro doanh thu ........................................ 55 Bảng 4.8: Tổng hợp các yếu tố sau khi hoàn thành phân tích Cronbach’s Alpha ..... 56 Bảng 4.9: Kiểm định KMO các biến thuộc các yếu tố .............................................. 58 Bảng 4.10: Kết quả phân tích phương sai trích các biến thuộc các yếu tố ................ 58 Bảng 4.11: Kết quả xoay yếu tố ................................................................................ 59 Bảng 4.12: Điểm trung bình các biến và mức độ xếp hạng ....................................... 62 Bảng 4.13: Kết quả đề xuất bên đối tác quản lý rủi ro .............................................. 65
- DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho ngành y tế TP.HCM ................... 34 Đồ thị 3.2. Tỷ trọng các nguồn thu của bệnh viện công lập ...................................... 35 Hình 3.1. Số lượt khám bệnh tại TP.HCM ................................................................ 33 Hình 4.1: Tỷ lệ độ tuổi ............................................................................................... 50 Hình 4.2: Tỷ lệ Đơn vị công tác................................................................................. 50 Hình 4.3: Tỷ lệ Thời gian công tác ............................................................................ 51
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Hệ thống y tế TP.HCM gồm có các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế, các bệnh viện quận/huyện, các trạm y tế, các trung tâm dự phòng quận huyện và các trung tâm chức năng khác. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Thành phố là trung tâm y tế lớn nhất của khu vực và cả nước, luôn đi đầu về chuyên môn kỹ thuật, không ngừng sáng kiến cải tiến, ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới nâng cao chất lượng trong KCB, y tế dự phòng, dược phẩm. Bên cạnh những thành quả đạt được, ngành y tế thành phố cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đặc biệt là tình trạng quá tải do một số lượng lớn người bệnh từ các tỉnh khác đến KCB tại thành phố; CSHT và trang thiết bị xuống cấp; không có vốn đầu tư máy móc hiện đại, không có chi phí chi trả lương đủ để giữ chân đội ngũ y bác sỹ tay nghề cao. Đa phần các bệnh viện dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp để chi trả các khoản chi phí thường xuyên và chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, chủ trương của chính phủ là cắt giảm ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đưa các đơn vị sự nghiệp này phát triển theo hướng tự chủ tài chính hoặc doanh nghiệp một thành viên. Đối với ngành y tế, chính phủ cũng đang bắt đầu áp dụng các biện pháp để cắt giảm nguồn chi ngân sách thông qua việc kết cấu các khoản chi phí trực tiếp, lương, phụ cấp …vào giá KCB để chuyển việc nhân viên y tế nhận lương biên chế từ ngân sách sang hưởng lương theo hiệu quả hoạt động. Khi không còn được ngân sách trợ cấp, các bệnh viện bắt đầu phải cạnh tranh để thu hút người bệnh nhằm đảm bảo nguồn thu để trang trải chi phí và tái đầu tư. Các bệnh viện phải nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, thu hút đội ngũ nhân sự giỏi về chuyên môn, đầu tư máy móc, thiết bị, cải tạo CSVC, mở rộng khu vực KCB để giảm thời gian chờ đợi của người bệnh. Muốn thực hiện được mục tiêu này, các bệnh
- 2 viện cần có nguồn lực để đầu tư. Do vậy, việc kêu gọi nguồn lực từ xã hội bằng hình thức hợp tác công tư (PPP) là phương án được các bệnh viện cũng như chính quyền thành phố lựa chọn nhiều nhất để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, việc thực hiện PPP chỉ mới được thực hiện thí điểm tại một vài bệnh viện lớn, trong khi đó những bệnh viện còn lại có rất nhiều bệnh viện có nhu cầu được tham gia PPP nhưng lại chưa có kinh nghiệm hoặc chưa hiểu rõ các quy định, đối tác tư nhân chưa có nhiều cơ hội để được tạo điều kiện tham gia. Thêm vào đó hình thức xã hội hóa chưa có một khuôn mẫu nhất định làm định hướng cho các bệnh viện và chính phủ cũng như chưa có những quy định cụ thể, chi tiết về hình thức này. Đối với dự án PPP trong bất kì lĩnh vực nào cũng luôn có khả năng xảy ra các rủi ro và các rủi ro này không thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi dự án tuy nhiên chúng có thể quản lý và kiểm soát được. Để giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro trong các dự án PPP trong lĩnh vực y tế cũng như các lĩnh vực khác thì các rủi ro này cần được kiểm soát bởi bên đối tác có khả năng quản lý chúng tốt nhất. Việc kiểm soát tốt rủi ro sẽ giúp làm giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi ích giữa các bên và đem đến sự thành công cho dự án. Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các dự án PPP trong những lĩnh vực khác nhau từ nhiều khía cạnh khác nhau như nghiên cứu các yếu tố quyết định sự thành công, các rủi ro của dự án, định hướng phân bổ rủi ro dự án PPP trong xây dựng, giao thông, CSHT…Tuy nhiên các nghiên cứu viết về lĩnh vực y tế còn chưa nhiều. Tại Việt Nam, PPP đã bắt đầu được áp dụng trong những năm gần đây nhưng hình thức này vẫn chưa phổ biến trong nhiều lĩnh vực đồng thời các bài nghiên cứu về mô hình này vẫn còn hạn chế. Trong ngành y tế đã có bài nghiên cứu về các yếu tố quyết định sự thành công của PPP nhưng chưa có nghiên cứu nào viết về các rủi ro có khả năng xảy ra trong quá trình thực hiện dự án PPP cũng như đề xuất cách quản lý để hạn chế xảy ra rủi ro.
- 3 Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Xác định các yếu tố rủi ro trọng yếu trong hợp tác công tư ngành y tế tại TP.HCM” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu xác định các rủi ro quan trọng có thể xảy ra trong dự án PPP trong lĩnh vực y tế tại TP.HCM nhằm đề xuất bên đối tác có năng lực hơn để kiểm soát các rủi ro này. Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu hướng đến giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: Xác định các rủi ro có thể xảy ra trong các dự án PPP trong lĩnh vực y tế. Xác định mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đến dự án PPP trong lĩnh vực y tế. Xác định ưu tiên phân bổ rủi ro giữa các bên đối tác. Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi: Những rủi ro nào có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án PPP trong lĩnh vực y tế? Trong các dự án PPP thuộc lĩnh vực y tế thì những rủi ro nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành công của dự án? Để tối đa lợi ích và tối thiểu chi phí của dự án PPP thì nên phân bổ các rủi ro cho bên đối tác nào quản lý? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố rủi ro trọng yếu xảy ra trong các dự án PPP trong lĩnh vực y tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về các rủi ro quan trọng và ưu tiên phân bỏ rủi ro trong các dự án thuộc ngành y tế thực hiện theo hình thức PPP với dữ liệu khảo sát được thực hiện tại TP.HCM. Đề tài thực hiện khảo sát nhân viên, quản lý đang công
- 4 tác tại Sở Y tế, các bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân, công ty tư nhân đã tham gia hoặc có dự kiến tham gia các dự án PPP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn thành phố. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu: Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: - Dữ liệu thứ cấp: các báo cáo, kế hoạch của phòng, ban tại Sở Y tế TP.HCM và các văn bản ban hành của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Sở Y tế. - Dữ liệu sơ cấp: điều tra khảo sát, thu thập từ các bệnh viện, nhà đầu tư tư nhân, chuyên gia để thực hiện nghiên cứu định lượng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử du ̣ng cả 2 phương pháp đinh ̣ tin ́ h và đinh ̣ lươ ̣ng: Nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và trong nước để xác định các yếu tố rủi ro, mức độ ảnh hưởng của chúng và ưu tiên phân bổ rủi ro cho các bên đối tác để lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho đề tài. Tiếp theo tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là những nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý bệnh viện, các công ty trong ngành y tế để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với điều kiện thực tế của TP.HCM. Nghiên cứu định lượng: bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp bằng việc khảo sát các nhân viên, quản lý đang tham gia hoặc sẽ tham gia các dự án hợp tác công tư, các chuyên gia về PPP. Dựa trên kết quả khảo sát thu được, tiến hành đo lường, xếp hạng các rủi ro quan trọng trong dự án PPP bằng công cụ phần mềm SPSS và đo lường mức độ ưu tiên lựa chọn phân bổ rủi ro cho các bên đối tác. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: - Bổ sung và hoàn thiện thêm các nghiên cứu về PPP y tế. - Kết quả của luận văn có thể ứng dụng trực tiếp để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho các dự án PPP y tế tại TP.HCM
- 5 6. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo luận văn chia thành 5 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 3: Thực trạng về PPP ngành y tế tại TP.HCM Chương 4: Phân tích các yếu tố rủi ro trọng yếu trong PPP ngành y tế. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Mô hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân bắt đầu được hình thành từ đầu những năm 1990 đầu tiên ở Anh sau đó lan rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nam Phi…và được thực hiện trong nhiều lĩnh vực công cộng khác nhau như sản xuất và phân phối điện, nước và vệ sinh, xử lý chất thải, đường ống, bệnh viện, xây dựng trường học, kiểm soát không lưu, đường sắt, đường bộ, nhà tù…và đã có nhiều tác giả thực hiện nghiên cứu về mô hình này với những phương pháp tiếp cận khác nhau. 1.1. Các nghiên cứu về xác định rủi ro trong mô hình hợp tác công tư 1.1.1. Xác định các yếu tố rủi ro trong mô hình hợp tác công tư Xác định rủi ro là bước đầu tiên trong quy trình quản lý rủi ro bao gồm 3 bước: xác định rủi ro, ứng phó với rủi ro, và kiểm soát rủi ro. Quá trình xác định rủi ro bao gồm việc xác định và định mức rủi ro bằng phương pháp định tính, định lượng dựa trên cơ sở sử dụng bảng câu hỏi (danh mục các yếu tố rủi ro) để phỏng vấn và thu thập số liệu điều tra các bên chịu tác động bởi rủi ro (Thanh Thanh Sơn, 2015). Vì vậy, việc xác định các yếu tố rủi ro trong dự án PPP là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Hwang và cộng sự (2012) trong nghiên cứu về PPP CSHT tại Singapore với quan điểm rủi ro trọng yếu là những yếu tố then chốt có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của PPP, tác giả đã tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó xác định danh mục gồm 42 yếu tố rủi ro và phân thành 3 nhóm rủi ro theo cấp độ nền kinh tế là vi mô, vĩ mô và trung bình. Tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp phân tích định lượng bằng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố rủi ro này. Kết quả cho thấy có 23 yếu tố rủi ro có nguy cơ cao trong đó 6 rủi ro hàng đầu là: thiếu sự
- 7 hỗ trợ của chính phủ, khả năng thu hút tài chính của dự án, chậm trễ trong xây dựng, thiếu kinh nghiệm về PPP, chính phủ không ổn định, thiếu khuôn khổ pháp lý. Yelin Xu và cộng sự (2010) đã tổng hợp 34 yếu tố rủi ro từ các nghiên cứu trước đây về các dự án PPP tại Trung Quốc, sau đó tác giả tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để bổ sung thêm 3 yếu tố rủi ro. Yelin Xu đã sử dụng mô hình Fuzzy synthetic evaluation để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố rủi ro (CRF), từng nhóm rủi ro (CRG), rủi ro tổng thể (ORI) của dự án như sau: 𝑚 M(*,ф), bj = min(1, ∑𝑖=1 𝑤𝑖 × 𝑟𝑖𝑗) ∀bj ∈B Trong đó: w : là tỷ trọng của từng CRF/CRG. r : là mức độ chức năng thành viên của từng CRF/CRG Kết quả cho thấy 17 yếu tố rủi ro cao và được xắp xếp thành 6 nhóm rủi ro theo nguồn gốc phát sinh rủi ro. Mức rủi ro tổng thể của các dự án PPP đường cao tốc tại Trung Quốc (chỉ số ORI) là 3,51. Vì vậy các dự án PPP này được đánh giá là dự án đầu tư có rủi ro với các nhóm rủi ro có thể xảy ra với khả năng cao là “sự can thiệp của Chính phủ” (3,97), “sự vững mạnh của Chính phủ” (3,63). Patrick X.W.Zou và cộng sự (2008) với quan điểm điểm rủi ro vừa là tiêu cực vừa là cơ hội đã tổng hợp danh mục gồm 17 yếu tố rủi ro có tác động đến sự thành công của các dự án PPP và 12 yếu tố rủi ro làm dự án PPP thất bại trong các dự án PPP CSHT tại Úc và Trung Quốc gồm: Dự án Đường hầm Sydney Cross City, Dự án Đường sắt Sân bay Sydney và Dự án đường cao tốc Fu-De ở thành phố Hengshui, Trung Quốc. Đỗ Tiến Sỹ và công sự (2016) khi nghiên cứu tác động của các yếu tố rủi ro đến các dự án PPP giao thông tại Việt Nam đã tổng hợp danh mục các yếu tố rủi ro của dự án PPP giao thông gồm 33 yếu tố. Cuộc điều tra khảo sát được thực hiện từ tháng 8
- 8 đến tháng 10 năm 2014 với các chuyên gia (123 phản hồi hợp lệ/320 bản câu hỏi phát ra, đạt tỷ lệ 38%) để thu thập dữ liệu phân tích tác động của 33 yếu tố rủi ro này. Tác giả sử dụng phương pháp xác suất - tác động (PI) để đánh giá mức rủi ro kết hợp (RL) dựa trên xác suất (P) và tác động của mỗi yếu tố nguy cơ (I), Mức rủi ro kết hợp (RL) của các yếu tố rủi ro được tính dựa trên phương pháp PI như sau: 𝑅 L = 𝑃 + 𝐼 - 𝑃 × 𝐼 (1) Kết quả cho thấy không có yếu tố nguy cơ ở mức rủi ro thấp, 10 yếu tố nguy cơ ở mức độ rủi ro trung bình và 23 yếu tố nguy cơ ở mức độ nguy cơ cao. Các vấn đề thu hồi và bồi thường, phê duyệt và cấp phép, các vấn đề về thị trường tài chính là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hoặc thất bại của các dự án PPP. Thân Thanh Sơn (2015) cũng đồng quan điểm xem xét rủi ro với quan điểm rủi ro là tiêu cực và cơ hội đồng thời phân loại rủi ro theo nguồn gốc phát sinh và chia thành 2 nhóm nội sinh và ngoại sinh, tác giả đã xác định danh mục rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT giao thông đường bộ Việt Nam gồm 54 yếu tố rủi ro phân thành 8 loại rủi ro. Hơn 200 phiếu khảo sát đã được phát đến cho các cơ quan nhà nước, tổ chức tín dụng, ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân là chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam đã hoàn thành đi vào hoạt động và đang triển khai trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2014. Kết quả nghiên cứu đã xác định phương trình hồi quy xác định mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro đến mức rủi ro của hình thức PPP theo phương pháp xác suất như sau: RR PPP = 0,345×RR.A + 0,149×RR.B + 0.225×RR.C + 0,105×RR.D + 0,309×RR.E + 0,346×RR.F + 0,581×RR.G + 0,447×RR.H Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 15 yếu tố rủi ro có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả của dự án PPP GTĐB ở Việt Nam và cần được quản lý, trong đó 6 yếu tố hàng đầu bao gồm: rủi ro lạm phát, giảm khả năng cung cấp vốn của nền kinh tế; rủi ro
- 9 lãi suất; năng lực của công ty dự án, chủ đầu tư; thất bại hoặc chậm trễ trong thu hồi đất; khả năng thu hút tài chính của dự án. Wang và cộng sự (2000) với quan điểm rủi ro là tiêu cực và phân bổ rủi ro căn cứ vào nguồn gốc phát sinh rủi ro, tác giả đã tổng hợp được danh mục các yếu tố rủi ro phân thành 6 loại. Sau đó tác giả nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các yếu tố rủi ro bằng thang đo Likert 5 điểm. Tác giả đã xác định mức độ rủi ro của từng yếu tố bằng phương pháp xác suất bằng cách nhân xác suất xuất hiện với mức độ tác động của yếu tố rủi ro đó. 1.1.2. Phân loại rủi ro trong hợp tác công tư Theo Patrick et al (2008) thì việc xác định rủi ro để quản lý cần được thực hiện trong từng giai đoạn trong suốt dự án PPP. Thân Thanh Sơn (2015) đã chia dự án PPP thành 3 giai đoạn: giai đoạn phát triển dự án, giai đoạn hoàn thành dự án, giai đoạn vận hành dự án. Trong từng giai đoạn sẽ có những rủi ro khác nhau và mức độ tác động của mỗi rủi ro trong từng giai đọan của dự án cũng có sự thay đổi. Có nhiều cách để phân loại rủi ro phát sinh trong dự án PPP như rủi ro vi mỗ, vĩ mô, rủi ro trung gian (Hwang et al, 2013). Thân Thanh Sơn (2015) phân rủi ro thành 2 nhóm là rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh. Tuy nhiên theo Cristian and Jonathan (2007), Li et al (2005), Wang et al (2000), Sachs et al (2007) thì có thể phân loại rủi ro theo nguồn gốc phát sinh rủi ro. Cristian and Jonathan (2007) căn cứ theo nguồn gốc phát sinh đã phân rủi ro thành 2 loại rủi ro thông thường, rủi ro đặc biệt. Trong khi đó, Sachs et al (2007) thì phân rủi ro thành nhóm rủi ro có thể bảo hiểm và nhóm rủi ro không thể bảo hiểm. Wang et al (200) cũng dựa vào nguồn gốc phát sinh và chia rủi ro thành các nhóm: rủi ro chính trị, pháp lý; rủi ro xây dựng; rủi ro vận hành; rủi ro thu nhập; rủi ro tài chính và thị trường. Như vậy, sau khi tổng hợp các nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy có 2 quan điểm định nghĩa về rủi ro là: rủi ro là tiêu cực; rủi ro vừa là tiêu cực vừa là cơ
- 10 hội. Tuy nhiên tác giả nhận thấy cần xem xét rủi ro trên quan điểm rủi ro bao hàm cả các yếu tố rủi ro có tác động tiêu cực hoặc cơ hội tới mục tiêu của dự án đồng quan điểm của Thân Thanh Sơn (2015), Patrick X.W.Zou và cộng sự (2008). Vì theo Thân Thanh Sơn (2015) quan điểm này đề cao vai trò của hoạt động quản trị rủi ro trong kiểm soát rủi ro không chỉ là triệt tiêu rủi ro, giảm thiểu rủi ro mà còn là chuyển giao yếu tố rủi cho đó cho bên có khả năng quản lý tốt nhất với chi phí thấp nhất, đồng thời với quan điểm này thì rủi ro có thể đo lường được. Trên quan điểm đó có thể quản lý rủi ro bằng các biện pháp phù hợp sẽ giúp giảm thiểu chi phí, đem lại tính hiệu quả cho dự án. Đồng thời với quan điểm của Hwang và cộng sự (2012) cho rằng rủi ro trọng yếu là những yếu tố then chốt có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của PPP và việc phân nhóm rủi ro để quản lý được tác giả căn cứ vào nguồn gốc phát sinh rủi ro theo quan điểm của Yelin Xu và cộng sự (2010) Thân Thanh Sơn (2015), Patrick X.W.Zou và cộng sự (2008). Tác giả đã tổng hợp được danh mục các yếu tố rủi ro tác động đến dự án PPP y tế gồm 19 yếu tố theo 5 nhóm: Rủi ro chính trị, rủi ro xây dựng, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro doanh thu như mô tả trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Tổng hợp các yếu tố rủi ro trọng yếu trong dự án PPP thuộc lĩnh vực y tế.1 Yếu tố rủi ro trọng yếu A B C D E F G H 1 Biến động lãi suất X X X X X X X X ` 2 Lạm phát X X X X X X X X 3 Thay đổi về chính sách/ quy X X X X X X X X định pháp luật 4 Can thiệp chính trị X X X X X X X X 5 Thiếu sự hỗ trợ của chính phủ X X X X X X X X
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn