Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu bù công suất phản kháng cho lưới trung áp và áp dụng phần mềm PSS Adept tính toán cho lộ 479 Văn Lâm Hưng Yên
lượt xem 15
download
Luận văn tính toán dung lượng - xác định vị trí bù công suất phản kháng trên lưới phân phối và đánh giá hiệu quả bù; ảnh hưởng của thiết bị bù đến thông số thiết kế và vận hành của lưới điện phân phối; tính toán bù công suất phản kháng cho lộ 479 Văn Lâm - Hưng Yên với phần mềm PSS/ADEPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu bù công suất phản kháng cho lưới trung áp và áp dụng phần mềm PSS Adept tính toán cho lộ 479 Văn Lâm Hưng Yên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÔ QUANG ƯỚC NGHIÊN CỨU BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG CHO LƯỚI TRUNG ÁP VÀ ÁP DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT TÍNH TOÁN CHO LỘ 479 VĂN LÂM HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: ĐIỆN Mã số ngành: i
- Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quang Khánh Hà Nội 2010 ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU v DANH MỤC HÌNH VẼ vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ix MỞ ĐẦU 1 2.2.2.2. Khảo sát các thành phần chi phí bù CSPK ..........................56 Chi phí khi chưa có cơ cấu bù.............................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 125 PHỤ LỤC 126 i
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng số Tên bảng Trang Bảng 41 Giá thành đường dây trên không 1 mạch điện áp 110kV 82 Bảng 42 Giá trị biên độ xung áp và dòng 88 Bảng 43 Giá trị biên độ xung áp và dòng 90 Bảng 44 Giá trị biên độ xung áp và dòng 91 Bảng 45 Giá trị biên độ xung áp và dòng 92 Bảng 51 Các thông số kinh tế cho lặp đặt tụ bù [4] 113 Bảng 52 Kết quả tính toán trên lưới khi điện áp thanh cái lưới trung áp đặt 22kV 116 Bảng 53 Kết quả tính toán trên lưới khi điện áp thanh cái lưới trung áp đặt 23 kV (bù tự nhiên) 116 Bảng 54 Vị trí và dung lượng bù cố định ở lưới trung áp 117 Bảng 55 Vị trí và dung lượng bù đóng cắt ở lưới trung áp 118 Bảng 56 Vị trí và dung lượng bù cố định ở phía thanh cái hạ áp 118 Bảng 57 Vị trí và dung lượng bù đóng cắt ở phía thanh cái hạ áp 119 Bảng 58 Kết quả tính toán trên lưới sau khi bù trung áp 119 Bảng 59 Kết quả tính toán trên lưới sau khi bù hạ áp 120 Bảng 510 Kết quả lượng tổn thất công suất giảm được so với bù tụ nhiên 121 ii
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình số Tên hình Trang Hình 11 Mạch điện đơn giản RL 3 Hình 12 Quan hệ giữa công suất P và Q 3 Hình 21 Phân phối dung lượng bù trong mạng hình tia 20 Hình 22 Phân phối dung lượng bù trong mạng phân nhánh 22 Hình 23 Sơ đồ mạng điện dùng máy bù đồng bộ để điều chỉnh điện áp 22 Hình 24 Sơ đồ mạng điện có phân nhánh 25 Hình 25 Sơ đồ mạng điện kín: a, Sơ đồ nối dây; b, Sơ đồ thay thế 26 Hình 26 Mạng điện có đặt bù tụ điện tại hai trạm biến áp Tb và Tc 26 Hình 27 Điều chỉnh điện áp trong mạng điện kín bằng tụ điện 28 Hình 28 Sơ đồ mạng điện 1 phụ tải 29 Hình 29 Sơ đồ mạch tải điện có đặt thiết bị tù 33 Hình 210 Đồ thi phụ tải phản kháng năm 35 Hình 211 Sơ đồ tính toán dung lượng bù tại nhiều điểm 35 iii
- Hình 212 Đường dây chính có phụ tải phân bố đều và tập trung 39 Hình 213 Đường dây phụ tải tập trung và phân bố đều có một bộ tụ 40 Hình 214 Các đường biểu thị độ giảm tổn thất công suất ứng với các độ bù và các vị trí trên đường dây có phụ tải phân bố đều ( λ = 0) 42 Hình 215 Đường dây phụ tải tập trung và phân bố đều có bù 2 bộ tụ 43 Hình 216 Đường dây phụ tải tập trung và phân bố đều có bù 3 bộ tụ 44 Hình 217 Đường dây phụ tải tập trung và phân bố đều có bù 4 bộ tụ 44 Hình 218 So sánh độ giảm tổn thất đạt được khi số tụ bù n = 1,2,3 và ∞ trên đường dây có phụ tải phân bố đều (λ = 0) 47 Hình 219 Sự phụ thuộc của tổn thất công suất tác dụng vào hệ số cosφ 48 Hình 220 Ảnh hưởng của cos và Tm đến ΔA trong mạng điện 49 Hình 221 Ảnh hưởng của cos và Tm đến % ΔA trong mạng điện 49 Hình 222 Sự phụ thuộc giữa vốn đầu tư đường dây với hệ số cos và Tm 50 Hình 223 Sự phụ thuộc giữa chi phí tính toán với hệ số cos và Tm 50 Hình 224 a) Sự phụ thuộc của hiệu quả bù CSPK vào CSPK đường dây b) Sự phụ thuộc của hiệu quả bù CSPK vào cấp điện áp 51 Hình 225 a) Sự phụ thuộc của các thành phần chi phí vào công suất bù b) Sự phụ thuộc của các thành phần chi phí vào cos bù 52 Hình 226 Sự phụ thuộc của hiệu quả kinh tế vào công suất bù 53 iv
- Hình 227 Sự phụ thuộc của hiệu quả kinh tế vào hệ số công suất bù 53 Hình 228 Sự phụ thuộc suất lợi nhuận bù tính trên một đồng vốn đầu tư với dung lượng bù E = f(Qb) 54 Hình 229 Sự phụ thuộc của suất lợi nhuận bù tính trên một đồng vốn đầu tư với hệ số công suất E = f(cosφ) 54 Hình 31 Tụ đấu tam giác 56 Hình 32 Tụ đấu sao 56 Hình 33 Sơ đồ nối dây của tụ điện điện áp cao 58 Hình 34 Sơ đồ đấu dây của tụ điện điện áp cao bù riêng cho động cơ 58 Hình 35 Sơ đồ đấu dây tụ điện điện áp thấp 59 Hình 36 Bù nhóm 61 Hình 37 Bù tập trung 62 Hình 38 Sự phân bố CSPK theo thời gian 62 Hình 39 Ví dụ về điều chỉnh dung lượng bù 63 Hình 310 Sơ đồ điều chỉnh tự động dung lượng bù theo điện áp 65 Hình 311 Sơ đồ điều chỉnh tự động dung lượng bù theo nguyên tắc thời gian 66 Hình 312 Nguyên lý cấu tạo SVC 67 Hình 313 Sơ đồ giải thích nguyên lý làm việc của SVC 68 Hình 314 Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của Thyristor 69 Hình 315 Sơ đồ biểu diễn đặc tính làm việc của SVC 70 Hình 316 Đặc tính điều chỉnh của SVC 70 Hình 317 Sơ đồ tính toán chế độ xác lập 71 Hình 318 Đặc tính của CSTD 75 Hình 319 Đặc tính CSPK của máy phát 75 v
- Hình 320 Mô hình SVC 75 Hình 321 Các dạng đặc tính của SVC 76 Hình 322 a. Sơ đồ nguyên lý b. sơ đồ tính toán 77 Hình 41 Sơ đồ mạch tải điện 79 Hình 42 Phân tính các dung lượng bù 83 Hình 43 Lưới phân phối có phụ tải phân bố đều 86 Hình 44a Sơ đồ mô phỏng 88 Hình 34b Sóng điện áp và dòng điện trên tụ khi UC(0) = 0, t = 5ms 89 Hình 45a Sơ đồ mô phỏng quá độ đóng điện vào trạm tụ làm việc song song 90 Hình 45b Sóng điện áp và dòng điện trên tụ khi UC(0) = 0 và t = 5ms 90 Hình 46a Sơ đồ mô phỏng quá độ với hiện tượng phóng điện trước 91 Hình 46b Dạng sóng điện áp và dòng điện trên tụ khi UC(0) = 0 91 Hình 47a Sơ đồ mô phỏng quá độ với hiện tượng phóng điện trở lại 92 Hình 47b Dạng sóng điện áp và dòng điện trên tụ khi UC(0) = 0 92 Hình 48 Quá độ trên lưới phân phối khi đóng tụ bù [5] 93 Hình 49a Sóng cơ bản và sóng hài bậc ba đồng pha 94 Hình 49b Sóng cơ bản và sóng hài bậc ba lệch pha 94 Hình 410 Mạch cộng hưởng LC 101 Hình 51 Sơ đồ lộ 479 E28.4 105 Hình 52 Sơ đồ lộ 479 E28.4 trên nền PSS/ADEPT 106 Hình 53 Giao diện phần mềm PSS/ADEPT 5.0 108 Hình 54 Thư viện thiết lập 112 Hình 55 Thẻ thiết lập thông số đường dây 112 vi
- Hình 56 Thẻ thiết lập thông số MBA 112 Hình 57 Thẻ nhập thông số kinh tế 112 Hình 58 Thông số kinh tế cho bù hạ áp giờ thấp điểm 114 Hình 59 Thông số kinh tế cho bù trung áp giờ thấp điểm 114 Hình 510 Đồ thị phụ tải những ngày điển hình năm 2010 của lộ 479 E28.4 114 Hình 511 Thẻ phân loại phụ tải 115 Hình 512 Thẻ xây dụng đồ thị phụ tải 115 Hình 513 Cách xác định hao tổn của lộ 116 Hình 514 Thẻ tính toán dung lượng bù 117 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU CĐXL: Chế độ xác lập CSPK: Công suất phản kháng CSTD: Công suất tác dụng GTO: Các cửa đóng mở Gate Turn Off HTĐ: Hệ thống điện MBA: Máy biến áp LPP: Lưới phân phối SVC: (Static Var Compensator) Thiết bị bù ngang dùng để tiêu thụ CSPK có thể điều chỉnh bằng cách tăng hay giảm góc mở của thyristor TCR: Kháng điều chỉnh bằng thyristor – Thyristor Controlled Reactor TSC: Bộ tụ đóng mở bằng thyristor – Thyristor Switched Capacitor TSR: Kháng đóng mở bằng thyristor – Thyristor Switched Reactor vii
- viii
- LỜI NÓI ĐẦU Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, nguồn điện cũng phải đáp được những đòi hỏi về công suất và chất lượng. Vấn đề công suất phát ra phải được đưa đến và tận dụng một cách hiệu quả nhất, không để lảng phí quá nhiều ảnh hưởng đến kinh tế là một bài toán được rất nhiều đề tài nghiên cứu. Tổn hao công suất là vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng nguồn điện và kinh tế, để giảm nó một trong nhưng biện pháp khá hiệu quả là bù công suất phản khảng cho lưới điện. Một số các hệ thống lưới điện trên các tỉnh thành của nước ta không có hệ thống bù công suất phản kháng thậm chí còn không quan tâm đến vấn đề này. Do đó hệ số công suất cosφ có giá trị nhỏ điều này ảnh hưởng rất lớn đến các tham số kinh tế kỹ thuật của mạng điện như: Giảm chất lượng điện áp, tăng tổn thất công suất và tăng đốt nóng dây dẫn, tăng tiết diện dây dẫn, hạn chế khả năng truyền tải công suất tác dụng, không sử dụng hết khả năng của động cơ sơ cấp, giảm chất lượng điện, tăng giá thành điện năng. Ở một số tỉnh đã quan tâm đến vẫn đề này như Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình…. nhưng việc thực thi thì rất ít. Nếu có hệ thống bù công suất phản kháng thì chỉ là bù tĩnh, thiết bị bù không có cơ cấu tự động điều chỉnh mang lại hệ số công suất cosφ lớn cỡ trên 0,9 điều này cũng dẫn đến những ảnh hưởng đáng kể như vào giờ thấp điểm có hiện tượng dòng công suất phản kháng chạy ngược, làm tăng tổn thất và quá áp cục bộ điều này gây hậu quả nghiêm trọng đến các thiết bị điện. Vị trí đặt thiết bị bù thường được chọn sao cho dễ vận hành chứ không xét đến hiệu quả kinh tế của thiết bị, vì vậy chưa tận dụng được hiệu quả làm việc của thiết bị, dẫn đến sự lãng phí. Để khắc phục những nhược điểm đó đề tài đi nghiên cứu các phương pháp bù công suất phản kháng, để xác định dung lượng và vị trí bù tối ưu cho lưới 1
- phân phối, đồng thời luận văn cũng đi nghiên cứu phần mền PSS/ADEPT để tính toán dung lượng và vị trí bù cho một lưới điện cụ thể. Với sự nổ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS Trần Quang Khánh, tập thể giảng viên Bộ môn Cung Cấp Điện –Khao Cơ Điện Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội và Trường đại học Điện Lực. Luận văn đã hoàn thành gồm các chương sau: Chương 1. Tổng quan về bù công suất phản kháng trên lưới phân phối Chương 2. Tính toán dung lượng xác định vị trí bù công suất phản kháng trên lưới phân phối và đánh giá hiệu quả bù Chương 3. Sơ đồ đấu nối tụ và phương thức điều khiển tụ bù trong lưới điện phân phối Chương 4. Ảnh hưởng của thiết bị bù đến thông số thiết kế và vận hành của lưới điện phân phối Chương 5. Tính toán bù công suất phản kháng cho lộ 479 Văn Lâm Hưng Yên với phần mềm PSS/ADEPT Chương 6. Kết luận và kiến nghị 2
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 1.1. SỰ TIÊU THỤ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG 1.1.1. Khái niệm về CSPK Xét sự tiêu thụ năng lượng trong một mạch điện đơn giản có tải là điện trở và điện R kháng (hình 11) sau: U I X Mạch điện được cung cấp bởi điện áp u = Um . sinωt Hình 11. Mạch điện đơn giản Dòng điện i lệch pha với điện áp u một RL góc φ: i = Im . sin(ωt – φ) hay i = Im . (sinωt.cos φ – sinφ.cosωt) Có thể coi: i = i’ + i’’ với i’ = Im .cos φ. sinωt i’’ = Im . sinφ.cosωt = Im . sinφ.sin(ωt –π/2) Như vậy dòng điện i là tổng của hai thành phần: i’ có biên độ Im .cos φ cùng pha với điện áp u i’’ có biên độ Im . sinφ chậm pha với điện áp một góc π/2 Công suất tương ứng với hai thành phần i’ và i’’ là: P = U.I.cosφ gọi là công suất tác dụng Q = U.I.sinφ gọi là công suất phản kháng ừ công th TCSPK ức trên ta có th là thành ph ể viết:ất tiêu thụ trên đi ần công su 0 ện cảm hay phát ra trên U.I.cosφ P điện dung của mạch điện. R P = U.I.cosφ = Z.I(I.cosφ) = Z.I2. U.I.sinφ Z = R.I2 (1.1) S = U.I Q X Q = U.I.sinφ = Z.I(I.sinφ) = Z.I2. Z Hình 12. Quan hệ giữa công = X.I2 (1.2) suất P và Q 3
- 1.1.2. Sự tiêu thụ CSPK Trên lưới điện, CSPK được tiêu thụ ở: Động cơ không đồng bộ, máy biến áp, kháng điện trên đường dây tải điện và ở các phần tử, thiết bị có liên quan đến từ trường. Yêu cầu về CSPK chỉ có thể giảm đến mức tối thiểu chứ không thể triệt tiêu được vì nó cần thiết để tạo ra từ trường, yếu tố trung gian cần thiết trong quá trình chuyển hóa điện năng. 1) Động cơ không đồng bộ Động cơ không đồng bộ là thiết bị tiêu thụ CSPK chính trong lưới điện, chiếm khoảng 60 – 65%; CSPK của động cơ không đồng bộ gồm hai thành phần: Một phần nhỏ CSPK được sử dụng để sinh ra từ trường tản trong mạch điện sợ cấp Phần lớn CSPK còn lại dùng để sinh ra từ trường khe hở 2) Máy biến áp MBA tiêu thụ khoảng 22 đến 25% nhu cầu CSPK tổng của lưới điện, nhỏ hơn nhu cầu của các động cơ không đồng bộ do CSPK dùng để từ hóa lõi thép máy biến áp không lớn so với động cơ không đồng bộ, vì không có khe hở không khí. Nhưng do số thiết bị và tổng dung lượng lớn, nên nhu cầu tổng CSPK của MBA cũng rất đáng kể. CSPK tiêu thụ bởi MBA gồm hai thành phần: Công suất phản kháng được dùng để từ hóa lõi thép Công suất phản kháng tản từ máy biến áp 3) Đèn huỳnh quang Thông thường các đèn huỳnh quang vận hành có một chấn lưu để hạn chế dòng điện. Tuy theo điện cảm của chấn lưu, hệ số công suất chưa được hiệu chỉnh cosφ của chấn lưu nằm trong khoảng 0,3 đến 0,5. 4
- Các đèn huỳnh quang hiện đại có bộ khởi động điện từ, hệ số công suất chưa được hiểu chỉnh cosφ thường gần bằng 1. Do vậy không cần hiệu chỉnh hệ số công suất của thiết bị này. Tuy nhiên, khi các thiết bị điện tử này khởi động thì sinh ra các sóng hài. 1.2 . CÁC NGUỒN PHÁT CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN Khả năng phát CSPK của các nhà máy điện là rất hạn chế, do cosφn của nhà máy từ 0,8 – 0,9 hoặc cao hơn nữa. Vì lý do kinh tế người ta không chế tạo các máy phát có khả năng phát nhiều CSPK cho phụ tải. Các máy phát chỉ đảm đương một phần nhu cầu CSPK của phụ tải, phần còn lại do các thiết bị bù đảm trách (Máy bù đồng bộ, tụ điện). Ngoài ra trong hệ thống điện nói chung, phải kể đến một nguồn phát CSPK nữa, đó là các đường dây tải điện, đặc biệt là các đường cáp và đường dây siêu cao áp. Tuy nhiên ở đây ta chỉ xét đến lưới phân phối, do vậy chỉ lưu ý đến các trường hợp đường dây 35 kV dài và các đường cáp ngầm. Tuy nhiên CSPK phát ra từ các phần tử này cũng không đáng kể nên nguồn phát CSPK chính trong lưới phân phối vẫn là tụ điện, động cơ đồng bộ và máy bù. 1.2.1. Các nguồn phát công suất phản kháng trên lưới 1) Máy bù đồng bộ Máy bù đồng bộ là loại máy điện đồng bộ chạy không tải dùng để phát hoặc tiêu thụ CSPK. Máy bù đồng bộ là phương pháp cổ truyền để điều chỉnh liên tục CSPK. Các máy bù đồng bộ thường được dùng trong hệ thống truyền tải, chẳng hạn ở đầu vào các đường dây tải điện dài, trong các trạm biến áp quan trọng và trong các trạm biến đổi dòng điện một chiều cao áp. Nếu ta tăng dòng điện kích từ ikt lên (quá kích thích, dòng điện của máy bù đồng bộ sẽ vượt trước điện áp trên cực của nó một góc 90 0) thì máy phát ra CSPK Qb phát lên mạng điện. Ngược lại, nếu ta giảm dòng kích từ i kt (kích thích 5
- non, E
- Tụ điện là loại thiết bị điện tĩnh, làm việc với dòng điện vượt trước điện áp. Do đó có thể sinh ra công suất phản khánh Q cung cấp cho mạng. Tụ điện tĩnh có những ưu điểm sau: Suất tổn thất công suất tác dụng bé, khoảng (0,003 – 0,005) kW/kVAr. Không có phần quay nên lắp ráp bảo quản dễ dàng. Tụ điện tĩnh được chế tạo thành từng đơn vị nhỏ, vì thế có thể tùy theo sự phát triển của phụ tải trong quá trình sản xuất mà điều chỉnh dung lượng cho phù hợp. Song tụ điện tĩnh cũng có một số nhược điểm sau: Nhược điểm chủ yếu của chúng là cung cấp được ít CSPK khi có rối loạn hoặc thiếu điện, bởi vì dung lượng của công suất phản kháng tỷ lệ bình phương với điện áp: U2 Q = I X C = 2 = ωCU 2 (1.4) 1/ωC Tụ điện có cấu tạo kém chắc chắn vì vậy dễ bị phá hỏng khi xảy ra ngắn mạch Khi điện áp tăng quá 1,1Un thì tụ điện dễ bị chọc thủng. Khi đóng tụ điện vào mạng có dòng điện xung, còn khi cắt tụ khỏi mạng, nếu không có thiết bị phóng điện thì sẽ có điện áp dư trên tụ. Bù bằng tụ điện sẽ khó khăn trong việc tự động điều chỉnh dung lương bù một cách liên tục. Tụ điện tĩnh được chế tạo dễ dàng ở cấp điện áp 6 10 kV và 0,4 kV. Thông thường nếu dung lượng bù nhỏ hơn 5 MVAr thì người ta dùng tụ điện, còn nếu lớn hơn phải so sánh với máy bù đồng bộ. 3) Động cơ không đồng bộ rôto dây quấn được đồng bộ hóa Khi cho dòng điện một chiều vào dây quấn Roto của động cơ không đồng bộ thì động cơ đó sẽ làm việc như động cơ đồng bộ, có thể điều chỉnh dòng kích 7
- từ để nó phát ra CSPK cung cấp cho mạng. Nhược điểm của loại này là suất tổn thất công suất tác dụng lớn, khoảng (0,02 – 0,08) kW/kVAr; khả năng quá tải kém. Vì vậy nó chỉ được phép làm việc với 75% công suất định mức. Vì các nhược điểm trên, cho nên nó chỉ được dùng khi không có sẵn các loại thiết bị bù khác. 4 ) Mạng cáp Cảm kháng của dây dẫn là do có từ thông biến đổi khi có dòng điện chạy trên dây dẫn, trong mạng lưới điện phân phối, dây cáp có cảm kháng rất bé vì các lõi cáp đặt rất gần nhau và từ thông móc vòng qua chúng rất nhỏ. Vậy trên sơ đồ thay thế của đường dây cáp chỉ còn có điện trở của cáp. Hay nói một cách khác, trên mạng phân phối, tổn thất CSPK từ mạng cáp rất không đáng kể. CSPK do cáp phát ra phụ thuộc vào cấp điện áp và tiết diện của lõi thép. Ngoài các thiết bị bù kể trên, còn có thể dùng động cơ đồng bộ làm việc ở chế độ quá kích từ, hoặc dùng máy phát điện làm việc ở chế độ bù để làm máy bù. Ở các xí nghiệp có nhiều tổ máy phát điezen, làm nguồn dự phòng, khi chưa dùng đến có thể sử dụng làm máy bù đồng bộ. Theo kinh nghiệm thực tế việc chuyển máy phát thành máy bù không phiền phức lắm. Vì vậy biện pháp này được nhiều xí nghiệp áp dụng. 1.2.2. Ưu nhược điểm của các nguồn phát công suất phản kháng 1) Ưu điểm của tụ điện so với máy bù đồng bộ Chi phí cho một kVAr của tụ điện rẻ hơn so với máy bù đồng bộ. Ưu điểm này càng nổi bật khi dung lượng càng tăng. Giá tiền của mỗi kVA tụ điện tĩnh ít phụ thuộc vào công suất đặt và có thể coi như không đổi, vì vậy rất thuận tiện cho việc phân chia tụ điện tĩnh ra làm nhiều tổ nhỏ, tùy ý lắp đặt vào nơi cần thiết. Trái lại giá tiền mỗi kVA máy 8
- bù đồng bộ lại thay đổi tùy theo dung lượng, dung lượng máy càng nhỏ thì giá tiền càng đắt. Tổn thất công suất tác dụng trong tụ điện rất bé, khoảng (0,3 – 0,5)% công suất của chúng, trong khi đó tổn thất trong máy bù đồng bộ lớn hơn hàng chục lần, vào khoảng (1,33 3,2)% công suất định mức. Tụ điện vận hành đơn giản, độ tin cậy cao hơn máy bù đồng bộ. Trái lại máy bù đồng bộ với những bộ phận quay, chổi than... dễ gây ra mài mòn, sự cố trong lúc vận hành. Trong lúc vận hành, một tụ điện nào đó có thể bị hư hỏng thì toàn bộ số tụ điện còn lại vẫn tham gia vào vận hành bình thường. Song nếu trong nhà máy chỉ có một máy bù đồng bộ mà bị hư hỏng thì sẽ mất toàn bộ dung lượng bù, ảnh hưởng tiêu cực khi đó sẽ rất lớn. Tụ điện lắp đặt, bảo dưỡng định kỳ rất đơn giản. Có thể phân ra nhiều cụm để lắp rải trên lưới phân phối, hiệu quả là cải thiện đường cong phân bố điện áp tốt hơn. Tụ điện không cần công nhân trông coi vận hành như máy bù đồng bộ. Tụ điện điện áp thấp còn có ưu điểm là nó được đặt sâu trong các mạng điện hạ áp xí nghiệp, gần ngay các động cơ điện, nên làm giảm được ∆P và ∆A rất nhiều. 2) Nhược điểm của tụ điện so với máy bù đồng bộ Máy bù đồng bộ có thể điều chỉnh trơn tương đối dễ dàng, còn tụ điện thường chỉ được điều chỉnh theo từng cấp. Máy bù đồng bộ có thể phát ra hay tiêu thụ CSPK theo một cơ chế linh hoạt, còn tụ điện chỉ có thể phát ra CSPK Các nhược điểm của tụ điện ngày nay đã dần được khắc phục. Với nhiều ưu điểm nổi trội so với máy bù đồng bộ, ngày nay trên lưới điện phần lớn sử dụng tụ điện để bù CSPK. 9
- Theo thống kê thì có gần 60% tụ điện được bù trên đường dây, 30% được bù tại thanh cái trạm biến áp và khoảng 10% còn lại được bù ở hệ thống truyền tải. 3) Khắc phục nhược điểm của tụ bù tĩnh bằng thiết bị điều khiển Thyristor (SVC) Các thiết bị bù giới thiệu ở trên không có tự động điều chỉnh, hoặc có điều chỉnh nhưng rất chậm (như máy bù đồng bộ) hoặc điều chỉnh từng nấc. Sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực điều khiển tự động, đặc biệt là kỹ thuật điện tử công suất với các thiết bị Thyristor công suất lớn đã cho phép thực hiện các thiết bị bù điều chỉnh nhanh (thường không quá ¼ chu kỳ tần số công nghiệp). Hiện nay các thiết bị bù có điều khiển được xác nhận là rất tốt không những trong lưới công nghiệp mà cả trong hệ thống điện truyền tải và phân phối. SVC (Static Var Compensator) là thiết bị bù ngang dùng để tiêu thụ CSPK có thể điều chỉnh bằng cách tăng hay giảm góc mở của thyristor, nó được tổ hợp từ hai thành phần cơ bản: Thành phần cảm kháng để tác động về mặt công suất phản kháng (có thể phát hay tiêu thụ công suất phản kháng tùy theo chế độ vận hành). Thành phần điều khiển bao gồm các thiết bị điện tử như Thyristor, các cửa đóng mở GTO (Gate Turn Off)... SVC được cấu tạo từ ba phần tử chính gồm: + Kháng điều chỉnh bằng thyristor – TCR (thyristor Controlled Reactor): có chức năng điều chỉnh liên tục CSPK tiêu thụ. + Kháng đóng mở bằng thyristor – TSR (Thyristor Switched Reactor): có chức năng tiêu thụ CSPK, đóng cắt nhanh bằng Thyristor. + Bộ tụ đóng mở bằng thyristor – TSC (Thyristor Switched Capacitor): Có chức năng phát CSPK, đóng cắt nhanh bằng Thyristor Để điều chỉnh trơn tụ điện người ta dùng tụ bù CSPK có điều khiển SVC Để phát hay nhận CSPK người ta dùng SVC gồm tổ hợp TCR và TSC 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 343 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 289 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 183 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 221 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 209 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 237 | 23
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 169 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 159 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 147 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 198 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 145 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 161 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn