Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Các yếu tố rủi ro gây mất an toàn lao động trong các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 13
download
Mục đích của luận văn là để nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động xây dựng được triển khai trên các công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Các yếu tố rủi ro gây mất an toàn lao động trong các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- ĐỖ QUANG LỢI CÁC YẾU TỐ RỦI RO GÂY MẤT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số ngành: 60580208 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- ĐỖ QUANG LỢI CÁC YẾU TỐ RỦI RO GÂY MẤT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số ngành: 60580208 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU VIỆT CƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2015
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. CHU VIỆT CƯỜNG Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày …… tháng …… năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS. TS. Ngô Quang Tường Chủ tịch 2 TS. Lương Đức Long Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Quốc Định Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Anh Thư Ủy viên 5 TS. Đinh Công Tịnh Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV PGS. TS. Ngô Quang Tường
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày tháng năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: ĐỖ QUANG LỢI Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 15/02/1979 Nơi sinh: TP Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. I- Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ RỦI RO GÂY MẤT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH II- Nhiệm vụ và nội dung: Nhiệm vụ của luận văn là nghiên cứu Các yếu tố rủi ro gây mất An Toàn Lao Động xây dựng tại các công trường xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các nội dung chính là: - Thực hiện nghiên cứu các vấn đề và thành phần quan trọng liên quan đến An Toàn Lao Động. - Tìm các nguyên nhân gây ra mất an toàn lao động trên công trường. - Thu thập và phân tích dữ liệu từ các nhà thầu, rút ra kết luận làm cơ sở cho việc thực hiện các khuyến nghị cải thiện Công Tác An Toàn Lao Động. III- Ngày giao nhiệm vụ: / /2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: / /2015 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. CHU VIỆT CƯỜNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TS. CHU VIỆT CƯỜNG ThS. KHỔNG TRỌNG TOÀN
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố rủi ro gây mất toàn lao động trong các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Đỗ Quang Lợi
- ii LỜI CÁM ƠN Trong quá trình nghiên cứu tại trường Đại học Công Nghệ Tp. HCM. Em luôn nhận được sự quan tâm chân tình, đầy ý nghĩa của quý thầy cô giảng dạy, Ban giám hiệu, phòng Quản lý khoa học - Đào tạo sau Đại học, Khoa Xây dựng, đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa học và có nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng nhất đến thầy TS. Chu Việt Cường – Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện về thời gian, sự hỗ trợ, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình để em tham gia học tập, nghiên cứu trong suốt quá trình từ năm 2013 đến nay. Cám ơn sự đồng hành của các bạn tập thể lớp 13SXD11 và những người thân trong gia đình, nơi công tác, học tập, cư trú… Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện Luận văn, trao đổi và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo nhiều tài liệu, khảo sát nhiều địa phương, đơn vị… để hoàn thiện đề tài, song không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý của quý thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp, người thân, bạn đọc để đề tài được ứng dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao nhất. Xin chân thành biết ơn và ghi ơn sâu sắc! Đỗ Quang Lợi
- iii TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ về Công Tác An Toàn Lao Động của nhà thầu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc vào những khó khăn thách thức liên quan đến An Toàn Lao Động xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Những đóng góp này có thể giúp mở đường cho sự cải cách An Toàn Lao Động trong ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam. Chương 1 – Mở đầu: cung cấp nền tảng nghiên cứu; chỉ ra lỗ hổng kiến thức dẫn đến câu hỏi nghiên cứu. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và động lực cho việc nghiên cứu và chiến lược nghiên cứu được sử dụng. Cuối cùng là tóm tắt những đóng góp kiến thức được thực hiện bởi nghiên cứu này. Chương 2 – Tổng quan: trình bày tổng quan về tình trạng của An Toàn Lao Động trong ngành công nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tìm các nguyên nhân chính gây ra mất an toàn lao động trên công trường. Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu Chương 4 - Kết quả phân tích dữ liệu. Chương 5 - Kết luận và kiến nghị: trình bày tóm tắt về thành quả nghiên cứu, áp dụng đưa vào thực tiễn, các hạn chế nghiên cứu và những khuyến nghị cho nghiên cứu xa hơn.
- iv ABSTRACT Health and Safety Management Practices Implemented on Vietnamese Construction Sites This research has light on the H&S management practices of contractors on in Vietnam which hitherto was a very grey area in the body of H&S literature. The research has also provided insight into challenges regarding construction H&S t in Vietnam. These contributions could help pave the way for H&S management reforms in the Vietnam construction industry. Chapter 1 – Introduction: delivers research background; points out the knowledge gap that leads to the research question. It also highlights the research aim and objectives, the scope and motivation for the research and the research strategy employed. Lastly it summarises the contribution to knowledge made by the study. Chapter 2 – Literature review: presents a review of the status of H&S in the Vietnamese construction industry. The review also covers H&S management. Chapter 3 – Methodology Chapter 4 – Data analysis’ result. Chapter 5 – Conclusion: presents the summary of the research study limitations and recommendations for practice and further research.
- v MỤC LỤC TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv MỤC LỤC ................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ x CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1 1.2. Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................ 1 1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 6 1.4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát ......................................................... 7 1.5. Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................... 7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .................................................................................... 8 2.1. Giới thiệu ............................................................................................................. 8 2.1.1. Tầm quan trọng của ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam .......................... 8 2.1.2 Liên kết giữa hệ thống an toàn lao động và sự thực hiện an toàn lao động tốt hơn .............................................................................................................................. 8 2.2. Quản lý an toàn lao động - Các thành phần. ..................................................... 10 2.2.1. Hệ thống quản lý an toàn lao động ................................................................. 10 2.2.2. Lãnh đạo và chính sách .................................................................................. 11 2.2.3. Tổ chức ........................................................................................................... 12 2.2.4. Đánh giá và kiểm soát rủi ro........................................................................... 13 2.2.5. Lập kế hoạch và thực hiện .............................................................................. 17 2.2.6. Kiểm định và xem xét..................................................................................... 18 2.3. Văn hóa an toàn ................................................................................................. 19 2.3.1. Định nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa an toàn ....................................... 19 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng văn hóa an toàn trong các công trường xây dựng ...... 20 2.4. Tổng quan về hệ thống và quy định quản trị an toàn lao động Việt Nam......... 21 2.4.1. Hệ thống quản lý an toàn lao động.................................................................. 21 2.4.2. Các quy định ................................................................................................... 22
- vi 2.4.3 Sự thiếu sót trong Công tác an toàn lao động của các nhà thầu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................... 24 2.5. Tổng quan về rủi ro ........................................................................................... 25 Nhằm đưa ra cách nhìn tổng quan nhất về rủi ro, sau đây tác giả sẽ trình bày về các vấn đề cơ bản liên quan đến rủi ro............................................................................ 25 2.5.1 Định nghĩa rủi ro ............................................................................................. 25 2.5.2. Phân loại rủi ro ............................................................................................... 26 2.5.3 Quản lý rủi ro................................................................................................... 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 29 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 29 3.2. Xác định các yếu tố rủi ro trong quá trình thi công. .......................................... 30 3.3 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu (xem phụ lục 3) ............... 30 3.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu ............................................ 30 3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................... 30 3.4.2 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát: ..................................................................... 31 3.4.3 Xác định số lượng mẫu .................................................................................... 32 3.4.4 Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 33 3.4.5 Kiểm định thang đo ......................................................................................... 33 3.4.6 Kiểm định trị trung bình tổng thể. ................................................................... 34 3.4.6.1 Kiểm định T-test. .......................................................................................... 34 3.4.6.2 Kiểm định Mann-Whitney. ........................................................................... 35 3.4.7 Kiểm định hệ số tương quan hạng Spearman .................................................. 35 3.4.8 Phân tích nhân tố ............................................................................................ 36 3.4.8.1 Khái niệm về phân tích nhân tố. ................................................................... 36 3.4.8.2 Phân tích ma trận tương quan và sự phù hợp của phân tích nhân tố. ........... 36 3.4.8.3 Số lượng nhân tố được trích xuất. ................................................................ 36 3.4.8.4 Xoay nhân tố ................................................................................................. 37 3.4.8.5 Đặt tên và giải thích các nhân tố. ................................................................. 38 3.4.9 Kiểm định Kruskal-Wallis. .............................................................................. 38 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .................................................................. 40 4.1 Làm sạch dữ liệu................................................................................................. 40
- vii 4.2 Phân tích dữ liệu. ................................................................................................ 40 4.2.1 Thống kê mô tả ................................................................................................ 40 4.2.1.1 Đơn vị công tác của các đối tượng khảo sát. ................................................ 40 4.2.1.2 Kinh nghiệm của các đối tượng khảo sát. .................................................... 41 4.2.1.3 Chức vụ công tác của người trả lời khảo sát. ............................................... 41 4.2.1.4 Lĩnh vực công tác của các đối tượng khảo sát. ............................................ 42 4.2.1.5 Quy mô công trình lớn nhất mà các đối tượng khảo sát từng thi công. ....... 43 4.2.1.6 Kinh phí lớn nhất của các công trình đã thi công. ........................................ 43 4.2.2 Kiểm định thang đo ......................................................................................... 44 4.2.2.1 Kiểm định thang đo khả năng xảy ra ............................................................ 44 4.2.2.4 Kiểm định thang đo mức độ ảnh hưởng: ...................................................... 45 4.2.3 Kiểm định trị trung bình tổng thể. ................................................................... 47 4.2.3.1 Kiểm định trung bình khả năng xảy ra giữa các nhóm. ............................... 47 4.2.3.2 Kiểm định trung bình mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm. ........................... 48 4.2.4 Xếp hạng các yếu tố rủi ro ............................................................................... 49 4.2.4.1 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm Đơn vị thi công. ....................... 50 4.2.4.2 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm Tư vấn Giám sát ...................... 52 4.2.4.3 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm chung. ...................................... 53 4.2.4.4 So sánh xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm các nhóm chung .......... 55 4.2.4.5 Kiểm định tương quan xếp hạng các yếu tố rủi ro giữa các nhóm ............... 57 4.3 Phân tích nhân tố ................................................................................................ 57 4.3.1 Kiểm định hệ số KMO và Bartlett’s test. ........................................................ 60 4.3.2 Số lượng nhân tố được trích xuất .................................................................... 60 4.3.3 Tương quan giữa các nhân tố và các biến ....................................................... 62 4.3.4 Kết quả phân tích nhân tố ................................................................................ 63 4.3.5 Đánh giá kết quả .............................................................................................. 65 4.3.5.1 Nhân tố rủi ro thứ nhất: Rủi ro do ý thức của công nhân tham gia thi công.65 4.3.5.2 Nhân tố rủi ro thứ hai: Rủi ro do chính sách an toàn lao động của nhà thầu.66 4.3.5.3 Nhân tố rủi ro thứ ba: Rủi ro do năng lực cán bộ an toàn lao động ............. 66 4.3.5.4 Nhân tố rủi ro thứ tư: Rủi ro do năng lực thiết bị phục vụ an toàn lao động.67
- viii 4.3.5.5 Nhân tố rủi ro thứ năm: Rủi ro do các thiếu sự phối hợp của các bên liên quan. ......................................................................................................................... 67 Vì các nguyên nhân nêu trên nên nhân tố rủi ro thứ năm được đặt tên là Rủi ro do các thiếu sự phối hợp của các bên liên quan là phù hợp................................................. 67 4.4 Kiểm định Kruskal-Wallis. ................................................................................. 67 4.4.1 Phân tích phương sai về kinh nghiệm giữa các nhóm về nhân tố rủi ro thứ nhất .................................................................................................................................. 68 4.4.2 Phân tích phương sai về kinh nghiệm giữa các nhóm về nhân tố rủi ro hai. .. 68 4.4.3 Phân tích phương sai về kinh nghiệm giữa các nhóm về nhân tố rủi ro thứ ba68 4.4.4 Phân tích phương sai về kinh nghiệm giữa các nhóm về nhân tố rủi ro thứ tư69 4.4.4 Phân tích phương sai về kinh nghiệm giữa các nhóm về nhân tố rủi ro thứ năm .................................................................................................................................. 69 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 71 5.1. Kết luận............................................................................................................. 71 5.2. Đóng góp của nghiên cứu. ................................................................................ 73 5.3. Giới hạn của nghiên cứu .................................................................................... 73 5.4. Đề xuất để nghiên cứu thêm .............................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 75
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.2. Ma trận cấp độ rủi ro. ............................................................................... 17 Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu................................................................................. 32 Bảng 4.1 Đơn vị công tác của các đối tượng khảo sát. ............................................ 40 Bảng 4.2 Kinh nghiệm của các đối tượng khảo sát. ................................................. 41 Bảng 4.3 Chức vụ công tác của người trả lời khảo sát. ............................................ 41 Bảng 4.4 Lĩnh vực công tác của các đối tượng khảo sát. ......................................... 42 Bảng 4.5 Quy mô công trình lớn nhất mà các đối tượng khảo sát từng thi công. .... 43 Bảng 4.6 Kinh phí lớn nhất của các công trình đã thi công. ................................... 43 Bảng 4.7 Hệ số Item-Total Correclation khả năng xảy ra. ....................................... 44 Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha mức độ ảnh hưởng. ........................................... 45 Bảng 4.9: Hệ số Item-Total Correclation mức độ ảnh hưởng. ................................. 45 Bảng 4.10 Hệ số Cronbach’s Alpha mức độ ảnh hưởng. ......................................... 46 Bảng 4.11 Tổng hợp kết quả kiểm định T-test và kiểm định Mann-Whitney ......... 47 Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả kiểm định T-test và kiểm định Mann-Whitney ......... 48 Bảng 4.13 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm Đơn vị thi công .................. 50 Bảng 4.14 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm Tư vấn Giám sát................. 52 Bảng 4.15 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm chung .................................. 53 Bảng 4.16 So sánh xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm các nhóm chung .... 55 Bảng 4.17 Hệ số tương quan hạng Spearman các yếu tố rủi ro giữa hai nhóm. ...... 57 Bảng 4.18 Ma trận các rủi ro. ................................................................................... 58 Bảng 4.19 Bảng đánh thể hiện các trạng thái rủi ro. ................................................ 58 Bảng 4.20 Hệ số KMO và Bartlett’s test: ................................................................. 60 Bảng 4.21 Đại lượng Communalities. ...................................................................... 60 Bảng 4.22 Tổng phương sai được giải thích ............................................................ 61 Bảng 4.23 Ma trận nhân tố khi xoay. ....................................................................... 63 Bảng 4.24 Kết quả phân tích nhân tố ...................................................................... 63 Bảng 4.25 Kết quả kiểm định kruskal-Wallis của nhân tố rủi ro thứ nhất. .............. 68 Bảng 4.26 Kết quả kiểm định kruskal-Wallis của nhân tố rủi ro thứ hai. ................ 68 Bảng 4.27 Kết quả kiểm định kruskal-Wallis của nhân tố rủi ro thứ ba. ................. 68 Bảng 4.28 Kết quả kiểm định kruskal-Wallis của nhân tố rủi ro thứ tư. ................. 69 Bảng 4.29 Kết quả kiểm định kruskal-Wallis của nhân tố rủi ro thứ năm. .............. 69
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Sự cố của các loại tai nạn trong 6 tháng đầu của năm 2013........................ 3 Hình 1.2 Các rủi ro thường xuất hiện trong hoạt động xây dựng. ............................. 4 Hình 1.3: Tai nạn lao động công trình xây dựng Sài Gòn South Office 1 ................. 5 Hình 2.1 Khuôn khổ quản lý của Hệ thống quản lý an toàn lao động. .................... 10 Hình 2.2.BS OHSAS 18001: 2007 Hệ thống quản lý an toàn lao động................... 11 Hình 2.3 Quy trình đánh giá rủi ro - Fewings (2013)............................................... 14 Hình 2.4 Cấp bậc của kiểm soát an toàn lao động. .................................................. 16 Hình 2.5. Hệ thống quản lý an toàn lao động tại Việt Nam ..................................... 21 Hình 2.6. Các phòng ban chuyên môn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. ...... 22 Hình 3.1 Sơ đồ khối của quy trình nghiên cứu ......................................................... 29 Hình 3.2 Sơ đồ khối của quy trình thiết kế bảng câu hỏi ......................................... 30 Hình 4.1 Đơn vị công tác của các đối tượng khảo sát. ............................................. 40 Hình 4.2 Kinh nghiệm của các đối tượng khảo sát. ................................................. 41 Hình 4.3 Chức vụ công tác của người trả lời khảo sát. ............................................ 42 Hình 4.4 Lĩnh vực công tác của các đối tượng khảo sát. ......................................... 42 Hình 4.5 Quy mô công trình lớn nhất mà các đối tượng khảo sát từng thi công ..... 43 Hình 4.6 Kinh phí lớn nhất của các công trình đã thi công. ..................................... 44 Hình 4.7 Điểm của yếu tố rủi ro ............................................................................... 49 Hình 4.8 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm Đơn vị thi công ..................... 51 Hình 4.9 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm Tư vấn Giám sát ................... 53 Hình 4.10 Xếp hạng các yếu tố rủi ro theo quan điểm chung .................................. 55 Hình 4.11 Biểu đồ Scree plot thể hiện giá trị Eignvalue của các nhân tố được trích xuất. .......................................................................................................................... 62
- xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải thích 1. CĐT Chủ đầu tư 2. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 3. TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 4. Bộ LĐTBXH Bộ Lao động Thương binh Xã hội 5. Sở LĐTBXH Sở Lao động Thương binh Xã hội 6. QCVN Quy chuẩn Việt Nam 7. KNXR Khả năng xảy ra 8. MDAH Mức độ ảnh hưởng 9. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 10. TVGS Tư vấn giám sát 11. ĐVTC Đơn vị thi công 12. QLDA Quản lý dự án
- 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có một ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế quốc gia và cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. An Toàn Lao Động là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt. Gần đây, hiệu suất kém trong Công Tác An Toàn Lao Động đã được coi là một rào cản lớn đối với xu hướng phát triển của Việt Nam. Điển hình như sự việc sập giàn giáo tại một công trình đang xây dựng tại Quận 7 vào tháng 7 năm 2015 gây thiệt hại nhiều về người và tài sản. Hiện nay, vẫn còn một khoảng cách lớn về thực tiễn Công Tác An Toàn Lao Động được thực hiện trên các công trường của các nhà thầu xây dựng tại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đó là một trở ngại lớn trong việc tìm kiếm giải pháp cho các tình huống đó. Khoảng cách này khiến nghiên cứu này được thực hiện để trả lời câu hỏi: “Công Tác An Toàn Lao Động được thực hiện bởi các nhà thầu trong các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?” Một cách tiếp cận định lượng đã được áp dụng bằng cách tiến hành các cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi. Từ kết quả nghiên cứu này, Công Tác An Toàn Lao Động trên các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và những thách thức liên quan đến An Toàn Lao Động đã được xác định. Kết quả của các nghiên cứu chứng minh rằng hầu hết các vấn đề trong An Toàn Lao Động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến chính sách đối với việc quản lý nhà nước về công tác an toàn lao động, thái độ đối với thực tiễn Công Tác An Toàn Lao Động và thiếu chuyên môn trong An Toàn Lao Động. Từ đó, các nghiên cứu đã chỉ ra điểm yếu và cách giải quyết các vấn đề. Nghiên cứu sâu hơn nữa và các đề xuất được cung cấp để hoàn thành các mặt hạn chế trong nghiên cứu này. 1.2. Bối cảnh nghiên cứu "Ở hầu hết các nước phát triển công nghiệp, ngành công nghiệp xây dựng là một trong những ngành quan trọng nhất đóng góp GDP và cũng ảnh hưởng đến An Toàn Lao Động của người làm việc "- Lingard và Rowlingson, 2005. Trong 30 năm qua, sự đổi mới chính trị của chính phủ Việt Nam đã làm cho bộ mặt của cả nước được thay đổi đặc biệt là trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- 2 Phát triển kinh tế làm đời sống nhân dân tốt hơn và cung cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu cơ bản mà con người cần. Tuy nhiên, do động lực cao để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, các vấn đề An Toàn Lao Động có khuynh hướng xếp ở vị trí thứ hai. Tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển mạnh từ năm 1990, và ngành công nghiệp xây dựng cũng không ngoại lệ. Có rất nhiều dự án xây dựng lớn đã hoặc đang được xây dựng trong cả nước. Kết hợp với sự bùng nổ trong xây dựng là rất nhiều thách thức, một trong số đó là an toàn lao động. Giai đoạn 2006-2010, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giá trị gia tăng khu vực công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 10,1%/năm (năm 2006: 10,6%, năm 2007: 11,8%, năm 2008: 9,5%, năm 2009: 7,3%, năm 2010: 11,5%; kế hoạch 5 năm tăng 12,5%), chiếm 45,3% GDP của Thành phố (theo Nghị quyết 53- NQ/TW: đến năm 2010 ngành công nghiệp, xây dựng toàn Vùng chiếm 59-60% GDP). Xây dựng là một ngành công nghiệp mũi nhọn, chiếm tỉ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân (khoảng 13,5%) và lực lượng lao động chiếm khoảng 10% trong tổng số lực lượng lao động. Đây cũng là một trong những ngành sản xuất có nhiều yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại. Việc thực hiện công tác an toàn lao động trong ngành này cũng rất phức tạp và khó khăn bởi đây là ngành công nghiệp đa ngành nghề từ sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác đá, cát sỏi, sắt thép, đồ dùng nội thất...) đến thi công, lắp đặt bảo dưỡng công trình…; Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất lớn, các yêu cầu về công việc nặng nhọc kéo dài ở các vị trí khó làm việc; tiếp xúc với thời tiết, bụi, tiếng ồn và khói; sử dụng nhiều hóa chất ăn mòn; và sử dụng rộng rãi của máy móc thiết bị và các công cụ năng lượng trong một môi trường năng động khi điều kiện thay đổi thường xuyên; Điều kiện và môi trường lao động đa dạng, phức tạp như làm việc trên cao, dưới nước, trên bộ, trong đường hầm... Luôn luôn tiềm ẩn các nguy cơ dẫn đến mất an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, vị trí, địa điểm lao động không ổn định gây khó khăn cho công tác quản lý An Toàn Lao Động Griffith và Howard (2000) cho rằng công trình xây dựng "vốn đã nguy hiểm" và điều này được chứng minh bởi số lượng lớn các bệnh nghề nghiệp và cái chết thường được ghi lại trong ngành xây dựng so với các ngành khác.
- 3 Do đặc điểm kỹ thuật của nó, tất cả các dự án xây dựng đòi hỏi phải có một kế hoạch làm việc chi tiết để giảm nguy cơ tai nạn đến mức tối thiểu. Mục tiêu này có vẻ đơn giản mà thực sự là một vấn đề lớn ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ngành công nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn non trẻ và thiếu phương pháp quản lý phù hợp, đặc biệt là trong công tác an toàn lao động. Gần đây, điều kiện an toàn lao động xây dựng yếu kém đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Dựa trên cuộc khảo sát tiến hành trong năm 2009 và dự báo trong giai đoạn 2010-2015, có khoảng 170.000 người bị tai nạn lao động, trong đó có 1.700 trường hợp tử vong và số lượng của các trường hợp mới mắc bệnh nghề nghiệp. Con số này sẽ được tăng hơn 1.000 người mỗi năm, gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng mỗi năm (Chương trình quốc gia lần thứ hai về an toàn lao động, 2011-2015). Có khoảng 51,11% những trường hợp đã xảy ra trong lĩnh vực xây dựng. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam (2014), chỉ 6 tháng đầu năm 2013, trong ngành công nghiệp xây dựng có xấp xỉ: - 152 vụ tai nạn chết người - 19.23 tỷ đồng bồi thường cho những người bị tai nạn - 19,109 ngày làm việc bị mất đi Hình 1.1 Sự cố của các loại tai nạn trong 6 tháng đầu của năm 2013. Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam (2014) Qua số liệu thống kê trên, có thể thấy mức độ nguy hiểm trong xây dựng là rất cao, trong đó số sự cố tai nạn đo giao thông chỉ chiếm tỷ lệ 17%, rất ít so với các lĩnh vực khác mà xây dựng chiếm khối lượng lớn.
- 4 Vaät rôi, ñoå, saäp Bò ngaït thôû Noå (lyù, hoùa) MOÁI NGUY Bò teù ngaõ cao Truyeàn ñoäng Vaät vaêng, baén chuyeån ñoäng Nguoàn naêng löôïng (ñieän, nhieät...) Hình 1.2 Các rủi ro thường xuất hiện trong hoạt động xây dựng. Theo thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2014 trên toàn quốc đã xảy ra 3.454 vụ tai nạn lao động (tăng 3% với cùng kỳ năm 2013) làm 3.505 người bị tai nạn (tăng 2%), trong đó có 280 người chết (giảm 8%), 660 người bị thương nặng. Theo số liệu thống kê, tổng số các vụ TNLĐ trong xây dựng thì có tới 55% do ngã cao, 24% gặp các vấn đề về điện và 10% do sập đổ thiết bị trên công trình. Theo Thái Ngọc (2014), trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong 06 tháng đầu năm 2014 đã xảy ra 37 vụ tai nạn lao động, làm chết 37 người, bị thương 1 người. So với cùng kỳ năm trước, số tai nạn lao động đã giảm được 6 vụ. Trong số 37 vụ tai nạn lao động thì lĩnh vực xây dựng chiếm đến 24 vụ; sản xuất công nghiệp 8 vụ và ngành dịch vụ 5 vụ. Mới chỉ có 10 vụ có được kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn, số còn lại còn đang trong quá trình điều tra. Nguyên nhân của tình trạng tai nạn lao động cao được Sở LĐ-TB & XH cho rằng do người sử dụng lao động chưa được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, các cơ sở sản xuất, công trình xây dựng không xây dựng quy trình làm việc và sử dụng thiết bị không đảm bảo. Từ đầu năm 2014 đến nay, trong số 21 công trình xây dựng mà Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra, có đến 14 công trình vi phạm an toàn lao động, bị xử phạt hành chính với tổng số tiền 114 triệu đồng. Đoàn điều tra đã đình chỉ thi công 1 công trình, đình chỉ việc sử dụng 12 thiết bị xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng không đủ chuẩn và đề nghị khởi tố 4 vụ tai nạn nghiêm trọng.
- 5 Ông Huỳnh Tấn Dũng, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, việc tiết giảm chi phí đầu tư nguồn lực và tận dụng thiết bị cũ kỹ, có yếu tố nguy hiểm tại công trình khiến cho tai nạn xây dựng khó có thể giảm xuống. Hình 1.3: Tai nạn lao động công trình xây dựng Sài Gòn South Office 1 Theo Ông Huỳnh Tấn Dũng: “Nhiều nhà thầu vi phạm các chế độ về huấn luyện an toàn lao động, về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, công tác kiểm tra giám sát điều kiện an toàn lao động trên công trường. Vi phạm phổ biến nhất là vi phạm về các quy định an toàn trong việc sử dụng điện, phòng chống tai nạn từ trên cao. Tình trạng trách nhiệm của các nhà thầu hoặc chủ đầu tư đối với trang thiết bị trên công trình mình quản lý không tốt, đe dọa đến sự an toàn của công trình và nhân dân xung quanh”. Theo ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng Bảo hộ lao động thì để người lao động có ý thức trong việc tự bảo vệ mình, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền: “Phải làm công tác truyền thông bằng nhiều cách, nhiều phương pháp, để thuyết phục, chuyển nhận thức cho tốt. Làm sao trong quá trình lao động người ta thực thi quy định cho tốt”. Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc, không chỉ riêng người lao động, mà quan trọng hơn là ý thức, trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc sử dụng nguồn nhân lực có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 344 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 290 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 183 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 221 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 209 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 237 | 23
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 169 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 159 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 147 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 199 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 145 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 162 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn