Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá ở người đi làm để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm số lượng người hút thuốc lá.
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá ở người đi làm để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm số lượng người hút thuốc lá. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá ở người đi làm để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm số lượng người hút thuốc lá.
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHAN TRỊNH NGỌC ANH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ CỦA NGƯỜI ĐI LÀM TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHAN TRỊNH NGỌC ANH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ CỦA NGƯỜI ĐI LÀM TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUỲNH HOA TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Phan Trịnh Ngọc Anh Là học viên cao học lớp Thạc sĩ Kinh tế và Quản trị Sức khỏe, khóa 2013-2015 của Khoa Kinh tế Phát triển, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Phan Trịnh Ngọc Anh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.4 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 2 1.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.6 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 3 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................................................ 3 1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .......... 4 2.1 Mô hình hành vi của người tiêu dùng ................................................................... 4 2.1.1 Các yếu tố văn hoá. ............................................................................................ 4 2.1.2 Các yếu tố xã hội. ............................................................................................... 5 2.1.3 Các yếu tố cá nhân. ............................................................................................ 6 2.1.4 Các yếu tố tâm lý................................................................................................ 7 2.2 Các nghiên cứu liên quan .................................................................................... 10 2.2.1 Giá thuốc .......................................................................................................... 11 2.2.2 Thu nhập ........................................................................................................... 12 2.2.3 Các yếu tố xã hội học khác .............................................................................. 12 2.2.4 Tác động của cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá ............. 13 2.2.5 Tác động của truyền thông về tác hại của thuốc lá .......................................... 13 2.3 Thực trạng kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam ....................................................... 14
- 2.3.1 Thuế .................................................................................................................. 14 2.3.2 Giá .................................................................................................................... 15 2.3.3 Thực trạng kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam .................................................... 16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 20 3.1 Khung phân tích .................................................................................................. 20 3.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 21 3.3 Giả thiết nghiên cứu ............................................................................................ 21 3.4 Phương pháp phân tích ........................................................................................ 22 3.5 Mô tả dữ liệu ....................................................................................................... 23 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 25 4.1 Đặc điểm của mẫu quan sát ................................................................................. 25 4.1.1 Toàn bộ mẫu ..................................................................................................... 25 4.1.2 Đối với người hút thuốc ................................................................................... 30 4.1.3 Tác động của truyền thông, kiến thức và nhận thức của đối tượng khảo sát về tác hại của thuốc lá .................................................................................................... 37 4.2 Kết quả mô hình .................................................................................................. 46 4.2.1 Mô hình hồi quy tham gia hút thuốc ................................................................ 46 4.2.2 Mô hình cường độ hút thuốc ............................................................................ 51 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 55 5.1 Kết quả chính ...................................................................................................... 55 5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 56 5.3. Hạn chế............................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG CIF Cước phí hàng hóa CPI Chỉ số giá tiêu dùng CT-TTg Chỉ thị Thủ tướng FCTC Công ước khung về kiểm soát thuốc lá GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GDP Tổng sản phẩm Quốc nội GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam GT Giả thiết GTGT Giá trị gia tăng MPOWER Gói các chính sách kiểm soát thuốc lá hiệu quả QĐ-BYT Quyết định Bộ Y tế QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng SCT Thuế tiêu thụ đặc biệt THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông VAT Thuế giá trị gia tăng VINACOSH Ban chỉ đạo phòng chống thuốc lá WHO Tổ chức Y tế Thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng thuế suất thuốc lá của Việt Nam từ năm 1990 đến nay................... 15 Bảng 2.2 Diện tích trung bình của cảnh báo sức khỏe ở một số nước trên thế giới . 17 Bảng 4.1 Thông tin tổng quan về đối tượng nghiên cứu .......................................... 25 Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa bằng cấp và nghề nghiệp .............................................. 26 Bảng 4.3 Thu nhập bình quân hàng tháng của đối tượng khảo sát ........................... 27 Bảng 4.4 Độ tuổi của đối tượng khảo sát .................................................................. 28 Bảng 4.5 Thống kê về đối tượng khảo sát có hút thuốc lá hay không ...................... 29 Bảng 4.6 Số điếu thuốc lá hút mỗi ngày ở người hút thuốc lá .................................. 30 Bảng 4.7 Chi phí hút thuốc lá hàng tháng của đối tượng khảo sát ........................... 31 Bảng 4.8 Bảng giá thuốc lá Warhorse và Whitehorse thu thập từ các phường, xã khảo sát ...................................................................................................................... 32 Bảng 4.9 Thực trạng sử dụng các nhãn hiệu thuốc lá ............................................... 33 Bảng 4.10 Phản ứng của người hút thuốc lá khi tăng giá thuốc ở các mức độ khác nhau ........................................................................................................................... 35 Bảng 4.11 Chú ý đến tác hại của thuốc lá trên các loại phương tiện truyền thông... 37 Bảng 4.12 Tỉ lệ phần trăm những người hút thuốc lá thấy cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc lá và nghĩ tới việc bỏ hút thuốc ................................................................ 39 Bảng 4.13 Tỉ lệ phần trăm những người khảo sát tin rằng thuốc lá gây ra bệnh đột quỵ, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim .......................................................................... 41 Bảng 4.14 Tỉ lệ những người khảo sát hiểu biết về cấm hút thuốc lá tại các trung tâm y tế, trường học, khu vui chơi và chăm sóc trẻ em ............................................ 43 Bảng 4.15 Hiểu biết của những người hút thuốc về quy định xử phạt khi hút thuốc không đúng nơi quy định .......................................................................................... 45 Bảng 4.16 Thống kê về nhóm nghề nghiệp .............................................................. 46 Bảng 4.17 Kết quả mô hình tham gia hút thuốc với giá thuốc lá trung bình ............ 47 Bảng 4.18 Tác động biên của các nhóm tuổi ở mô hình tham gia hút thuốc với giá thuốc lá trung bình .................................................................................................... 50 Bảng 4.19 Mô hình cường độ hút thuốc ở người hút thuốc lá .................................. 51
- Bảng 4.20 Kiểm định đa cộng tuyến ......................................................................... 52 Bảng 4.21 Kiểm định phân phối chuẩn ..................................................................... 53
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Khung phân tích ......................................................................................... 20 Hình 4.1. Thu nhập bình quân hàng tháng của đối tượng quan sát........................... 27 Hình 4.2 Biểu đồ phân bố tuổi .................................................................................. 28 Hình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ....................................................... 52
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề: Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính của một số bệnh gây tử vong trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2009), trên thế giới, mỗi năm có 5 triệu ca tử vong do sử dụng thuốc lá và đến năm 2030 ước tính sẽ là 10 triệu người. Một số nghiên cứu đã ghi nhận những hậu quả của hút thuốc đối với sức khỏe. Hút thuốc là nguyên nhân gây các bệnh như: tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (bệnh khí phế thũng và viêm phế quản). Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc sẽ giảm 6-10 năm (Doll và đồng sự, 2004). Việc sử dụng thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn tạo ra một gánh nặng cho xã hội và hệ thống y tế vì nó làm tiêu tốn các nguồn lực giá trị. Trong khi tỷ lệ hút thuốc đã giảm ở nhiều quốc gia phát triển, thì tỉ lệ hút thuốc tăng cao và ngày càng tăng ở nhiều quốc gia nghèo. Riêng tại Việt Nam, một mô hình mô phỏng được xây dựng ước tính rằng năm 2008 có khoảng 40.000 người tử vong xuất phát từ nguyên nhân hút thuốc lá và đến năm 2023 con số này sẽ tăng lên hơn 50.000 người (Levy DT, 2006). Chỉ riêng chi phí liên quan tới 3 căn bệnh ung thư phổi, bệnh tim do thiếu máu cục bộ và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do sử dụng thuốc lá ước tính đã vượt 1100 tỷ đồng trong năm 2005 (Ross, 2007). Tỷ lệ hút thuốc lá tại Việt Nam ước tính khoảng trên 49.2% ở nam giới và dưới 2% ở nữ giới (Bộ Y Tế Việt Nam, 2003). Chính phủ Việt Nam nhận thức được tác động của việc hút thuốc đối với sức khỏe cộng đồng nên đã phát động một chiến dịch chống hút thuốc lá như ban hành Nghị quyết số 12 năm 2000 của Chính phủ về chính sách kiểm soát thuốc lá quốc gia và luật phòng, chống tác hại thuốc lá đã được Quốc hội thông qua năm 2012. Đồng thời, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á đầu tiên ký Công ước chung của Tổ chức y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá vào năm 2003. Để giảm số người hút thuốc và tiêu thụ thuốc lá, một trong các phương pháp được áp dụng là tăng giá thuốc. Giá các sản phẩm thuốc lá càng cao thì càng có khả năng ngăn cản đối với những người chưa hút thuốc lá, giúp họ tránh bị nghiện và có thể thuyết phục những người hút hiện tại bỏ thuốc hoặc giảm lượng tiêu thụ của họ (Chaloupka,
- 2 2000). Năm 1999, Ngân hàng Thế giới sau khi xem xét các bằng chứng đã kết luận trung bình khi tăng giá 10% sẽ làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm thuốc lá khoảng 4% ở các nước thu nhập cao và 8% ở các nước có thu nhập trung bình (World bank, 1999). Tuy nhiên, phần lớn các bằng chứng về sự phản ứng của người hút thuốc lá theo giá chủ yếu ở các nước có thu nhập cao vì năng lực nghiên cứu và dữ liệu tương đối đầy đủ. Chỉ một số lượng tương đối nhỏ các nghiên cứu được thực hiện ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Ngoài ra, còn có các biện pháp khác của chương trình kiểm soát thuốc lá như lệnh cấm quảng cáo thuốc lá, cấm phân phối các mẫu thuốc lá miễn phí, cấm bán thuốc lá trên các máy bán hàng tự động, cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng, in cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh trên bao thuốc lá, thực hiện chiến dịch truyền thông về tác hại của hút thuốc lá. Việc xác định các yếu tố tác động tới người hút thuốc tại Việt Nam rất quan trọng nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp với mục đích giảm số lượng người hút thuốc hay số ca tử vong do hút thuốc, tăng thu nhập thuế cho chính phủ. Vì vậy, nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố cá nhân và chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng như thế nào tới hành vi hút thuốc. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá ở người đi làm để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm số lượng người hút thuốc lá. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng hút thuốc ở đối tượng đi làm ra sao? Các yếu tố nào có tác động đến hành vi hút thuốc ở người đi làm? Các chính sách của Chính phủ có tác động ra sao đến hành vi hút thuốc lá? 1.4 Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc lá của những người đi làm.
- 3 1.5 Phạm vi nghiên cứu: tỉnh Quảng Ngãi 1.6 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê nhằm mô tả và nhận diện các yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc lá. Phương pháp định lượng dựa vào nguồn dữ liệu sơ cấp để đánh giá tác động của các yếu tố đến hành vi hút thuốc lá. 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đề tài mang lại một số ý nghĩa thực tiễn trong việc thực hiện chính sách nhằm giảm thiểu người hút thuốc lá cũng như lượng tiêu thụ thuốc lá, giúp cho những nhà chính sách tại địa phương hiểu rõ hơn các yếu tố tác động đến hành vị hút thuốc ở người đi làm. Từ đó, chính quyền sẽ có những chính sách tốt hơn trong việc giảm số lượng người tham gia hút thuốc và số lượng thuốc lá tiêu thụ. 1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu Luận văn được chia ra thành 5 phần: Chương 1: chương đầu tiên của luận văn. Chương này sẽ giới thiệu tổng quát về lĩnh vực nghiên cứu làm nền tảng cho việc xác định mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu liên quan trên thế giới nhằm xác định mô hình cũng như phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Trình bày phương pháp và mô hình nghiên cứu của luận văn. Chương 4: Kết quả nghiên cứu, tiếp cận kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê mô tả các tác động của các yếu tố đến hành vi hút thuốc và bằng phương pháp hồi quy trong kinh tế lượng. Chương 5: Tóm tắt những kết quả chính, những đóng góp và hạn chế của luận văn nhằm định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
- 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 Mô hình hành vi của người tiêu dùng: Việc mua sắm của người tiêu dùng chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố văn hoá, xã hội, cá nhân và tâm lý (Philip Kotler, 2000). Đa số các nhân tố này đều không kiểm soát được, nhưng chúng có tác động mạnh mẽ đến hành vi của người tiêu dùng. 2.1.1 Các yếu tố văn hoá. Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất những ý muốn và hành vi của con người. Phần lớn các cách thức ứng xử của con người đều mang tính hiểu biết. Trong quá trình sống đó, văn hóa đã ấn định trong tâm trí của người tiêu dùng những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích và những sắc thái đặc thù của sản phẩm vật chất đồng thời cũng ấn định cách thức xử sự được xã hội chấp nhận, các quan niệm về chuẩn mực xã hội, cách thức giao tiếp trong một cộng đồng thậm chí cả cách biểu lộ tình cảm, cảm xúc của con người. Do đó, người tiêu dùng khi mua hàng bao giờ cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa mang bản sắc dân tộc tác động đến các giá trị lựa chọn. Sự ảnh hưởng của văn hóa lên hành vi của người tiêu dùng càng dễ nhận biết trong bối cảnh các nền văn hóa khác nhau. Mỗi nền văn hóa đều chứa đựng những bộ phận cấu thành nhỏ hơn hay nhánh văn hóa là những nhóm văn hóa tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt và mức độ hòa nhập với xã hội cho các thành viên của nó. Có thể xác định các nhánh văn hóa theo đặc trưng văn hóa của các nhóm xã hội như: sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo, vùng địa lý, độ tuổi, giới tính,... Nhánh văn hóa thể hiện tính đồng nhất, đặc trưng trong hành vi của người tiêu dùng trong phạm vi nhỏ hơn nền văn hóa. Những người thuộc nhóm văn hóa khác nhau có cách nhìn nhận, sở thích, cách đánh giá về giá trị, cách thức mua sắm, sử dụng sản phẩm cũng khác nhau. Các nền văn hóa, nhánh văn hóa luôn tìm cách bảo tồn bản sắc văn hóa của mình, song các thành viên trong đó vẫn chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa, nhánh văn hóa khác hay còn gọi là sự hội nhập và biến đổi văn hóa. Quá trình hội nhập văn hóa là
- 5 quá trình mà mỗi cá nhân tiếp thu các giá trị văn hóa khác để làm phong phú thêm văn hóa của mình, đồng thời khẳng định giá trị văn hóa cốt lõi của họ. Còn nói đến sự biến đổi văn hóa, đó là sự hình thành những tư tưởng mới, quan niệm mới, chuẩn mực mới trong lối sống và phong cách sống, thay thế những gì không còn phù hợp với sự biến đổi của môi trường tự nhiên, chính trị, xã hội, … mà nền văn hóa phải vận động trong đó; đó là kết quả của sự giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hóa với nhau. 2.1.2 Các yếu tố xã hội. Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội (Philip Kotler, 2000). Nhóm tham khảo: Các nhóm tham khảo (hay Philip Kotler gọi là nhóm tiêu biểu) là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ hay hành vi của con người. Trong đó nhóm thành viên là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một người, tức là nhóm mà người đó tham gia và có tác động qua lại với các thành viên khác trong đó. Nhóm thành viên bao gồm: - Những nhóm sơ cấp: có tính chất không chính thức mà những thành viên của chúng có quan hệ thân mật, có sự tác động qua lại thường xuyên như gia đình, bạn bè, láng giềng và người đồng sự. - Những nhóm thứ cấp: có tính chất chính thức hơn và ít có sự tác động qua lại với nhau hơn như các loại tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo, hiệp hội ngành nghề, công đoàn, đoàn thể (đoàn thanh niên, hội phụ nữ,…) hay các nhóm vui chơi giải trí (câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ thơ văn, …) - Nhóm ngưỡng mộ: là nhóm mà người ta mong muốn được có mặt trong đó. Chẳng hạn, một cầu thủ bóng đá trẻ có thể hi vọng một ngày nào đó mình sẽ có mặt trong một đội bóng nổi tiếng và anh ta đồng nhất mình với nhóm này, mặc dù không có sự giao tiếp trực tiếp. Các nhóm tham khảo thường ảnh hưởng đến một người theo 3 cách: hướng người ta đi theo cách ứng xử và phong cách sống mới; ảnh hưởng đến quan điểm và ý thức
- 6 của một người vì người đó thường muốn được hòa nhập vào đó; tạo ra các áp lực buộc phải tuân theo chuẩn mực chung và có thể ảnh hưởng đến sự chọn lựa sản phẩm và nhãn hiệu của người đó. Gia đình: Các thành viên trong gia đình của người mua có thể tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi của người mua đó. Gia đình hình thành cho cá nhân những định hướng về tôn giáo, chính trị, kinh tế, những tham vọng cá nhân, giá trị bản thân và tình cảm, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi mua hàng ngày của cá nhân. Chúng ta có thể phân biệt thành hai loại gia đình của người mua. - Gia đình định hướng: bao gồm cha mẹ của người đó. Từ cha mẹ, một người nhận được sự định hướng về chính trị, kinh tế và ý nghĩa của mong ước cá nhân, tình yêu và phẩm hạnh. Ngay cả những người mua không còn quan hệ nhiều với cha mẹ mình thì ảnh hưởng của cha mẹ lên hành vi của người mua vẫn có thể rất đáng kể. - Gia đình riêng: bao gồm vợ hoặc chồng và con cái của người mua có ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm hàng ngày. Sự can dự của chồng hay vợ thay đổi rất nhiều tùy thuộc theo loại sản phẩm. Vai trò và địa vị: Trong đời mình một người tham gia vào rất nhiều nhóm - gia đình, các câu lạc bộ, các tổ chức,…Vị trí của người đó trong mỗi nhóm có thể xác định căn cứ vào vai trò và địa vị của họ. Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị. Người ta lựa chọn những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị của mình trong xã hội. 2.1.3 Các yếu tố cá nhân. Những quyết định của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân, nổi bật nhất là tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống của người mua, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và tự ý niệm của người đó (Philip Kotler, 2000). Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Người tiêu dùng mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau trong suốt đời mình. Thị hiếu của người tiêu dùng về các loại sản
- 7 phẩm cũng tuỳ theo tuổi tác. Việc tiêu dùng cũng được định hình theo giai đoạn của chu kỳ sống của gia đình. Nghề nghiệp: Nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng. Trong quá trình làm việc, họ sẽ chịu tác động của đặc thù công việc và môi trường làm việc, điều này sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người mua. Mặt khác, nghề nghiệp còn ảnh hưởng tới thu nhập nên sẽ ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng. Hoàn cảnh kinh tế: Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của người tiêu dùng. Hoàn cảnh kinh tế của người mua gồm thu nhập, tiền tiết kiệm, tài sản, nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Tuy nhiên, sự biến đổi của thu nhập cá nhân không hẳn là yếu tố quyết định tới hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng. Vì thế, thu nhập cá nhân chỉ được coi là tiêu chí để phân khúc thị trường trong một nền kinh tế ổn định. Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống của một người là cách sống của họ được thể hiện trong hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người đó. Lối sống miêu tả sinh động toàn diện một con người trong quan hệ với môi trường của mình. Nhân cách và sự tự quan niệm về bản thân: Mỗi người đều có một nhân cách khác biệt có ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân. Ở đây nhân cách có nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác biệt của một người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi trường của mình. Nhân cách thường được mô tả bằng những nét như tự tin có uy lực, tính độc lập, lòng tôn trọng, tính chan hòa, tính kín đáo và tính dễ thích nghi. Nhân cách có thể là một biến hữu ích trong việc phân tích hành vi của người tiêu dùng, vì rằng có thể phân loại các kiểu nhân cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất định với các lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu. 2.1.4 Các yếu tố tâm lý. Việc lựa chọn mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý là động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ (Philip Kotler, 2000).
- 8 Động cơ: Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học. Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý. Hầu hết những nhu cầu có nguồn gốc tâm lý đều không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay lập tức. Một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng lên đến một mức độ đủ mạnh. Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm bớt cảm giác căng thẳng. Khi người ta đã thoả mãn được một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động cơ hiện thời nữa và người ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo. Nhận thức: Nhận thức được định nghĩa là "một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông tin tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh" (Bernard Berelson và Gary A. Steiner, 1964, p.88). Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào những tác nhân vật lý, mà còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh và những điều kiện bên trong cá thể đó. Người ta có thể có những nhận thức khác nhau về cùng một khách thể do có ba quá trình nhận thức: Sự quan tâm có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lựa và sự ghi nhớ có chọn lọc (Philip Kotler, 2000). Sự quan tâm có chọn lọc: Hàng ngày người ta tiếp xúc với vô số các tác nhân kích thích. Phần lớn những tác nhân kích thích đó bị sàng lọc đi. Sự quan tâm có chọn lọc làm cho những người làm tiếp thị phải cố gắng hết sức để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Những thông điệp của họ sẽ bị bỏ qua đối với phần lớn những người không tìm kiếm sản phẩm đó trên thị trường. Sự bóp méo có chọn lọc: Ngay cả những tác nhân kích thích đã được chú ý đến cũng không nhất thiết sẽ được tiếp nhận đúng như dự kiến. Mỗi người đều cố gò ép thông tin nhận được vào khuôn khổ những ý nghĩ sẵn có của mình. Sự bóp méo có chọn lọc mô tả khuynh hướng con người muốn gán cho thông tin những ý nghĩa của cá nhân mình. Sự ghi nhớ có chọn lọc: Người ta sẽ quên đi nhiều cái mà họ học được, họ có khuynh hướng giữ lại những thông tin ủng hộ thái độ và niềm tin của mình.
- 9 Tri thức: Các nhà lý luận về tri thức cho rằng tri thức của một người được tạo ra thông qua sự tác động qua lại của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sự củng cố (Philip Kotler, 2000). Một doanh nghiệp mới có thể tham gia thị trường bằng cách vận dụng những sự thôi thúc mà các đổi thủ cạnh tranh đã sử dụng và tạo ra những kiểu dáng tương tự, bởi vì người mua có khuynh hướng chuyển lòng trung thành sang những nhãn hiệu tương tự hơn là sang những nhãn hiệu khác hẳn (khái quát hoá). Hay doanh nghiệp cũng có thể thiết kế nhãn hiệu của mình để tạo nên một số những thôi thúc khác và đảm bảo có những tác nhân mạnh mẽ kích thích chuyển nhãn hiệu (quá trình phân biệt). Niềm tin và thái độ: Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người. Những niềm tin đó tạo nên những hình ảnh của sản phẩm cũng như nhãn hiệu và người ta hành động theo những hình ảnh đó. Nếu có niềm tin nào đó không đúng đắn và cản trở việc mua hàng thì nhà sản xuất cần tiến hành một chiến dịch để uốn nắn lại những niềm tin đó (Alice và đồng sự, 1981). Thái độ diễn tả những đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức bền vững, những cảm giác cảm tính và những xu hướng hành động của một người đối với một khách thể hay một ý tưởng nào đó (David Krech và đồng sự, 1962). Thái độ dẫn họ đến quyết định thích hay không thích một đối tượng nào đó, đến với nó hay rời xa nó.
- 10 2.2 Các nghiên cứu liên quan Như các nghiên cứu có liên quan đã chỉ ra các yếu tố tác động tới hành vi người hút thuốc bao gồm giá thuốc lá, thu nhập, các yếu tố xã hội học và các chính sách của Chính phủ. Cụ thể: 2.2.1 Giá thuốc: Phương pháp hiệu quả nhất để giảm số người hút thuốc và lượng tiêu thụ thuốc lá là tăng giá (Chalouka, 2000). Giá các sản phẩm thuốc lá càng cao càng có khả năng ngăn cản đối với những người chưa hút khỏi bắt đầu hút, giúp họ tránh khỏi bị nghiện, và có thể thuyết phục những người hút hiện tại bỏ thuốc hoặc giảm lượng tiêu thụ của họ. Giá càng cao cũng càng có khả năng tránh cho những người đã bỏ thuốc khỏi hút lại. Năm 1999, Ngân hàng Thế giới sau khi xem xét kỹ lưỡng các bằng chứng, đã kết luận rằng trung bình tăng giá 10% sẽ làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm thuốc lá đi khoảng 4% ở các nước thu nhập cao và khoảng 8% ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (World Bank, 1999). Trong một đánh giá phạm vi rộng về chứng cứ cả lý thuyết và thực nghiệm, Chaloupka và Warner, khi đáp lại ý kiến rằng cầu đối với thuốc lá có thể không theo một trong các quy luật cơ bản nhất của kinh tế học, đó là quy luật của cầu, đã viết: “Tập hợp các bằng chứng nghiên cứu về kinh tế hiện nay đã rất nhiều và đã chứng minh rằng nhu cầu đối với thuốc lá có phản ứng rõ ràng với các thay đổi về giá và các yếu tố khác, như đã phát hiện thấy trong các nghiên cứu áp dụng mô hình truyền thống về cầu và cả trong những nghiên cứu gần đây hơn có tính đến yếu tố gây nghiện của hút thuốc.” (Chaloupka FJ và Warner KE, 2000, Handbook of health economics, p.1539) Một hạn chế của những đánh giá trên là nó chỉ bao gồm một số lượng tương đối nhỏ các nghiên cứu được thực hiện ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên gần đây cũng có các nghiên cứu ở khu vực Châu Á hay cụ thể hơn là Đông Nam Á. Cụ thể, đối với Indonesia, Djutaharta sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian ước tính độ co giãn giá thuốc lá từ -0,32 đến -0,57 (Djutaharta, 2002). Supakorn sử dụng số liệu tổng
- 11 hợp về tiêu thụ thuốc lá ở Thái Lan đã tính được độ đàn hồi của cầu theo giá thuốc là -0,67 (Supakorn, 1993). Đối với Myanmar, Nyo Nyo sử dụng dữ liệu hộ gia đình tính được tổng đàn hồi giá là -1,62 (Nyo Nyo, 2003). Một vài nghiên cứu cho thấy tác động hạn chế của giá đối với hành vi hút thuốc lá, như một nghiên cứu của Lance PM cùng các đồng sự (2004) sử dụng dữ liệu vi mô ở Trung Quốc và Nga đo được độ co giãn từ 0 đến -0,15. Gần như tất cả các nghiên cứu đều phát hiện rằng giá cả có mối liên hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê với tiêu dùng thuốc lá. Tuy nhiên, độ co giãn của cầu theo giá khác nhau ở mỗi nghiên cứu khác nhau. Một nghiên cứu khám phá ra mối liên hệ giữa quyết định bắt đầu hút hoặc bỏ và giá các sản phẩm thuốc lá. Bằng việc sử dụng một mẫu gồm những người Việt Nam hút thuốc và không hút thuốc (từ các bộ số liệu điều tra mức sống dân cư sẵn có), Laxminarayan và Deolalikar đã nghiên cứu mối liên hệ giữa việc bỏ hoặc bắt đầu hút thuốc lá và thuốc lào từ năm 1993 đến 1998 và những thay đổi về giá của hai sản phẩm thuốc lá này. Họ phát hiện thấy rằng những thay đổi về giá thuốc lá có mối liên hệ tỷ lệ nghịch và đáng kể với quyết định bắt đầu hút thuốc (độ co giãn là -1,18). Tuy nhiên, những thay đổi về giá thuốc lào không ảnh hưởng đáng kể tới quyết định bắt đầu hút thuốc lào. Laxminarayan và Deolalikar cũng khảo sát ảnh hưởng có thể có do những thay đổi về giá có thể dẫn tới sự thay thế giữa các sản phẩm thuốc lá và phát hiện rằng những thay đổi về giá thuốc lá có mối liên hệ tỷ lệ thuận và đáng kể với quyết định chuyển từ hút thuốc lá sang hút thuốc lào. Những thay đổi về thu nhập được cho là có mối liên hệ tỷ lệ nghịch và đáng kể với quyết định bắt đầu hút thuốc lào và chuyển từ hút thuốc lá sang hút thuốc lào (Laxminarayan và Deolalikar, 2004). Tương tự như Laxminarayan và Deolalikar, Tsai và cộng sự khảo sát mối liên hệ giữa giá cả và quyết định bỏ thuốc, giảm số lượng tiêu dùng, hoặc chuyển đổi nhãn hiệu thuốc ở Đài Loan. Giá cả không được phát hiện có mối liên hệ đáng kể với quyết định bỏ hoặc giảm hút thuốc mà có mối liên hệ đáng kể với quyết định chuyển đổi giữa các nhãn hiệu (Tsai và cộng sự, 2005).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn