intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nhân tố nâng cao hiệu quả quản lý các dự án xây dựng tại các đơn vị trực thuộc bộ y tế - Áp dụng cho bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác đầu tư xây dựng công trình tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả quản lý các dự án xây dựng; đánh giá các yếu tố đã xác định được,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nhân tố nâng cao hiệu quả quản lý các dự án xây dựng tại các đơn vị trực thuộc bộ y tế - Áp dụng cho bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------------------------- NGUYỄN HỒNG SƠN CÁC NHÂN TỐ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ. ÁP DỤNG CHO BỆNH VIỆN CHỢ RẪY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp Mã ngành:60580208 TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 04 năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------------------------- NGUYỄN HỒNG SƠN CÁC NHÂN TỐ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ. ÁP DỤNG CHO BỆNH VIỆN CHỢ RẪY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp Mã ngành:60580208 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ QUANG TƢỜNG TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 04 năm 2015
  3. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ QUANG TƢỜNG Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM ngày 11 tháng 04 năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. Lƣơng Đức Long Chủ tịch 2 PGS.TS. Nguyễn Thống Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Thanh Tâm Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Anh Thƣ Ủy viên 5 TS. Nguyễn Quốc Định Ủy viên, Thƣ ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TS. Lƣơng Đức Long
  4. TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------- ---------------- TP. HCM, ngày 25 tháng 06 năm 2014 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN HỒNG SƠN Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 19/05/1986 Nơi sinh: Quảng Ngãi Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp MSHV: 1241870019 I. Tên đề tài: Các nhân tố nâng cao hiệu quả quản lý các dự án xây dựng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Áp dụng cho Bệnh viện Chợ Rẫy Thành Phố Hồ Chí Minh II. Nhiệm vụ và nội dung: - Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế . - Xác định các nhân tố nâng cao hiệu quả quản lý các dự án xây dựng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thông qua các nghiên cứu trƣớc đây, các bài báo khoa học đƣợc thống kê và sàng lọc bằng câu hỏi khảo sát với các chuyên gia có kinh nghiệm, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. - Tiến hành lập bảng câu hỏi khảo sát thử nghiệm, kiểm tra số liệu sau đó hoàn chỉnh bảng câu hỏi tiến hành khảo sát chính thức. - Sàn lọc xếp hạng các nhân tố ảnh hƣởng, phân tích các nhân tố chính ảnh hƣởng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý các dự án xây dựng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. - Đề xuất đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành Phố Hồ Chí Minh. - Kết luận và kiến nghị. III. Ngày giao nhiệm vụ: 25/06/2014 IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 09/03/2015 V. Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. NGÔ QUANG TƢỜNG CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn NGUYỄN HỒNG SƠN
  6. ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, khoa Xây dựng, trƣờng Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quí báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng . Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS.Ngô Quang Tƣờng đã trực tiếp tận tình và luôn động viên hƣớng dẫn tôi cũng nhƣ đã truyền đạt cho tôi những kiến thức kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn học viên lớp K12SXD21 khóa 2012 những ngƣời đã cùng tôi học tập và chia sẻ kiến thức trong suốt thời gian học tập. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo và Cán bộ công nhân viên của Bệnh viện Chợ Rẫy và các đối tác liên quan đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu để kết quả nghiên cứu có giá trị thực tiễn hơn. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn đến toàn thể những ngƣời thân trong gia đình, tất cả đã luôn hỗ trợ và giúp đỡ tôi mọi mặt trong suốt thời gian qua để tôi có thể tập trung hoàn thành chƣơng trình học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 03 năm 2015 NGUYỄN HỒNG SƠN
  7. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Công tác đầu tƣ xây dựng công trình tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế triển khai rất thuận lợi đáp ứng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng đầu tƣ dàn trải, hiệu quả đầu tƣ thấp, thất thoát vốn ngân sách nhà nƣớc, quản lý yếu kém, kém chất lƣợng, thời gian thi công kéo dài gây lãng phí ngân sách nhà nƣớc. Do vậy để việc đầu tƣ xây dựng các dự án cho ngành y tế nói chung và tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế nói riêng đạt hiệu quả cao cũng nhƣ đáp ứng cơ sở vật chất đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân thì việc nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng là vấn đề cấp bách hiện nay. Trƣớc tình hình trên thì tác giả chọn đề tài “Các nhân tố nâng cao hiệu quả quản lý các dự án xây dựng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Áp dụng cho Bệnh viện Chợ Rẫy Thành Phố Hồ Chí Minh” với mong muốn đóng góp thêm giải pháp trong việc dự báo, kiểm soát việc thay đổi chi phí xây dựng, tiến độ, chất lƣợng các dự án xây dựng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế nói chung và cho trƣờng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình. Trong giới hạn về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu đã xác định 6 nhóm nhân tố chính để nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Chủ đầu tƣ và các bên tham gia dự án ngành y tế có thể nghiên cứu tập trung vào 6 nhóm nhân tố này để từ đó xem xét đƣa ra giải pháp hiệu quả để đạt hiệu quả của dự án xây dựng. Từ các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hiệu quả quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế nêu trên, tác giả đề xuất những giải pháp nhằ ản lý các dự án đầu tƣ xây dựng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế nói chung và áp dụng cho Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh.
  8. iv ABSTRACT Investment in the construction unit of the Ministry of Health hasbeen favorably implementedsatisfying the infrastructure to serve the health care for the people. However, it has been wasting the state budget due to the over-spreading investment scale, low investment efficiency, loss of state budget funds, mismanagement, poor quality, long construction time, etc... Thus, in order to get high effectiveness as well as to satisfy facilities of ensuring the people’s health carein the projectsconstruction investment of the health sector in general and in the unit under the Ministry of Health in particular,it is presently urgent to improve the managementeffectiveness of constructioninvestment project. Within this situation, the author chose the topic "Factors to improve the managementefficiency of construction projects in the unitsbelonging to the Ministry of Health applying to Cho Ray Hospital in Ho Chi Minh City" with the desireto contribute solutions to predict and control the change of the construction cost, schedule, quality of construction projects in the unit belonging to the Ministry of Health in general and for cases of Cho Ray Hospital in particular, in order to provide the highest efficiency in the management of constructioninvestment projects. In the limited time and resources, research has identified six main contributing factors to improve the effectiveness of project management of construction investment in the units under the Ministry of Health. Investors and project stakeholders can health research focused on six groups of factors to consider making it an effective solution to achieve the efficiency of construction projects. From the above factors affecting the effectiveness of management construction project of the unitsbelonging to the Ministry of Health, the author propose management solutions to improve the efficiency of quality projects construction of the project in the unit belonging tothe Ministry of Health, especially hospitals and find innovative solutions to manage the project for the construction of Cho Ray Hospital in Ho Chi Minh City.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................x CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề: .......................................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: ..................................................................................3 1.3. Mục tiêu của đề tài: ..........................................................................................5 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN.....................................................................................6 2.1. Các nghiên cứu trƣớc đây về nâng cao quản lý chất lƣợng dự án xây dựng ...6 2.2. Các nghiên cứu khác ........................................................................................7 2.3. Tổng quan về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng ................................................11 2.3.1. Các định nghĩa ........................................................................................11 2.3.2. Các cơ sở về pháp lý ...............................................................................11 2.3.3. Phân loại dự án đầu tƣ xây dựng công trình ...........................................12 2.3.4. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ ......................................................12 2.3.4.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ ..................................................................13 2.3.4.2. Giai đoạn thực hiện đầu tƣ .................................................................13 2.3.4.3. Giai đoạn nghiệm thu bàn giao và đƣa công trình vào sử dụng ........16 2.3.5. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án.......................................17 2.3.6. Hình thức chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý dự án .........................................17 2.3.6.1. Hình thức Chủ đầu tƣ thuê tổ chức tƣ vấn quản lý điều hành dự án .18 2.4. Thực trạng về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại các đơn vị thuộc Bộ Y tế .19 2.4.1. Công tác lập dự án đầu tƣ .......................................................................20
  10. vi 2.4.2. Công tác thẩm định dự án đầu tƣ và ra quyết định đầu tƣ. .....................20 2.4.3. Công tác thiết kế lập dự toán ..................................................................20 2.4.4. Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu. ....................................................21 2.4.5. Công tác giám sát ....................................................................................21 2.4.6. Công tác quản lý chất lƣợng công trình ..................................................21 2.4.7. Mô hình tổ chức quản lý dự án ...............................................................22 2.4.8. Các nguồn vốn đầu tƣ .............................................................................23 CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....24 3.1. Cơ sở lý thuyết của việc khảo sát và xử lý mẫu .............................................24 3.1.1. Giới thiệu cách thức lập bảng câu hỏi .....................................................24 3.1.2. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát .................................................26 3.1.3. Kích thƣớc mẫu và kiểm định thang đo ..................................................26 3.1.4. Thu thập dữ liệu ......................................................................................28 3.1.4.1. Dữ liệu sơ cấp ....................................................................................28 3.1.4.2. Dữ liệu thứ cấp ...................................................................................28 3.1.5. Tham khảo ý kiến chuyên gia .................................................................28 3.1.6. Khảo sát thử nghiệm ...............................................................................29 3.1.7. Phân tích nhân tố (Factor Analysis) ........................................................29 3.1.7.1. Giới thiệu ...........................................................................................29 3.1.7.2. Điều kiện để phân tích nhân tố ..........................................................29 3.1.7.3. Các tham số thống kê trong phân tích nhân tố ...................................30 3.1.7.4. Xoay các nhân tố ................................................................................31 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................31 CHƢƠNG 4: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................34 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................34 4.1.1. Giới thiệu về Bộ Y tế ..............................................................................34 4.1.2. Đặc điểm Bệnh viện Chợ Rẫy.................................................................36 4.1.2.1. Vị trí đặc điểm tự nhiên .....................................................................36 4.1.2.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................38 4.2. Công tác đầu tƣ dự án xây dựng tại Bệnh viện Chợ Rẫy ...............................40 4.3. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng ....................................................................43 4.4. Khảo sát lần 1 – Khảo sát thử nghiệm ...........................................................45
  11. vii 4.5. Khảo sát lần 2 – Khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng .........................................49 4.5.1. Kích thƣớc mẫu khảo sát.........................................................................49 4.5.2. Số liệu khảo sát .......................................................................................50 4.6. Phân tích dữ liệu khảo sát ..............................................................................50 4.6.1. Phân tích thông tin đối tƣợng khảo sát....................................................50 4.6.1.1. Thời gian công tác ..............................................................................50 4.6.1.2. Chuyên ngành đào tạo ........................................................................51 4.6.1.3. Chức vụ hiện tại .................................................................................52 4.6.1.4. Vai trò trong dự án .............................................................................53 4.6.1.5.Tổng mức đầu tƣ của dự án.................................................................54 4.6.1.6. Số lƣợng dự án đã tham gia ...............................................................55 4.6.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ............................................................56 4.6.3. Kết quả phân tích nhân tố PCA ...............................................................60 4.7. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................61 4.8. Đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố đến công tác QLDA xây dựng tại Bệnh viện Chợ Rẫy.........................................................................................................63 4.9. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng tại Bệnh viện Chợ Rẫy ...............................................................................................69 4.9.1. Công tác quản lý và lập kế hoạch ...........................................................69 4.9.2. Công tác đáp ứng tài chính cho dự án .....................................................70 4.9.3. Công tác quản lý chất lƣợng công trình ..................................................70 4.9.4. Năng lực các bên tham gia dự án ............................................................73 4.9.5. Mô hình quản lý dự án cho bệnh viện .....................................................74 4.9.6. Công tác kiểm tra giám sát ......................................................................76 4.9.7. Các hƣớng phát triển đầu tƣ dự án ..........................................................77 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................78 5.1. Kết luận ..........................................................................................................78 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80
  12. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1:1 Số liệu tổng kết 6 tháng đầu năm 2014 trở về trƣớc của Bộ Y tế .............. 2 Bảng 2:1 Trung bình xếp hạng tốp 10 nhân tố thành công xếp hạng cao nhất. .......... 7 Bảng 2:2 Xếp hạng các vấn đề thƣờng gặp trong ngành xây dựng. ........................... 8 Bảng 2:3 Các yếu tố thành công của dự án .............................................................. 10 Bảng 4:1 Bảng tổng hợp danh sách các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế ......................... 34 Bảng 4:2 Các nhân tố nâng cao hiệu quả quản lý các dự án xây dựng .................... 43 Bảng 4:3 Hệ số Cronbach's Alpha tổng thể ............................................................. 45 Bảng 4:4 Item Statistics khảo sát thử nghiệm .......................................................... 45 Bảng 4:5 Item-Total Statistics khảo sát thử nghiệm ................................................ 47 Bảng 4:6 Kết quả thời gian công tác của đối tƣợng khảo sát................................... 51 Bảng 4:7 Kết quả chuyên ngành đào tạo của đối tƣợng khảo sát ............................ 52 Bảng 4:8 Kết quả chức vụ hiện tại của đối tƣợng khảo sát ...................................... 53 Bảng 4:9 Kết quả vai trò trong dự án của đối tƣợng khảo sát.................................. 54 Bảng 4:10 Kết quả tổng mức đầu tƣ dự án của đối tƣợng khảo sát ......................... 55 Bảng 4:11 Kết quả số lƣợng dự án đã tham gia của đối tƣợng khảo sát.................. 56 Bảng 4:12 Hệ số Cronbach's Alpha tổng thể ........................................................... 56 Bảng 4:13 Item Statistics khảo sát đại trà ................................................................ 57 Bảng 4:14 Item-Total Statistics khảo sát đại trà ...................................................... 58 Bảng 4:15 KMO and Bartlett's Test lần 2 ................................................................ 60 Bảng 4:16 Rotated Component Matrixa ................................................................... 60
  13. ix DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2:1 Các giai đoạn quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình ......................... 12 Hình 2:2 Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ ......................................................................... 13 Hình 2:3 Giai đoạn thực hiện dự án – Chuẩn bị trƣớc khi xây lắp .......................... 15 Hình 2:4 Giai đoạn thực hiện dự án – Tiến hành xây lắp ........................................ 16 Hình 2:5 Giai đoạn nghiệm thu bàn giao đƣa công trình vào sử dụng .................... 17 Hình 2:6 Hình thức chủ đầu tƣ tự quản lý dự án...................................................... 18 Hình 2:7 Hình thức chủ đầu tƣ thuê tƣ vấn quản lý dự án ........................................ 19 Hình 2:8 Mô hình ban quản lý dự án do chủ đầu tƣ quản lý trực tiếp ..................... 22 Hình 2:9 Mô hình ban quản lý dự án do chủ đầu tƣ thuê......................................... 22 Hình 3:1 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.................................................... 26 Hình 3:2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................ 33 Hình 4:1 Bản đồ hành chính quận 5 TP Hồ Chí Minh ............................................. 37 Hình 4:2 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Chợ Rẫy ............................................................ 40 Hình 4:3 Biểu đồ thời gian công tác của đối tƣợng khảo sát ................................... 51 Hình 4:4 Biểu đồ chuyên ngành đào tạo của đối tƣợng khảo sát ............................. 52 Hình 4:5 Biểu đồ chức vụ hiện tại của đối tƣợng khảo sát ...................................... 53 Hình 4:6 Biểu đồ vai trò trong dự án của đối tƣợng khảo sát ................................... 54 Hình 4:7 Biểu đồ tổng mức đầu tƣ dự án của đối tƣợng khảo sát ........................... 55 Hình 4:8 Biểu số lƣợng dự án đã tham gia của đối tƣợng khảo sát ......................... 56 Hình 4:9 Quy trình giám sát công tác hoàn thiện xây dựng công trình ................... 71 Hình 4:10 Quá trình công tác tham vấn ý kiến trong quá trình thiết kế .................. 72 Hình 4:11 Mô hình quản lý dự án khi Bệnh viện Chợ Rẫy làm chủ đầu tƣ ............ 74 Hình 4:12 Mô hình quản lý dự án khi Bộ Y tế làm chủ đầu tƣ................................ 75 Hình 4:13 Mô hình ban quản trị vận hành công trình .............................................. 76
  14. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - QLDA : Quản lý dự án - CĐT : Chủ đầu tƣ - TVGS : Tƣ vấn giám sát - NSNN: Ngân sách nhà nƣớc - ODA: Official Development Assistance - KMO : Kaiser-Mayer-Olkin
  15. 1 CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là một vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm, Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ IX đã nêu định hƣớng của công tác này trong những năm tới “Nâng cao tính công bằng và hiệu quả trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân” và chỉ ra biện pháp đối với công tác đối với công tác khám chữa bệnh là hoàn thiện hai Trung tâm y tế chuyên sâu là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới trong thời gian qua, ngành y học của các nƣớc trên thế giới và đặc biệt là các nƣớc trong khu vực đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc nhờ ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ thông tin. Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu phát triển cho các bệnh viện của nƣớc ta nói chung, đặc biệt là Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng phải tập trung đầu tƣ hiện đại cơ sở hạ tầng trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao và đồng thời hòa nhập với nhịp độ phát triển của các bệnh viện lớn trong khu vực và trên thế giới. Bệnh viện Chợ Rẫy là Bệnh viện loại I – tuyến Trung ƣơng trực thuộc Bộ Y Tế đƣợc giao nhiệm vụ: Khám, chữa bệnh và điều trị cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và 31 tỉnh thành phía Nam từ Ninh Thuận tới Cà Mau. Ngoài ra Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đầu ngành ở phía Nam còn có chức năng nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo cán bộ chuyên khoa ngành y cho trƣờng Đại học Y Dƣợc Thành phố HCM và các tỉnh phía Nam. Bệnh viện thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề ngành y với sự tham dự của các tổ chức y tế trong và ngoài nƣớc. Bệnh viện Chợ Rẫy với quy mô đƣợc chuyển giao 500 giƣờng bệnh và 35 khoa lâm sàng. Nhƣng trong thực tế và qua số liệu thống kê 3 năm gần đây số lƣợng bệnh nhân ngày càng tăng và hiện nay quy mô bệnh viện đã lên đến 1.800 giƣờng với 62 khoa phòng [1]
  16. 2 Cùng với sự ổn định về chính trị, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Ngành xây dựng đã đóng góp một phần đáng kể và có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên, tình trạng đầu tƣ dàn trải, hiệu quả đầu tƣ thấp, thất thoát vốn ngân sách nhà nƣớc, quản lý yếu kém, còn chƣa chặt chẽ trong khâu đầu vào và đầu ra sản phẩm dẫn đến tình trạng công trình xây dựng kém chất lƣợng, thời gian thi công kéo dài so với tiến độ đã đề ra, gây thiệt hại kinh tế và thời gian cho các bên. Trong bối cảnh kinh tế trong nƣớc cung nhƣ trên thế giới gặp nhiều khó khăn, Nhà nƣớc chủ trƣơng giảm chi phí cho đầu tƣ công để ổn định nền kinh tế vĩ mô.Thực hiện [2] của Chính phủ về giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Chỉ thị số 1972/CT-TTG ngày 15/10/2011 [3] của Thủ tƣớng chính phủ về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc, vốn Trái phiếu chính phủ, xây dựng kế hoạch đầu tƣ phát triển nguốn Ngân sách nhà nƣớc năm 2012 và Trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012-2015. Nhằm đáp ứng nhu cầu về khám chữa bệnh cho nhân dân, theo số liệu tổng kết 6 tháng đầu năm 2014 (Báo cáo hội nghị giao ban đầu tư xây dựng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tháng 7/2014), các dự án sẽ đƣa vào sử dụng trong các năm tới : Bảng 1:1 Số liệu tổng kết 6 tháng đầu năm 2014 trở về trƣớc của Bộ Y tế STT Tên công trình Tổng mức đầu tƣ (tỷ đồng) Công trình hoàn thành năm 2013 1 Bệnh viện Thống Nhất 193 tỷ 2 Bệnh viện Hữu Nghị 321 tỷ 3 Bệnh viện C Đà Nẵng 220 tỷ 4 Bệnh viện Đại học KTYT Hải Dƣơng 108 tỷ 5 Bệnh viện Việt Nam- Thủy điển Uông Bí 151 tỷ 6 Viện Sốt rét ký, sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn 106 tỷ 7 Đại học Y dƣợc Tp Hồ Chí Minh 417 tỷ 8 Trụ sở Tổng cục dân số KHH gia đình 65 tỷ 9 Hạ tầng kỹ thuật bệnh viện đa khoa TW Quảng Nam 225 tỷ
  17. 3 Các công trình hoàn thành năm 2014 1 Bệnh viện Tai mũi họng TW 163 tỷ 2 Bệnh viện Nội tiết TW 497 tỷ 3 Bệnh viện Phụ sản TW 348 tỷ 4 Trung tâm Y tế quốc tế - Bệnh viện TW Huế 281 tỷ 5 Trung tâm Ung bƣớu bệnh viện Chợ Rẫy 428 tỷ 6 Bệnh viện Da liễu TW 142tỷ Các công trình hoàn thành năm 2015 1 Bệnh viện Nhi TW 995 tỷ 2 Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW 755 tỷ 3 Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều 290 tỷ 4 Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên 49 tỷ 5 Trung tâm Ung Bƣớu/ bệnh viện VN- TĐ Uông Bí 230 tỷ 6 Đại học Y dƣợc Cần Thơ 110 tỷ Trƣớc tình hình khó khăn trên, việc nhà nƣớc ƣu tiên ngân sách để đầu tƣ dự án xây dựng cho ngành y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân là điều hết sức thuận lợi. Do vậy để việc đầu tƣ xây dựng các dự án cho ngành y tế đạt chất lƣợng cao cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân thì việc nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng là vấn đề cấp bách hiện nay của các đơn vị ngành y tế. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: Theo báo cáo của Bộ Y tế (Báo cáo hội nghị giao ban đầu tư xây dựng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tháng 7/2014) về công tác quản lý đầu tƣ xây dựng ngành y tế, hầu hết các đơn vị đều mắc các sai phạm phổ biến nhƣ sau : + Do không đủ vốn đầu tƣ nên một số dự án phải kéo dài thời gian thực hiện đầu tƣ theo kế hoạch vì vậy phần lớn các dự án tuy không bổ sung hạng mục, khối lƣợng nhƣng đều phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tƣ do trƣợt giá mà khi xây dựng tổng mức đầu tƣ dự án không lƣờng hết đƣợc.
  18. 4 + Một số nhà thầu do tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản, năng lực tài chính có hạn nên không có khả năng ứng vốn để thực hiện các hợp đồng xây dựng với chủ đầu tƣ vì vậy tiến độ kéo dài. + Do phải rút gọn để kết thúc dự án nên không thể triển khai đồng bộ các hạng mục xây dựng và lắp đặt thiết bị gắn với công trình nên ảnh hƣởng đến hiệu quả khi đƣa công trình vào sử dụng. + Chất lƣợng lập dự án chƣa cao, phần lớn các dự án điều phải điều chỉnh, phê duyệt lại. + Chất lƣợng lập thiết kế, dự toán của cơ quan tƣ vấn chƣa tốt, giải pháp kết cấu nhất là xử lý nền chƣa hiệu quả, bản vẽ thể hiện chƣa rõ ràng, thiếu chi tiết kích thƣớc…Dự toán tính thiếu, thừa nhiều, áp dụng đơn giá định mức chƣa chính xác. Đặc biệt cơ quan tƣ vấn thẩm tra thiết kế, dự toán ít phát hiện sai sót của cơ quan tƣ vấn thiết kế cho chủ đầu tƣ nên chất lƣợng thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của chủ đầu tƣ chƣa cao. + Về công tác quản lý chi phí, điểm yếu cơ bản công tác nghiệm thu thanh toán là căn cứ khối lƣợng dự toán dự thầu để thanh toán mà chƣa tổ chức nghiệm thu, đo đếm lại hiện trƣờng dẫn đến một số dự án tạm ứng, thanh toán quá khối lƣợng thực tế thi công. + Công tác kiểm tra đôn đốc tiến độ thực hiện dự án còn nhiều hạn chế, hầu hết các dự án đều vƣợt thời gian đầu tƣ so với quy định. Chế độ thƣởng phạt hợp đồng do chậm tiến độ chƣa nghiêm minh. + Công tác thanh quyết toán chƣa thực hiện tốt. Những điều này càng gây khó khăn cho công tác đầu tƣ xây dựng nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân, mặc khác gây ảnh hƣởng lớn cho nền kinh tế. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo đƣợc chi phí, tiến độ, chất lƣợng của các dự án xây dựng nói chung và ngành y tế nói riêng mà cụ thể là dự án bệnh viện. Trƣớc tình hình trên thì các Ban quản lý dự án của các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý theo một quy trình hợp lý và chặt chẽ, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng nguốn vốn và
  19. 5 triển khai dự án. Tác giả chọn đề tài “Các nhân tố nâng cao hiệu quả quản lý các dự án xây dựng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Áp dụng cho Bệnh viện Chợ Rẫy Thành Phố Hồ Chí Minh” với mong muốn đóng góp thêm giải pháp trong việc dự báo, kiểm soát việc thay đổi chi phí xây dựng, tiến độ, chất lƣợng các dự án xây dựng ngành y tế, từ đó có thể cải thiện hiệu quả đầu tƣ cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. 1.3. Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá thực trạng công tác đầu tƣ xây dựng công trình tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. - Xác định các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả quản lý các dự án xây dựng (Vật liệu, tiến độ, chất lƣợng, thiết bị chuyên dụng, mô hình quản lý, công nghệ, năng lực : Ban quản lý dự án, nhà thầu tƣ vấn thiết kế, nhà thầu thi công, nhà thầu tƣ vấn giám sát). - Đánh giá các yếu tố đã xác định đƣợc. - Đề xuất những giải pháp quản lý nhằ ất lƣợng các dự án đầu tƣ xây dựng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đặc biệt là bệnh viện và tìm ra giải pháp cải tiến việc nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình cho Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Góc độ phân tích: Nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ đầu tƣ, đơn vị tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn thẩm tra, đơn vị thi công, tƣ vấn giám sát, tƣ vấn quản lý dự án và những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhằm đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. - Đối tƣợng nghiên cứu: Các dự án đầu tƣ xây dựng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Trƣờng hợp áp dụng cụ thể là Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: Tiến hành thu thập dữ liệu từ các dự án xây dựng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. - Thành phần tham gia nghiên cứu: Chủ đầu tƣ (ban Quản lý dự án), Tƣ vấn Quản lý dự án, Tƣ vấn giám sát, Tƣ vấn thiết kế, Nhà thầu thi công…các chuyên gia có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
  20. 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. Các nghiên cứu trƣớc đây về nâng cao quản lý chất lƣợng dự án xây dựng Mô hình nghiên cứu về chi phí dự án xây dựng trong và ngoài nƣớc đã đƣợc nhiều chuyên gia thực hiện nhiều đề tài trƣớc đây. Nguyễn Thị Minh Tâm, Cao Hào Thi thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động chi phí của dự án xây dựng” Trƣờng Đại Học Bách Khoa TP.HCM – ĐHQG HCM – 2009 [4]. - Nghiên cứu này chỉ ra rằng mặc dù dự án thực hiện trong phạm vi chi phí kế hoạch những vẫn đảm bảo về mặt chất lƣợng cũng nhƣ tiến độ đã đề ra, đây cũng là mục tiêu quan trọng của công tác quản lý dự án nói chung và dự án xây dựng nói riêng. Đề tài nghiên cứu cũng đã đƣa ra 6 nhân tố gây nên sự biến động chi phí dự án xây dựng và khẳng định mối quan hệ nghịch biến của 6 nhân tố trên: năng lực của bên thực hiện, năng lực của bên hoạch định, sự gian lận và thất thoát, môi trƣờng kinh tế, chính sách mà môi trƣờng tự nhiên. - Tuy nhiên, nghiên cứu còn hạn chế, đó là mẫu nghiên cứu đƣợc chọn theo phƣơng pháp thuận tiện, dữ liệu thu thập đƣợc có thể bị ảnh hƣởng bởi ý kiến chủ quan của ngƣời trả lời nên chƣa phản ánh đúng thực trạng của các yếu tố. Kích thƣớc mẫu còn nhỏ so với quy mô nghiên cứu và phạm vi còn nhỏ vì thực hiện ở TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu còn chƣa xét đến nhiều yếu tố khác ảnh hƣởng đến biến động chi phí dự án nhƣ vấn đề an toàn lao động, hợp đồng, vấn đề xã hội văn hóa…Tuy nhiên mô hình nghiên cứu này có thể áp dụng cho các dự án khác. Vì những hạn chế nêu trên cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa phát triển chuyên sâu sơn, quy mô rộng để đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng chính xác hơn. Tác giả TS. Lƣu Trƣờng Văn, KS. Nguyễn Chánh Tài thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố thành công của các dự án xây dựng vốn ngân sách” [5]. - Nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc 39 nhân tố thành công của các dự án xây dựng vốn ngân sách, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố trên đến sự thành công của dự án vốn ngân sách. Trong đó chỉ ra 10 nhân tố thành công xếp hạng cao nhất:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2