intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại Công ty than Thống Nhất - TKV

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:94

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật "Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại Công ty than Thống Nhất - TKV" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về tình hình sản xuất, tai nạn lao động hầm lò tại Công ty Than Thống Nhất – TKV những năm gần đây; Nghiên cứu phân tích, đánh giá tình hình tai nạn lao động tại Công ty Than Thống Nhất – TKV; Đề xuất các biện pháp khả thi để phòng ngừa tai nạn lao động tại Công ty Than Thống Nhất – TKV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại Công ty than Thống Nhất - TKV

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Quảng Ninh, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Hà 1
  2. MỤC LỤC TRANG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................... 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................... 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... 6 MỞ ĐẦU............................................................................................................ 7 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................7 2. Mục tiêu của đề tài...................................................................................8 3. Nội dung nghiên cứu................................................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 8 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài....................................................... 9 6. Cơ sở tài liệu............................................................................................9 7. Cấu trúc luận văn.....................................................................................9 8. Lời cảm ơn...............................................................................................9 CHƯƠNG 1..................................................................................................... 10 TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC THAN HẦM LÒ Ở VIỆT NAM............................................................................. 10 1.1. Hiện trạng khai thác than hầm lò tại Việt Nam.................................. 10 1.1.1. Bể than vùng Quảng Ninh............................................................... 10 1.1.2. Hiện trạng khai thác than các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh...12 1.2. Tình trạng tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò tại Việt Nam (Khu vực tỉnh Quảng Ninh)............................................................................... 14 1.2.1. Theo lĩnh vực sản xuất.....................................................................18 1.2.2. Theo yếu tố gây chấn thương...........................................................20 1.2.3. Theo thâm niên công tác của nạn nhân............................................21 1.2.4. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra các vụ tai nạn lao động.....................23 1.3. Nhận xét.............................................................................................25 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 26 NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC THAN HẦM LÒ TẠI CÔNG TY THAN THỐNG NHẤT ................................................................................................................................... 26 2.1. Hiện trạng khai thác than ở Công ty than Thống Nhất.......................26 2.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................26 2
  3. 2.1.2. Các đối tượng kinh tế - chính trị xung quanh mỏ than....................26 2.1.3. Điều kiện khí hậu.............................................................................26 2.1.4. Điều kiện địa chất...........................................................................27 2.1.5. Đặc điểm địa chất thủy văn, khí mỏ.............................................. 30 2.1.6. Trữ lượng.........................................................................................32 2.1.7. Hiện trạng khai thác than tại Công ty than Thống Nhất..................33 2.1.7.1. Sơ đồ mở vỉa.................................................................................33 Hiện nay Công ty than Thống Nhất đang khai thác tại khu Lộ Trí từ mức -140 đến mức +13. Sơ đồ mở vỉa được áp dụng cho khu vực này là: Mở vỉa bằng Giếng nghiêng kết hợp lò xuyên vỉa tầng. Độ cao thiết kế của các cửa lò Giếng được bố trí tại các mức +25, +41. ..........................................................33 Sơ đồ mở vỉa..............................................................................................34 2.1.7.2. Sơ đồ công nghệ khai thác............................................................34 Sơ đồ công nghệ........................................................................................ 34 2.1.7.3. Sản lượng mỏ................................................................................34 2.2. Tình trạng tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò tại Công ty than Thống Nhất................................................................................................ 34 2.3. Một số vấn đề cần đặt ra cho công tác an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty than Thống Nhất ..................................................................................44 2.3.1. Thuận lợi..........................................................................................44 2.3.2. Khó khăn..........................................................................................44 2.4. Phân tích tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò tại Công ty than Thống Nhất giai đoạn 2009 - 2018............................................................44 2.4.1 Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo nguyên nhân gây tai nạn ........................................................................................................................... 45 2.4.2. Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo số lượng công nhân của Công ty...............................................................................................................53 2.4.3. Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo sản lượng....................54 2.4.4. Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo vị trí công tác.............55 2.4.5. Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo tuổi nghề.................... 57 2.4.6. Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo bậc thợ........................58 2.4.7. Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo Quý............................60 2.4.8. Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo Ca..............................61 3
  4. 2.4.9. Nghiên cứu, đánh giá tai nạn lao động theo loại thợ.......................62 2.5. Nhận xét..............................................................................................63 CHƯƠNG 3..................................................................................................... 65 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẢ THI ĐỂ PHÒNG NGỪA TAI NẠN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THAN THỐNG NHẤT.......................................... 65 3.1. Dự báo tình hình tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò tại Công ty than Thống Nhất cho các năm tới........................................................ 65 3.1.1. Dự báo tần suất TNLĐ theo sản lượng............................................65 3.1.2. Dự báo tần suất TNLĐ theo yếu tố con người.................................67 3.1.3. Dự báo tình hình TNLĐ theo các yếu tố khác.................................70 3.1.4. Nhận xét...........................................................................................70 3.2. Phân tích các yếu tố kỹ thuật, công nghệ ảnh hưởng đến TNLĐ trong khai thác than hầm lò tại Công ty than Thống Nhất.......................................... 71 3.2.1. Yếu tố về máy móc, thiết bị, vật tư vật liệu, dây chuyền công nghệ... không hoàn chỉnh, không phù hợp hoặc thiếu xót về mặt kỹ thuật dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn lao động là rất lớn...................................................................71 3.2.2. Vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn: vi phạm trình tự đào lò, khấu chống, vận tải, đi lại trong quá trình làm việc. Sử dụng trang thiết bị không đúng mục đích, dùng phương tiện chở vật liệu để chở người... .............71 3.2.3. Vi phạm quy tắc an toàn: Thao tác làm việc không đúng, làm tắt quy trình, làm việc bừa bãi tùy tiện... như: nhảy băng tải, dùng gậy sắt để nạp mìn trong lỗ khoan.............................................................................................71 3.3. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu TNLĐ trong khai thác than hầm lò tại Công ty than Thống Nhất..................................................71 3.3.1. Các giải pháp tổ chức - quản lý....................................................... 74 3.3.2. Các giải pháp kỹ thuật công nghệ....................................................77 3.3.3. Các giải pháp kinh tế gắn với công tác an toàn, vệ sinh lao động...89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 91 1. KẾT LUẬN........................................................................................... 91 2.KIẾN NGHỊ............................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 94 4
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRANG 5
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRANG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - ATLĐ An toàn lao động - AT-VSLĐ An toàn vệ sinh lao động - AT-BHLĐ An toàn bảo hộ lao động - AT-VSV An toàn vệ sinh viên - TNLĐ Tai nạn lao động - KTAT Kỹ thuật an toàn - ĐKLĐ Điều kiện lao động - QĐAT Quy định an toàn - CBCN Cán bộ công nhân - ĐTN Đoàn thanh niên - QT Quy trình 6
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khai thác khoáng sản, chủ yếu là than là 1 trong 3 năng lượng trụ cột góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế của Việt Nam những năm qua, do vậy đòi hỏi ngành khai thác than nói chung và khai thác than Hầm lò nói riêng luôn phải được duy trì và có sự đầu tư phát triển với quy mô ngày càng lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng than trong nước và xuất khẩu. Chính phủ đã có quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020 và xét triển vọng đến năm 2030 theo quan điểm “Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác”. Để đáp ứng chiến lược phát triển của ngành than về sản lượng trong những năm tới, đòi hỏi các mỏ than hầm lò phải mở rộng, nâng cao năng lực, áp dụng các nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo tạo được bước phát triển cao, cả về năng suất lao động, công suất mỏ, tận thu tài nguyên triệt để và đặc biệt phải đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu sản xuất. Do những đòi hỏi nêu trên, để đáp ứng nhu cầu các đơn vị sản xuất than Hầm lò phải mở rộng, lập các dự án để khai than xuống sâu dưới mức thông thủy và đây chính là vấn đề thách thức lớn nhất đối với công tác an toàn mỏ. Vì theo đánh giá của nhiều nhà khoa học cho thấy khi càng khai thác xuống sâu thì nguy cơ hiểm họa tai nạn là rất lớn và khó kiểm soát, đặc biệt là các hiểm họa cháy nổ khí mỏ, bục nước mỏ, sập đổ lò do điều kiện lớp vỉa thay đổi. Trong những năm gần đây dù đã ý thức được vấn đề về an toàn mỏ, nhưng hàng năm chỉ tính riêng các mỏ than hầm lò thuộc vùng Quảng Ninh vẫn luôn xảy ra những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng như: Cháy nổ khí mỏ; bục nước, sập đổ lò, ngạt khí... làm chết hàng chục người, gây hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại lớn về con người, cũng như vật chất. Chính vì vậy an toàn, bảo vệ con người trong khai thác mỏ hầm lò, hiện là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong quá trình sản xuất, phương châm và chiến lược phát triển của ngành than, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng tránh nguy cơ 7
  8. tai nạn lao động xảy ra. Không ngoài quan điểm coi con người là vừa là mục tiêu, vừa là nguồn lực để phát triển sản xuất, để giảm thiểu tai nạn lao động trong quá trình khai thác than hầm lò và nhằm mục đích đánh giá, đề xuất các giải pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong quá trình khai thác than hầm lò Công ty than Thống Nhất. Trong các mỏ than hầm lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam thì Công ty Than Thống Nhất – TKV là mỏ hầm lò có nguy cơ cao về hiểm họa khai thác mỏ, là mỏ có độ xuất khí mê tan xếp loại cao, khai thác xuống sâu nguy cơ bục nước mỏ, sập đổ lò luôn tiềm ẩn cao, vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động hầm lò tại Công ty than Thống Nhất - TKV” để làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành khai thác mỏ. 2. Mục tiêu của đề tài. - Tình hình về tai nạn lao động trong mỏ than Hầm lò vùng Quảng Ninh. - Tình hình tai nạn lao động trong hầm lò tại Công ty Than Thống Nhất – TKV. - Đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động tại Công ty Than Thống Nhất – TKV đáp ứng sản lượng khai thác trong tương lai. 3. Nội dung nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tình hình tai nạn lao động tại Công ty Than Thống Nhất – TKV. Bao gồm: - Tổng quan về tình hình sản xuất, tai nạn lao động Hầm lò tại Công ty Than Thống Nhất – TKV những năm gần đây. - Nghiên cứu phân tích, đánh giá tình hình tai nạn lao động tại Công ty Than Thống Nhất – TKV. - Đề xuất các biện pháp khả thi để phòng ngừa tai nạn lao động tại Công ty Than Thống Nhất – TKV. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thành luận văn bao gồm: - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu. - Phương pháp toán học xác suất. 8
  9. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài. - Ý nghĩa khoa học: Phân tích đánh giá, xác định chính xác nguyên nhân các vụ tai nạn lao động trong hầm lò tại Công ty than Thống Nhất nói riêng và ngành Than nước ta nói chung. Dự báo, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động trong mỏ hầm lò tại Công ty than Thống Nhất. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để xây dựng các quy định chung về an toàn vệ sinh lao động và áp dụng trong thẩm định các biện pháp thi công tại Công ty Than Thống Nhất và các mỏ hầm lò tương tự; là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành khai thác mỏ. 6. Cơ sở tài liệu Báo cáo thống kê tình hình tai nạn lao động năm 2018 của các doanh nghiệp có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo thống kê tình hình tai nạn lao động những năm gần đây tại Công ty than Thống Nhất; Tạp chí Công nghệ mỏ; Tuyển tập các công trình khoa học tại Hội nghị khoa học công nghệ mỏ. 7. Cấu trúc luận văn Báo cáo luận văn gồm: phần Mở đầu, 03 Chương, phần Kết luận và kiến nghị. Luận văn được trình bày trong 94 trang đánh máy vi tính, 39 biểu đồ và 11 bảng được sắp xếp theo trình tự các chương. Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh, dưới sự hướng dẫn khoa học của các thầy giáo TS. Vũ Mạnh Hùng, TS Đỗ Xuân Huỳnh. 8. Lời cảm ơn Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám hiệu trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh, Lãnh đạo Khoa Mỏ và Công trình, Ban lãnh đạo Công ty than Thống Nhất đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo TS. Vũ Mạnh Hùng, TS Đỗ Xuân Huỳnh. Đồng thời, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và người thân đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. 9
  10. CHƯƠNG 1 TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC THAN HẦM LÒ Ở VIỆT NAM 1.1. Hiện trạng khai thác than hầm lò tại Việt Nam Hiện nay ngành công nghiệp khai thác than tại Việt Nam chủ yếu tập trung tại vùng Quảng Ninh. 1.1.1. Bể than vùng Quảng Ninh 1.1.1.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam. Di sản thế giới vịnh Hạ Long và Cửa khẩu quốc tế Móng Cái nằm ở tỉnh này. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều đô thị nhất Việt Nam với 4 thành phố Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả và 1 thị xã Quảng Yên. Quảng Ninh có toạ độ địa lí khoảng từ 106°26' - 108°31' E và từ 20°40' - 21°40' B. - Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. - Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. - Điểm cực tây thuộc xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. - Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, ngoài khơi là mũi Sa Vĩ. Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng, phía bắc giáp quận Phòng Thành và thị xã Đông Hưng, thành phố Phòng Thành Cảng, (tỉnh Quảng Tây,Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường. Đường biên giới với Trung Quốc dài 132,8 km. Biển Quảng Ninh có hơn 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước (2078/2779), trong đó có 1.030 đảo có tên. Tổng diện tích các đảo là 619,913 km². Một số hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là: đảo Trần và quần đảo Cô Tô (thuộc huyện Cô Tô). Duyên hải Quảng Ninh chạy dài gần 200 hải lí từ lãnh hải Trung Quốc ở phía đông đến địa giới thành phố Hải Phòng. Quảng Ninh phần lớn là đồi núi cùng vị trí địa lí đáng ra phải được xếp vào 10
  11. vùng núi và trung du phía bắc nhưng do kinh tế đặc biệt phát triển và là 1 cực của tam giác kinh tế nên chính phủ xếp Quảng Ninh vào nhóm các tỉnh đồng bằng sông Hồng. 80% diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc. Một phần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh còn có rất nhiều đảo nhỏ ven biển. 1.1.1.2. Trữ lượng than hầm lò vùng than Quảng Ninh Trữ lượng than Antraxit của Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng Quảng Ninh, phân bố từ Phả Lại đến Kế Bào với diện tích khoảng 300 km 2. Trữ lượng xác định là 3,22 tỷ tấn. Độ tin cậy của công tác thăm dò thấp, cấp A + B chỉ đạt 13%; Cấp C1 chiếm 56%. Trữ lượng than được khai thác hầm lò rất lớn chiếm gần 80% tổng trữ lượng cả vùng. Trữ lượng than phân theo vùng được ghi ở bảng 1.1. Bảng 1. 1. Trữ lượng than vùng Quảng Ninh. Phân cấp theo trữ lượng, 1000 tấn TT Tên khu vực 121 + 122 221 121 +122 + 211 211(%) (%) (%) + 221 Uông Bí – Đông 84,98 723,23 524,21 1332,432 1 Triều 6,38 54,28 39,34 41,34 30,38 320,81 254,29 605,49 2 Hòn Gai 5,02 52,98 42 18,88 302,96 747,82 234,24 1285 3 Cẩm Phả 23,53 58,19 18,24 39,78 418,32 1791,86 1012,74 3222,95 Cộng 13% 56% 31% 100 1.1.1.3. Đặc điểm cấu trúc địa chất Nham thạch trong địa tầng chứa than chủ yếu là các loại sét kết, bột kết, cát kết. Các tập lớp nham thạch này nằm xen kẽ nhau, có chiều dày thay đổi lớn và là thành phẩm chủ yếu vách trực tiếp, vách cơ bản và trụ các vỉa than, tính chất cơ lý đá vách, trụ vỉa than thay đổi trong phạm vi lớn. 1.1.1.4. Đặc điểm cấu tạo vỉa than Các vỉa than vùng Quảng Ninh có cấu tạo đơn giản chiếm khoảng 29%, số lượng còn lại là các vỉa có cấu tạo phức tạp và rất phức tạp. Các vỉa than không ổn định về chiều dày và góc dốc chiếm tỷ lệ cao (gần 1/2 tổng trữ lượng). Cấu tạo vỉa có chứa các lớp đá kẹp với số lượng, chiều dày và tính chất cơ lý của chúng thường biến đổi. Các vỉa than bị phân cắt bởi hàng loạt đứt gẫy, phay 11
  12. phá. Nếu chỉ tính riêng các đứt gãy lớn thì mức độ là thấp (dưới 50m/ha). Nhưng trong quá trình đào lò chuẩn bị và khai thác đã phát hiện được nhiều phay phá có biên độ nhỏ. Ở mỏ Vàng danh trong quá trình thăm dò chỉ phát hiện được 7% đứt gãy có biên độ dịch chuyển < 15 cm. Còn 93% đứt gãy là do phát hiện trong quá trình khai thác. Ở mỏ Mạo Khê phát hiện 88 đứt gãy và mỏ Hà Lầm 129 đứt gãy có biên độ nhỏ bắt gặp trong quá trình khai thác và đào lò chuẩn bị. 1.1.1.5. Đặc điểm địa chất thủy văn Kết quả bơm nước thí nghiệm vùng Hòn Gai - Cẩm Phả thì lưu lượng nước các lỗ khoan đa số dưới 1 lít/ giây. Hệ số thẩm thấu của nham thạch đa số dưới 0,1 m/ ngày đêm và thay đổi đến 0,52 m/ ngày đêm. Kết quả quan trắc mức nước ở các lỗ khoan và lượng nước thoát ra ở các đường lò cho thấy nước trong trầm tích chứa than liên quan chặt chẽ với nước mặt và chịu ảnh hưởng rất lớn của mùa mưa nhiệt đới. 1.1.1.6. Độ chứa khí và tính tự cháy Theo báo cáo thăm dò địa chất các mỏ hầm lò ở Quảng Ninh về độ chứa khí tự nhiên ở mức đang khai thác hiện nay có khí cấp I, có một vài mỏ tiếp cận cấp II. Đặc biệt sau sự cố nổ khí CH4 ngày 19/1/1999 tại mỏ Mạo khê thì Mỏ đã được chuyển sang chế độ mỏ có khí Mê tan loại III và năm 2006, trong quá trình khai thác xuống sâu độ xuất khí Mê tan của mỏ Mạo khê đã tăng lên và được xếp vào mỏ siêu hạng về khí Mê tan. Trong quá trình khai thác tại các mỏ hầm lò hầu như chưa gặp hiện tượng phụt khí đột ngột, chỉ có một vài trường hợp xảy ra cháy khí CH4 khi đào lò chuẩn bị trong than để mở khai trường, nơi không được thông gió tốt. 1.1.1.7. Chất lượng than của bể than Quảng Ninh Vùng than Quảng Ninh có tới 96,19% là than Antraxit và bán Antraxit, thuộc loại than quí hiếm trên thế giới. Than Quảng Ninh không những đáp ứng được các nhu cầu sử dụng trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao. 1.1.2. Hiện trạng khai thác than các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh Hiện nay có trên 20 mỏ hầm lò đang hoạt động. Trong đó đa số là mỏ có trữ lượng huy động lớn như Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Thống Nhất, Khe Chàm, Hà Lầm, Mông Dương, Uông Bí…có công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, khai thác với sản lượng hầm lò từ 1 triệu tấn/năm trở lên. Các 12
  13. mỏ còn lại sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm, dây chuyền công nghệ và cơ sở hạ tầng không đầy đủ và kém an toàn. Một số mỏ còn quá nhỏ, diện tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên không có điều kiện để phát triển sản lượng và cơ giới hóa dây chuyền công nghệ. 1.1.2.1. Khai thông và chuẩn bị ruộng mỏ Sơ đồ mở vỉa trữ lượng trên mức thông thủy tự nhiên là lò bằng, dưới mức thông thủy tự nhiên là giếng nghiêng kết hợp lò bằng, chỉ có mỏ Mông Dương và một số ít mỏ như Hà Lầm, Núi Béo là mở vỉa bằng giếng đứng. Chuẩn bị khai thác theo phương pháp khấu cột dài theo phương được áp dụng phổ biến ở các mỏ, khấu liền gương có lò đá tiến trước chỉ áp dụng ở một số vỉa thuộc khoáng sàng Mạo khê, Tràng Bạch do đá trụ trực tiếp mềm yếu và các mỏ Khe Bố, Làng Cẩm than có tính tự bốc cháy. Chuẩn bị trong khu khai thác đối với các mỏ lớn thường là tầng chia phân tầng có cặp thượng trung tâm, 1 thượng để xuống than, 1ò thượng để vận chuyển vật liệu thiết bị và thông gió. Chiều dài lò chợ theo phương từ 150 400m đối với các mỏ nhỏ, 400 800m đối với các mỏ lớn; theo hướng dốc từ 60 110m đối với các mỏ nhỏ, 120 150m đối với các mỏ lớn. Các mỏ nhỏ thường chuẩn bị theo kiểu lò chợ tầng khấu cột dài theo phương từ biên giới về xuyên vỉa hoặc ra cửa lò. 1.1.2.2. Công nghệ khai thác áp dụng Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu theo chiều dốc cho vỉa thoải và nghiêng đang là công nghệ khai thác truyền thống có hiệu quả nhất. Chiều dài lò chợ khi chống cột thủy lực đơn hoặc giá thủy lực di động là 100 150m, sản lượng 100 180 ngàn tấn/năm; khi chống gỗ là 60 100m, sản lượng 50 60 ngàn tấn/năm. Một số công nghệ khai thác đang được áp dụng thử nghiệm để khai thác vỉa dốc trên 50 0 là hệ thống khai thác dưới dàn mềm lò chợ cắt nghiêng, hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng chống giá thủy lực... nhưng những công nghệ này vẫn chưa hoàn thiện, năng suất còn thấp. Với tình trạng kỹ thuật và trình độ công nghệ như hiện nay, sản lượng và năng suất khai thác hầm lò còn thấp. Năng suất lao động 1,5 4 tấn/ca, tốc độ tiến gương lò chợ chậm 18m 25m/tháng, tổn thất than ở hầu hết các mỏ hầm lò đều lớn từ 25% 40%. Nếu không nhanh chóng hoàn thiện các công nghệ hiện có và đổi mới công nghệ thì hiệu quả sản xuất của ngành than sẽ thấp. 13
  14. Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu triển khai một số công nghệ mới có ứng dụng như: cơ giới hóa khai thác than trong lò chợ ở một số mỏ như Hà Lầm, Khe Chàm, Dương Huy, Quang Hanh... Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các thông số công nghệ để có thể triển khai thác áp dụng rộng rãi đối với tất cả các mỏ than hầm lò có điều kiện địa chất phù hợp. 1.2. Tình trạng tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò tại Việt Nam (Khu vực tỉnh Quảng Ninh) Quảng Ninh là một tỉnh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc của nước ta bao gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong những năm gần đây, với đà phát triển mạnh mẽ của đất nước, tỉnh Quảng Ninh cũng đã có những bước chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và ổn định. Trong những thành tựu về phát triển kinh tế nói trên của tỉnh Quảng Ninh không thể không nói đến sự đóng góp đáng kể của ngành than {chiếm tỉ lệ trên 40% tổng giá trị sản phẩm (GDP) của tỉnh}. Công nghiệp than chiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất công nghiệp của tỉnh, năm 2018 sản lượng than tiêu thụ đạt 41,5 triệu tấn giá trị đạt khoảng 44 nghìn tỷ, đây là một cố gắng rất lớn của ngành than trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang suy giảm. Với những quan điểm tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, để Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm gần đây, với đà phát triển mạnh mẽ của đất nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng số doanh nghiệp mới ngày một nhiều hơn và theo đó số người lao động trong các ngành nghề cũng tăng lên. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển tích cực của nền kinh tế thì các vấn đề về môi trường sống và sức khỏe của người lao động đang bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 4500 vụ TNLĐ làm gần 5000 người lao động bị nạn và khoảng 500 người chết. Tuy nhiên, số vụ TNLĐ được thống kê chỉ chiếm khoảng 10% so với thực tế, các doanh nghiệp thường cố tình phớt lờ các báo cáo TNLĐ, chỉ những vụ tai nạn nặng không thể dấu được thì mới được báo cáo. Những năm gần đây, tính bình quân mỗi năm số vụ TNLĐ tăng khoảng 7,5%, 14
  15. để lại những hậu quả và dư âm nặng nề trong toàn xã hội. Trong khai thác mỏ than ở Việt Nam, tình hình TNLĐ trong những năm gần đây cũng rất báo động. Theo Cục An toàn – Bộ LĐTB&XH thì cái giá phải trả cho một triệu tấn than khai thác được tương ứng với khoảng một người thiệt mạng do tai nạn lao động. (Hình 1.1) (Hình 1.2) (Hình 1.3) Bảng 1. 2. Thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than Hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2009 2018 Tổng số Năm Tổng số vụ Ghi chú người chết 2009 23 26 2010 35 42 2011 17 19 2012 30 34 2013 26 30 2014 22 27 2015 20 24 2016 20 26 2017 15 16 2018 17 17 Tổng số 225 261 Tỷ lệ bình quân 1.5 1 0.5 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Hình 1. 1. Bình quân số người chết do tai nạn khi khai thác được một triệu tấn than từ 2009 ÷ 2018 15
  16. Tỷ đồng 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Năm Hình 1. 2. Thiệt hại về tài sản do các tai nạn lao động từ năm 2009 đến năm 2018 Bụi phổi Nhiễm độc bệnh nghề nghiệp Bệnh do yếu tố vật lý Bệnh về da Nhiễm khuẩn nghề nghiệp 2% 18% 1% 5% 74% Hình 1. 3. Tỷ lệ số người mắc bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam tính đến 2018 Những lĩnh vực sản xuất xảy ta nhiều TNLĐ chết người thường là: xây dựng các công trình dân dụng, điện, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Thiệt hại vật chất cho TNLĐ (tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương, thiệt hại về tài sản...) tăng dần theo từng năm, đặc biệt trong vài năm trở lại đây tổng thiệt hại mỗi năm gần 50 tỷ VNĐ. (Hình 1.2) 16
  17. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nguyên nhân dẫn đến TNLĐ do cả phía người sử dụng lao động và người lao động chiếm trên 80%, trong đó từ chủ sở hữu lao động chiếm 48,62% và từ người lao động chiếm 35,5%. Số bệnh nhân mắc bệnh nghề nghiệp trong các ngành nghề cũng tăng lên nhiều trong khoảng 5 năm trở lại đây. Theo Bộ LĐTB&XH thì tính đến hết năm 2016 trên cả nước có tổng số 21 597 nạn nhân mắc bệnh nghề nghiêp. Trong đó có 16110 người mắc bệnh bụi phổi Silicose và 3839 người mắc bệnh liên quan đến các tác nhân vật lý. Thống kê của Cục An toàn lao động, Bộ LĐTB&XH cho thấy số người mắc bệnh bụi phổi Silicose chiếm một tỷ lệ lớn. Từ biểu đồ ở Hình 1.3 cho thấy rằng: số người mắc bệnh nghề nghiệp có liên quan chủ yếu đến khai thác khoáng sản. Bởi vì công việc khai khoáng và chế biến vật liệu xây dựng luôn tiếp xúc với bụi khoáng – đây là loại bụi gây bệnh nghề nghiệp Silicose. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nghề nghiệp là do số cơ sở được đo, kiểm tra, giám sát về môi trường chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp là 18%. Tình trạng người lao động làm việc trong những ngành nghề độc hại, những lĩnh vực có nguy cơ cao về ATLĐ nhưng không có trang thiết bị bảo hộ lao động (BHLĐ) vẫn còn tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân. Các nghiên cứu cho thấy vì khí hậu khắc nghiệt là ở khối hầm lò thuộc khu vực khai thác than: nhiệt độ 28÷35ºC, độ ẩm 90÷100%, tốc độ gió 0,4÷1,5m/s, tiếp đến là khối vật liệu xây dựng, cơ khí, có nơi có lúc cũng không thua kém. Bụi gây ô nhiễm môi trường không khí vẫn là do khai thác than lộ thiên, sàng tuyển than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, giao thông vận tải và cả vùng dân cư... Tiếng ồn ở các cơ sở sản xuất: 90÷100 dBA, khu dân cư chịu 21 giờ trong ngày: 60÷92dBA. Khí CO 2, CO, NO2, H2S... nhiều nơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3÷5 lần [9]. Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân thấy các bệnh thường gặp là: Nhức đầu, mất ngủ, viêm họng, bệnh về mắt, nấm ngoài da, bệnh đường ruột, giảm trí nhớ, giảm thính lực, bệnh về răng hàm mặt, bệnh khớp... 58%, các bệnh nội phụ khoa 30%. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rõ ràng MTLĐ ở vùng mỏ Quảng Ninh đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người công nhân, cần có biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa. 17
  18. Theo báo cáo, thống kê của sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2018, các vụ TNLĐ có thể phân chia theo một số lĩnh vực sau đây: 1.2.1. Theo lĩnh vực sản xuất Theo lĩnh vực sản xuất thì số vụ TN và số người chết trong các TN như sau: - Khai thác than: 16 vụ, chết 16 người, chiếm 50% số vụ và 47,1% số người chết; - Quản lý và sử dụng điện: 0 vụ, chết 0 người; - Phương tiện vận tải, máy, thiết bị: 03 vụ, chết 04 người, chiếm 9,38% số vụ và 11,75% số người chết; - Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dụng: 9 vụ, chết 10 người, chiếm 28,12% số vụ và 29,4% số người chết; - Các lĩnh vực khác: 4 vụ, chết 04 người, chiếm 12,5% số vụ và 11,75% số người chết. Số người chết Số vụ 16 14 12 10 8 6 4 2 0 Khai thác than Quản lý và sử Phương tiện Xây dựng và Lĩnh vực khác dụng điện vận tải, m áy, sản xuất vật liệu thiết bị Hình 1. 4. Số vụ TN và số người chết trong các vụ TN biểu diễn theo lĩnh vực sản xuất năm 2018 18
  19. Quản lý và sử Khai thác than, dụng điện, 0.00% 47.10% Phương tiện vận tải, máy, thiết bị, 11.75% Lĩnh vực khác, 11.75% Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, 29.40% Hình 1. 5. Tỷ lệ % số người chết trong các vụ tai nạn theo lĩnh vực sản xuất năm 2018 Lĩnh vực khác, 13% Xây dựng và sản Khai thác than, xuất vật liệu xây 50.00% dựng, 28.12% Phương tiện vận tải, máy, thiết bị, 9.38% Quản lý và sử Hình 1. 6. Tỷ lệ % số vụ TNLĐ chết người biểu diễn theo lĩnh vực sản xuất năm 2018 dụng điện, 0% Như vậy từ Hình 1.4; 1.5; 1.6 cho thấy rằng trong lĩnh vực khai thác than thì số vụ TNLĐ nghiêm trọng (16 vụ) gây chết người vẫn chiếm một tỷ lệ cao (50%) rất lớn so với các ngành kinh tế khác. Đây cũng là vấn đề bức xúc đối với cán bộ, công nhân viên chức trong ngành Than nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung. Mặc dù trong thời gian qua Tập đoàn – TKV và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn đã có rất nhiều cố gắng trong việc áp dụng các biện pháp đồng bộ nhằm hạn chế và giảm thiểu TNLĐ, đảm bảo an toàn trong quá 19
  20. trình sản xuất. 1.2.2. Theo yếu tố gây chấn thương Theo yếu tố gây chấn thương thì số vụ TNLĐ và số người chết trong các vụ TNLĐ được trình bày như Hình 1.7, 1.8. Cụ thể như sau: - Sập đổ lò: 5 vụ = 15,6%; chết 5 người = 15,6%. - Điện giật: 0 vụ = 0%; chết 0 người = 0%. - Va đập, sạt lở vùi lấp: 03 vụ = 9,38%; chết 03 người = 9,38%. - Phương tiện vận tải, thiết bị cán kẹp: 07 vụ = 21,87%; chết 07 người = 21,87%. - Bục nước, bục bùn, chết đuối: 2 vụ = 6,25 %; chết 02 người = 6,25%. - Ngã cao: 02 vụ = 6,25 %; chết 02 người = 6,25%. - Đá rơi: 02 vụ = 6,25 %; chết 02 người = 6,25%. - Nổ mìn: 0 vụ = 0 %; chết 0 người = 0%. - Các nguyên nhân khác: 11 vụ = 34,4 %; chết 11 người = 34,4%. Số vụ Số người chết 12 10 8 6 4 2 0 Sập đổ Va đập, Bục Đá rơi Các lò sạt lở nước, nguyên vùi lấp bùn, nhân chết khác đuối Hình 1. 7. Số vụ TN và số người chết trong các vụ TN biểu diễn theo yếu tố chấn thương năm 2018 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2