intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) trong đánh giá năng lực hoạt động quản lý dự án tại Ban Quản lý Dự án xây dựng ĐHQG Tp. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

65
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tìm hiểu về những chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDAXD và những hiểu biết nói chung về chỉ số đánh giá hiệu quả KPI. Đề tài nghiên cứu này phân tích những chỉ số KPI gắn liền với các hoạt động đánh giá năng lực Ban QLDAXD. Những nguyên nhân khó khăn tồn tại và từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết nâng cao năng lực quản lý và việc vận dụng KPI vào đánh giá khả năng áp dụng mô hình, sử dụng chỉ số KPI tại Ban QLDAXD ĐHQG TP. HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) trong đánh giá năng lực hoạt động quản lý dự án tại Ban Quản lý Dự án xây dựng ĐHQG Tp. HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM ---------------------------- ĐOÀN CÔNG HẦU ỨNG DỤNG CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT (KPI) TRONG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐHQG TP. HCM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD & CN Mã ngành: 60580208 TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM ---------------------------- ĐOÀN CÔNG HẦU ỨNG DỤNG CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT (KPI) TRONG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐHQG TP. HCM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD & CN Mã ngành: 60580208 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG PHÚ TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Trần Quang Phú Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 23 tháng 4 năm 2018 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS Lương Đức Long Chủ tịch 2 TS. Đinh Công Tịnh Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Việt Tuấn Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Quốc Định Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thanh Việt Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20… NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Đoàn Công Hầu Giới tính: nam Ngày, tháng, năm sinh: 5/08/1984 Nơi sinh: tỉnh Bến tre Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD & CN MSHV: 1441870043 I- Tên đề tài: Ứng dụng chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) trong đánh giá năng lực hoạt động quản lý dự án tại Ban Quản lý Dự án xây dựng ĐHQG-Tp. HCM. II- Nhiệm vụ và nội dung: Làm rõ các khái niệm về QLDA đầu tư xây dựng, khái niệm về chỉ số KPI, tiến hành xây dựng hệ thống các chỉ số KPI để đánh giá năng lực hoạt động của Ban QLDA. Mặc khác, tìm hiểu thêm các yếu tố, nhân tố tác động đến hoạt động QLDAXD đầu tư xây dựng công trình. Vận dụng các chỉ số KPI đã xây dựng để phân tích thực trạng về năng lực hoạt động của Ban QLDAXD ĐHQG-HCM với những mặt tích cực và tồn tại. Từ đó xây dựng những tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực QLDA của Ban QLDA xây dựng. III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 01/4/2016 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 01/11/2017 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Quang Phú CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TS. Trần Quang Phú
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Giáo viên hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả khảo sát trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Người thực hiện Đoàn Công Hầu
  6. ii LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Trần Quang Phú đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô trong bộ môn xây dựng, các phòng ban chức năng của Trường Đại học Công nghệ TP. HCM, đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báo, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn trong suốt thời gian vừa qua. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cùng tập thể cán bộ nhân viên Ban Quản lý Dự án Xây dựng ĐHQG TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập vừa qua. Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi có được ngày hôm nay. Trân trọng cảm ơn! Người thực hiện Đoàn Công Hầu
  7. iii TÓM TẮT Trong luận văn này, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Ứng dụng chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) trong đánh giá năng lực hoạt động quản lý dự án tại Ban QLDAXD ĐHQG TP. HCM’’ và đã đề cập đến một số nội dung sau: - Làm rõ các khái niệm về QLDA đầu tư xây dựng, khái niệm về chỉ số KPI, tiến hành xây dựng hệ thống các chỉ số KPI để đánh giá năng lực hoạt động của Ban QLDA; trên cơ sở nghiên cứu hệ thống văn bản pháp lý hiện hành của Nhà nước để thấy được sự quản lý vĩ mô và vi mô của Nhà nước và CĐT trong QLDA ĐTXDCT, các hình thức QLDA đầu tư. Mặc khác, tìm hiểu thêm các yếu tố, nhân tố tác động đến hoạt động QLDAXD đầu tư xây dựng công trình. - Trên cơ sở vận dụng các chỉ số KPI đã xây dựng để phân tích thực trạng về năng lực hoạt động của Ban QLDAXD ĐHQG-HCM với những mặt tích cực và tồn tại, bất cập trong QLDA từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khi kết thúc dự án đưa vào khai thác và những tồn tại khác như thủ tục pháp lý, trình độ năng lực chuyên môn, của các cán bộ tham gia quản lý dự án để thấy rõ những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục. Từ đó xây dựng những tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực QLDA của Ban QLDA xây dựng.
  8. iv ABSTRACT In this thesis, the research team selected the topic "Application KPIs to assess the capability of management project at the project management board of VNU-HCM” and mentioned the following: - The concepts of construction investment management, KPI, and the development of KPI system are clearly illustrated in order to estimate the operational capacity of the PMU. Studying is mainly basic on the current legal document system of the State to see the macro and micro management of the government and the forms of invesment management. However, this thesis found out other factors which affected to the management of construction investment projects. - The KPI indicator were built in order to analyse the current status of operational capacity of VNU-HCM's project management board with the sides of advantages and disadvantages of the project management board from investment preparation. The project is performed from beging to the end, and then use it. Beside the other existences such as legal procedures, professional qualifications of staffs who participated in project management board clearly saw the pros and cons to promote or limit it. As a result, specific criteria will be developed to assess the capacity of development of the PMU.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ............................................................................................................... iv MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... xi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1 2.1. Lý do dẫn tới nghiên cứu ............................................................................. 1 2.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 5. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................... 3 5.1. Về mặt học thuật .......................................................................................... 3 5.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ ............................. 4 ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT (KPI) ................................................................................ 4 1.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng ............................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng ( trích từ Luật xây dựng) .............. 4 1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư ........................................................................ 4 1.1.3. Chu kỳ hoạt động dự án ............................................................................ 4 1.1.4. Nghiên cứu về ứng dụng chỉ số đo lường KPI của các nhà khoa trên thế giới và ở Việt Nam .............................................................................................. 5 1.2. Tổng quan về năng lực quản lý và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực QLDA .. 6 1.2.1. Khái niệm năng lực quản lý dự án ............................................................ 6
  10. vi 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ............................................................................................................ 6 1.3. Tổng quan về chỉ số đo lường hiệu suất KPI ................................................. 11 1.3.1. Khái niệm về chỉ số KPI ......................................................................... 11 1.3.2. Đặc điểm chỉ số KPI ............................................................................... 13 1.3.3. Mục đích sử dụng chỉ số KPI .................................................................. 14 1.3.4. Ưu điểm khi sử dụng KPI ....................................................................... 14 1.3.5. Nhược điểm khi sử dụng KPI ................................................................. 15 1.3.6. Phân loại chỉ số KPI ................................................................................ 16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QLDA ĐTXDCT TẠI BAN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU KPI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QLDA ĐHQG TP. HCM ................................................................................. 18 2.1. Tổng quan về Ban Quản lý dự án xây dựng ĐHQG TP. HCM ..................... 18 2.1.1. Giới thiệu về Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ...................... 18 2.1.2. Giới thiệu về Ban Quản lý Dự án Xây dựng ĐHQG TP.HCM .............. 20 2.2. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở ĐHQG-HCM......... 25 2.2.1. Tổng quan về Dự án đầu tư xây dựng ĐHQG-HCM .............................. 25 2.2.2. Đánh giá thực trạng quản lý tại Ban Quản lý dự án xây dựng ................ 31 2.3. Quy trình nghiên cứu. .................................................................................... 42 2.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu KPI đánh giá năng lực lực hoạt động của Ban quản lý dự án ......................................................................................................... 43 2.4.1. Quy trình thiết lập chỉ số KPI ................................................................. 43 2.4.2. Một số mẫu về chỉ số KPI có thể áp dụng cho Ban QLDAXD ĐHQG- HCM. ................................................................................................................. 44 2.4.3. Một số chỉ dẫn xác định tỷ lệ hợp lý cho ba loại nhóm KPI ................... 51 2.4.4. Một số lưu ý khi xây dựng KPI đạt hiệu quả .......................................... 52 2.4.5. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động tại Ban QLDA ĐTXD . 54 2.4.6. Xây dựng bảng biểu cho chỉ số KPI đánh giá năng lực hoạt động Ban QLDAXD ĐHQG-HCM. .................................................................................. 63
  11. vii 2.4.7. Xây dựng bảng biểu thang điểm và trọng số, xếp loại theo đánh giá bằng hệ thống chỉ số KPI để đánh giá năng lực hoạt động của Ban QLDA ĐHQG TP. HCM ........................................................................................................... 68 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG CHỈ SỐ KPI ĐÃ XÂY DỰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QLDAXD ĐHQG-HCM ...................................... 72 3.1. Các số liệu phục vụ cho việc đánh giá ........................................................... 72 3.2. Thực hiện đánh giá ......................................................................................... 73 3.3. Nhận xét kết quả đánh giá Ban QLDAXD ĐHQG-HCM ............................. 82 3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực QLDA tại Ban QLDAXD ĐHQG-HCM84 3.4.1. Định hướng phát triển Ban QLDAXD ĐHQG-HCM đến năm 2020 ..... 84 3.4.2. Đề xuất tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực quản lý dự án của Ban QLDAXD ĐHQG-HCM ................................................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 95 PHỤ LỤC ......................................................................................................................
  12. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHQG TP. HCM Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh KPI Key Performance Các chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu Indicators Smart S Specific Cụ thể M Measurable Đo lường được A Achiveable Có thể đạt được R Realistics Thực tế T Timbound Có thời hạn cụ thể QLDA ĐTXD Quản lý dự án đầu tư xây dựng QLDAXD Quản lý dự án xây dựng XDCT Xây dựng công trình QLDA Quản lý dự án ĐTXD Đầu tư xây dựng CBĐT Chuẩn bị đầu tư CĐT Chủ đầu tư VĐT Vốn đầu tư GPMB Giải phóng mặt bằng TVGS Tư vấn giám sát HSTKBVTC Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
  13. ix TKKT Thiết kế kỹ thuật ATLĐ An toàn lao động NVQLDA Nghiệp vụ quản lý dự án CBCNV Cán bộ công nhân viên P.QLQH-KT Phòng quản lý quy hoạch- kỹ thuật P.KHTC-HC Phòng kế hoạch tài chính- hành chính
  14. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của Ban QLDA xây dựng. ...................... 21 Bảng 2.2: Tình hình các dự án .................................................................................. 26 Bảng 2.3: Khái quát kết quả quyết toán đầu tư một số DAXD tại BQL. ................ 32 Bảng 2.4: Thời gian thực hiện các công trình đã hoàn thành tại BQL. .................... 34 Bảng 2.5: Khái quát kết quả công tác thanh quyết toán công trình tại BQL. ........... 36 Bảng 2.6: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động tại các Ban QLDAXD ... 54 Bảng 2.7: Phân chia chỉ số KPI theo mục đích và mã hóa KPI để thuận tiện cho việc sử dụng sau này. ........................................................................................................ 61 Bảng 2.8: Bảng biểu đáng giá năng lực hoạt động Ban QLDAXD ĐHQG-HCM. .. 63 Bảng 2.9: Bảng biểu đánh giá năng lực hoạt động tại Ban QLDAXD với các chỉ số KPI đã xây dựng. ....................................................................................................... 69 Bảng 3.1: Thống kê các dự án trọng điểm do Ban quản lý dự án xây dựng đã và đang quản lý .............................................................................................................. 72 Bảng 3.2: Kết quả thực hiện công việc theo chỉ số đánh giá tại Ban QLDAXD ĐHQG-HCM. ............................................................................................................ 74 Bảng 3. 3: Điểm đánh giá theo chỉ số KPI tại Ban QLDAXD ĐHQG-HCM. ......... 78
  15. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Chu kỳ của dự án......................................................................................... 5 Hình 2.1: Bảng đồ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 của ĐHQG-HCM .............. 19 Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án. ........................................... 21 Hình 2.3: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...................................................................... 42
  16. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Công tác Quản lý dự án là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng đòi hỏi có trình độ chuyên môn nhất định, có tầm nhìn bao quát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thực hiện dự án. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải tạo ra được những bước tiến nhanh hơn, mạnh hơn trong quá trình triển khai việc đầu tư xây dựng các công trình trong khu đô thi ĐHQG nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại và yếu kém trên. Muốn thực hiện được những điều này thì phụ thuộc vào yếu tố chính là con người và cách thức quản lý, tổ chức của Ban QLDAXD ĐHQG- HCM. Gần đây chỉ số KPI là một trong nhiều chỉ số đánh giá hiệu quả được các nhà quản trị quan tâm sâu sắc. Vì tính vận dụng hiệu quả của nó lên các doanh nghiệp cao, đa số doanh nghiệp đang áp dụng chỉ số KPI vào doanh nghiệp của mình. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước thì việc xây dựng KPI còn gặp nhiều khó khăn và chưa được các nhà quản lý quan tâm nhiều. Đặc biệt trong ngành xây dựng mấy năm gần đây đang có tốc độ tăng trưởng cao, các dự án đầu tư công được đầu tư nhiều. Vì vậy, việc đánh giá năng lực của Ban Quản lý Dự án xây dựng ĐHQG TP. HCM có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng đang là vấn đề rất cấp thiết, nhằm giúp đơn vị quản lý tốt hơn và chỉ số KPI chính là chỉ số giúp đánh giá năng lực các Ban QLDAXD một cách chính xác. Vì những lí do đó mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) trong đánh giá năng lực hoạt động quản lý dự án tại Ban QLDAXD ĐHQG TP HCM ” để làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 2.1. Lý do dẫn tới nghiên cứu Ở Việt Nam, ngành xây dựng đang trong giai đoạn phát triển cực kỳ nhanh chóng kể từ khi mở cửa cải cách. Những thành tựu đạt được là vô cùng to lớn, song song đó công tác Quản lý đầu tư dự án là rất quan trọng. Nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lượng công trình và năng lực quản lý. Bên cạnh đó người làm nhiệm vụ
  17. 2 dự án phải có năng lực thật sự, chuyên nghiệp, có tầm nhìn chiến lựơc, triển khai, quản lý có hiệu quả, đây là những bài toán cần phải giải quyết khi Đầu tư dự án. Công tác quản lý đầu tư dự án xây dựng công trình ở Việt Nam hiện nay chưa được chặt chẽ, điều này phụ thuộc vào cơ chế, có khuynh hướng coi trọng đến sản phẩm xem thường chất lượng quản lý… Đây là những vấn đề bức xúc không chỉ trong và ngoài ngành xây dựng, mà còn nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động. Do vậy công tác Quản lý Dự án xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách chắc chắn là điều cần thiết. Trước những vấn đề trên, đề tài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu những “Ứng dụng chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) trong đánh giá năng lực hoạt động quản lý dự án tại Ban QLDAXD ĐHQG TP. HCM” thông qua đó tôi có kiến nghị những vấn đề về chỉ số KPI ảnh hưởng và cần quan tâm để công tác Quản lý dự án xây dựng công trình ngày càng tốt hơn. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở tìm hiểu về những chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDAXD và những hiểu biết nói chung về chỉ số đánh giá hiệu quả KPI. Đề tài nghiên cứu này phân tích những chỉ số KPI gắn liền với các hoạt động đánh giá năng lực Ban QLDAXD. Những nguyên nhân khó khăn tồn tại và từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết nâng cao năng lực quản lý và việc vận dụng KPI vào đánh giá khả năng áp dụng mô hình, sử dụng chỉ số KPI tại Ban QLDAXD ĐHQG TP. HCM. 3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài: Phương pháp kế thừa; Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; Phương pháp phân tích, so sánh và kết hợp một số phương pháp khác 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Bài nghiên cứu nà`y được giới hạn ở Ban QLDAXD ĐHQG- HCM. - Thời gian thực hiện: ngày 01/4/2016
  18. 3 - Phạm vi nghiên cứu: Trước tiên trong luận văn này sẽ nghiên cứu về công tác Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng của Ban QLDAXD ĐHQG TP. HCM. Đánh giá các hoạt động của Ban QLDA, tập trung đi sâu nghiên cứu về các kết quả thực hiện dự án, phân tích những mặt được và chưa được từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan để chứng minh sự cần thiết phải xây dựng chỉ số KPI trong đánh giá năng lực quản lý dự án của đơn vị. Hệ thống hóa những lý luận đến thực tiễn về đầu tư thông qua các chính sách, thể chế, pháp luật liên quan đến quản lý dự án, đầu tư dự án xây dựng công trình ở Việt nam hiện nay. Đối chiếu với các thông lệ quốc tế để rút ra những bất cập, tồn tại liên quan chủ yếu đến quá trình thực hiện nhiệm vụ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Đối tượng khảo sát lấy ý kiến: Các Trưởng, Phó Ban, các chuyên gia đang công tác trong các đơn vị là Chủ đầu tư/Ban QQLDA, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công và các sở ngành có liên quan. 5. Đóng góp của nghiên cứu 5.1. Về mặt học thuật Đề tài đưa ra quy trình xây dựng các chỉ số KPI, ứng dụng các chỉ số và đánh giá các chỉ tiêu chính. Đề tài này góp phần trong việc tổng hợp và phân tích các đánh giá của chuyên gia, những người giàu kinh nghiệm trong ngành xây dựng tại Ban QLDAXD ĐHQG- HCM các phương pháp so sánh, phương pháp suy luận nhằm đạt được mục đích đặt ra đối với đề tài nghiên cứu. 5.2. Về mặt thực tiễn Đề tài nghiên “Ứng dụng chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) trong đánh giá năng lực hoạt động quản lý dự án tại Ban QLDAXD ĐHQG TP. HCM’’ Nhằm nhận dạng được và làm rõ các chỉ số KPI làm ảnh hưởng đến năng lực quản lý dự án xây dựng công trình.
  19. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT (KPI) 1.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng 1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng ( trích từ Luật xây dựng) Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Theo Viện Quản lý dự án Quốc tế PMI 2007: Quản Lý dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực. 1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư Mỗi dự án phải có một hay nhiều mục tiêu rõ ràng. Thông thường người ta cố gắng lượng hoá mục tiêu thành các chỉ tiêu cụ thể cho từng dự án. Mỗi dự án là một quá trình tạo ra một kết quả cụ thể. Mỗi dự án điều có một thời hạn nhất định (đối với dự án XDCT thường từ 3 đến 5 năm, nghĩa là có thời điểm bắt đầu và kết thúc). 1.1.3. Chu kỳ hoạt động dự án  Khởi động dự án (chuẩn bị đầu tư) - Nghiên cứu cơ hội đầu tư, xác định sự cần thiết đầu tư để sơ bộ hình thành dự án đầu tư; - Lập thẩm định dự án; - Làm các thủ tục cần thiết như: vay vốn, cấp đất, xuất nhập khẩu vất tư, thiết bị đủ điều kiện triển khai dự án đầu tư.  Triển khai dự án (thực hiện đầu tư) - Khảo sát thiết kế và tổng dự toán, xin phép xây dựng; - Đền bù, tái định cư để giải phóng mặt bằng;
  20. 5 - Lựa chọn đơn vị xây dựng, giám sát thi công xây dựng (thông qua đấu thấu xây dựng), thương thảo, ký kết hợp đồng xây dựng, hợp đồng giám sát thi công xây dựng; - Triển khai xây dựng, và giám sát thi công xây dựng công trình.  Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác - Nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác; - Bảo hành chất lượng công trình xây dựng; - Quyết toán công trình; - Chu kỳ hoạt động dự án: thời gian thực hiện dự án xây dựng thường theo tiến trình chậm – nhanh – chậm (theo tiến trình bố trí vốn tương ứng). Hình 1.1. Chu kỳ của dự án 1.1.4. Nghiên cứu về ứng dụng chỉ số đo lường KPI của các nhà khoa trên thế giới và ở Việt Nam - Nghiên cứu trên thế giới: Bằng việc khám phá các chỉ số đo lường, David Parmenter đã tạo một công cụ xuất sắc, kết nối công trình Thẻ điểm cân bằng của Robert Kaplan và David Norton với mục đích ứng dụng các chỉ số đo lường hiệu suất trong tổ chức; tài liệu Balanced Scorecard-Thẻ điểm cân bằng (2009) của Paul R.niven in lần thứ 2 tại Việt Nam; - Tình hình ở Việt Nam: Tạp chí Xây dựng Số 3/2017 “Xây dựng chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của Ban quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng” của TS.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2