intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu phương thức vận hành lưới điện phân phối thành phố Châu Đốc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

đề tài: “Nghiên cứu phương thức vận hành lưới điện phân phối thành phố Châu Đốc” hướng đến việc đề xuất các giải pháp vận hành tối ưu lưới điện phân phối của thành phố Châu Đốc để giảm tổn thất về kỹ thuật với chi phí đầu tư hợp lý. Từ đó, góp phần thực hiện đạt mục tiêu giảm TTĐN của Công ty Điện lực An Giang giao cho Điện lực Châu Đốc đến năm 2020 còn 2,84%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu phương thức vận hành lưới điện phân phối thành phố Châu Đốc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔ THÀNH DƯƠNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH LƯỚI ÐIỆN PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ CHÂU ÐỐC NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN - 60520202 S K C0 0 5 9 6 7 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔ THÀNH DƯƠNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN - 60520202 Tp.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔ THÀNH DƯƠNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN – 60520202 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS QUYỀN HUY ÁNH Tp.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018
  4. I
  5. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ&tên: Ngô Thành Dương Giới tính: Nam. Ngày, tháng, năm sinh: 09/08/1983 Nơi sinh: An Giang. Quê quán: An Giang Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 286 Bờ Tây, khóm Châu Long 8, phường Châu Phú B, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Điện thoại cơ quan: 0969531591. Điện thoại nhà riêng: 0969531591 Fax: E-mail: duongdlag@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: chính quy. Thời gian đào tạo: từ 2001 đến 2004. Nơi học (trường, thành phố): Trường Trung Học Điện 2, Tp.Hồ Chí Minh. Ngành học: Phát dẫn điện. 2. Đại học: Hệ đào tạo: liên thông. Thời gian đào tạo: từ 2013 đến 2015. Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Tp.Hồ Chí Minh. Ngành học: Kỹ thuật điện, điện tử. Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: thi tốt nghiệp môn chuyên ngành (Kỹ thuật điện), thi tốt nghiệp môn cơ sở (Kỹ thuật điện). Người hướng dẫn: III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Công việc Thời gian Nơi công tác đảm nhiệm 11/2015 đến 08/2018 Phòng Kế hoạch Kỹ thuật – Điện lực Châu Đốc Chuyên viên 09/2018 đến nay Phòng Kế hoạch Kỹ thuật – Điện lực Châu Đốc Phó phòng I
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 11 năm 2018. (Ký tên và ghi rõ họ tên) Ngô Thành Dương II
  7. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình cao học Kỹ thuật điện cho lớp KDD17B. Tôi xin cảm ơn các quý thầy cô đã góp ý, hướng dẫn nội dung chuyên đề của tôi, để tôi có thể hoàn thiện luận văn cao học tốt hơn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Quyền Huy Ánh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh chị học viên. III
  8. TÓM TẮT Luận văn “Nghiên cứu phương thức vận hành lưới điện phân phối thành phố Châu Đốc” đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu các bài toán về tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối và các phương pháp giải. - Trên cơ sở phân tích dữ liệu biểu đồ điện nhận đầu nguồn, đề xuất qui trình xác định các chế độ phụ tải điển hình, và các cấu hình lưới điện điển hình tương ứng. - Xác dịnh dung lượng bù cần thiết dựa trên biểu đồ công suất phản kháng nhận đầu nguồn và cos=0.98. Tuy nhiên, để tận dụng các giàn tụ bù có sẵn trên một số tuyến phân phối, cos thực tế sau khi bù có thể gần bằng 1. - Nghiên cứu áp dụng giải thuật bài toán TOPO để xác định điểm dừng (điểm tách lưới) và giải thuật bài toán CAPO để xác định vị trí dung lượng bù tối ưu của phần mềm PSS/ADEPT để xác định cấu hình lưới phân phối điển hình để giảm tổn thất điện năng của lưới phân phối. - Phương thức vận hành lưới điện phân phối thành phố Châu Đốc được lựa chọn là phương án có tổn thất điện năng là nhỏ nhất (giảm khoảng 0,02% so với cấu hình lưới phân phối hiện tại). - Giá trị thực tiễn của luận văn thể hiện ở việc triển khai áp dụng phương thức vận hành tối ưu lưới điện phân phối của thành phố Châu Đốc tại Công ty Điện lực An Giang. Qua đó, góp phần giúp Điện lực Châu Đốc hoàn thành tốt chỉ tiêu giảm tỉ lệ tổn thất điện năng lưới phân phối theo lộ trình kế hoạch Công ty Điện lực An Giang giao cho Điện lực Châu Đốc đến năm 2020. IV
  9. ABSTRACT Thesis "Research the operation plan for Chau Doc city’s distribution network" has completed the research content as follows: - Study of problems about electrical energy losses in the distribution network and solutions. - Based on the analysis of upstream data flow charts, propose the process for defining the typical load regimes, and the corresponding typical grid configurations. - Determine the required reactive power based on the analysis of upstream reactive power flow charts and cos = 0.98. However, to take advantage of the available capacitor banks on some distribution feeders, the actual power factor after the correction may near by 1. - Study the application of the TOPO algorithm to determine the stop point and the CAPO algorithm to determine the required reactive power and the location of power capacitors of PSS/ADEPT software to determine the typical structure of distribution network for reducing the electrical energy loss. - The operation plan for Chau Doc city’s distribution network is chosen as the least electrical energy loss (reduce about 0.02% compared to current distribution network plan). - The practical value of the thesis is reflected in the application of the optimal operation plan of the Chau Doc city’s distribution network of the An Giang Power Company. Thereby, help Chau Doc Electricity to complete the target of reducing the electrical energy loss of the distribution network, according to the plan schedule of An Giang Power Company delivered to Chau Doc to the year 2020. V
  10. MỤC LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii TÓM TẮT ................................................................................................................. iv ABSTRACT ................................................................................................................v MỤC LỤC ................................................................................................................. vi DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... ix DANH SÁCH HÌNH VẼ ............................................................................................x DANH SÁCH BẢNG BIỂU ..................................................................................... xi Chương. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1. Tính cần thiết của đề tài ..................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................1 3. Nhiệm vụ của đề tài.........................................................................................2 4. Giới hạn của đề tài ..........................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2 6. Điểm mới của đề tài ........................................................................................2 7. Giá trị thực tiễn ...............................................................................................3 8. Nội dung của đề tài .........................................................................................3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................4 1.1 Phân loại tổn thất điện năng ..............................................................................4 1.1.1 Tổn thất điện năng kỹ thuật........................................................................4 1.1.2 Tổn thất điện năng phi kỹ thuật .................................................................4 1.2 Tổng quan về các phương pháp giảm tổn thất điện năng .................................4 1.2.1 Xác định TTĐN khu vực và nhận dạng TTĐN .........................................4 1.2.2 Các biện pháp giảm TTĐN ........................................................................5 1.3 Bài toán tái cấu hình lưới giảm tổn thất công suất ............................................9 1.3.1 Các nghiên cứu trước đây ..........................................................................9 1.3.2 Giải pháp đề xuất bởi phần mềm PSS/ADEPT ........................................16 1.3.3 Nhận xét, kết luận ....................................................................................19 1.4 Bài toán xác định phương án bù tối ưu ...........................................................19 VI
  11. 1.4.1 Các nghiên cứu trước đây ........................................................................19 1.4.2 Lý thuyết bù cho lưới phân phối ..............................................................22 1.4.3 Giải pháp đề xuất bởi phần mềm PSS/ADEPT ........................................25 1.4.4 Nhận xét, kết luận ....................................................................................29 Chương 2. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM PSS/ADEPT.......................................30 2.1 Các chức năng .................................................................................................30 2.2 Các phân hệ .....................................................................................................31 2.3 Các cửa số ứng dụng .......................................................................................32 2.3.1 Diagram View ..........................................................................................32 2.3.2 Cửa sổ Equipment List View ...................................................................32 2.3.3 Cửa sổ Progress View ..............................................................................33 2.3.4 Cửa sổ Report Preview.............................................................................33 2.4 Phương pháp xác định điểm dừng (điểm tách lưới) tối ưu bằng Modul TOPO Analysis của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 .............................................................33 2.5 Phương pháp xác định vị trí bù tối ưu của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 ........34 2.6 Nhận xét ..........................................................................................................37 Chương 3. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC............................................................................39 3.1 Giới thiệu lưới điện phân phối thành phố Châu Đốc ......................................39 3.1.1 Tổng quan.................................................................................................39 3.1.2 Khối lượng quản lý ..................................................................................39 3.1.3 Sơ đồ kết nối ............................................................................................41 3.2 Các yêu cầu của phương thức vận hành lưới điện phân phối thành phố Châu Đốc ........................................................................................................................41 3.2.1 Tái cấu hình ..............................................................................................42 3.2.2 Bù tối ưu ...................................................................................................43 3.3 Xác định tái cấu hình lưới điện phân phối thành phố Châu Đốc để giảm tổn thất điện năng với sự trợ giúp của phần mềm PSS/ADEPT .................................43 3.3.1 Xây dựng mô hình ....................................................................................45 3.3.2 Nhập số liệu..............................................................................................45 3.3.3 Chạy chương trình ....................................................................................51 3.3.4 Xử lý kết quả ............................................................................................53 3.3.5 Kiểm tra hiệu quả giảm tốn thất điện năng của các cấu hình lưới điện ...56 3.3.6 Nhận xét ...................................................................................................57 VII
  12. 3.4 Bù tối ưu lưới điện phân phối thành phố Châu Đốc để giảm tổn thất điện năng với sự trợ giúp của phần mềm PSS/ADEPT .........................................................58 3.4.1 Xây dựng mô hình ....................................................................................59 3.4.2 Phương pháp xây dựng kế hoạch giàn bù cố định và giàn bù ứng động cho từng phát tuyến trung thế............................................................................59 3.4.3 Chạy bài toán CAPO để xác định vị trí bù tối ưu ....................................60 3.4.4 Xử lý kết quả ............................................................................................62 3.4.5 Nhận xét ...................................................................................................63 3.4.6 Kết luận ....................................................................................................63 3.4.7 Quy trình xác định phương án vận hành thực tế ......................................64 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ....................75 4.1 Kết luận ...........................................................................................................75 4.2 Hướng nghiên cứu phát triển...........................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................77 PHỤ LỤC ..................................................................................................................79 VIII
  13. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TTĐN: Tổn thất điện năng. EVN: Tập Đoàn Điện lực Việt Nam. EVN SPC: Tổng Công ty Điện lực miền Nam. PCAG: Công ty Điện lực An Giang. ĐLCĐ: Điện lực Châu Đốc. TOPO: Xác định điểm dừng (điểm tách lưới) tối ưu. CAPO: Xác định vị trí lắp giàn bù tối ưu. LĐPP: Lưới điện phân phối. TKV: Trạm kết vòng. TBA: Trạm biến áp. MBA: Máy biến áp. HTĐ: Hệ thống điện. CSPK: Công suất phản kháng. Q: Công suất phản kháng. CSTD: Công suất tác dụng. P: Công suất tác dụng. P: Tổn thất công suất tác dụng. A: Tổn thất điện năng. ĐTPT: Đồ thị phụ tải. PBCS: Phân bổ công suất. TBĐĐ: Thiết bị đo đếm. MDAS: Phần mềm quản lý đo ghi từ xa 1. IFC: Phần mềm quản lý đo ghi từ xa 2. IX
  14. DANH SÁCH HÌNH VẼ HÌNH TRANG Hình 1.1: Lưu đồ xác định điểm dừng tối ưu bằng phần mềm PSS/ADEPT ..........17 Hình 1.2: Biểu đồ mô tả bù tĩnh và bù ứng động trên biểu đồ phụ tải .....................23 Hình 1.3: Lưu đồ bù tối ưu trên lưới điện có sử dụng phần mềm PSS/ADEPT ......25 Hình 2.1: Cửa sổ giao diện PSS/ADEPT .................................................................32 Hình 2.2: Thuật toán tính TOPO của phần mềm PSS/ADEPT ................................34 Hình 2.3: Hộp thoại thiết đặt thông số kinh tế cho bài toán CAPO và TOPO.........36 Hình 3.1: Lưu đồ giải thuật chọn cấu hình vận hành lưới điện tối ưu .....................44 Hình 3.2: Mô phỏng lưới điện 22kV toàn TP.Châu Đốc .........................................45 Hình 3.3: Biểu đồ tổng điện nhận các xuất tuyến theo từng tháng trong năm 2017 47 Hình 3.4: Biểu đồ công suất P trung bình đầu nguồn theo ngày-tháng 01/2018 .....49 Hình 3.5: Biểu đồ công suất P trung bình đầu nguồn theo ngày-tháng 04/2018 .....50 Hình 3.6: Giao diện phần mềm Appmeter ...............................................................51 Hình 3.7: Giao diện phần mềm MDAS ....................................................................51 Hình 3.8: Lưu đồ xác định vị trí lắp bù tối ưu cho một xuất tuyến trung thế ..........58 Hình 3.9: Thiết đặt thông số kinh tế cho bài toán CAPO ........................................61 Hình 3.10: Thiết đặt thông số giàn bù và vị trí dự kiến lắp bù cho bài toán CAPO 62 Hình 3.11: Lưu đồ lắp đặt giàn bù trung thế bám sát tải (Qđầu nguồn < Qyêu cầu) .........64 Hình 3.12: Biểu đồ công suất phản kháng trước và sau khi điều hòa tuyến 471CĐ73 Hình 3.13: Biểu đồ công suất phản kháng trước và sau khi điều hòa tuyến 473CĐ73 Hình 3.14: Biểu đồ công suất phản kháng trước và sau khi điều hòa tuyến 475CĐ74 Hình 3.15: Biểu đồ công suất phản kháng trước và sau khi điều hòa tuyến 477CĐ74 X
  15. DANH SÁCH BẢNG BIỂU BẢNG TRANG Bảng 2.1: Ý nghĩa các thông số kinh tế được thiết đặt trong PSS/ADEPT .............37 Bảng 3.1: Thống kê điện nhận đầu nguồn các xuất tuyến 22kV trong năm 2017 ...46 Bảng 3.2: Xếp hạng và phân nhóm sản lượng điện nhận đầu nguồn các tháng trong năm 2017 ...................................................................................................................47 Bảng 3.3: Trạng thái các khóa điện trước khi chạy bài toán TOPO ........................52 Bảng 3.4: Kết quả chi tiết trạng thái các khóa điện sau khi chạy bài toán TOPO ...54 Bảng 3.5: Trạng thái các khóa điện trước và sau khi chạy bài toán TOPO .............55 Bảng 3.6: Thống kê số lần và tổng thời gian cấu hình lưới điện xuất hiện khi chạy bài toán TOPO ...........................................................................................................56 Bảng 3.7: Tổng hợp lượng tổn thất công suất và tổn thất điện năng giảm được sau khi chạy bài toán TOPO ............................................................................................56 Bảng 3.8: Tổng hợp lượng tổn thất công suất và tổn thất điện năng giảm được của các cấu hình lưới điện ...............................................................................................57 Bảng 3.9: Dữ liệu phụ tải đầu nguồn các phát tuyến 22kV tại thời điểm Pmin và thời điểm Pmax trong 06 tháng đầu năm 2018 .........................................................59 Bảng 3.10: Kết quả tính toán dung lượng bù tổng cho từng phát tuyến ..................60 Bảng 3.11: Hiện trạng các giàn tụ bù đang vận hành trên các phát tuyến trung thế 64 Bảng 3.12: Công suất phản kháng đầu nguồn các xuất tuyến 22kV từ ngày 08/01/2018 đến ngày 14/01/2018 ..............................................................................67 Bảng 3.13: Công suất phản kháng phát lên lưới của các giàn bù 22kV từ ngày 08/01/2018 đến ngày 14/01/2018 ..............................................................................68 Bảng 3.14: Công suất phản kháng tiêu thụ thực tế của phụ tải từ ngày 08/01/2018 đến ngày 14/01/2018 .................................................................................................69 Bảng 3.15: Chọn dung lượng giàn bù cố định và dung lượng giàn bù ứng động cho các phát tuyến theo dữ liệu tải tháng 01/2018...........................................................70 Bảng 3.16: Dung lượng giàn bù cố định dự kiến lắp đặt và vận hành trên các phát tuyến 22kV sau tính toán...........................................................................................70 Bảng 3.17: Dung lượng giàn bù ứng động dự kiến lắp đặt và vận hành đóng cấp 1 trên các phát tuyến 22kV sau tính toán .....................................................................70 Bảng 3.18: Dung lượng giàn bù ứng động dự kiến lắp đặt và vận hành đóng cấp 2 trên các phát tuyến 22kV sau tính toán .....................................................................70 XI
  16. Bảng 3.19: Dung lượng giàn bù ứng động dự kiến lắp đặt và vận hành đóng cấp 3 trên các phát tuyến 22kV sau tính toán .....................................................................71 Bảng 3.20: Công suất phản kháng đầu nguồn sau khi lắp đặt và vận hành các giàn bù theo tính toán ........................................................................................................72 XII
  17. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Quyền Huy Ánh Chương MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, lưới điện phân phối ngày càng được phát triển rộng, tính chất phụ tải ngày càng phức tạp, việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và vận hành tối ưu về kinh tế, kỹ thuật là yếu tố đặt ra hàng đầu đối với đơn vị đang quản lý vận hành lưới điện phân phối. Trong quá trình truyền tải và phân phối điện, tổn thất điện năng (TTĐN) là không thể tránh khỏi. Năm 2017, sản lượng điện thương phẩm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 174,050 tỷ kWh và TTĐN là 7,24%. EVN đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 TTĐN giảm xuống còn 6,5%. Theo các thống kê của EVN, thì tổn thất điện năng chủ yếu ở lưới phân phối, chiếm khoảng (65÷75%) tổng tổn thất trong hệ thống điện [4], [5]. Sự cân bằng giữa đầu tư và kết quả mục tiêu là thách thức đối với EVN, nghĩa là nếu muốn giảm tổn thất thì sẽ tốn nhiều chi phí. Ví dụ mua máy biến áp hiệu suất cao, giảm bán kính cấp điện, thay dây dẫn có tiết diện lớn hơn, đi cáp ngầm hay mua hệ thống thiết bị hiện đại để giám sát lưới điện, sẽ tốn nhiều chi phí và nguồn vốn lớn để thực hiện mục tiêu này. Vì vậy, EVN cần cân đối hài hòa giữa đầu tư số tiền lớn để giảm TTĐN với những nhiệm vụ cấp bách hơn, như: đầu tư nguồn điện, xây dựng hệ thống truyền tải điện, lưới điện hạ áp phân phối… Điện lực Châu Đốc là một đơn vị trực tiếp quản lý vận hành lưới điện phân phối trong hệ thống điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Trong 06 tháng đầu năm 2018, sản lượng điện thương phẩm của Châu Đốc là 108,562 triệu kWh và TTĐN là 3,97%. Lộ trình đến năm 2020 Công ty Điện lực An Giang giao cho Điện lực Châu Đốc phải thực hiện TTĐN là 2,84%. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ những yêu cầu thực tế nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu phương thức vận hành lưới điện phân phối thành phố Châu Đốc” hướng đến việc đề xuất HVTH: Ngô Thành Dương Trang 1/94
  18. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Quyền Huy Ánh các giải pháp vận hành tối ưu lưới điện phân phối của thành phố Châu Đốc để giảm tổn thất về kỹ thuật với chi phí đầu tư hợp lý. Từ đó, góp phần thực hiện đạt mục tiêu giảm TTĐN của Công ty Điện lực An Giang giao cho Điện lực Châu Đốc đến năm 2020 còn 2,84%. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu các bài toán về tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối và các phương pháp giải của các nghiên cứu trước đây; - Nghiên cứu giải thuật bài toán TOPO trong phần phềm PSS/ADEPT để xác định điểm dừng (điểm tách lưới) tối ưu sao cho TTĐN của lưới điện đang quản lý vận hành là thấp nhất. - Nghiên cứu giải thuật bài toán CAPO trong phần phềm PSS/ADEPT để xác định vị trí dung lượng bù tối ưu trong lưới phân phối thực tế đang quản lý vận hành. - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp kỹ thuật giảm TTĐN lưới phân phối thành phố Châu Đốc có xét đến các chế độ tải điển hình trong năm khảo sát và tình hình thiết bị bù có sẵn trên một số tuyến phân phối hiện hữu. 4. Giới hạn của đề tài - Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện phân phối của thành phố Châu Đốc. 5. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp Thu thập và Nghiên cứu tài liệu; + Phương pháp Mô hình hóa- Mô phỏng; + Phương pháp Phân tích và Tổng hợp. 6. Điểm mới của đề tài - Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm tổn thất điện năng kỹ thuật cho lưới điện phân phối thành phố Châu Đốc với sự trợ giúp của phần mềm PSS/ADEPT, có xét đến các chế độ tải điển hình trong năm khảo sát và tình hình thiết bị bù có sẵn trên một số tuyến phân phối hiện hữu. HVTH: Ngô Thành Dương Trang 2/94
  19. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Quyền Huy Ánh 7. Giá trị thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật của Điện lực Châu Đốc và các học viên cao học, nghiên cứu sinh Ngành Kỹ thuật điện khi nghiên cứu bài toán giảm tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối có xét đến các chế độ tải điển hình của năm khảo sát. 8. Nội dung của đề tài Chương: Mở Đầu. Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương 2: Tổng quan về phần mềm PSS/ADEPT. Chương 3: Nghiên cứu phương thức vận hành lưới điện phân phối thành phố Châu Đốc. Chương 4: Kết luận và hướng nghiên cứu phát triển. HVTH: Ngô Thành Dương Trang 3/94
  20. Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS.TS. Quyền Huy Ánh Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Phân loại tổn thất điện năng Theo phạm vi quản lý có TTĐN trên lưới điện truyền tải và TTĐN trên lưới điện phân phối. Tỉ lệ TTĐN trong HTĐ chủ yếu ở lưới điện phân phối. Theo quan điểm kinh doanh điện, TTĐN trên HTĐ được phân thành hai loại là TTĐN kỹ thuật và TTĐN phi kỹ thuật. 1.1.1 Tổn thất điện năng kỹ thuật TTĐN kỹ thuật: là tổn thất sinh ra do tính chất vật lý của quá trình tải điện, tổn thất này phụ thuộc vào tính chất của dây dẫn và vật liệu cách điện, điều kiện môi trường, dòng điện và điện áp. Tổn thất kỹ thuật không thể triệt tiêu được, mà chỉ có thể hạn chế ở mức độ hợp lý hoặc cho phép. 1.1.2 Tổn thất điện năng phi kỹ thuật TTĐN phi kỹ thuật hay TTĐN thương mại: là lượng điện năng tổn thất trên hệ thống điện không liên quan đến tính chất vật lý của quá trình tải điện năng. TTĐN phi kỹ thuật do hệ thống đo đếm tính toán không đầy đủ, do sai số thiết bị đo lường, do việc lấy chỉ số các công tơ không đồng thời dẫn đến việc xác định lượng điện năng tổn thất trong cùng một khoảng thời gian bị sai lệch, do điện năng đo được nhưng không tính vào hoá đơn bán điện. TTĐN phi kỹ thuật chủ yếu xảy ra ở lưới điện phân phối. 1.2 Tổng quan về các phương pháp giảm tổn thất điện năng 1.2.1 Xác định TTĐN khu vực và nhận dạng TTĐN 1. Xác định TTĐN thực hiện qua hệ thống công tơ đo đếm Thu thập dữ liệu điện năng nhận vào lưới điện và điện năng giao đi từ lưới điện để tính toán TTĐN theo công thức tổng quát sau: ∆𝐴 = 𝐴 𝑁 − 𝐴 𝐺 (1.1) Trong đó: A là TTĐN trên lưới điện đang xét (kWh); AN là tổng điện năng nhận vào lưới điện (kWh); AG là tổng điện giao đi từ lưới điện (kWh). HVTH: Ngô Thành Dương Trang 4/94
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2