intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu mô hình kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi cho công trình dân dụng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu này ứng dụng kỹ thuật thống kê và CNTT để xây dựng mô hình kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi từ giai đoạn thi công đến khi có quả kiểm tra cuối cùng (kiểm tra sức chịu tải). Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu mô hình kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi cho công trình dân dụng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------- NGUYỄN MINH HÙNG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI CHO CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã ngành: 60580208 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------- NGUYỄN MINH HÙNG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI CHO CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã ngành: 60580208 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ PHÁN
  3. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: Nguyễn Minh Hùng Phái: Nam Ngày sinh: 03-01-1973 Nơi sinh: Sài Gòn Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số học viên: 1241870012 I. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI CHO CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG II. Nhiệm vụ luận văn: - Nghiên cứu tổng quan. - Xây dựng mô hình kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi. - Vi tính hóa mô hình. - Kiểm chứng mô hình. III. Ngày giao nhiệm vụ: 25-06-2014 IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 16-03-2015 V. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Võ Phán CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH PGS.TS. Võ Phán ThS. Khổng Trọng Toàn
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Minh Hùng
  5. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Võ Phán. Thầy đã quan tâm, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi đã được truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tâm huyết làm nghề từ một bậc thầy trong lĩnh vực kỹ thuật nền móng công trình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ các Thầy Cô Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Phòng Sau đại học, Ban Giám Hiệu của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, sự quan tâm và hỗ trợ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi có động lực mạnh mẽ để hoàn thành luận văn này. Tôi hy vọng nghiên cứu của tôi sẽ là một trong những đóng góp có ích cho xã hội nói chung và cho ngành xây dựng nói riêng. Thành phố HồChí Minh, ngày 16 tháng 03 năm 2015 Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Minh Hùng
  6. iii TÓM TẮT Cọc khoan nhồi là móng cọc phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các loại công trình giao thông, dân dụng. Quá trình thi công cọc khoan nhồi phức tạp, bị tác động bời các yếu tố môi trường và con người. Quá trình thi công cọc khoan nhồi thường có những sự cố về chất lượng như khoan sai vị trí, không đúng đường kính khoan, cọc bị tổn thương,... Những vấn đề này thường không được nhìn thấy trong hồ sơ thiết kế và phức tạp khi xử lý tại công trường. Nghiên cứu này ứng dụng kỹ thuật thống kê và công nghệ thông tin để xây dựng mô hình kiểm soát quá trình thi công cọc khoan nhồi. Kết quả của nghiên cứu là một phần mềm hỗ trợ các bên liên quan (chủ đầu tư, giám sát, thi công) theo dõi tức thời các giá trị chất lượng trong quá trình thi công cọc khoan nhồi, nhận diện sớm các vấn để về chất lượng, tránh những rủi ro về chất lượng.
  7. iv ABSTRACT Bored pile is a popular pile foundation and widely used in road and bridge engineering, civil engineering. Bored pile construction process is complex, is impacted by human and environmental factors. Bored pile process often has quality problems, such as drilling deflection, diameter reduction, pile breaking, etc. These problems are difficult to meet in the design formation, and complexly to treat in the site work. The research applied statistical technique and information technology to construct a model of quality control of bored pile process. The result is a software which help parties (investors, constructors, construction supervision consultants) to monitor the quality values of bored pile process, identify the quality problems, avoid the quality risks.
  8. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii TÓM TẮT ........................................................................................................ iii ABSTRACT ...................................................................................................... iv MỤC LỤC.......................................................................................................... v DAMH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ......................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .............................................................................. 4 1.1 Cọc khoan nhồi .............................................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm cọc khoan nhồi ................................................................ 4 1.1.2 Các dạng cọc khoan nhồi ................................................................. 5 1.1.3 Phương pháp thi công cọc khoan nhồi .............................................. 5 1.1.4 Quy trình thi công cọc khoan nhồi ................................................... 6 1.1.5 Công tác kiểm tra và nghiệm thu .................................................... 11 1.1.6 Các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến cọc khoan nhồi ................. 12 1.1.7 Kiểm tra chất lượng bê tông cọc ..................................................... 12
  9. vi 1.1.8 Kiểm tra sức chịu tải ...................................................................... 12 1.1.9 Các sự cố trong khi thi công cọc khoan nhồi .................................. 13 1.1.10 Các khuyết tật của cọc khoan nhồi ............................................... 13 1.1.11 Tính toán sức chịu tải của cọc khoan nhồi .................................... 14 1.2 Chất lượng và kiểm soát chất lượng ............................................................. 15 1.2.1 Khái niệm về chất lượng ................................................................ 15 1.2.2 Khái niệm về kiểm soát chất lượng ................................................ 16 1.2.3 Các công cụ trong kiểm soát chất lượng ......................................... 17 1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng ............................................ 23 1.3.1 Khái quát về CNTT ........................................................................ 23 1.3.2 Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực xây dựng ...................................... 24 1.3.3 Một số ứng dụng CNTT cụ thể trong lĩnh vực xây dựng ................ 26 1.4. Các nghiên cứu trước đây ........................................................................... 27 1.4.1 Nghiên cứu về kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi ...................... 27 1.4.2 Nghiên cứu ứng dụng thống kê trong lĩnh vực xây dựng ................ 27 1.4.3 Nghiên cứu ứng dụng CNTT trong lĩnh vực xây dựng.................... 28 1.5. Nhận xét ..................................................................................................... 29 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH............................................................ 30 2.1 Mô hình kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi ............................................. 30 2.2 Xây dựng lớp nền ........................................................................................ 30 2.2.1 Lưu đồ quy trình ............................................................................ 30 2.2.2 Danh mục công tác cần kiểm tra .................................................... 32 2.2.3 Phân tích các yếu tố cần kiểm soát ................................................. 33 2.3 Xây dựng lớp thân ....................................................................................... 37 2.4 Xây dựng lớp đỉnh ....................................................................................... 38 2.4.1 Lý lịch cọc ..................................................................................... 39
  10. vii 2.4.2 Biểu đồ kiểm soát dâng bê tông...................................................... 39 2.4.3 Biểu đồ kiểm soát sự cố ................................................................. 40 2.4.4 Biểu đồ kiểm soát cường độ bê tông 28 ngày ................................. 41 2.4.5 Biểu đồ kiểm soát mức chênh lệch bê tông..................................... 41 2.4.6 Biểu đồ kiểm soát thời gian đổ bê tông .......................................... 42 2.4.6 Biểu đồ kiểm soát thời gian đổ bê tông .......................................... 43 2.5 Kết luận chương 2 ....................................................................................... 43 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHẦN MỀM ........................................................ 45 3.1 Các chức năng chính của phần mềm ............................................................ 45 3.2 Yêu cầu hệ thống ......................................................................................... 46 3.3 Cơ sở dữ liệu ............................................................................................... 46 3.4 Các giao diện ............................................................................................... 47 3.4.1 Menu chính .................................................................................... 47 3.4.2 Các giao diện nhập dữ liệu ............................................................. 48 3.5 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 50 CHƯƠNG 4. KIỂM CHỨNG MÔ HÌNH ...................................................... 51 4.1 Giới thiệu công trình .................................................................................... 51 4.2 Kiểm chứng mô hình .................................................................................. 54 4.2.1 Dữ liệu thực tế thi công .................................................................. 54 4.2.2 Kết quả kiểm chứng ....................................................................... 60 4.3 Kết luận chương 4 ....................................................................................... 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 69
  11. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTCT Bê tông công thép CNTT Công nghệ thông tin ERP Enterprise Resource Planning
  12. ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Mặt cắt cọc khoan nhồi ............................................................................ 4 Hình 1.2: Các dạng cọc khoan nhồi ......................................................................... 5 Hình 1.3: Lồng thép cọc khoan nhồi (Nguồn: Công ty Delta) .................................. 6 Hình 1.4: Sơ đồ quy trình thi công cọc khoan nhồi .................................................. 7 Hình 1.5: Hạ ống vách cọc khoan nhồi (Nguồn: Công ty Delta) .............................. 8 Hình 1.6: Công tác khoan tạo lỗ (Nguồn: Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc) . 9 Hình 1.7: Hạ lồng thép cọc khoan nhồi (Nguồn: Công ty Delta) ............................ 10 Hình 1.8: Đổ bê tông cọc khoan nhồi (Nguồn: Công ty Delta) ............................... 11 Hình 1.9: Hư hỏng bê tông thân cọc ([28]) ............................................................ 14 Hình 1.10: Lưu đồ xử lý công việc ........................................................................ 18 Hình 1.11: Phiếu kiểm tra lỗi đánh máy ([29]) ....................................................... 19 Hình 1.12: Biểu đồ theo dõi sản lượng sản xuất ..................................................... 19 Hình 1.13: Cấu trúc thường gặp của biểu đồ nhân quả ........................................... 20 Hình 1.14: Ví dụ về biểu đồ phân tán .................................................................... 21 Hình 1.15 Biểu đồ Pareto về tổn thất do khuyết tật của sản phẩm [30]................... 22 Hình 1.16: Một dạng biểu đồ kiểm soát ................................................................. 23 Hình 1.17: Tỉ lệ người dân sử dụng internet tại Việt Nam [31] .............................. 24 Hình 1.18: Các ứng dụng CNTT trong xây dựng ................................................... 24 Hình 1.19: Các bên liên quan với ứng dụng của CNTT [19] .................................. 25 Hình 2.1: Mô hình kiểm soát chất lượng được đề xuất ........................................... 30 Hình 2.2: Lưu đồ quy trình kiểm soát chất lượng thi công cọc khoan nhồi ............. 31 Hình 2.3: Biểu đồ dâng bê tông ............................................................................. 40 Hình 2.4: Biểu đồ Pareto hiển thị tỉ lệ các sự cố trong thi công cọc khoan nhồi ..... 40 Hình 2.5: Biểu đồ hiển thị cường độ bê tông của các cọc đã được thi công ............ 41 Hình 2.7: Biểu đồ cột hiển thị mức chênh lệch khối lượng bê tông so với thiết kế . 42 Hình 2.8: Biểu đồ cột hiển thị thời gian đổ bê tông của từng cọc ........................... 43 Hình 3.1: Sơ đồ quan hệ giữa các bảng dữ liệu ...................................................... 46 Hình 3.2: Giao diện menu chính của phần mềm..................................................... 46 Hình 3.3: Giao diện nhập dữ liệu theo hồ sơ thiết kế.............................................. 47 Hình 3.4: Giao diện nhập dữ liệu ống chống .......................................................... 48
  13. x Hình 3.5: Giao diện nhập dữ liệu hố khoan ............................................................ 48 Hình 3.6: Giao diện nhập dữ liệu đổ bê tông.......................................................... 48 Hình 3.7: Giao diện nhập dữ liệu lồng thép............................................................ 49 Hình 3.8: Giao diện nhập dữ liệu chi tiết bentonite ................................................ 49 Hình 3.9: Giao diện nhập kết quả thí nghiệm ......................................................... 49 Hình 3.10: Giao diện nhập chi tiết sự cố ................................................................ 49 Hình 4.1: Mặt bằng định vị cọc.............................................................................. 53 Hình 4.2: Kết quả xuất lý lịch cọc (phiếu kiểm tra tổng hợp) ................................. 61 Hình 4.3: Kết quả biểu đồ dâng bê tông ................................................................. 62 Hình 4.4: Biểu đồ Pareto thể hiện các sự cố ........................................................... 62 Hình 4.5: Kết quả tổng hợp sự cố .......................................................................... 63 Hình 4.6: Biểu đồ tổng hợp thời gian đổ bê tông................................................... 63 Hình 4.7: Biểu đồ tổng hợp độ chênh lệch khối lượng bê tông cọc ........................ 64 Hình 4.8: Biểu đồ kiểm soát cường độ bê tông ...................................................... 64 Hình 4.9: Biểu đồ kiểm soát trạng thái thi công ..................................................... 65
  14. xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các phân đoạn cần kiểm soát trong quy trình thi công cọc khoan nhồi ... 32 Bảng 2.2 Chi tiết khung dữ liệu ............................................................................. 37 Bảng 4.1: Dữ liệu về định vị và kích thước cọc ..................................................... 54 Bảng 4.2: Dữ liệu về hố khoan và bê tông cọc ....................................................... 58
  15. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ những năm đầu thế kỷ 21, ngành xây dựng dân dụng phát triển song hành cùng với việc phát triển đô thị. Tại các thành phố lớn, nhà cao tầng là mô hình xây dựng được lựa chọn để giải quyết nhu cầu sử dụng mặt bằng ngày càng tăng cho văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư,... Để xây dựng nền móng cho nhà cao tầng, cọc khoan nhồi là kỹ thuật móng cọc được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Vì có sức chịu tải lớn và mang trên mình giá trị xây dựng hàng hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng, thêm vào đó là hàng trăm đến hàng nghìn con người, nên chất lượng cọc khoan nhồi luôn được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh những ưu điểm, việc cọc khoan nhồi cũng có những khuyết điểm như: thường có sự cố xảy ra trong quá trình thi công; chất lượng bê tông cọc khó kiểm soát do bê tông hình thành trong lòng đất; việc kiểm tra chất lượng cần đến các kỹ thuật tân tiến và chi phí đôi khi rất lớn. Qua tìm hiểu thực tế, hầu hết nhà thầu, tư vấn giám sát thi công nhà cao tầng có sử dụng cọc khoan nhồi tại Việt Nam chỉ dừng ở mức ghi nhận kết quả thi công mà chưa chú trọng đến kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công cọc khoan nhồi. Để giảm thiểu những nguy cơ về chất lượng có thể xảy ra, cần có một hệ thống hỗ trợ kiểm soát chất lượng, cảnh báo và hỗ trợ khắc phục sự cố trong suốt quá trình thi công công trình nói chung và thi công cọc khoan nhồi nói riêng. Tại các quốc gia phát triển, việc ứng dụng công cụ thống kê và công nghệ thông tin để kiểm soát chất lượng công trình đã được triển khai từ đầu thế kỷ 21. Điển hình là hệ thống phần mềm iEngDat (Hệ thống giám sát xây dựng [25]) do Công ty MagicSoft-Asia sản xuất. Hệ thống này có phần mềm quản lý cọc khoan nhồi, với chức năng ghi nhận số liệu bằng thiết bị di động và chuyển số liệu qua mạng internet về trung tâm để xử lý. 1
  16. Tuy có nhiều tiện lợi và hiệu quả nhưng các hệ thống tương tự iEngDat có giá thành cao, không phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Trong khi đó, tại Việt Nam chưa có phần mềm dành riêng cho kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi. Hiện nay, công tác kiểm soát chất lượng tại Việt Nam chủ yếu được thực hiện thông qua ghi chép trên giấy hoặc sử dụng phần mềm Excel như công cụ ghi chép điện tử. Trước tình hình trên, đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi” được lựa chọn nhằm tăng khả năng kiểm soát thời gian thực, đồng thời tăng tính chuyên nghiệp trong công tác kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi nói riêng và hướng đến chuyên nghiệp hóa công tác kiểm soát chất lượng công trình xây dựng nói chung. 2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu này ứng dụng kỹ thuật thống kê và CNTT để xây dựng mô hình kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi từ giai đoạn thi công đến khi có quả kiểm tra cuối cùng (kiểm tra sức chịu tải). 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu về thi công và kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi. - Xây dựng mô hình kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi. - Ứng dụng phần mềm MS Access để vi tính hóa mô hình. - Kiểm chứng mô hình bằng cách chạy thử phần mềm với dữ liệu của một công trình thực tế . 4. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh. - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thi công cọc khoan nhồi. - Giới hạn nghiên cứu:  Tiêu chuẩn Việt Nam;  Công trình xây dựng dân dụng. 2
  17. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu này được xem như một minh họa cho việc ứng dụng thống kê và CNTT vào công tác kiểm soát chất lượng cọc khoan nhồi nói riêng và kiểm soát chất lượng công trình nói chung. * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu góp phần hỗ trợ cho công tác quản lý của các bên liên quan (tư vấn thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát) đối với dự án cọc khoan nhồi nói riêng và dự ánh xây dựng công trình nói chung. Vi tính hóa việc kiểm soát chất lượng mang lại những tiện lợi sau:  Tìm kiếm thông tin nhanh chóng  Nhận ra tức thời các bất thường  Tăng khả năng tùy biến  Tự động xử lý và xuất dữ liệu  Đảm bảo tính toàn vẹn và tính hợp lý của dữ liệu  Tăng khả năng chia sẻ thông tin cho các bên liên quan 3
  18. 1.CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Cọc khoan nhồi 1.1.1 Khái niệm cọc khoan nhồi Cọc khoan nhồi là cọc được thi công theo phương pháp khoan tạo lỗ trong đất, sau đó lỗ được lấp đầy bằng bê tông [4]. Cấu tạo cọc khoan nhồi:  Cốt thép: được đặt suốt chiều dài cọc. Cốt thép được tính toán từ nhu cầu đặt thép cấu tạo cho cọc và mô hình chịu lực của cọc (cọc chịu nén dọc trục, cọc chịu kéo, cọc chịu tải trọng ngang).  Bê tông: được đổ lấp đầy suốt chiều dài cọc. Mác bê tông được tính toán dựa trên mô hình chịu lực của cọc. Hình 1.1: Mặt cắt cọc khoan nhồi Cọc khoan nhồi có các ưu điểm sau [3]:  Có thể được đặt xuyên qua các địa tầng phức tạp.  Thi công không gây tiếng ồn, chấn động đến công trình chung quanh.  Có sức chịu tải lớn.  Số lượng cọc bố trí trong 1 đài ít.  Không có mối nối trên suốt chiều dài cọc. 4
  19.  Có thể đạt được độ sâu mà cọc đúc sẵn không đạt được. Bên cạnh các ưu điểm, cọc khoan nhồi có những nhược điểm như:  Ma sát hông không lớn bằng cọc đúc sẵn.  Khó xác định các khuyết tật của cọc vì cọc hình thành trong lòng đất.  Nhiều khả năng gặp sự cố khi thi công.  Chi phí kiểm tra chất lượng tốn kém. 1.1.2 Các dạng cọc khoan nhồi - Cọc nhồi đơn giản tiết diện hình trụ và không thay đổi trên suốt chiều sâu của cọc. - Cọc nhồi mở rộng đáy : Cọc có hình trụ khoan bình thường nhưng phần đáy cọc được mở rộng. Cọc được mở rộng đáy và cọc đựợc mở rộng nhiều đợt ở thân cọc sẽ tăng sức chịu tải hơn nhiều so với cọc thông thường. Hình 1.2: Các dạng cọc khoan nhồi (1): Cọc đơn giản; (2): Cọc mở rộng đáy; (3): Cọc mở rộng đáy và thân 1.1.3 Phương pháp thi công cọc khoan nhồi a. Phương pháp sử dụng ống vách Phương pháp này thường được sử dụng khi thi công những cọc nằm kề sát với công trình có sẵn hoặc do những điều kiện địa chất đặc biệt. 5
  20. Phương pháp dùng ống vách thép rất thuận lợi cho thi công vì không phải lo việc sập thành hố khoan, công trình ít bị bẩn vì không phải sử dụng dung dịch bentonite, chất lượng cọc rất cao. b. Cọc khoan nhồi không sử dụng ống vách Ưu điểm của phương pháp này là thi công nhanh, ít ảnh hửởng đến các công trình xung quanh. Phương pháp này thích hợp với loại đất sét mềm, nửa cứng nửa mềm, đất cát mịn, cát thô hoặc có lẫn sỏi cỡ hạt từ 20-100mm. Phương pháp này cần sử dụng dung dịch (bentonite) giữ thành hố khoan trong khi thi công. 1.1.4 Quy trình thi công cọc khoan nhồi 1.1.4.1 Công tác chuẩn bị  Tập hợp các tài liệu kỹ thuật liên quan  Chuẩn bị mặt bằng (san phẳng, kiểm tra sức chịu tải của nền đối với máy thi công, đào đường rãnh thoát nước, …)  Thi công các công trình phụ trợ  Tập kết thiết bị, vật tư  Nghiệm thu mặt bằng theo yêu cầu thiết kế thi công Hình 1.3: Lồng thép cọc khoan nhồi (Nguồn: Công ty Delta) 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2