Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Luận văn chỉ ra các áp lực tác động lên quá trình cấp GPXD, làm kéo dài thời gian cấp GPXD. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ cho các cơ quan ban hành chính sách sẽ hoàn thiện các quy định về cấp GPXD và làm cơ sở pháp lý để các CĐT có phương án lập hồ sơ cho phù hợp với quy định hiện hành để tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc xin cấp GPXD.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM ---------------- PHẠM VĂN LẶNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số ngành: 60580208 TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM ---------------------- PHẠM VĂN LẶNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã số ngành: 60580208 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. NGUYỄN THỐNG TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN THỐNG Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 04 tháng 10 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS Ngô Quang Tường Chủ tịch 2 TS. Trần Quang Phú Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Quốc Định Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Việt Tuấn Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thanh Việt Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 27 tháng 07 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Phạm Văn Lặng Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 19/02/1983 Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp MSHV: 1441870029 I- Tên đề tài: Những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. II- Nhiệm vụ và nội dung: Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu những yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 27/07/2017 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thống CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS.TS. NGUYỄN THỐNG
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Phạm Văn Lặng
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị để có thể hoàn thành Luận văn. Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy/Cô đã tham gia tận tình giảng dạy các môn học trong suốt quá trình học của Lớp 15SXD21. Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn đến tập thể cán bộ, nhân viên và Thầy cô tại Phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học và Khoa Xây dựng của Trường Đại học Công nghệ TP. HCM đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn thủ tục trong suốt quá trình học để giúp các học viên hoàn thành khóa học. Xin gửi lời cám ơn đến tập thể Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Phòng Quản lý đô thị quận Bình Tân và các cán bộ, nhân viên đã tham gia cho ý kiến và thực hiện khảo sát để giúp tác giả có được các thông tin và dữ liệu cần thiết để hoàn thành Luận văn. Và sau cùng, xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến PGS.TS Nguyễn Thống, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành Luận văn. Học viên thực hiện Luận văn Phạm Văn Lặng
- iii TÓM TẮT Để thực hiện được một công trình xây dựng, chủ đầu tư phải liên hệ với cơ quan cấp phép đề nghị xem xét cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Hiện nay, công tác cấp giấy phép xây dựng đã được UBND thành phố, Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện rất quan tâm, kịp thời triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề gây khó khăn cho các chủ đầu tư như cấp phép chậm so với quy định, tình trạng xây dựng không phép, sai phép vẫn còn xảy ra. Nhằm thúc đẩy nhanh chóng, đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí trong cấp giấy phép xây dựng, tác giả quyết định lập đề tài nghiên cứu thạc sỹ là “Những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh”. Từ các lý thuyết và tham khảo ý kiến của các chuyên gia và giáo viên hướng dẫn, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 8 yếu tố kỳ vọng ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng bao gồm Chính sách Pháp luật, Chính sách quy hoạch, Công tác tổ chức tại cơ quan, Thủ tục hành chính, Sự năng động của Bộ máy cấp phép, Trình độ của cán bộ trực tiếp và gián tiếp, Thời gian biểu làm việc của cơ quan, Quy trình cấp phép. Các yếu tố này được thể hiện bởi 36 biến với thang đo Likert 5 mức độ. Tác giả tiến hành khảo sát và thu về được 330 phiếu hợp lệ và thực hiện phân tích dữ liệu khảo sát với phần miềm SPSS 20.0. Kết quả cho thấy rằng tất cả yếu tố mà tác giả kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng đều được chấp nhận. Sự ảnh hưởng này được thể hiện bằng phương trình hồi quy số học thể hiện mối quan hệ biến thiên giữa các nhóm biến và hàm Y như sau: Y = 3.061 + 0.363xPL + 0.318xQH + 0.288xTC + 0.247xHC + 0.227xBM + 0.208xQT + 0.195xTGL + 0.186xTDCB Từ kết quả trên tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép xây dựng tại UBND quận Bình Tân trong thời gian tới như sau:
- iv Biện pháp 1 là nâng cao chất lượng về Chính sách Pháp luật. Nhà nước xây dựng Luật phải quy định đầy đủ, rõ ràng, ổn định, phù hợp với thực tế, giải quyết được vấn đề thực tế đặt ra và có tính liên thông giữa các quy định. Biện pháp 2 là Nâng cao chất lượng Quy hoạch. Nhà nước cần tạo ra những hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, đồng bộ, đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch phải chuyên nghiệp. Biện pháp 3 là Nâng cao chất lượng Công tác tổ chức tại cơ quan. Lãnh đạo có sự bố trí nguồn lực các khâu phù hợp, hệ thống máy móc trang bị đầy đủ và phân công nhiệm vụ rõ ràng. Biện pháp 4 là Nâng cao chất lượng Cải cách thủ tục hành chính. Quy định phải đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo, sửa đổi tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư. Biện pháp 5 là Nâng cao tính Năng động của bộ máy. Công chức phải hướng dẫn nhiệt tình, thấu đáo về quy trình, thành phần hồ sơ, không để chủ đầu tư đi lại nhiều lần. Biện pháp 6 là nâng cao chất lượng Quy trình cấp phép. Cần phải thực hiện tốt các quy định của Nhà nước trong việc thực hiện cơ chế một cửa. Biện pháp 7 là nâng cao Thiết lập thời gian biểu làm việc thích hợp. Cần thực hiện làm thêm giờ khi có yêu cầu trước. Bên cạnh đó, cần bố trí thời gian và nguồn lực phù hợp để giải quyết tốt công việc trong giờ làm việc tại cơ quan. Biện pháp 8 là nâng cao Trình độ đào tạo chuyên ngành của cán bộ trực tiếp và gián tiếp đều cần phải được đảm bảo năng lực, trình độ trong công tác cấp phép. Kết thúc nghiên cứu tác giả đề ra một số hạn chế mà luận văn này chưa giải quyết hết theo như kỳ vọng ban đầu. Từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu phát triển tiếp theo.
- v ABSTRACT To build a construction works, the investor must contact the licensing authority to consider proposed construction permits as prescribed. Currently, the work of building permit the city People's committee, Department of construction and People's committees of districts are concerned, timely effective implementation of the provisions of law. However, there remain a number of issues make it difficult for investors as slow compared to licensing regulations, the state built without permission, false permit still occur. To promote rapid, simplified procedures, reducing costs in granting the construction permit, the author decided to establish research master is "Factors affecting the progress of granting construction permits in Committees people's Committee of Binh Tan district, Ho Chi Minh city”. From the theoretical and consultation of experts and instructors, authors offer a model study includes 8 elements expectations affect the progress of granting construction permits include Policy Law, policy planning and organizational work at the agency, administrative procedures, the dynamics of apparatus licensing, qualification of managers indirectly, Timeline work of the agency, process licensing. These factors are expressed by 36 variables with 5 level Likert scale. The author conducted a survey and collected 330 valid votes and perform survey data analysis with SPSS 20.0 instance of software. Results showed that all factors that the authors expect will affect the progress of the construction permit will be accepted. This influence is shown by numerical regression equation represents the relationship between the group variable Y variables and functions as follows: Y = 3.061 + 0.363xPL + 0.318xQH + 0.288xTC + 0.247xHC + 0.227xBM + 0.208xQT + 0.195xTGL + 0.186xTDCB From the above results the author has set out a number of measures to accelerate the construction permit in Binh Tan District People's Committee in the coming period as follows:
- vi Measure 1 is to improve the quality of policies and legislation. State building regulations Law must complete, clear, stable, consistent with the fact, solve the practical problems posed and interoperability between the provisions. Measure 2 Improving the quality of planning. State should create legislation system unified, synchronized, team officials have professional planning. Measures 3 is Improving the quality of organizational work at the agency. Leaders have the resources stages arranged matching system equipped machines and clear division of tasks. Measure 4 is Improving the quality of administrative procedure reform. Provisions to ensure the legality, efficiency, transparency, elimination of cumbersome procedures, overlapping, modify create favorable conditions for investors. Measure 5 is Advanced features of the apparatus. Public servants must guide enthusiastic, thorough process, component profile, not for investors to go back several times. Measures 6 as improving quality licensing process. It is necessary to implement legal regulations in conducting one door mechanism. Measures 7 is enhanced Establish work schedules appropriate. Need to perform overtime when requested in advance. Besides, should allocate time and resources appropriate to solve a good job during working hours at the agency. Measures 8 is advanced level specialized training of staff directly and indirectly needs to be guaranteed competence and qualifications of the work permits. End of the study the authors proposed a number of limitations that this thesis has resolved as originally expected. Since then proposed solutions for improvement in the development of the next study.
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................................v MỤC LỤC ................................................................................................................ vii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. xi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ xii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xiii CHƯƠNG I ................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 1.4 Tình hình nghiên cứu đề tài ..........................................................................3 1.5 Những đóng góp của đề tài ...........................................................................4 1.6 Cấu trúc của luận văn ....................................................................................4 CHƯƠNG II ..............................................................................................................5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................5 2.1 Cơ sở lý thuyết ..............................................................................................5
- viii 2.1.1 Các khái niệm về xây dựng ................................................................5 2.1.2 Khái niệm GPXD ...............................................................................6 2.1.3 Công trình được miễn GPXD ............................................................6 2.1.4 Nội dung chủ yếu của GPXD .............................................................7 2.1.5 Điều kiện cấp GPXD..........................................................................8 2.1.6 Điều kiện cấp GPXD có thời hạn .......................................................9 2.1.7 Giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp GPXD ...........................................10 2.1.8 Hồ sơ đề nghị cấp GPXD .................................................................12 2.1.9 Quy trình xin cấp GPXD ..................................................................13 2.1.10 Thẩm quyền cấp GPXD .................................................................15 2.1.11 Trách nhiệm của cơ quan cấp GPXD .............................................15 2.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .................................................................16 2.2.1 Sự năng động của Bộ máy cấp phép ................................................16 2.2.2 Quy trình cấp phép ...........................................................................17 2.2.3 Chính sách quy hoạch ......................................................................17 2.2.4 Thủ tục hành chính ...........................................................................18 2.2.5 Chính sách, Pháp luật .......................................................................19 2.2.6 Trình độ của cán bộ trực tiếp và gián tiếp........................................19 2.2.7 Công tác tổ chức tại cơ quan ............................................................21 2.2.8 Thời gian biểu làm việc của cơ quan ...............................................22 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài .......................................................23 CHƯƠNG III ...........................................................................................................25 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................25 3.1. Quy trình nghiên cứu định lượng ...............................................................25
- ix 3.2. Thu thập dữ liệu .........................................................................................32 3.2.1. Quy trình thu thập dữ liệu ...............................................................32 3.2.2. Cách thức lấy mẫu ...........................................................................32 3.3. Các công cụ nghiên cứu .............................................................................33 3.4 Phân tích dữ liệu..........................................................................................33 3.4.1 Phân tích thống kê mô tả ..................................................................33 3.4.2 Phân tích sâu dữ liệu ........................................................................34 CHƯƠNG IV ...........................................................................................................39 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................39 4.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu và cơ quan nghiên cứu ...........................39 4.1.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .....................................................39 4.1.2 Giới thiệu về cơ quan nghiên cứu ....................................................43 4.2 Kết quả của quá trình thu thập dữ liệu khảo sát ..........................................46 4.3 Thống kê mô tả mẫu....................................................................................47 4.4. Thống kê mô tả các biến định lượng ..........................................................51 4.5 Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha........................................................53 4.6 Phân tích phương sai Anova (Analysis of Variance) ..................................57 4.7 Phân tích nhân tố PCA ................................................................................58 4.8 Phân tích hồi quy.........................................................................................62 CHƯƠNG V .............................................................................................................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................68 5.1 K ết luận về kết quả ...............................................................................68 5.2 Kiến nghị về các biện pháp .........................................................................69 5.2.1 Nâng cao chất lượng về Chính sách Pháp luật .................................69
- x 5.2.2 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ........................................70 5.2.3 Nâng cao chất lượng công tác tổ chức tại cơ quan ..........................72 5.2.4 Nâng cao chất lượng Cải cách Thủ tục hành chính .........................72 5.2.5 Nâng cao tính năng động của Bộ máy cấp phép .............................73 5.2.6 Nâng cao chất lượng Quy trình cấp phép.........................................74 5.2.7 Nâng cao Thiết lập thời gian biểu làm việc thích hợp .....................75 5.2.8 Nâng cao trình độ đào tạo chuyên ngành của cán bộ trực tiếp và gián tiếp .............................................................................................................76 5.3. Những hạn chế của nghiên cứu ..................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78 PHỤ LỤC
- xi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT CP Chính phủ BXD Bộ Xây dựng SXD Sở Xây dựng TPHCM Thành phố Hồ chí Minh UBND Ủy ban nhân dân TTHC Thủ tục hành chính GPXD Giấy phép xây dựng CĐT Chủ đầu tư CTXD Công trình xây dựng ĐTXD Đầu tư xây dựng QSDĐ Quyền sử dụng đất QSDĐO Quyền sử dụng đất ở GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSHNO Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở GCNQSHCTXD Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng QLĐT Phòng quản lý đô thị CQNN Cơ quan nhà nước CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước
- xii DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1 Các biến kỳ vọng ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu…………………...26 Bảng 3. 2 Mã hóa các biến của bảng câu hỏi trong SPSS ........................................35 Bảng 4. 1 Thống kê đơn vị hành chánh quận Bình Tân ............................................39 Bảng 4. 2 Cơ cấu dân số theo từng năm và theo giới tính quận Bình Tân ...............42 Bảng 4. 3 Thống kê số liệu cấp GPXD trên địa bàn quận Bình Tân ........................43 Bảng 4. 4 Thống kê mẫu thông tin cá nhân ..............................................................47 Bảng 4. 5 Giới tính của đối tượng khảo sát...............................................................48 Bảng 4. 6 Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập ..................................................51 Bảng 4. 7 Kết quả kiểm định độ tin cậy dữ liệu với 04 biến không thỏa điều kiện ..54 Bảng 4. 8 Kết quả kiểm định độ tin cậy dữ liệu với 32 biến thỏa điều kiện .............55 Bảng 4. 9 Kết quả kiểm định phương sai theo giới tính ...........................................57 Bảng 4. 10 Kết quả Kiểm định ANOVA ..................................................................58 Bảng 4. 11 Tóm tắt các thông tin trong phân tích nhân tố PCA ...............................59 Bảng 4. 12 Ma trận xoay trong phân tích nhân tố PCA ............................................60 Bảng 4. 13 Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter .........................................63 Bảng 4. 14 Hồi quy tuyến tính theo phương pháp Enter ..........................................64 Bảng 4. 15 Kết quả phân tích ANOVA ....................................................................65
- xiii DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1 Quy trình cấp GPXD tại UBND quận Bình Tân ....................................... 14 Hình 2. 2 Mô hình nghiên cứu của đề tài .................................................................. 23 Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 31 Hình 4. 1 Bản đồ địa giới hành chính quận Bình Tân...............................................40 Hình 4. 2 Sơ đồ tổ chức của UBND quận Bình Tân .................................................44 Hình 4. 3 Sơ đồ tổ chức của Phòng QLĐT ...............................................................45 Hình 4. 4 Biểu đồ Tỷ lệ giới tính ..............................................................................48 Hình 4. 5 Biểu đồ Tỷ lệ độ tuổi của đối tượng khảo sát ...........................................49 Hình 4. 6 Biểu đồ Trình độ của đối tượng khảo sát ..................................................50 Hình 4. 7 Biểu đồ Thống kê về đối tượng phỏng vấn ...............................................51 Hình 4. 8 Biểu đồ phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa ................................66 Hình 4. 9 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa .....................................................66 Hình 4. 10 Biểu đồ P_P Plot của phần dư .................................................................67
- 1 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài TPHCM là đô thị lớn nhất của cả nước, được xếp loại đặc biệt với diện tích 2.095,50 km2, dân số thống kê cuối năm 2016 có 8.426,10 nghìn người [1], có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tự nhiên, được đánh giá là một điểm đến thu hút các CĐT trong và ngoài nước. Trong khoảng 05 năm trở lại đây, Nhà nước luôn nỗ lực hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật kịp thời sửa đổi quy định cấp GPXD để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh tình hình mới, đảm bảo quyền và lợi ích của CĐT theo hướng đơn giản tối thiểu các TTHC nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng. Theo Báo cáo về chỉ số thuận lợi kinh doanh do World Bank công bố năm 2017, Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá và đã thăng hạng tới 9 bậc (năm 2016 xếp hạng thứ 91) do nhờ sự chuyển biến tích cực của 05 tiêu chí (Tiếp cận điện năng (+5), Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số (+31), Nộp thuế (+11), Thương mại qua biên giới (+15), và Giải quyết phá sản (+1). Tuy nhiên, còn 05 tiêu chí bị đánh giá thụt lùi (Thành lập doanh nghiệp (-10), Giấy phép xây dựng (-3), Tín dụng (-3), Đăng ký tài sản (-1), Thực thi hợp đồng (-1) [16]. Với những yếu tố đánh giá đang yếu kém đi, trong đó có thủ tục giải quyết hồ sơ cấp GPXD, đây là lời cảnh báo lớn cho các cơ quan ban hành chính sách, pháp luật tại Việt Nam. Quận Bình Tân thuộc một trong 24 quận, huyện của TPHCM, đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tốc độ gia tăng dân số cơ học rất lớn. Sau 13 năm thành lập, dân số trên địa bàn Quận là 689.272 người [2], Quận đã có bước phát triển quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh, đã tập trung triển khai thi công các dự án như khu công nghiệp Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Tân Bình mở rộng và Tập đoàn Pouyeng Việt Nam…các công trình giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, bưu chính viễn thông, chỉnh trang đô thị, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, trường học, trạm y tế, bệnh viện; trong xây dựng đã cấp 73.200 GPXD cho
- 2 các CĐT trên địa bàn [3]. Điều này phản ánh Quận có tốc độ đô thị diễn ra khá nhanh, người dân chuyển mục đích sang đất ở đô thị và lập hồ sơ xin cấp GPXD để đáp ứng về nhu cầu nhà ở, hầu như địa bàn 10 phường không còn đất nông nghiệp, nhiều mặt kinh tế xã hội của Quận phát triển theo hướng đô thị. Trong thời gian qua, Quận tập trung quyết liệt đẩy mạnh hơn trong công tác cải cách TTHC, là một trong 07 Chương trình đột phá mà Thành phố đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện [4]. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác cấp GPXD trên địa bàn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, thủ tục còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình giải quyết hồ sơ, cấp GPXD còn chậm, dẫn đến tình trạng xây dựng nhà sai phép, không phép vẫn diễn ra tràn lan, phức tạp gây ra nhiều vấn đề hệ lụy như tham nhũng, gây phiền hà cho các CĐT. Nắm bắt được những rào cản trong tiến độ cấp GPXD, từ đó thực hiện các giải pháp sẽ giúp nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu của CĐT, tăng uy tín, thương hiệu và hiệu quả kinh doanh trên địa bàn quận Bình Tân. Xuất phát từ những nhu cầu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Luận văn chỉ ra các áp lực tác động lên quá trình cấp GPXD, làm kéo dài thời gian cấp GPXD. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ cho các cơ quan ban hành chính sách sẽ hoàn thiện các quy định về cấp GPXD và làm cơ sở pháp lý để các CĐT có phương án lập hồ sơ cho phù hợp với quy định hiện hành để tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc xin cấp GPXD. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Dựa trên mục tiêu chung của vấn đề nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung giải quyết những câu hỏi nghiên cứu để đạt tới các mục tiêu cụ thể sau:
- 3 Khái quát hóa, làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về cấp GPXD. Phân tích, làm rõ các quy định về cấp GPXD hiện nay đang được áp dụng. Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp phép, tìm ra những khuyết điểm còn tồn tại yếu kém trong công tác cấp GPXD. Đề xuất những kiến nghị thích hợp nhằm thúc đẩy hiệu quả, tiến độ cấp GPXD trên địa bàn quận Bình Tân. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Theo mục tiêu nghiên cứu, Luận văn sẽ tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp GPXD thông qua cuộc khảo sát các cá nhân, tổ chức và cán bộ tham gia trực tiếp cấp GPXD tại UBND quận Bình Tân. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về thời gian: Thời điểm thu thập dữ liệu dự kiến là 8 tuần. Với dữ liệu thu thập là các bảng câu hỏi khảo sát. + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát, thu thập số liệu trực tiếp hay thông qua việc gửi bảng câu hỏi tới đối tượng nghiên cứu là những cá nhân, tổ chức và cán bộ tham gia trực tiếp cấp GPXD tại UBND quận Bình Tân, có trụ sở số 521 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM. + Tính chất và đặc trưng của đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những ảnh hưởng có tầm quan trọng đến tiến độ cấp GPXD và đối tượng xin cấp GPXD. + Quan điểm phân tích: Phân tích và thảo luận theo quan điểm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, các cán bộ chuyên viên, nhân viên và người lao động đang công tác tại UBND quận Bình Tân và các đơn vị là cá nhân tổ chức doanh nghiệp có liên quan đến công tác cấp GPXD. 1.4 Tình hình nghiên cứu đề tài Công tác cấp GPXD là TTHC, là trình tự, cách thức thực hiện và nó phụ thuộc vào yếu tố điều kiện của mỗi quốc gia, mỗi ngành nghề và từng địa phương. Chính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 350 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 291 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 185 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 226 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 212 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 241 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản tại thành phố Đà Nẵng
26 p | 122 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 201 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 146 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phương pháp đồ thị và ứng dụng trong dạy Tin học THPT
26 p | 178 | 12
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Vấn đề bề rộng khe nứt ở khớp dẻo của dầm bê tông cốt thép
26 p | 96 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 156 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá luật kết hợp mờ đa cấp và ứng dụng
26 p | 128 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác Vỉa 10 mức -300 Công ty than Hà Lầm
98 p | 22 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất công nghệ cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ có thu hồi than nóc khai thác vỉa L7, Cánh Tây, công ty cổ phần than Mông Dương-Vinacomin
95 p | 15 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn