Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển Công ty cổ phần Trà Minh Rồng đến năm 2015
lượt xem 4
download
Trước tiên là hệ thống lại các lý luận về chiến lược kinh doanh của công ty, các phương pháp để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Tập trung phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài để tìm, tận dụng các cơ hội và bên cạnh đó xác định được nguy cơ để hạn chế chúng tác động đối với ngành trà nói chung và Công ty Minh Rồng nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển Công ty cổ phần Trà Minh Rồng đến năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- VÕ THANH PHONG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ MINH RỒNG ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS LÊ THANH HÀ TP . Hồ Chí Minh - Năm 2009
- LỜI CÁM ƠN Xin chân thành cám ơn đến tất cả quí thầy cô trường Đại học kinh tế TP. Hồ chí Minh , đặc biệt các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh của trường đã giảng dạy , hướng dẫn giúp đỡ cho tôi hoàn thành khóa cao học trong thời gian ba năm vừa qua ( 2006 – 2009 ) . Xin trân trọng gởi lời cám ơn chân thành đến thầy hướng dẫn PGS.TS Lê Thanh Hà - Trường Đại học kinh tế TP. Hồ chí Minh đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế này . Xin gởi lời chúc sức khỏe đến quí thầy cô , anh chị em công tác tại công ty cổ phần trà Minh Rồng – huyện Bảo Lâm , các đồng nghiệp trong các công ty sản xuất kinh doanh trà ở tỉnh Lâm Đồng, trong ngành trà Việt Nam và bạn bè đã động viên , giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn . Trân trọng ! Võ Thanh Phong
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng : Toàn bộ công trình luận văn này là do tôi thực hiện . Mọi số liệu , thông tin , trích dẫn trong luận văn đều hoàn toàn chính xác và trung thực . Người viết cam đoan Võ Thanh Phong
- MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BIỂU - BẢNG DANH MỤC PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC C.TY 1 1.1. KHÁI NIỆM , PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC 1 1.1.1. Chiến lược 1 1.1.2. Chiến lược kinh doanh 1 1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh 2 1.1.3.1. Theo phạm vi chiến lược 2 1.1.3.2. Theo hướng tiếp cận 2 1.1.4. Các chiến lược kinh doanh doanh theo một số học giả. 3 1.1.4.1. Các chiến lược đặc thù ( Fred David) 3 1.1.4.2. Các chiến lược theo Garry D Smith, Danny R.Arnold 5 1.1.4.3. Các chiến lược theo Michael Porter 5 1.1.4.4. Chiến lược theo năng lực lõi và tay nghề chuyên môn 6 1.1.5. Các yêu cầu khi xây dựng một chiến lược 8 1. 2. QUI TRÌNH HOẠCH ĐỊNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 8 1.2.1. Xác định sứ mạng 8 1.2.2. Phân tích môi trường kinh doanh 9 1.2.2.1. Các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh 10 1.2.2.2. Môi trường vĩ mô 10 1.2.2.3. Môi trường vi mô 11 1.2.2.4. Các ma trận phân tích môi trường 12 1.2.2.4.1. Ma trận phân tích bên ngoài EFE 13 1.2.2.4.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 13
- 1.2.2.4.3. Ma trận các yếu tố nội bộ IFE 14 1.3. CÁC CÔNG CỤ XÁC ĐỊNH , ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN 15 CHIẾN LƯỢC 1.3.1. Giai đoạn nhập vào 15 1.3.2. Giai đoạn kết hợp 15 1.3.3. Giai đoạn quyết định 17 1.4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA NGÀNH TRÀ 19 1.4.1. Ngành phân tán 19 1.4.2. Xâm nhập ngành chịu ảnh hưởng đất đai,khí hậu 19 1.4.3. Rủi ro lớn do chu kỳ sản xuất dài 19 1.4.4. Tính mùa vụ ảnh hưởng đến chiến lược 20 1.4.5. Cạnh tranh với nông dân có thu nhập thấp 20 1.4.6. Chuỗi giá trị của ngành trà 20 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA 22 CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ MINH RỒNG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP TRÀ MINH RỒNG 22 2.1.1. Giới thiệu chung 22 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 23 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 24 2.1.4. Sản phẩm và thị trường 24 2.1.4.1. Sản phẩm 24 2.1.4.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 25 2.1.5. Công nghệ chế biến 26 2.1.5.1. Công nghệ chế biến trà đen OTD 26 2.1.5.2. Công nghệ chế biến trà đen CTC 27 2.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh 29 2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY 30 2.2.1. Môi trường vĩ mô 30 2.2.1.1. Các yếu tố kinh tế 30 2.2.1.2. Các yếu tố văn hóa,xã hội 33 2.2.1.3. Các yếu tố tự nhiên công nghệ 33 2.2.1.4. Các yếu tố chính trị,chính phủ 34 2.2.2. Môi trường của ngành trà 35
- 2.2.2.1. Các nước xuất khẩu trà chính của thế giới 35 2.2.2.2. Cung cầu trà trên thế giới 37 2.2.2.3. Sản xuất trà ở Việt Nam và Lâm Đồng 45 2.2.3. Môi trường cạnh tranh ngành ( Vi mô ) 46 2.2.3.1. Nhà cung cấp 46 2.2.3.2. Khách hàng 48 2.2.3.3. Sản phẩm thay thế 49 2.2.3.4. Đối thủ tiềm ẩn 49 2.2.3.5. Các đối thủ cạnh tranh 50 2.2.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE 52 2.2.5. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 53 2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CÔNG TY 55 2.3.1. Lãnh đạo và điều hành 55 2.3.2. Quản trị sản xuất 56 2.3.2.1. Dự báo 56 2.3.2.2. Tồn kho 56 2.3.2.3. Nguyên liệu 57 2.3.2.4. Chất lượng sản phẩm 58 2.3.3. Quản trị marketing 58 2.3.4. Quản trị tài chính 59 2.3.5. Quản trị nhân sự 61 2.3.6. Ma trận các yếu tố bên trong IEF 62 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CP TRÀ MINH RỒNG ĐẾN NĂM 2015 65 3.1. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015 65 3.1.1. Căn cứ xây dựng mục tiêu của công ty 65 3.1.2. Mục tiêu của công ty 67 3.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 67 3.2.1. Phân tích SWOT và các chiến lược đề xuất 67 3.2.2. Lựa chọn chiến lược qua ma trận QSPM 71 3.2.2.1. Ma trận QSPM cho nhóm SO 71 3.2.2.2. Ma trận QSPM cho nhóm ST 73
- 3.2.2.3. Ma trận QSPM cho nhóm WO 74 3.2.2.4. Ma trận QSPM cho nhóm WT 75 3.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 77 3.3.1. Các giải pháp chính 77 3.3.1.1. Giải pháp về sản xuất 77 3.3.1.2. Giải pháp về nguyên liệu 77 3.3.1.3. Giải pháp về marketing 78 3.3.2. Các giải pháp hỗ trợ khác 80 3.3.2.1. Giải pháp về nhân lực 80 3.3.2.2. Giải pháp về tài chính kế toán 81 3.3.2.3. Giải pháp về nghiên cứu và phát triển 81 3.4. KIẾN NGHỊ 82 3.4.1.Với chính phủ 82 3.4.2.Với ngành trà Việt Nam 82 3.4.3.Với địa phương tỉnh Lâm Đồng 83 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 89
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BKS Ban Kiểm Soát CBCNV Cán Bộ Công Nhân Viên CEO Chief Excutive Officer - Giám đốc Điều hành CIF Cost Insurance Freight - Giá Vận chuyển và Bảo Hiểm CLKD Chiến Lược Kinh Doanh CPH Cổ Phần Hóa CTC Cutting - Tearing - Curling , Cắt - Xoắn – Xé DNNN Doanh nghiệp Nhà Nước DNTN Doanh Nghiệp Tư Nhân EFE External Factors Environment Matrix - Ma Trận Các Yếu Tố Bên Ngoài FMCG Fast Moving Consumer Goods - Thực Phẩm Tiêu Dùng Nhanh FOB Free On Board - Giá Giao Qua Mạn Tàu GDP Gross Domestic Product - Tổng Sản Phẩm Quốc Nội HACCP Hazard Analysis - Critical Control Point ,Phân Tích Mối nguy và Điểm Tới Hạn HĐQT Hội Đồng Quản Trị IFE Internal Factors Environment Matrix - Ma Trận Các Yếu Tố Bên Trong ISO International Organization For Standardization - Tổ Chức TC Hóa Quốc tế ITC International Tea Committee - Hội Đồng Trà Thế Giới KCS Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm KTCB Kiến Thiết Cơ Bản LADOTEA Lam Dong Tea Corporation - Công Ty Cổ Phẩn Chè Lâm Đồng OTD Orthodox - Cổ điển QSPM Quantitative Strategic Planning Matrix , Ma Trận HDCL có thể định lượng QTCL Quản Trị Chiến Lược R&D Research and Development - Nghiên Cứu và Phát Triển SBU Strategic Business Units - Các Đơn Vị Kinh Doanh Chiến Lược SCA Sustainable Competitive Advantage - Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững SWOT Strength - Weeknesses - Opportunities - Threatens, Mạnh ,Yếu ,Cơ hội ,nguy cơ SXKD Sản Xuất Kinh doanh TNHH Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn VIETGAP Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực Hành SX Nông Nghiệp Tốt VINATEA Viet Nam Tea Corporation - Tổng Công Ty Chè Việt Nam VITAS Viet Nam Tea Association - Hiệp Hội Chè Việt Nam
- DANH MỤC BẢNG Stt Tên bảng Trang Bảng 1.1 Bảng thay đổi chiến lược 5 Bảng 1.2 Môi trường vĩ mô 10 Bảng 1.3 Ma trận EFE 13 Bảng 1.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 14 Bảng 1.5 Ma trận IFE 15 Bảng 2.1 Sản lượng trà công ty tiêu thụ 3 năm 2006-2008 25 Bảng 2.2 Cơ cấu mặt hàng công ty xuất khẩu 26 Bảng 2.3 Tóm tắt kết quả SXKD 2005-2008 30 Bảng 2.4 Sản xuất trà của Việt Nam 1997 - 2008 41 Bảng 2.5 Cơ cấu xuất khẩu trà Việt Nam 2006-2007 43 Bảng 2.6 Xuất khẩu trà Việt Nam 2008 so sánh với 2007 43 Bảng 2.7 Danh sách khách hàng của công ty 48 Bảng 2.8 Các doanh nghiệp xuất khẩu trà hàng đầu Việt Nam 50 Bảng 2.9 Các đối thủ cạnh tranh tại tỉnh Lâm Đồng 51 Bảng 2.10 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 52 Bảng 2.11 So sánh các đối thủ cạnh tranh chính 53 Bảng 2.12 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 54 Bảng 2.13 Chỉ số tài chính công ty 59 Bảng 2.14 Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực 61 Bảng 2.15 Ma trận các yếu tố bên trong 62 Bảng 3.1 Ma trận SWOT 69 Bảng 3.2 Ma trận QSPM cho nhóm SO 71 Bảng 3.3 Ma trận QSPM cho nhóm ST 73 Bảng 3.4 Ma trận QSPM cho nhóm WO 74 Bảng 3.5 Ma trận QSPM cho nhóm WT 75
- DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ Stt Tên bảng Trang Hình 1.1 Mô hình 3R 2 Hình 1.2 Các chiến lược đặc thù theo Fred R.David 4 Hình 1.3 Lợi thế chiến lược 6 Hình 1.4 Ma trận định hướng chiến lược 7 Hình 1.5 Biểu đồ thế kiềng ba chân 7 Hình 1.6 Sơ đồ môi trường kinh doanh 10 Hình 1.7 Sơ đồ môi trường vi mô 12 Hình 1.8 Sơ đồ ma trận SWOT 16 Hình 1.9 Mô hình cơ bản ma trận QSPM 17 Hình 2.1 Biểu đồ xuất khẩu trà trực tiếp của công ty 26 Hình 2.2 Qui trình công nghệ chế biến trà OTD 27 Hình 2.3 Qui trình công nghệ chế biến trà CTC 29 Hình 2.4 Biểu đồ GDP, lạm phát của Việt Nam 1997-2007 31 Hình 2.5 Biểu đồ lãi suất ngân hàng năm 2008 31 Hình 2.6 Biểu đồ sản xuất trà thế giới 2001-2006 37 Hình 2.7 Biểu đồ tỷ phần sản xuất trà trên thế giới 38 Hình 2.8 Biểu đồ nhập khẩu trà trên thế giới 38 Hình 2.9 Các nước nhập khẩu trà chính trên thế giới 39 Hình 2.10 Biểu đồ xuất khẩu trà trên thế giới 39 Hình 2.11 Các nước xuất khẩu trà chính trên thế giới 40 Hình 2.12 Gía trà bình quân trên thế giới 2000-2007 40 Hình 2.13 Diện tích trà theo địa phương của Việt Nam 42 Hình 2.14 10 thị trường trà lớn nhất của Việt Nam năm 2008 44 Hình 2.15 Diện tích trà theo địa phương của tỉnh Lâm Đồng 45 Hình 2.16 Sản lượng búp trà tươi theo địa phương tỉnh Lâm Đồng 46 Hình 3.1 Dự báo tiêu thụ trà đen năm 2017 66
- DANH MỤC PHỤ LỤC Stt Tên phụ lục Nguồn 1 Diện tích , sản lượng trà tỉnh Lâm Đồng Cục thống kê LĐ 2 Xuất khẩu trà của Việt Nam năm 2008 VITAS 2008 3 Cơ cấu xuất khẩu trà Việt Nam 2006 - 2008 VITAS 2009 4 10 thị trường trà lớn nhất của Việt Nam VITAS 2008 5 Dự báo GDP thế giới năm 2009 - 2010 IMF 2009 6 Dự báo tiêu thụ trà đen thế giới năm 2017 FAO 2008 7 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty CP trà Minh Rồng 8 Bảng cân đối kế toán công ty Minh Rồng 2008 Báo cáo BKS 9 Phiếu lấy ý kiến chuyên gia 10 Bảng kết quả phiếu lấy ý kiến chuyên gia Khảo sát 11 Câu hỏi khảo sát hộ trồng chè 12 Bảng tổng hợp khảo sát hộ trồng chè Khảo sát 13 Các bảng thống kê SXKD trà trên thế giới FAO 2008 14 Một số hình ảnh sản phẩm của công ty
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngành trà có từ lâu đời tại Việt Nam và Việt Nam được coi là cái nôi của cây trà trên thế giới. Sản phẩm trà là thức uống đặc biệt ,vừa để uống giải khát nhưng lại rất có ích cho sức khỏe con người như chống lão hóa, xơ vữa động mạch, trà có lợi cho da, răng miệng, chống phóng xạ, ung thư. Ngoài ra đối với người Việt Nam trà còn gắn với văn hóa , tập tục và trở thành bản sắc văn hóa của người Việt qua câu “ khách đến nhà không trà thì rượu ”. Ngành trà tuy giá trị xuất khẩu thấp ( 140 Triệu USD / năm) nhưng lại giải quyết cho hàng triệu lao động, nhất là ở miền núi , tây nguyên , góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc làm , xóa đói giảm nghèo và có lợi cho việc bảo vệ môi trường. Lâm Đồng là tỉnh sản xuất kinh doanh trà lớn nhất của Việt Nam (chiếm 25% diện tích và sản lượng cả nước), trong đó huyện Bảo Lâm lại chiếm đến 52 % diện tích và sản lượng của tỉnh. Công ty cổ phần trà Minh Rồng là doanh nghiệp thành lập trên địa bàn huyện từ năm 1994, nơi có vùng chè chất lượng cao và lớn nhất của Việt Nam. Trước một tiềm năng , lợi thế to lớn như vậy của công ty CP trà Minh Rồng và với mong muốn phát triển doanh nghiệp trở thành một thương hiệu mạnh, uy tín trong xu thế hội nhập, cạnh tranh quốc tế; cũng như muốn người lao động làm trà có đời sống ngày một tốt hơn, nên sau khi học xong chương trình cao học,
- chúng tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp “ Xây dựng chiến lược phát triển công ty cổ phần trà Minh Rồng đến năm 2015 ”. 2. Mục đích nghiên cứu Trước tiên là hệ thống lại các lý luận về chiến lược kinh doanh của công ty, các phương pháp để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Tập trung phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài để tìm , tận dụng các cơ hội và bên cạnh đó xác định được nguy cơ để hạn chế chúng tác động đối với ngành trà nói chung và công ty Minh Rồng nói riêng . Xem xét các yếu tố bên trong của công ty để phát huy các điểm mạnh , hạn chế , khắc phục các điểm yếu trong công ty Minh Rồng. Phân tích môi trường cạnh tranh của ngành trà , xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Minh Rồng tại tỉnh Lâm Đồng . Trên cơ sở đó xây dựng , định hướng và tìm ra các giải pháp tối ưu về sản xuất kinh doanh cho công ty đến năm 2015 cũng như các kiến nghị từ phía doanh nghiệp đối với chính phủ , ngành trà Việt Nam và tỉnh Lâm Đồng . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sản xuất kinh doanh của ngành trà Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng và sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trà Minh Rồng . Tập trung nghiên cứu vào thời gian từ 2006, tức là sau khi công ty cổ phần hóa đến hết năm 2008 .
- 4. Phương pháp nghiên cứu ♦ Phương pháp thống kê . ♦ Phương pháp tổng hợp , phân tích . ♦ Phương pháp so sánh , đối chiếu . ♦ Phương pháp dự báo . ♦ Phương pháp trao đổi , lấy ý kiến chuyên gia , điều tra bảng câu hỏi . 5. Kết cấu của đề tài ♦ Lời cảm ơn ♦ Lời cam đoan ♦ Mục lục ♦ Danh mục các từ viết tắt ♦ Danh mục bảng - biểu ♦ Danh mục phụ lục ♦ Mở đầu ♦ Chương 1 : Tổng quan về xây dựng chiến lược công ty. ♦ Chương 2 : Phân tích thực trạng hoạt động của công ty cổ phần trà Minh Rồng trong thời gian qua. ♦ Chương 3 : Xây dựng chiến lược phát triển công ty cổ phần trà Minh Rồng đến năm 2015.
- ♦ Kết luận ♦ Tài liệu tham khảo ♦ Phụ lục
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CÔNG TY 1.1. KHÁI NIỆM , PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC 1.1.1. Chiến lược Webster’s New World Dictionary : Chiến lược được coi là “ khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự ”. McKinsey : “ Chiến lược là một tập hợp của các chuỗi hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững ” . Cynthia A. Montgomery : “ Chiến lược không chỉ là một kế hoạch, cũng không chỉ là một ý tưởng , chiến lược là triết lý sống của một công ty ” . Alfred Chandler : “ Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn, đồng thời lựa chọn cách thức - tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó ”. Chiến lược là một kế hoạch toàn diện chỉ ra những cách thức mà có thể đạt được nhiệm vụ và mục tiêu, đáp ứng tương thích với những thay đổi của tình thế cũng như xảy ra các sự kiện bất thường. Chiến lược là phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. [2] 1.1.2. Chiến lược kinh doanh -Chiến lược kinh doanh là một chương trình tổng quát: xác định các mục tiêu dài hạn, cơ bản của một doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động và các chính sách điều hành việc thu thập, sử dụng bố trí các nguồn lực, để đạt được các mục tiêu cụ thể, làm tăng sức mạnh một cách có hiệu quả nhất và giành được lợi thế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác.[13] - Chiến lược kinh doanh là sản phẩm của sự sáng tạo và là một bước đi của những công việc sáng tạo phức tạp. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố “ R
- ” ( Repeness, Reality, Resources – Chín mùi, hiện thực, nguồn lực). ( xem hình 1.1) . Repeness Reality Resources Hình 1.1 : Mô hình 3R - Nguồn CL & CSKD [6] 1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh Có nhiều cách để phân loại chiến lược kinh doanh 1.1.3.1. Theo phạm vi của chiến lược - Chiến lược chung: Hay còn gọi là chiến lược tổng quát, thường đề cập tới những vấn đề quan trọng nhất , bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài. Chiến lược chung quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp. -Chiến lược bộ phận: Bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược giao tiếp & khuếch trương. Chiến lược chung và chiến lược bộ phận liên kết với nhau thành một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. 1.1.3.2. Theo hướng tiếp cận chiến lược -Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt : Tư tưởng chỉ đạo là không dàn trải các nguồn lực, cần tập trung cho những hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. -Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối: Tư tưởng chỉ đạo là từ sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình so với đối thủ cạnh tranh.
- Thông qua sự phân tích đó, tìm ra điểm mạnh của mình làm chỗ dựa cho chiến lược kinh doanh . -Chiến lược sáng tạo tiến công: Việc xây dựng chiến lược theo cách luôn nhìn thẳng vào những vấn đề vẫn được coi là phổ biến, khó làm khác được để đặt câu hỏi tại sao. Từ việc đặt câu hỏi và nghi ngờ sự bất biến của vấn đề, có thể có những khám phá mới làm cơ sở cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. -Chiến lược khai thác các mức độ tự do: Tức không nhằm vào nhân tố then chốt mà nhằm khai thác khả năng có thể có của các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt. 1.1.4. Chiến lược kinh doanh theo một số học giả 1.1.4.1. Các chiến lược đặc thù ( xem hình 1.2 ) Theo Fred R.David có 14 chiến lược sau
- CHIẾN LƯỢC BAO GỒM ĐỊNH NGHĨA Kết hợp về phía trước Tăng quyền sở hữu hoặc kiểm soát các nhà phân phối và bán Kết hợp Kết hợp về phía sau Tìm kiếm quyền sở hữu hoặc theo chiều kiểm soát các nhà cung cấp dọc Kết hợp theo Tìm ra quyền sở hữu hoặc chiều ngang kiểm soát đối thủ cạnh tranh Tìm thị phần tăng lên cho SP Thâm nhập thị trường hiện tại trong các thị trường hiện có qua nỗ lực tiếp thị ề Phát triển thị trường Đưa các sản phẩm và dịch vụ Chuyên hiện có vào các khu vực mới sâu Phát triển sản phẩm Tăng doanh số bằng việc cải tiến ,sửa đổi các sản phẩm , dịch vụ hiện có Thêm vào các sản phẩm hoặc Đa dạng hoạt động dịch vụ mới nhưng có liên hệ đồng tâm Mở rộng Thêm vào các sản phẩm hoặc Đa dạng hóa hoạt dịch vụ mới không có liên hệ động kết khối Thêm vào các sản phẩm loại Đa dạng hóa hoạt hoặc dịch vụ liên hệ theo động theo chiều ngang khách hàng hiện có Hai hay nhiều công ty hình thành Liên doanh Củng cố lại qua cắt giảm chi Thu hẹp hoạt động phí,tài sản cứu DT, lợi nhuận Các CL Bán đi một chi nhánh hay một khác Cắt bỏ bớt hoạt động phần công ty Bán tất cả tài sản từng phần, Thanh lý với giá trị hữu hình Tổng hợp Theo đuổi hai hay nhiều chiến lược cùng lúc Hình 1.2 : Các chiến lược đặc thù, nguồn khái luận về QTCL [1]
- 1.1.4.2. Các chiến lược theo Garry D Smith , Danny R. Arnold Chiến lược công ty rút ra từ sự thay đổi trong trong số năm phần tử cơ bản : Sản phẩm, thị trường, ngành sản xuất, trình độ sản xuất công nghiệp, qui trình công nghệ được biểu hiện qua mạng lưới ô vuông đơn giản ( xem bảng 1.1) : Bảng 1.1 : Bảng thay đổi chiến lược Sản phẩm Thị trường Ngành SX Trình độ SX Qui trình CN Hiện tại Hiện tại Hiện tại Hiện tại Hiện tại hay mới hay mới hay mới hay mới hay mới Cũng như Fred R.David các ông cũng đưa ra các nhóm chiến lược khác nhau, tuy nhiên có sự khác về tên gọi, như: + Chiến lược phát triển hội nhập bao gồm : Sự hội nhập về phía sau và hội nhập về phía trước. + Chiến lược tăng trưởng tập trung bao gồm: Xâm nhập thị trường, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm. + Chiến lược tăng trưởng đa dạng bao gồm: Đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa hàng ngang và đa dạng hóa kết hợp. + Chiến lược suy giảm bao gồm: Sự chỉnh đốn đơn giản, sự rút bớt vốn, thu hoạch, thanh lý, những chiến lược kết hợp, tập trung bên ngoài ( hợp nhất, thu nhận, liên doanh…). 1.1.4.3. Chiến lược kinh doanh theo Michael Porter Michael Porter trong hai cuốn Chiến lược cạnh tranh ( Competitive strategy, 1980 ) và lợi thế cạnh tranh ( Competitive advantage, 1985) cho rằng : Nếu một công ty chỉ tập trung vào mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, thì chiến lược đó không đảm bảo sự thành công lâu dài . Điều quan trọng nhất là xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững ( Sustainable competitive advantage – SCA). SCA có nghĩa là công ty phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn