intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Giải pháp nâng cao quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

48
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn một quận mới được hình thành do việc tách nhập các đơn vị phường thuộc Thành phố Hồ Chí Minh nhằm giảm áp lực gia tăng dân số đồng thời tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng cho một vùng dân cư, các yếu tố tác động đến hệ thống quản lý xây dựng, bộ máy quản lý, công cụ quản lý xây dựng đô thị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Giải pháp nâng cao quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Lƣơng Quang Nhật Minh GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã ngành: 60580208 TP. HCM, tháng 10/2017
  2. ii CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Chu Việt Cƣờng Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh ngày 04 Tháng 10 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn gồm: 1. PGS.TS. Ngô Quang Tường, Đại học Bách Khoa TP.HCM. 2. TS. Nguyễn Quốc Định, Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam. 3. TS. Nguyễn Thanh Việt, Đại học Công nghiệp TP.HCM. 4. TS. Trần Quang Phú, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM. 5. TS. Trần Việt Tuấn, Đại học Công nghệ TP.HCM. Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có) Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  3. iii Trường Đại học Công nghệ TPHCM Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Viện Đào tạo SĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 04 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Lƣơng Quang Nhật Minh Giới tính: Nam Ngày tháng năm sinh:10/01/1990 Nơi sinh: TPHCM Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp MSHV:1541870008 I. Tên đề tài: Giải pháp nâng cao quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch. II. Nhiệm vụ và nội dung: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý xây dựng theo quy hoạch, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch, bộ máy quản lý xây dựng và các công cụ quản lý. - Nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý xây dựng tại TPHCM và công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch qua quy trình cấp phép xây dựng quận Tân Phú. - Phân tích công tác điều tra xã hội nhu cầu của người dân về dịch vụ hành chính công lĩnh vực xây dựng. - Đề xuất các giải pháp cải tiến công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch quận Tân Phú. III. Ngày giao nhiệm vụ: 30/8/2016 IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: tháng 8/2017 V. Cán bộ hƣớng dẫn: TS Chu Việt Cƣờng CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  4. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Ngƣời thực hiện Lương Quang Nhật Minh
  5. v LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Chu Việt Cường, Giám đốc Viện đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Công Nghệ TPHCM , người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Viện Đào tạo Sau Đại học, Ban Giám Hiệu Đại học Công Nghệ TPHCM cũng như các khoa, phòng, ban trong trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn cơ quan Uỷ Ban Nhân dân quận Tân Phú, Phòng Quản lý Đô thị quận Tân Phú đã hỗ trợ, cung cấp tư liệu, tài liệu để tôi nghiên cứu, phục vụ cho đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, luôn sát cánh bên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp từ Quý Thầy cô và bạn bè nhưng với khuôn khổ thời gian nghiên cứu và khối lượng kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những thông tin góp ý của Quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27 tháng 05 năm 2017 Người thực hiện Lương Quang Nhật Minh
  6. vi TÓM TẮT Quận Tân Phú đã có nhiều thay đổi tích cực trong phát triển đô thị. Tuy là khu vực có nhiều tiềm năng để xây dựng chỉnh trang đô thị theo mô hình đô thị hiện đại nhưng quy hoạch xây dựng quận Tân Phú đang có nguy cơ mất kiểm soát vì mức độ tập trung dân cư quá đông, trên địa bàn tấp nập các công trình xây dựng nhà ở nhỏ lẻ không phép. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh quy hoạch thường xuyên cũng làm cho công tác rà soát hồ sơ cấp phép có phần chậm trễ, ảnh hưởng đến việc vận hành quy trình cấp phép xây dựng. Quận Tân Phú đã thực hiện quy trình cấp phép xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nhằm nâng cao chất lượng công tác cấp phép xây dựng, đảm bảo cung ứng dịch vụ hành chính công. Kết quả là đã rút ngắn thời gian của hồ sơ cấp phép và gia tăng số lượng hồ sơ đã giải quyết, tuy nhiên hiệu quả quản lý chưa cao, bộ mặt đô thị chưa phát triển cân đối hài hòa trong khi định hướng của chính quyền thành phố là phải nhanh chóng cải tiến quản lý, tiến đến phát triển Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị thông minh, hiện đại. Luận văn đã nghiên cứu các yếu tố của mô hình dịch vụ hành chính công, nhằm tìm ra mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người dân để đề xuất các giải pháp cải tiến công tác quản lý xây dựng.
  7. vii SUMMARY Tan Phu district has made positive progress in urban development. Although the area has great potential to reschedule urban area, following the modern urban model, Tan Phu district Construction Planning is facing the out-of-control risk because of overcrowding and illegal housings all over the area. In addition, the regular adjustment of the planning also resulted in the delay of reviewing license applications, affecting the operation of the licensing process. Tan Phu district authorities have implemented the construction licensing process in accordance with ISO 9001: 2008 to improve the quality of construction licensing and ensure the provision of public administrative services. The result is reducing the duration of licensing and improving the number of solved applications. However, the management efficiency is not high, the urban in general has not developed harmoniously while the orientation of the authority is to quickly improve management, to develop Ho Chi Minh City as a smart and modern city. The thesis examines the elements of the public administration service model, in order to find the relationship between service quality and the satisfaction of the people to propose solutions to improve the management of construction..
  8. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT QLĐT Quản lý đô thị NUUP Chiến lược Nâng cấp Đô thị Quốc gia và Kế hoạch Đầu tư Tổng thể Nâng cấp Đô thị đến năm 2020 QHCT Quy hoạch chi tiết QHPK Quy hoạch phân khu QHXD Quy hoạch xây dựng QCXD Quy chuẩn xây dựng TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh QLNN Quản lí nhà nước KT-XH Kinh tế - xã hội HTKT Hạ tầng kĩ thuật CSHTKT Cơ sở hạ tầng kĩ thuật ĐTTT Đô thị trung tâm CPXD Cấp phép xây dựng GPXD Giấy phép xây dựng VP.UBND Văn phòng Uỷ ban Nhân dân BXD Bộ Xây dựng ĐTM Đô thị mới ĐTH Đô thị hoá HCC Hành chính công NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định NĐ Nghị định TP Thành phố TT Thông tư DV Dịch vụ
  9. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả phát triển đô thị (1999-2010) ....................................................... 17 Bảng 3.1. Diện tích đô thị TPHCM (1975-2017)...................................................... 34 Bảng 3.2. Diện tích sàn tối thiểu để ở tại TPHCM .................................................. 35 Bảng 3.3. Tỉ lệ dân số nội thành và ngoại thành ....................................................... 35 Bảng 3.4. Dự án xây dựng đang triển khai (2015-2020) .......................................... 36 Bảng 3.5. Các văn bản quy hoạch quậnTân Phú ....................................................... 45 Bảng 3.6. Văn bản điều chỉnh quy hoạch quậnTân Phú ........................................... 49 Bảng 3.7. Yêu cầu quản lý QHXD phân khu 1 ......................................................... 50 Bảng 3.8. Thống kê hồ sơ CPXD .............................................................................. 58 Bảng 3.9. Thống kê diện tích xây dựng tăng lên ...................................................... 59 Bảng 3.10. Khảo sát về quy hoạch giao thông .......................................................... 60 Bảng 3.11. Khảo sát về quy hoạch sử dụng đất ........................................................ 61 Bảng 3.12 Tổng hợp xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng ......................... 61 Bảng 4.1. Đánh giá công tác QLXD ......................................................................... 69 Bảng 4.2. Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực người chuyên viên ....... 70 Bảng 4.3. Kết quả mong đợi ..................................................................................... 70 Bảng 4.4. Mức độ quan trọng của các yếu tố ........................................................... 71 Bảng 4.5. Khâu cần cải tiến ....................................................................................... 71 Bảng 4.6. So sánh tham số đánh giá các yếu tố cần cải tiến ..................................... 72 Bảng 4.7. Đề xuất nội dung xử lý bằng phần mềm ứng dụng .................................. 72 ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 74 Bảng 4.8. Hệ số Factor loading ................................................................................. 78 Bảng 4.9. Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo ......................................................... 79 Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................ 81
  10. x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Nhu cầu nhà ở nội thị tới năm 2020 .. ...................................................... 19 Hình 3.1. Mạng lưới đường sắt, đường bộ ............................................................... 38 Hình 3.2. Các tuyến Metro TPHCM ...................................................................... 38 Hình 3.3. Bản đồ quận Tân Phú (năm 2003) ...... .................................................... 43 Hình 3.4. Tổ chức không gian phân khu 3 ............................................................... 48 Hình 3.5. Bộ quy trình CPXD ISO 9001:2008 ........................................................ 52 Hình 5.1. Hệ toạ độ giả định ..................... ............................................................... 86 Hình 5.2. Kết quả tính toán ....................... ............................................................... 87 Hình 5.3. Minh hoạ thuật toán .................. ............................................................... 88 Hình 5.4. Giao diện ban đầu...................... ............................................................... 89 Hình 5.5. Giao diện chọn Phường ............. ............................................................... 90 Hình 5.6 Giao diện phường Tây Thạnh ... ............................................................... 91 Hình 5.7 Thông tin điền vào form ............. ............................................................... 92 Hình 5.8. Bảng nhập toạ độ trực tiếp ........ ............................................................... 93 Hình 5.9. Chức năng nhập mở rộng .......... ............................................................... 93 Hình 5.10. Cửa sổ thông báo ..................... ............................................................... 94 Hình 5.11. Kết quả từng loại quy hoạch sử dụng đất ................................................ 94 Hình 5.12. Lưu trữ kết quả xử lý............... ............................................................... 95 Hình 5.13. Kết quả lưu .............................. ............................................................... 96 Hình 5.14. So sánh 2 quy trình .................. ............................................................... 97 Hình 5.15. Phác thảo bản mở rộng ............ ............................................................... 98 Sơ đồ 2.1. Hoạt động quản lý ......................................................................................... 12 Sơ đồ 2.2. Bộ máy quản lý đô thị .... ........................................................................ 26 Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức phòng QLĐT ................................................................. 28 Sơ đồ 2.4. Các cấp độ dịch vụ công .................... .................................................... 41 Sơ đồ 3.1. Thứ tự áp dụng đồ án quy hoạch xây dựng ........................................... 51 Sơ đồ 4.1 Quy trình cấp phép xây dựng .................................................................... 83
  11. xi MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 1.4 Những điểm mới của luận văn.............................................................................. 3 1.5 Tên đề tài và kết cấu của luận văn ........................................................................ 4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN..................................................................................... 5 2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý xây dựng theo quy hoạch ........ 5 2.1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài .................................................................... 5 2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 8 2.1.3 Nhận xét ........................................................................................................... 9 2.2 Cơ sở khoa học ................................................................................................... 10 2.2.1 Khái niệm quản lý và môi trường quản lý ..................................................... 10 2.2.1.1Khái niệm quản lý .......................................................................................... 10 2.2.1.2Môi trường quản lý ........................................................................................ 13 2.2.1.3 Đặc trưng của môi trường quản lý ................................................................ 13 2.2.2 Đô thị và ảnh hưởng quá trình ĐTH .............................................................. 14 2.2.2.1Khái niệm đô thị ............................................................................................ 14 2.2.2.2 Tiêu chuẩn đô thị tại VN .............................................................................. 14 2.2.2.3Xu hướng phát triển đô thị tại VN ................................................................ 15 2.2.2.4Đặc điểm và ảnh hưởng quá trình ĐTH1 ...................................................... 17 2.2.3 Quản lý đô thị và QLXD theo quy hoạch đô thị ........................................... 19 2.2.3.1Hoạt động quản lý đô thị ............................................................................... 19 2.2.3.2 Các chức năng quản lý đô thị ....................................................................... 20 2.2.3.3 QLXD theo quy hoạch đô thị ....................................................................... 21 2.3 Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 23 2.4 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, quy chế hoạt động của bộ máy QLĐT ............... 24 2.5 Dịch vụ hành chính công .................................................................................... 28 2.5.1 Khái niệm ........................................................................................................ 28 2.5.2 Đặc trưng dịch vụ hành chính công ................................................................. 30 2.5.3 Sự hài lòng ....................................................................................................... 30 2.5.4 Mô hình chất lượng dịch vụ hành chính công ................................................. 31
  12. xii CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG QUẬN TÂN PHÚ TP.HCM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1 Tình hình phát triển đô thị TPHCM ................................................................... 34 3.1.1 Phạm vi đô thị ............................................................................................... 34 3.1.1.1Quy mô dân số .............................................................................................. 35 3.1.1.2 Phát triển khu đô thị, không gian xây dựng, hạ tầng kĩ thuật ...................... 36 3.1.2 Tình hình cung ứng dịch vụ hành chính công ............................................... 40 3.2 Tình hình triển khai quy họạch quận Tân Phú ................................................... 42 3.2.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội quận Tân Phú ...................................................... 42 3.2.2 Hiện trạng QHXD chung quận Tân Phú ....................................................... 45 3.3 Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch quận Tân Phú ............................. 49 3.3.1 Quản lý theo nội dung điều chỉnh quy hoạch .............................................. 49 3.3.1.1 Quản lý theo nội dung điều chỉnh QHPK .................................................... 49 3.3.1.2 Quản lý theo quy chế kiến trúc, quy chuẩn xây dựng .................................. 50 3.3.1.3 Quản lý theo quy trình cấp phép xây dựng .................................................. 51 3.3.2 Nguồn nhân lực và trang thiết bị cho công tác quản lý QHXD .................... 56 3.3.3 Kết quả QLXD quận Tân Phú (2014-2016) .................................................. 58 3.4. Các phương pháp nghiên cứu ........................ ................................................... 62 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY TRÌNH CẤP PHÉP XÂY DỰNG QUẬN TÂN PHÚ 4.1 Căn cứ đề xuất các giải pháp ............................................................................. 67 4.1.1. Hạn chế của công tác CPXD ......................................................................... 67 4.1.2. So sánh tham số đánh giá giữa 2 khách thể nghiên cứu................................. 71 4.2 Các giải pháp đo lường chất lượng dịch vụ hành chính XD .............................. 73 4.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 73 4.2.2 Kết quả xử lý thông tin điều tra nghiên cứu.................................................... 76 4.2.3.Thảo luận kết quả điều tra ............................................................................... 79 4.2.4. Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................ 80 4.3 Giải pháp tăng cường năng lực cho công chức .................................................. 81 4.3.1 Giải pháp tăng cường kiến thức, kĩ năng chuyên môn .................................. 81 4.3.2 Giải pháp tăng cường kỹ năng giao tiếp xã hội............................................. 82 4.3.3 Giải pháp tăng chất lượng dịch vụ hành chính xây dựng.............................. 82 4.4 Giải pháp tăng cường QL kiểm tra, giám sát xây dựng...................................... 83
  13. xiii CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP XỬ LÝ HỒ SƠ CPXD BẰNG PHẦN MỀM MATLAB 2016 ....................................................................................................... 85 5.1. Ý nghĩa, mục đích của phương pháp................................................................. 85 5.2. Cơ sở toán học ................................................................................................... 86 5.3. Giao diện, cách sử dụng bản 1.0 ....................................................................... 89 5.3.1. Các chức năng chuyen môn ........................................................................... 90 5.3.2. Thực nghiệm các chức năng........................................................................... 92 5.4. Giao diện bản mở rộng 2.0 ................................................................................ 97 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................. 99 PHỤ LỤC, TÀI LIỆU THAM KHẢO
  14. 1 CHƢƠNG MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Đô thị là địa bàn phản ảnh chân dung kinh tế xã hội của một địa phương, một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn, tập trung rất đông dân cư với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, thương mại - dịch vụ phát triển, giao thông kết nối, cuộc sống hiện đại với nhiều tiện ích. Trong một thời gian ngắn, thành phố đã biến đổi nhanh và trở thành điểm đến của khách du lịch, là đích vươn tới của các vùng dân cư xung quanh. Sự hấp dẫn của cuộc sống đô thị phát triển đã thôi thúc người dân và chính quyền các khu vực ven đô, trong đó có quận Tân Phú thực hiện các giải pháp thay đổi, tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng để mong phát triển các tiềm năng và lợi thế mà khu vực mình đang có. Quyết định số 24/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và từ một khu vực vùng ven, chủ yếu sống về nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, quận Tân Phú đã thay đổi nhanh chóng, phát triển theo định hướng đô thị nằm trong vùng phát triển trung tâm TPHCM. Quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã mở rộng không gian sống tại địa bàn quận Tân Phú, cư dân tập trung đông đúc với mật độ dân số (29.062 người/km²) cao gần gấp ba lần mật độ trung bình 13 quận nội thành TPHCM (10.608 người/km²), cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch sang thương mại - dịch vụ, đồng thời xã hội cũng có những thay đổi sâu rộng trong đời sống cư dân theo xu hướng đô thị. Cùng với những biến đổi tích cực, những yếu tố tiêu cực cũng phát triển sôi động trong quá trình đô thị hoá, nạn ùn tắc giao thông cục bộ ngày càng trầm trọng, quy hoạch chồng chéo, kìm hãm việc phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường tăng cao… Bên cạnh đó, tình hình xây dựng có nhiều phức tạp, tình trạng xây dựng trong các khu dân cư phát triển quá nhanh, vượt khả năng đáp ứng của hạ tầng, hiện tượng vi phạm xây dựng tràn lan…các khu vực đất ở đang phát triển không cân đối, việc kiểm soát xây dựng không tuân thủ quy hoạch của bộ phận quản lý có nơi còn buông lỏng, thiếu hướng dẫn, kiểm tra. Trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng mới, việc xử lý vi phạm không nghiêm minh, không kịp thời, bộ mặt đô thị
  15. 2 phát triển lộn xộn, không hài hoà, thiếu thống nhất. Các hiện tượng này có nguy cơ dẫn đến làm sai lệch mục tiêu phát triển kinh tế của quận giai đoạn lâu dài là phát triển thương mại - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng như chức năng đô thị của quận là Trung tâm Dịch vụ cấp Vùng, Thành phố và Quận bao gồm các công trình công cộng cấp thành phố, quận và khu ở (trích dẫn Quyết định 1980/QĐ-UBND ban hành ngày 05 tháng 5 năm 2008, phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng quận Tân Phú TPHCM). Công tác quản lý nhà nước cũng bộc lộ còn nhiều hạn chế: khả năng kiểm soát chưa cao, công cụ quản lý còn lạc hậu, triển khai các giải pháp công nghệ thông tin còn chậm, chưa cải thiện tình hình quản lý…dù chính quyền đang nỗ lực xây dựng nhiều giải pháp cải cách, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền đô thị. Quận Tân Phú đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào lĩnh vực xây dựng và thực hiện quy trình cấp phép xây dựng theo tiêu chuẩn ISO từ cuối năm 2011 nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân. Trong bối cảnh quy hoạch xây dựng chung và quy hoạch phân khu luôn được rà soát, cập nhật, điều chỉnh bắt nhịp với sự điều chỉnh định hướng chung của TPHCM, trên địa bàn luôn biến động tăng ở nhiều loại hình xây dựng, quy mô quản lý xây dựng ngày càng lớn, dịch vụ hành chính về xây dựng ngày càng phát triển đòi hỏi có sự thay đổi đồng bộ của nhiều yếu tố khác, trong đó có yếu tố nguồn lực con người và công nghệ. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ “ Giải pháp nâng cao công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch” nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch và đề xuất các giải pháp cải tiến công tác quản lý xây dựng tại quận Tân Phú. Trong điều kiện nghiên cứu còn hạn hẹp, tác giả xin đi sâu phân tích thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch tại TPHCM và tại quận Tân Phú, hướng đến quản lý quy hoạch xây dựng trên cổng thông tin điện tử của chính quyền. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa
  16. 3 bàn một quận mới được hình thành do việc tách nhập các đơn vị phường thuộc Thành phố Hồ Chí Minh nhằm giảm áp lực gia tăng dân số đồng thời tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng cho một vùng dân cư, các yếu tố tác động đến hệ thống quản lý xây dựng, bộ máy quản lý, công cụ quản lý xây dựng đô thị. - Đánh giá thực trạng quản lý quy hoạch xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh và thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch của quận Tân Phú, chỉ ra những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của dịch vụ hành chính công về xây dựng. - Đề xuất các giải pháp cải tiến công cụ quản lý dữ liệu xây dựng, cải thiện công tác cung ứng dịch vụ hành chính qua quy trình cấp phép xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu cho công tác lập kế hoạch phê duyệt đồ án quy hoạch trên địa bàn quận trong những năm tới. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị, Luận văn tập trung nghiên cứu giải pháp kiểm soát không gian xây dựng theo quy hoạch đô thị, công tác cấp phép xây dựng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý quy trình cấp phép theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và định hướng xây dựng hệ thống quản lý đô thị bằng cổng thông tin điện tử. - Phạm vi nghiên cứu: cơ quan phòng Quản lý Đô thị quận Tân Phú TPHCM, thông qua khảo sát thực tế và hồ sơ các báo cáo công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 2014 - 2016. - Thời gian nghiên cứu: trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. 1.4. Những điểm mới của Luận văn: Cái mới của Luận văn là đề xuất giải pháp ứng dụng thuật toán để viết phần mềm quản lý dữ liệu hồ sơ cấp phép xây dựng, cụ thể:  Cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất.  Cung cấp thông tin và tính toán về mật độ xây dựng, số tầng xây dựng.  Tính toán và kiểm tra phần diện tích được phép xây dựng.  Dễ dàng nâng cấp phục vụ cho việc xin giấy phép, cấp phép online và tự động cập nhật hồ sơ quản lý xây dựng.
  17. 4 Tuy hiện nay việc sử dụng phần mềm vào quản lý hồ sơ cấp phép xây dựng có 2 địa phương đang thí điểm thực hiện nhưng mới sử dụng cho công tác cấp phép và chỉ trong phạm vi địa bàn của quận, chưa mở rộng các đối tượng liên kết dữ liệu để dùng chung cho các cơ quan có liên quan, cho người dân và cho việc quản lý công trình hạ tầng, một lĩnh vực quan trọng cần được quản lý, theo dõi, giám sát trên hệ thống. 1.5. Tên đề tài và kết cấu của Luận văn Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch”. Ngoài phần phụ lục tài liệu tham khảo, luận văn có 6 chương. Chương 1: Mở đầu, gồm 4 trang. Chương 2: Tổng quan các công trình nghiên cứu, cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý xây dựng theo quy hoạch, gồm 29 trang. Chương 3: Thực trạng quản lý xây dựng tại quận Tân Phú TPHCM và các phương pháp nghiên cứu, gồm 33 trang. Chương 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch, gồm 18 trang. Chương 5: Giải pháp phần mềm Quản lý đô thị, gồm 14 trang. Chương 6: Kết luận - Kiến nghị gồm 2 trang. Phụ lục tài liệu tham khảo. Tiểu kết chương 1: Trong chương 1, tác giả đã trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu từ đó lựa chọn phương pháp nghiên cứu, và cơ sỡ dữ liệu cần thu thập, đưa ra kết cấu luận văn gồm 6 chương.
  18. 5 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu: 2.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài: Vấn đề quản lý xây dựng theo quy hoạch đã thực hiện từ rẩt lâu trên thế giới thông qua các thiết kế xây dựng đô thị. Rất nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng về thiết kế đô thị ra đời ở châu Âu và các nước trên thế giới, tiêu biểu là:  Tác phẩm “Lịch sử hình dạng đô thị trước cách mạng công nghiệp” của Morris, AE (xuất bản năm 1994), công trình này đã hệ thống những thay đổi hình thái đô thị ở các nước Tây Âu và chỉ ra nguyên nhân của sự thay đổi, đó là sự thay đổi công năng các công trình hình thành nên đô thị. Sự thay đổi đã bắt đầu từ thế kỷ 19, cuộc cách mạng công nghiệp đã mở màn cho một loạt thay đổi lớn trong thiết kế và quy hoạch đô thị. Sự xuất hiện của xe lửa và đầu máy hơi nước đã thúc đẩy sự giao thương giữa các thành phố, tạo nên những đại đô thị (Megacities) với mật độ dân số lớn và nền kinh tế sôi động. Sự phát triển về kinh tế xã hội này đã gây những ảnh hưởng không nhỏ đến hình thái các đô thị. Việc dân cư đổ dồn về các thành phố lớn tạo nên hiện tượng bong bóng cho sự phát triển dân số của các thành phố. Sự phát triển này tạo ra nhu cầu lớn về nhà ở, dịch vụ, gây tác động lớn đến môi trường và tính liên kết cộng đồng. Ở nửa đầu thế kỷ 20, sự tiếp diễn của các quá trình phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ cộng với sự ra đời của các phương tiện giao thông cá nhân như ô tô, mô tô…đã tác động tiêu cực đến sự tương tác giữa cư dân đô thị trong các không gian chung: nhiều quảng trường đã bị biến đổi chức năng từ một không gian công cộng, nơi diễn ra các hoạt động giải trí, nghỉ ngơi của dân cư trở thành một đảo giao thông thuần túy, mất đi nhiệm vụ và chức năng to lớn của nó trong đô thị. Bằng những cuộc cải cách trong quy hoạch, các nhà thiết kế tại các nước đã quan tâm hơn đến sự tương tác giữa con người và hình dạng đô thị, quảng trường đã được định nghĩa lại và được coi như hạt nhân của những đồ án quy hoạch đô thị, từ quy hoạch chung tới quy hoạch chi tiết đơn vị ở hay nhóm ở.
  19. 6 Về mặt hình dạng, đô thị hiện đại được coi là sự kết hợp của những khoảng đặc (công trình kiến trúc) và rỗng (đường giao thông, quảng trường, vườn hoa cây xanh..). Số lượng và tỷ lệ của những khoảng đặc rỗng này quyết định hình thái và cấu trúc đô thị. Các đô thị đã đầu tư xây dựng nhiều quảng trường mang nét đặc trưng riêng, là hạt nhân trung tâm thành phố, giao điểm của các trục giao thông quan trọng, được bao quanh bởi những công trình kiến trúc đa chức năng, từ hành chính xã hội đến giải trí, thương mại, dịch vụ, được thiết kế hợp lý phục vụ cho việc nghỉ ngơi của con người và khuyến khích các hoạt động nghệ thuật đô thị.  Tác phẩm "Khái niệm không gian đô thị ở Thế kỷ hai mươi" của Colquhoun, Alan (xuất bản năm 1989) trong đó tác giả đã đưa ra các khái niệm mới, giải thích hình dạng biến chuyển đặc trưng, đặc thù của đô thị. Tác giả cho rằng không gian của một thành phố là kết quả của thực tiễn xã hội và chính trị, của hành động trong lĩnh vực xây dựng công cộng. Tác giả đã phân tích các không gian đô thị ở những thành phố khác nhau của các quốc gia (Vienna, Amsterdam, Berlin) và cho thấy khuynh hướng không gian đô thị thời hiện đại ở các nước Tây Âu, Mỹ bao gồm không gian hoặc nhà ở xã hội và không gian của vùng công cộng đô thị có các đặc điểm phát triển chung: 1. Các thành phố với kiến trúc không gian mở, các tuyến đường kết nối các khu vực và mang nhiều chức năng khác nhau, vừa để ở và vừa phát triển thương mại. 2. Những tòa nhà biệt lập, dù cũ hay hiện đại, là biểu tượng của thành phố và có tầm quan trọng đặc biệt, tạo ra vẻ đẹp riêng của thành phố. 3. Phục hồi lại đường phố và quảng trường công cộng là những nơi vốn không được thiết kế cho sinh hoạt tập thể và hoạt động tập trung. 4. Tăng các công trình dành người đi bộ và giảm sự phát triển ưu thế của các tuyến đường cho xe cộ lưu thông tốc độ nhanh.  Tác phẩm “Design of Cities” của Bacon, E (xuất bản năm 1976). Cuốn sách đã nêu sự liên quan giữa quá trình phát triển đô thị với các nguyên tắc hiện đại của quy hoạch đô thị. Tác giả đã chứng minh cách làm việc của các kiến trúc sư và nhà quy hoạch lớn trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và được kế thừa
  20. 7 bởi thế hệ sau. Bằng cách xem xét bối cảnh lịch sử của thiết kế đô thị, tác giả cho thấy các yếu tố cơ bản xác định sự hình thành không gian xây dựng của một thành phố lớn, đó là các hệ thống giao thông - đường bộ và xe cộ, vận tải công cộng và tư nhân ở các thành phố như London, Rome và New York. Tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết kế không gian mở, gồm kiến trúc, không gian xây dựng, màu sắc công trình và nêu quan điểm thành phố phải là nơi dễ chịu để sinh sống, làm việc và nghỉ ngơi giải trí.  Tác phẩm “Cities of Tomorrow” của Peter Hall (xuất bản năm 1988) giới thiệu và sơ lược quá trình phát triển tư duy quy hoạch từ nửa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nguồn gốc của quy hoạch hiện đại. Nội dung chính của tác phẩm đi sâu phân tích các giải pháp thiết kế xây dựng đô thị, từ mô hình thành phố vườn giải quyết sự bất ổn của việc tập trung cư dân quá mức cho các thành phố lớn đến giải pháp tăng mật độ xây dựng, giải pháp giảm diện tích xây dựng bằng mô hình thành phố toà tháp đến giải pháp quy hoạch Vùng, đó là một sự phát triển hài hòa của một vùng địa phương trên cơ sở nguồn tài nguyên của bản thân nó, tôn trọng cân bằng sinh thái, tái tạo các nguồn tài nguyên dự trữ. Khi đó thành phố trở thành một thành phần phụ thuộc của Vùng - Thành phố cũ và mới phát triển như những thành phần của một sơ đồ Vùng. Tác phẩm lưu ý thực hiện quy hoạch xây dựng của thành phố nên có sự tham dự của người dân vì tác giả cho rằng cộng đồng và các cá nhân sẽ đáp ứng một cách hiệu quả hơn giới công chức và chính quyền trong việc giải quyết những vấn đề đô thị. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh lịch sử của các lý thuyết và tư duy quy hoạch, ảnh hưởng của giới học thuật trong thực tế quy hoạch. Tác giả giới thiệu lý thuyết trong quy hoạch như là một sự hiểu biết về các kỹ thuật ứng dụng, phương pháp và bản chất của hoạt động thực hành của nhà quy hoạch, bao gồm các nguyên nhân cho sự tồn tại của quy hoạch. Tuy nhiên tác giả cũng cảnh báo lý thuyết sẽ kéo theo lý thuyết, các tư tưởng sẽ bị thay thế bởi các tư tưởng mới hơn. Qua các công trình nghiên cứu trên, ta thấy ở các nước phương Tây rất coi trọng việc thiết kế đô thị và phát triển, xây dựng thành phố theo mô hình thiết kế đã quy hoạch trước. Các cách thức quy hoạch và thiết kế cũng luôn có sự thay đổi để làm cho quy hoạch hiệu quả, mang tính chiến lược hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2