intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích môi trường bên ngoài tác động đến tình hình kinh doanh của công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long để xác định các cơ hội và nguy cơ; phân tích môi trường bên trong của công ty để xác định các điểm mạnh, điểm yếu nhằm phục vụ cho việc xây dựng chiến lược; xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp; đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ NGỌC ĐOAN TRANG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ NGỌC ĐOAN TRANG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60.340.120 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012 Tác giả Lê Ngọc Đoan Trang
  4. LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh và Khoa Sau Đại học trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học, phục vụ cho công tác và cuộc sống. Đặc biệt tôi xin chân thành biết ơn Tiến sĩ Đặng Ngọc Đại, người Thầy nhiệt tình, tận tâm trong công việc đã dành rất nhiều thời gian hướng dẫn và giúp tôi thực hiện đề tài này. Vô cùng cám ơn ban lãnh đạo, nhân viên Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long cùng các chuyên gia trong ngành nông nghiệp, ngành kinh doanh lúa gạo đã trả lời bảng phỏng vấn, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt nghiên cứu của mình. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy Cô và các bạn đọc giả. Xin chân thành cám ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013 Người viết Lê Ngọc Đoan Trang
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2 5. Kết cấu của luận văn .........................................................................................2 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................4 1.1. Khái niệm ........................................................................................................4 1.2. Vai trò của chiến lược .....................................................................................4 1.3. Quy trình hoạch định chiến lược .....................................................................5 1.3.1. Sứ mạng ....................................................................................................6 1.3.2. Môi trường bên ngoài ...............................................................................6 1.3.2.1. Môi trường vĩ mô ..............................................................................6 1.3.2.2. Môi trường vi mô ..............................................................................9 1.3.3. Môi trường bên trong .............................................................................11 1.3.3.1. Hoạt động ..........................................................................................11 1.3.3.2. Quản trị nguồn nhân lực ....................................................................12 1.3.3.3. Tài chính ............................................................................................12 1.3.3.4. Marketing ..........................................................................................13 1.3.3.5. Quản lý và lãnh đạo ...........................................................................13 1.3.3.6. Văn hóa doanh nghiệp .......................................................................14 1.3.3.7. Các yếu tố khác .................................................................................14 1.3.4. Xây dựng và lựa chọn chiến lược ...........................................................14 1.3.4.1. Xây dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược then chốt ........................14 1.3.4.2. Các công cụ hỗ trợ cho việc xác định, lựa chọn chiến lược ..............15 Chương 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG ........................................19 2.1. Giới thiệu về công ty ......................................................................................19 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ...........................................19 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty ...............................................................20
  6. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty ......................................................................21 2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ..................................................22 2.1.5. Sứ mạng của công ty ................................................................................24 2.2. Phân tích môi trường bên ngoài ......................................................................24 2.2.1. Môi trường vĩ mô ...................................................................................24 2.2.2. Môi trường vi mô ...................................................................................30 2.3. Phân tích môi trường bên trong ...................................................................44 2.3.1. Hoạt động ...............................................................................................44 2.3.2. Quản trị nguồn nhân lực .........................................................................45 2.3.3. Tài chính .................................................................................................48 2.3.4. Marketing ...............................................................................................50 2.3.5. Quản lý và lãnh đạo ................................................................................52 2.3.6. Văn hóa doanh nghiệp ............................................................................53 2.3.7. Yếu tố về quản lý chất lượng..................................................................54 2.3.8. Yếu tố về nghiên cứu phát triển .............................................................55 2.4. Năng lực lõi của công ty ..............................................................................59 2.5. Tóm tắt kết quả môi trường kinh doanh .........................................................59 Chương 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 .....................................61 3.1. Dự báo nhu cầu của thị trường .......................................................................61 3.2. Định hướng phát triển của công ty .................................................................62 3.3. Xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược của công ty..............................63 3.4. Giải pháp thực hiện chiến lược .......................................................................72 3.4.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ..................................................................733 3.4.2. Giải pháp về tài chính...............................................................................74 3.4.3. Giải pháp về Marketing ............................................................................74 3.4.4. Giải pháp về hệ thống thông tin ...............................................................79 3.4.5. Giải pháp về nghiên cứu phát triển ..........................................................79 3.4.6. Giải pháp phát triển năng lực lõi ..............................................................79 3.5. Kiến nghị ........................................................................................................80 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................82
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Danh mục bảng Bảng 1.2: Ma trận SWOT .........................................................................................17 Bảng 2.1: Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam và thế giới giai đoạn 2012 -2013 ...25 Bảng 2.2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh .....................................................................36 Bảng 2.3: Danh sách một số nhà cung cấp chính của công ty ..................................38 Bảng 2.4: Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE............................................................41 Bảng 2.5: Cơ cấu trình độ lao động tại công ty ........................................................46 Bảng 2.6: Thu nhập bình quân qua các năm của CBCNV công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long .......................................................................................46 Bảng 2.7: Các chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long49 Bảng 2.8: Ma trận các yếu tố hình ảnh bên trong .....................................................56 Bảng 3.1: Chỉ tiêu kế hoạch từ năm 2012 – 2016: ....................................................62 Bảng 3.2: Ma trận SWOT .........................................................................................64 Bảng 3.3: Ma trận QSPM nhóm chiến lược 1 – SO..................................................68 Bảng 3.4: Ma trận QSPM nhóm chiến lược 2 – ST ..................................................69 Bảng 3.5: Ma trận QSPM nhóm chiến lược 3 – WO ................................................70 Bảng 3.6: Ma trận QSPM nhóm chiến lược 4 – WT ................................................71 Bảng 3.7: Các chiến lược được ưu tiên lựa chọn ......................................................72 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2006 đến 2011..............25 Biểu đồ 2.2: GDP Bình quân đầu người (2005 - 2010) ............................................26 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Vĩnh Long Food ...............................52
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Danh mục hình ảnh Hình 2.1: Một số sản phẩm của công ty Vĩnh Long Food ........................................51 Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1: Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh ............................................5 Sơ đồ 1.2: Mô hình năm áp lực của Michael E. Porter ...............................................9 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long ............21 Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất mặt hàng gạo của công ty .........................................45
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long CBCNV Cán bộ công nhân viên PCCC Phòng cháy chữa cháy TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh SWOT Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats EFE External Factors Enviroment matric – Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài IFE Internal Factors Evaluation matrix – Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong PTSP Phát triển sản phẩm PTTT Phát triển thị trường TT Thị trường UBCKNN Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới bình quân lượng xuất khẩu hàng năm từ 6 - 7 triệu tấn, chỉ sau Thái Lan và đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế. Với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thì việc đẩy mạnh phát triển ngành kinh doanh lương thực là một điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, lúa gạo Việt Nam vừa có vai trò nuôi sống hơn 87 triệu dân nội địa vừa đảm bảo một phần an ninh lương thực trong khu vực và trên thế giới. Đứng trước cơ hội đó, công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long - vốn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, xuất khẩu lương thực thực phẩm mà chủ yếu là gạo hoàn toàn có những điều kiện phù hợp với định hướng chung của đất nước và đáp ứng được yêu cầu đặt ra của tỉnh nhà bởi Vĩnh Long là một tỉnh ở trung tâm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu nên đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Thêm vào đó, dân số trên thế giới ngày càng đông thì nhu cầu về lương thực ngày càng nhiều, điều này tạo cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo. Ngoài ra, chính sách mở rộng xuất khẩu gạo của Chính phủ Việt Nam, đồng thời với việc Thái Lan tăng giá gạo trên thị trường cũng là một thời cơ kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và của Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long nói riêng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đang đứng trước những thách thức khi tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề đến việc sản xuất trong nông nghiệp như tình hình lũ lụt, thiên tai. Ngoài ra, đời sống con người ngày một cải thiện thì yêu cầu về chất lượng của họ cũng khắt khe hơn, nhất là trong lĩnh vực lương thực. Xuất phát từ những vấn đề thực tế nói trên, cùng với mong muốn góp một phần công sức vào việc phát triển của công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long đến năm 2020”.
  11. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long đến năm 2020.  Đề tài có những mục tiêu cụ thể như sau: - Phân tích môi trường bên ngoài tác động đến tình hình kinh doanh của công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long để xác định các cơ hội và nguy cơ. - Phân tích môi trường bên trong của công ty để xác định các điểm mạnh, điểm yếu nhằm phục vụ cho việc xây dựng chiến lược. - Xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp. - Đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược. 3. Phương pháp nghiên cứu - Dữ liệu thứ cấp: bao gồm các báo cáo liên quan đến môi trường kinh doanh của công ty như: các tài liệu được chọn lọc từ Niên giám thống kê, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Bộ tài chính Việt Nam, Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), Viện nghiên cứu chính sách Lương thực và Nông nghiệp Mỹ (FAPRI), của công ty cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam - AgroMonitor … và các tài liệu trên internet. - Dữ liệu sơ cấp: tiến hành thông qua việc phỏng vấn trực tiếp những chuyên gia am hiểu sâu về môi trường kinh doanh của ngành lương thực thực phẩm đặc biệt là ngành kinh doanh lúa gạo để từ đó xây dựng những ma trận chiến lược và đánh giá. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này tập trung nghiên cứu lĩnh vực sản xuất kinh doanh gạo của công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long vì hiện tại đây là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được phân làm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài. Chương này được trình bày khái quát những lý thuyết về chiến lược kinh doanh liên quan đến đề tài nghiên cứu.
  12. 3 - Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long. Chương này giới thiệu sự ra đời và phát triển của công ty, loại sản phẩm kinh doanh chính, tóm tắt lại tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long. Từ đó, tìm ra những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của công ty để làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược. - Chương 3: Xây dựng chiến lược cho công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long. Trong chương này, đề tài đưa ra dự báo thị trường, định hướng phát triển công ty, các giải pháp chiến lược và cách thức thực hiện chiến lược góp phần phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
  13. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm Thuật ngữ “chiến lược” có nguồn gốc cách đây rất lâu và được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với hai từ “stratos” (quân đội, đoàn) và “agos” (lãnh đạo, điều khiển) để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực lượng với mục tiêu đánh thắng kẻ thù[10]. Cho đến nay, chiến lược được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội…, và tùy theo quan điểm mà đã có rất nhiều tác giả định nghĩa khác nhau về chiến lược như:  Theo Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn Tư vấn Boston đã viết rằng: “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”[10]  Gần đây, Johnson và Schole định nghĩa: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức trong dài hạn, nhằm đạt được lợi thế cho tổ chức thông qua cấu hình các nguồn lực của nó trong bối cảnh của môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thỏa mãn kỳ vọng của các bên hữu quan”[2].  Theo Fred R. David: “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn”[14]. Trong lĩnh vực kinh doanh, giáo sư Alfred D. Chandler trường Đại học Havard định nghĩa: “Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, cách lựa chọn phương hướng hành động và phân bổ tài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu đó”[23]. Ngoài những tác giả trên còn rất nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa khác nữa. Nhưng nhìn chung, chiến lược có thể được hiểu là quá trình nghiên cứu môi trường hiện tại và tương lai để từ đó đề ra cách thức hoạch định và tổ chức thực hiện nhằm đạt mục tiêu ban đầu. 1.2. Vai trò của chiến lược Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc hoạch định chiến lược phát triển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp vì:
  14. 5  Giúp cho các doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho lãnh đạo cũng như nhân viên nắm vững những gì mình cần làm để đạt được thành công.  Ngày nay, môi trường kinh doanh luôn biến đổi nhanh chóng, điều này tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những nguy cơ. Do đó, việc hoạch định giúp nhà quản trị thấy rõ điều kiện trong môi trường tương lai để từ đó dễ dàng tận dụng tốt các cơ hội và giảm bớt nguy cơ. Ngoài ra, khi các doanh nghiệp hiểu rõ về môi trường, nắm bắt được tình hình thì sẽ có những quyết định chủ động hơn trong kinh doanh.  Hoạch định chiến lược còn giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực và phát triển hữu hiệu. Chính vì thế, phần lớn các công trình nghiên cứu cho thấy: các công ty có áp dụng quản trị chiến lược đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với kết quả mà họ đạt được trước đó và so với kết quả công ty không áp dụng quản trị chiến lược. Đây cũng chính là vai trò quan trọng nhất thúc đẩy công ty phải vận dụng quản trị chiến lược. 1.3. Quy trình hoạch định chiến lược Theo Cẩm nang kinh doanh Harvard thì quy trình hoạch định chiến lược được thể hiện qua sơ đồ như sau: Nhiệm vụ/ Sứ mạng Mục tiêu Phân tích môi trường Phân tích môi trường Lập chiến lược bên ngoài bên trong Giải pháp chiến lược Đánh giá hiệu quả “Nguồn: Cẩm nang kinh doanh Harvard. (2005). Chiến lược kinh doanh hiệu quả”[10]. Sơ đồ 1.1: Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
  15. 6 1.3.1. Sứ mạng Sứ mạng hay còn gọi là nhiệm vụ là khái niệm để chỉ mục đích, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của một doanh nghiệp, là một “bản tuyên ngôn” của doanh nghiệp đối với xã hội. Sứ mạng làm sáng tỏ việc kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích gì hay nói cách khác nó chứng minh tính hữu ích của doanh nghiệp đối với xã hội. Khi xác định xong sứ mạng/ nhiệm vụ thì tất cả các hoạt động của doanh nghiệp phải hướng đến nhiệm vụ đó. Nó là cơ sở để đề ra mục tiêu cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ: Sứ mạng của Standard Oil Company “Standard Oil tiến hành sản xuất và kinh doanh dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí đốt tự nhiên hóa lỏng, sản xuất sản phẩm chất lượng cao cho xã hội từ các nguyên vật liệu này, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm, cung cấp các dịch vụ liên hệ đáng tin cậy với mức giá hợp lý cho người tiêu thụ”. Sứ mạng của Viettel là “Chúng tôi luôn lấy sáng tạo là sức sống, lấy thích ứng nhanh làm sức mạnh cạnh tranh, không ngừng phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá hợp lý để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng của khách hàng.” 1.3.2. Môi trường bên ngoài Việc đánh giá môi trường bên ngoài cho ta thấy những cơ hội và nguy cơ chủ yếu đối với tổ chức để có thể đưa ra những chiến lược nhằm tận dụng cơ hội và né tránh hoặc hạn chế những nguy cơ. Môi trường bên ngoài bao gồm hai cấp độ: môi trường vĩ mô (môi trường ngành), môi trường vi mô (môi trường tác nghiệp). 1.3.2.1. Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố quan trọng như sau: Yếu tố kinh tế Yếu tố kinh tế bao gồm rất nhiều nhân tố và có mức ảnh hưởng vô cùng lớn đến các đơn vị kinh doanh.  Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP): cho ta biết tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu
  16. 7 người. Dựa vào đó, ta có thể dự đoán dung lượng thị trường và mức tăng trưởng của doanh nghiệp.  Lãi suất và xu hướng của lãi suất: hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến xu thế tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do đó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, khi một doanh nghiệp có cơ cấu vốn vay cao thì yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến họ rất nhiều.  Xu hướng của tỷ giá hối đoái: ảnh hưởng trực tiếp tới những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.  Tỷ lệ lạm phát: có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tình hình lạm phát cao, tất cả các chi phí của doanh nghiệp cũng phải tăng cao.  Ngoài ra, tùy theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn có một số nhân tố khác thuộc yếu tố kinh tế như giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, tỷ lệ thất nghiệp… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược của doanh nghiệp. Yếu tố chính trị - luật pháp Các yếu tố chính trị - luật pháp bao gồm hệ thống quan điểm, đường lối chính sách, hệ thống luật pháp, các xu hướng chính trị, đối ngoại… Ví dụ chính phủ đưa ra những chính sách về kinh tế, tài chính và tiền tệ, hay những quyết định về việc cấm hoặc khuyến khích việc xuất nhập khẩu một mặt hàng nào đó… Sự thay đổi các yếu tố này có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nhận ra kịp thời và có biện pháp thích ứng. Yếu tố văn hóa - xã hội Các khía cạnh của môi trường văn hóa - xã hội có ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh như: quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức và học vấn chung của xã hội. Sự thay đổi các yếu tố văn hóa - xã hội thường là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác. Do đó, nó thường xảy ra chậm hơn, phạm vi tác động rộng, lâu dài, tinh tế và khó nhận biết.
  17. 8 Bên cạnh đó, sự khác biệt về văn hóa - xã hội thường xảy ra giữa các quốc gia, hoặc thậm chí giữa các vùng, các tỉnh thành trong cùng một nước, hoặc giữa khu vực thành thị và nông thôn. Nếu không quan tâm tới ảnh hưởng của yếu tố này, doanh nghiệp có khả năng gặp phải thất bại do sự khác biệt về văn hóa. Yếu tố công nghệ Công nghệ mới, tiên tiến ra đời mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội và đe dọa. Công nghệ mới có thể giúp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tạo cơ hội để phát triển sản xuất và hoàn thiện sản phẩm nhưng với điều kiện là doanh nghiệp có khả năng đầu tư và ứng dụng. Ngược lại, công nghệ mới có thể làm tăng ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho những đối thủ mới xâm nhập, đe dọa các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Nó cũng làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời, tạo áp lực buộc doanh nghiệp đổi mới công nghệ để tránh bị đào thải, từ đó các doanh nghiệp phải tăng chi phí khấu hao. Yếu tố dân số - lao động Đối với yếu tố dân số - lao động, tùy theo từng doanh nghiệp sẽ có mối quan tâm khác nhau ở những khía cạnh chủ yếu: tổng số dân và tỷ lệ tăng dân số; kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập…; tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên; các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng. Ngoài những yếu tố trên, doanh nghiệp còn cần quan tâm đến số lượng, trình độ lao động có chất lượng của vùng vì vấn đề này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Yếu tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, dầu mỏ, rừng, môi trường nước và không khí… Điều kiện tự nhiên luôn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, vấn đề bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta hiện nay.
  18. 9 1.3.2.2. Môi trường vi mô Môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường ngành, bao gồm các yếu tố trong ngành và là yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp. Nó được xác định đối với mỗi ngành kinh doanh cụ thể và gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp trong ngành. Theo mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter, có năm yếu tố cơ bản tạo thành bối cảnh cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm dịch vụ thay thế. ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG Nguy cơ có đối thủ gia nhập mới CÁC ĐỐI THỦ Sức mạnh mặc cả Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp TRONG NGÀNH của khách hàng NHÀ KHÁCH CUNG CẤP HÀNG Nguy cơ có đối thủ gia nhập mới Nguy cơ từ sản phẩm và dịch vụ thay thế Sản phẩm thay thế “Nguồn: Michael E. Porter. (2010). Chiến lược cạnh tranh. NXB Trẻ.” [16] Sơ đồ 1.2: Mô hình năm áp lực của Michael E. Porter Đối thủ cạnh tranh Ngành càng có nhiều đối thủ cạnh tranh thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Khi áp lực cạnh tranh càng mạnh thì khả năng sinh lời và tăng giá bán của các công ty cùng ngành càng bị hạn chế, ngược lại khi áp lực cạnh tranh yếu thì đó là cơ hội cho các công ty trong ngành thu được lợi nhuận cao. Do vậy, các công ty cần phân tích kỹ về đối thủ cạnh tranh, xem mục đích tương lai và chiến lược hiện tại của họ
  19. 10 là gì? Đối thủ có những điểm mạnh và điểm yếu như thế nào? Để từ đó công ty chúng ta có những cách ứng phó cho phù hợp. Khách hàng Khách hàng là một phần không thể tách rời của công ty, là yếu tố quyết định rất lớn trong sự thành công hay thất bại của họ. Một khi chúng ta tạo được sự tín nhiệm của khách hàng cũng như tạo được sự thỏa mãn nhu cầu của họ và cam kết luôn luôn tìm mọi cách để phục vụ khách hàng tốt hơn thì đó là tài sản có giá trị lớn nhất của công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần quan tâm đến khả năng trả giá của khách hàng, điều này có nghĩa là khi người mua có ưu thế, họ có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn. Điều này xảy ra khi có nhiều người bán, việc chuyển sang mua hàng của người khác không gây nhiều tốn kém, sản phẩm của người bán ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của người mua... Nếu xảy ra trường hợp này thì doanh nghiệp phải cố thay đổi vị thế của mình trong việc thương lượng giá. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ đối tượng khách hàng của mình, nhu cầu của họ để phục vụ đúng cách, đúng lúc. Nhà cung cấp Nhà cung cấp bao gồm các đối tượng: người bán vật tư, thiết bị; cung cấp tài chính, nguồn lao động. Tương tự như khách hàng, khi người cung cấp có ưu thế, họ có thể gây áp lực mạnh và tạo bất lợi cho doanh nghiệp như tăng giá bán, giảm chất lượng sản phẩm cung ứng, thay đổi phương thức thanh toán. Hậu quả là chi phí công ty tăng lên, làm giảm lợi nhuận. Điều này xảy ra khi trên thị trường chỉ có một số ít nhà cung ứng, sản phẩm thay thế không có hoặc sản phẩm của người cung ứng có tính khác biệt hay nổi trội mà không có nhà cung ứng khác nào có thể có được. Đối thủ tiềm năng Đối thủ tiềm năng là nguy cơ làm giảm lợi nhuận của công ty do họ đưa vào khai thác năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. Tuy nhiên, việc dự đoán đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là một việc làm tương đối khó khăn vì hiện tại họ chưa tham gia vào thị trường mà công ty đang hướng tới. Do vậy, để ngăn chặn sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh mới, công ty cần duy trì hàng rào hợp pháp để ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài.
  20. 11 Sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là sản phẩm có cùng công dụng như sản phẩm của ngành, tức là có khả năng thỏa mãn cùng một loại nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Để thỏa mãn nhu cầu về thực phẩm của con người thì ngoài cơm còn có những sản phẩm thay thế khác là phở, hủ tiếu, bánh mì… Theo xu hướng tiêu dùng, khi giá sản phẩm chính tăng thì người ta có khuynh hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do đó, những loại hàng có thể thay thế cho nhau sẽ cạnh tranh nhau trên thị trường. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm đến những sản phẩm thay thế có mức giá rẻ hơn đáng kể so với sản phẩm trong ngành. 1.3.3. Môi trường bên trong 1.3.3.1. Hoạt động - Về quy mô: Khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí nhờ vào tính lợi thế theo quy mô. Ngược lại, khi quy mô của doanh nghiệp nhỏ thì chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm sẽ tăng cao, điều này sẽ làm cho doanh nghiệp khó cạnh tranh với đối thủ. - Về kinh nghiệm hoạt động: Nếu một doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực nào đó thì mức độ đạt hiệu quả của doanh nghiệp đó cao hơn vì họ sẽ thành thạo hơn trong khi thực hiện nghiệp vụ, am hiểu thị trường và có nhiều mối quan hệ đối với khách hàng, nhà cung cấp. - Về phương thức tổ chức hoạt động: Về phương thức tổ chức hoạt động bao gồm tất cả các hoạt động cung ứng đầu vào, vận hành và các hoạt động đầu ra.  Các hoạt động cung ứng đầu vào bao gồm hệ thống kiểm soát tồn kho, tồn trữ nguyên vật liệu.  Vận hành được xem xét dựa trên năng suất thiết bị của công ty so với các đối thủ chủ yếu; hiệu quả của hệ thống sản xuất để nâng cao chất lượng, giảm chi phí; hiệu suất bố trí mặt bằng sản xuất và thiết kế các bước công việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2