Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc - Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia
lượt xem 9
download
Luận văn "Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc - Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia" tổng hợp và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng; nghiên cứu phân tích, đánh giá hiện trạng công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc trong giai đoạn hiện nay.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc - Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN TRUNG HIẾU MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC - TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA LUẬN VĂN THẠC SĨ K THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN TRUNG HIẾU MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC - TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số đề tài : 15BQTKDBK1-13 LUẬN VĂN THẠC SĨ K THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S: ĐNG V TNG HÀ NỘI - NĂM 2017
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Trung Hiếu, học viên lớp Cao học QTKD - BK01.2015B - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học do cá nhân tôi tự tìm hiểu các tài liệu, tự thu thập các thông tin liên quan, quan sát, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại đơn vị tôi đang công tác - Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc - Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý. Tôi xin chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan về nội dung của đề tài này. Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Trung Hiếu Học viên: Nguyễn Trung Hiếu -i- Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất tới: Ban giám hiệu, Viện Đào tạo sau đại học, Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Lãnh đạo Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc - Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia. Đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và công tác. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Đng V Tng - Người thày đã tận tình hướng dn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy gio, cô gio Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo sau đại học đã hướng dn, tạo các điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường, cng như c nhng ý kiến đng gp quý báu giúp tôi hoàn thiện bản luận văn này hơn na. Xin gi lời cảm ơn chân thành tới sự quan tâm của gia đình, sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị em đồng nghiệp đang công tác tại Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, sự cổ v động viên của các bạn học viên trong lớp QTKD - BK01.2015B và nhng người đã tận tình giúp đỡ tôi trong giai đoạn đáng ghi nhớ này. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên: Nguyễn Trung Hiếu - ii - Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH ẢNH ........................................................................ vii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. - 1 - CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................................... - 4 - VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ................................................................................... - 4 - 1.1. Tổng quan về dự n đầu tư và quản lý dự n đầu tư ......................................... - 4 - 1.1.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư .................................................................... - 4 - 1.1.2. Dự n đầu tư ................................................................................................... - 6 - 1.1.3. Quản lý dự n đầu tư ................................................................................... - 11 - 1.1.4. Cơ s php lý thực hin công tc quản lý dự n đầu tư xây dựng .......... - 13 - 1.2. Nội dung công tc quản lý dự n đầu tư xây dựng........................................... - 13 - 1.2.1. Công tc lập kế hoạch .................................................................................. - 13 - 1.2.2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng................................................................. - 14 - 1.2.3. Quản lý công tc lựa chọn nhà thầu ........................................................... - 17 - 1.2.4. Quản lý chất lượng công trình .................................................................... - 18 - 1.2.5. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình ........................................... - 20 - 1.2.6. Quản lý phạm vi dự n ................................................................................ - 21 - 1.2.7. Quản lý nhân lực .......................................................................................... - 21 - 1.2.8. Quản lý thông tin .......................................................................................... - 21 - 1.2.9. Quản lý ri ro dự n .................................................................................... - 21 - 1.2.10. Quản lý cc bên liên quan trong dự n ...................................................... - 22 - 1.2.11. Quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng ................................... - 22 - 1.3. Cc chỉ tiêu đnh gi và cc yếu tố ảnh hưng đến công tc quản lý dự n đầu tư xây dựng .................................................................................................................... - 22 - 1.3.1. Cc chỉ tiêu đnh gi .................................................................................... - 22 - 1.3.2. Cc yếu tố ảnh hưng bên ngoài ................................................................. - 23 - 1.3.3. Cc yếu tố ảnh hưng bên trong ................................................................. - 25 - 1.4. Quản lý dự n đầu tư xây dựng công trình lưới đin ....................................... - 26 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. - 32 - CHƯƠNG 2: .................................................................................................................. - 33 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC.................. - 33 - Học viên: Nguyễn Trung Hiếu - iii - Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp 2.1. Giới thiu tổng quan về Ban quản lý dự n cc công trình đin miền Bắc .... - 33 - 2.1.1. Giới thiu chung ........................................................................................... - 33 - 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc - 34 - 2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc . - 35 - 2.2. Tổng quan về thực hin dự n đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự n cc công trình đin miền Bắc....................................................................................................... - 42 - 2.2.1. Hin trạng lưới đin Truyền tải quốc gia do EVNNPT quản lý .............. - 42 - 2.2.2. Tình hình triển khai dự n đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự n cc công trình đin miền Bắc giai đoạn 2015 - 2017 ................................................. - 44 - 2.3. Phân tích thực trạng công tc quản lý dự n đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự n cc công trình đin miền Bắc .................................................................................. - 51 - 2.3.1. Công tc quản lý chi phí dự n ................................................................... - 52 - 2.3.2. Công tc quản lý lựa chọn nhà thầu ........................................................... - 55 - 2.3.3. Công tc quản lý chất lượng dự n ............................................................. - 60 - 2.3.4. Công tc quản lý tiến độ dự n ................................................................... - 71 - 2.3.5. Công tc quản lý tổ chc dự n, tổ chc nhân sự ..................................... - 80 - 2.4. Đnh gi chung về công tc quản lý dự n đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự n cc công trình đin miền Bắc .................................................................................. - 84 - 2.4.1. Cc kết quả đạt được ................................................................................... - 84 - 2.4.2. Nhng tn tại, thiếu st cần khắc phc ...................................................... - 87 - 2.4.3. Nguyên nhân tn tại ..................................................................................... - 90 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. - 92 - CHƯƠNG 3: .................................................................................................................. - 93 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC - 93 - 3.1. Định hướng trong công tc quản lý dự n đầu tư xây dựng cc công trình truyền tải đin tại Tổng Công ty Truyền tải đin Quốc gia (EVNNPT) .................. - 93 - 3.2. Phương hướng, nhim v ca Ban quản lý dự n cc công trình đin miền Bắc trong giai đoạn 2016 - 2020 .......................................................................................... - 95 - 3.2.1. Phương hướng pht triển ca đơn vị.......................................................... - 95 - 3.2.2. Nhim v trọng tâm ca đơn vị................................................................... - 97 - 3.3. Một số giải php nhằm hoàn thin công tc quản lý dự n đầu tư xây dựng cc công trình truyền tải đin tại Ban quản lý dự n cc công trình đin miền Bắc .. - 100 - 3.3.1. Công tc quản lý chi phí dự n ................................................................. - 100 - 3.3.2. Công tc lựa chọn nhà thầu ....................................................................... - 101 - Học viên: Nguyễn Trung Hiếu - iv - Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp 3.3.3. Công tc quản lý chất lượng dự n ........................................................... - 105 - 3.3.4. Công tác quản lý tiến độ dự n ................................................................. - 109 - 3.3.5. Công tc tổ chc quản lý dự n, tổ chc nhân sự ................................... - 112 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... - 119 - KẾT LUẬN .................................................................................................................. - 120 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... - 122 - PHỤ LỤC CỦA LUẬN VĂN ..................................................................................... - 123 - Học viên: Nguyễn Trung Hiếu -v- Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Ch viết tắt Nghĩa ca cm từ viết tắt 1 BCNCTKT Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 2 BCNCKT Báo cáo nghiên cứu khả thi 3 ĐTXD Đầu tư xây dựng 4 ĐZ Đường dây 5 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam 6 EVNNPT Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia 7 GPMB Giải phóng mặt bằng 8 HTĐ Hệ thống điện 9 KHLCNT Kế hoạch lựa chọn nhà thầu 10 KQLCNT Kết quả lựa chọn nhà thầu 11 MBA Máy biến áp 12 NPMB Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc 13 QLDA Quản lý dự án 14 TBA Trạm biến áp 15 TMĐT Tổng mức đầu tư 16 TKKT - TDT Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán 17 TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công 18 VTTB Vật tư thiết bị 19 TVGS Tư vấn giám sát 20 UBND Ủy ban nhân dân Học viên: Nguyễn Trung Hiếu - vi - Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH ẢNH STT TÊN HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1 Mối quan hệ gia 3 mục tiêu: Thời gian, chi phí, kết quả 23 Hình 1.2 Trình tự đầu tư xây dựng 30 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án các công trình điện Hình 2.1 36 miền Bắc Hình 2.2 Bản đồ HTĐ truyền tải Việt Nam năm 2016 43 STT TÊN BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Số dự án NPMB được giao quản lý năm 2015 46 Bảng 2.2 Tổng số dự án của NPMB quản lý năm 2015 47 Bảng 2.3 Số dự án của NPMB quản lý năm 2016 47 Bảng 2.4 Số dự án của NPMB quản lý năm 2017 48 Bảng 2.5 Nhu cầu vốn đầu tư năm 2015 50 Bảng 2.6 Thống kê khối lượng thực hiện ĐTXD và giải ngân năm 2015 50 Bảng 2.7 Nhu cầu vốn đầu tư năm 2016 51 Bảng 2.8 Thống kê khối lượng thực hiện ĐTXD và giải ngân năm 2016 51 Bảng 2.9 Nhu cầu vốn đầu tư năm 2017 52 Bảng 2.10 Khối lượng thực hiện công tác LCNT năm 2015 - 2016 58 Bảng 2.11 Nhng vướng mắc trong quá trình tổ chức LCNT 60 Khối lượng thay đổi thiết kế dự án Thái Bình - Tiền Hải - Trực Bảng 2.12 65 Ninh Giá trị phát sinh thay đổi thiết kế dự án Thái Bình - Tiền Hải - Bảng 2.13 66 Trực Ninh Bảng 2.14 Công tác phê duyệt các dự án của NPMB năm 2015, 2016 69 Bảng 2.15 Các sai sót trong công tác khảo sát, thiết kế 69 Bả 2 16 Cá ớ ắ à ê hâ t ô tá đề bù GPMB 80 Bảng 2.17 Danh sách các kha đào tạo ngắn hạn đầu năm 2017 tại NPMB 83 Bảng 2.18 Đề xuất số lượng và chức danh nhân sự tại NPMB 118 Học viên: Nguyễn Trung Hiếu - vii - Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hin đề tài Trong nhng năm gần đây, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trở nên quen thuộc đối với các nhà quản lý các cấp, các ngành và đng vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Công tác nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng, cả trên phương diện tài chính cng như hiệu quả kinh tế xã hội, đòi hỏi phải quản lý tốt quá trình đầu tư bao gồm tất cảc các giai đoạn từ nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. Một trong nhng biện pháp đổi mới công tác quản lý dự án giúp các doanh nghiệp c điều kiện nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tư là phải có nhng giải pháp nhằm hạn chế các tình trạng yếu kém đang tồn tại trong từng giai đoạn trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng. Các giải pháp nhằm chấn chỉnh các yếu kém tồn tại trong lĩnh vực đầu tư xây dựng phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên. Để thực hiện có hiệu quả, trước hết phải xây dựng các biện pháp nhằm và hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Chức năng, nhiệm vụ chính của Ban quản lý dự án là quản lý đầu tư xây dựng các dự án lưới điện có cấp điện áp từ 220kV trở lên tại khu vực miền Bắc (Từ Hà Tĩnh trở ra), nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy trong lưới điện truyền tải, phục vụ tốt vấn đề về an ninh năng lượng và an ninh quốc phòng. Các dự án do Ban quản lý thường là các dự án có quy mô lớn, vì thế công tác quản lý dự án được xem là một hoạt động rất quan trọng và cấp thiết trong việc điều hành thực hiện thành công của dự án. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để công tác quản lý đạt kết quả tốt hơn và hiệu quả cao hơn. Hiệu quả của công tác đầu tư phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong mỗi bước, mỗi khâu của quá trình đầu tư như từ khâu lên kế hoạch đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư đến khâu khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng trạm biến áp, chọn tuyến đường dây, chọn quy mô, kết cấu, các giải pháp công nghệ, các biện pháp thi công phù hợp, cho đến việc lập chi phí đầu tư (dự toán) của từng dự án và cả khâu tổ chức thực hiện dự án, đến công tác nghiệm thu, giải ngân thanh quyết toán công trình. Mặt khác, một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác Học viên: Nguyễn Trung Hiếu -1- Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp quản lý dự án được đặt ra là không nhng phải quản lý hiệu quả về vốn đầu tư, tránh tình trạng lãng phí và thất thoát mà còn phải đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng thực hiện dự án. Để giải quyết vấn đề trên, việc nghiên cứu phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình lưới điện truyền tải do NPMB quản lý thực sự là một vấn đề có tính cấp thiết nhằm đáp ứng nhiệm vụ quan trọng của Ban trong công tác quản lý dự án các công trình điện do Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia giao. Trên cơ sở kết hợp gia lý thuyết và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, trong phạm vi hiểu biết của mình tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thin công tác quản lý dự n đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự n cc công trình đin miền Bắc - Tổng Công ty Truyền tải đin Quốc gia” để thực hiện bài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mc tiêu nghiên cu Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích dự án đầu tư xây dựng lưới điện tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc trong thời gian qua, luận văn cần đạt được nhng mục đích nghiên cứu chính như sau: - Tổng hợp và hệ thống hoá nhng lý luận cơ bản về công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Dựa vào cơ sở lý luận đ, nghiên cứu phân tích, đánh giá hiện trạng công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc trong giai đoạn hiện nay. - Nhận dạng các nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc. - Trên cơ sở phân tích thực trạng và đánh giá nhng mặt đã đạt được, nhng tồn tại trong công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc trong nhng năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cu - Đối tượng nghiên cứu: tập trung vào một số hoạt động điển hình trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, bao gồm: + Công tác quản lý chi phí dự án; + Công tác quản lý lựa chọn nhà thầu; + Công tác quản lý chất lượng dự án; Học viên: Nguyễn Trung Hiếu -2- Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp + Công tác quản lý tiến độ dự án; + Công tác quản lý tổ chức dự án, quản lý nhân sự. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc trong giai đoạn 2015- 2017 và đề xuất giải pháp thực hiện trong các năm tới đây. 4. Phương php nghiên cu - Trên cơ sở thu thập các tài liệu về báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các báo cáo tổng kết trong giai đoạn từ 2015 - 2017, tác giả vận dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh và đánh giá để đưa ra các nhận định cng như giải pháp thực hiện; 5. Nhng đng gp ca đề tài: - Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa nhng vấn đề cơ sở lý luận về phân tích và quản lý các dự án đầu tư, đồng thời phát triển một số vấn đề lý luận về công tác đầu tư xây dựng mang tính đặc thù của ngành điện. - Về thực tiễn: Đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc. 6. Kết cấu ca luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu... luận văn được kết cấu gồm c 3 chương: - CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ - CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC - CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC Học viên: Nguyễn Trung Hiếu -3- Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1. Tổng quan về dự n đầu tư và quản lý dự n đầu tư 1.1.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư 1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế ni chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, cơ quan quản lý và xã hội ni riêng Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đ nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đ. Nguồn lực c thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được c thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm nhng hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội nhng kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đ. Từ đây c khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Trong thực tế, có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Một trong nhng tiêu thức thường được sử dụng đ là tiêu thức quan hệ quản lý của đầu tư. Theo tiêu thức này, đầu tư được chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. - Đầu tư gin tiếp là hình thức đầu tư trong đ người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. - Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đ người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. - Đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đ việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị tài sản (ví dụ mua lại 1 nhà máy). Học viên: Nguyễn Trung Hiếu -4- Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp - Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ và là một quá trình có thời gian kéo dài với số lượng các nguồn lực được huy động cho từng công cuộc đầu tư lớn và vốn nằm động trong suốt quá trình thực hiện. Các thành quả của loại đầu tư này cần được sử dụng trong nhiều năm , đủ để các lợi ích thu được tương tứng và lớn hơn nhng nguồn lực đã bỏ ra. Hình thức đầu tư này đng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia. Trong các hình thức đầu tư trên, đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển không thể tồn tại và vận động nếu không c đầu tư phát triển. 1.1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư Tuy ở mỗi gc độ khác nhau người ta có thể đưa ra các quan niệm khác nhau về đầu tư, nhưng một quan niệm hoàn chỉnh về đầu tư phải bao gồm các đặc trưng sau đây: - Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn: Vốn được hiểu là các nguồn lực sinh lợi, c thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy mc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn c thể là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn gp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. - Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất dài: Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, hoạt động đầu tư luôn là hoạt động c tính chất lâu dài. Do đ mọi sự trù liệu đều là dự tính và chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố biến đổi tác động. Chính điều này là một trong nhng vấn đề hệ trọng phải tính đến trong mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án. - Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai: Đầu tư về một phương diện nào đ là một sự hy sinh hiện tại để đổi lấy lợi ích trong tương lai. Vì vậy, luôn có sự so sánh cân nhắc gia hai loại lợi ích này và Nhà đầu tư chỉ chấp nhận trong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện tại. Học viên: Nguyễn Trung Hiếu -5- Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp - Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn chứa đựng yếu tố rủi ro: Các đặc trưng ni trên đã cho thấy hoạt động đầu tư là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro do chịu xác suất nhất định của nhiều nhân tố biến đổi tác động (rủi ro do không chắc chắn về kết quả đạt được). Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và thực hiện trong một thời gian dài không cho phép Nhà thầu tư lường hết nhng thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính. Nhng đặc trưng ni trên đặt ra cho người thực hiện đầu tư, người phân tích, đánh giá dự án chẳng nhng quan tâm về mặt nội dung xem xét mà còn tìm các phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá để có nhng kết luận cho việc lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư một cách có hiệu quả. 1.1.2. Dự n đầu tư 1.1.2.1. Khái niệm về dự án đầu tư a. Dự n Có nhiều cách định nghĩa dự án. Tuỳ theo mục đích mà nhấn mạnh một khía cạnh nào đ: - Theo định nghĩa của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO, trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000) thì dự án được định nghĩa như sau: “Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực” - Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank): “Dự án là tổng thể nhng chính sách, hoạt động về chi phí có liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được nhng mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định” Vì vậy, Dự án là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ c liên quan đến nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục đích đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về ngân sách, nguồn lực và thời gian. Dự án c các đặc điểm sau: - Các công việc và tổng thể các công việc cần được thực hiện trong một thời hạn xác định. Dự án c điểm bắt đầu và điểm kết thúc. - Các nguồn lực để thực hiện các công việc và tổng thể công việc là giới hạn. Mỗi dự án thường tiêu phí các nguồn lực. Các nguồn lực này càng bị ràng buộc chặt chẽ khi chi phí cho dự án là một số thành công then chốt. - Các hoạt động của dự án diễn ra trong môi trường không chắc chắn. Môi trường của dự án không phải là môi trường hiện tại mà là môi trường tương lai. Học viên: Nguyễn Trung Hiếu -6- Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp Như vậy, dự án và các hoạt động đang tiến hành có nhng điểm chung. Cả hai đều do con người thực hiện và bị giới hạn về nguồn lực, cả hai đều được lên kế hoạch, thực hiện và kiểm tra. Sự khác biệt ở chỗ các hoạt động đang được tiến hành có tính chất lặp lại, còn dự án thì có thời hạn và là duy nhất. Hoạt động theo dự án là một hoạt động có kế hoạch, được kiểm tra để đảm bảo cho một tiến trình chung với các nguồn lực và môi trường đã được tính toán nhằm thực hiện nhng mục tiêu nhất định. Dự án là điều kiện, tiền đề của sự đổi mới và phát triển. Nhng năm gần đây, số lượng các dự án tăng lên. Dự án sinh ra nhằm giải quyết nhng “vấn đề” trên con đường phát triển của một doanh nghiệp, một quốc gia, một khu vực thậm chí trên phạm vi toàn cầu. Dự án cho phép hướng mọi sự nỗ lực có thời hạn để tạo ra sản phẩm dịch vụ mong muốn. Nhu cầu muốn trở thành hiện thực phải thông qua hoạt động của con người. Hoạt động khôn ngoan là hoạt động theo dự án, nhng hoạt động đã được lên kế hoạch và đủ nguồn lực để đảm bảo sự thành công. Các dự án đều c chu trình 4 giai đoạn: Xác định và xây dựng dự án - Lập kế hoạch - Quản lý thực hiện - Kết thúc dự án. b. Dự n đầu tư Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định (Luật đầu tư số 67/2014/QH13, ban hành ngày 26/11/2014). Dự án đầu tư c thể xét từ nhiều gc độ khác nhau: - Về bản chất: Dự án đầu tư là một tập hợp nhng đề xuất c liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo nhng cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. - Về mt hình thc: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và c hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được nhng kết quả và thực hiện nhng mục tiêu nhất định trong tương lai. - Về mt nội dung: Dự án là một tập hợp các hoạt động c liên quan với nhau: các chi phí, lịch trình, địa điểm để thực hiện hoạt động bỏ vốn đầu tư, chúng được lập ra nhằm đạt được một kết quả cụ thể cho từng trường hợp cụ thể. - Trên gc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn đầu tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong thời gian dài. - Trên gc độ kế hoạch ho: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Học viên: Nguyễn Trung Hiếu -7- Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp Dự án đầu tư gồm các thành phần chính như sau: - Cc mc tiêu cần đạt được khi thực hin dự n: Khi thực hiện dự án, sẽ mang lại lợi ích gì cho người đầu tư ni riêng và cho nền kinh tế ni chung - Cc kết quả: Là nhng kết quả c tính định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án. - Cc hoạt động: Là nhng nhiệm vụ hoặc hoạt động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch trình và trách nhiệm của các bộ phận tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. - Cc ngun lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính, con người. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho dự án. - Thời gian: Độ dài thực hiện dự án đầu tư cần được xác định rõ và việc thực hiện các hoạt động của dự án nhằm hướng tới tiến độ đã đề ra của dự án Dự án đầu tư được xây dựng, phát triển bởi một quá trình nhiều giai đoạn. Các giai đoạn này vừa c mối quan hệ gắn b, vừa độc lập tương đối với nhau tạo thành chu trình của dự án. Chu trình của dự án được chi làm ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả. Trong đ, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định cho sự thành công hay thất bại ở các giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả 1.1.2.2. Các yêu cầu cơ bản của dự án đầu tư Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: - Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật. Tính khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn. - Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư. - Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần c cơ sở pháp lý vng chắc, tức là phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước. Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sáchcủa Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư. Học viên: Nguyễn Trung Hiếu -8- Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp - Tính đng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế. c. Dự n đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất c liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa cha, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định (Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ban hành ngày 18/06/2014). Như vậy c thể hiểu dự án đầu tư xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt động xây dựng, trong đ hoạt động xây dựng là các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xây dựng trong việc xây dựng mới, sửa cha, cải tạo công trình xây dựng. 1.1.2.3. Phân loại dự án đầu tư C nhiều cách để phân loại dự án đầu tư: phân loại theo mục tiêu của dự án, phân loại theo phạm vi, phân loại theo lĩnh vực hoạt động, phân loại theo nguồn vốn, phân loại theo tính chất quy mô của dự án, sau đây là một số cách phân loại dự án đầu tư: a. Phân loại dự n đầu tư theo ch đầu tư - Dự án đầu tư với chủ đầu tư là Nhà nước. - Dự án đầu tư với chủ đầu tư là thành phần kinh tế khác (doanh nghiệp, tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) b. Phân loại theo ngun vốn - Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư: Xác định chủ trương đầu tư, Lập dự án đầu tư, Quyết định đầu tư, Lập thiết kế - tổng dự toán, Lựa chọn nhà thầu, Thi công xây dựng, Nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng. - Dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnhNhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp c dự án tự chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật, - Dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài: Nguồn viện trợ của nước ngoài ODA; Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. - Dự án đầu tư sử dụng vốn khác, bao gồm cả vốn tư nhân: chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Học viên: Nguyễn Trung Hiếu -9- Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp c. Phân loại theo sự phân cấp quản lý dự n (theo thẩm quyền quyết định hoc cấp giấy phép đầu tư) Tùy theo tầm quan trọng và quy mô của dự án, dự án đầu tư được chia làm 4 nhm: dự án quan trọng quốc gia (do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư), dự án nhm A, dự án nhm B, dự án nhm C. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài được chia thành 3 nhm: dự án nhm A, dự án nhm B và các dự án phân cấp cho các địa phương. d. Phân theo lĩnh vực hoạt động - Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. - Nhm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. - Nhm các dự án đầu tư dịch vụ và kinh doanh. - Nhm các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nhm các dự án đầu tư hỗ trợ tài chính. - Nhm các dự án đầu tư hỗ trợ kỹ thuật. - Các nhóm khác. e. Phân loại theo tính chất bao gm dự n đầu tư c cấu phần xây dựng và dự n đầu tư không c cấu phần xây dựng - Dự án đầu tư c cấu phần xây dựng là các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án; - Dự án đầu tư không c cấu phần xây dựng là các dự án đầu tư mua tài sản, mua đất đai, mua trang thiết bị, kể cả thiết bị, máy mc không cần lắp đặt, dự án sửa cha, nâng cấp tài sản, thiết bị. f. Phân loại theo thời gian thực hin và phát huy tác dng để thu hi đ vốn đã bỏ ra: Ta có thể phân chia các dự án đầu tư thành dự án đầu tư ngắn hạn (như dự án đầu tư thương mại) và dự án đầu tư dài hạn (các dự án đầu tư sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng,…) 1.1.2.4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng cng được phân loại dựa trên cơ sở phân loại dự án đầu tư phân tích ở trên. Theo đ, dự án đầu tư xây dựng được phân loại như sau (Nghị định số: 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, ban hành ngày 18/06/2015): - Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm Học viên: Nguyễn Trung Hiếu - 10 - Lớp: QTKD - BK01.2015B
- Đại học Bách Khoa Hà Nội - Viện Kinh tế và Quản lý Luận văn tốt nghiệp B và dự án nhm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và được thể hiện chi tiết tại Phụ lục 1. - Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; b) Công trình xây dựng mới, sửa cha, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất). - Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác. 1.1.3. Quản lý dự n đầu tư 1.1.3.1. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư Quản lý trong kinh doanh, quản lý dự án hay quản lý trong các tổ chức nhân sự ni chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Công tác quản lý bao gồm 5 chức năng (theo Henry Fayol): Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Trong đ, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Công tác quản lý các dự án xây dựng đòi hỏi phải có kiến thức về quản lý hiện đại cng như sự am hiểu về quy trình thiết kế và thi công. Các dự án xây dựng có một tập hợp các mục tiêu và giới hạn đặc trưng riêng, ví dụ như giới hạn về thời gian thực hiện dự án. Trong khi công nghệ, tổ chức thể chế hay các quy trình liên quan đến các lĩnh vực khác nhau có sự khác biệt đáng kể, thì việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng lại có nhiều điểm tương đồng với công tác quản lý các dự án ở các ngành hoặc lĩnh vực công nghệ rất khác nhau như hàng không v trụ, dược phẩm hay phát triển năng lượng. Quản lý dự án là quá trình thực hiện các chức năng quản lý để thực hiện mục tiêu của dự án. Quá trình quản lý, chỉ đạo các nỗ lực và các nguồn lực (thời gian, nguyên vật liệu, nhân sự, tài chính) để hoàn thành một dự án cụ thể một cách hiệu quả nhất (trong giới hạn về mặt tiến độ, giới hạn về kinh phí), nhằm đạt các mục tiêu đã định trước của dự án và làm hài lòng các bên liên quan. Vậy “Quản lý dự án” (Project Management - PM) là công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả nhng khía cạnh của một dự án và khuyến khích động viên mọi thành viên tham gia vào dự án đ, nhằm đạt được nhng mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và thời gian dự kiến”. Ni một cách Học viên: Nguyễn Trung Hiếu - 11 - Lớp: QTKD - BK01.2015B
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 343 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 289 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 181 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 219 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 208 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 169 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 159 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 146 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 193 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 145 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 159 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 109 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn