intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi văn hóa của cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn này là nghiên cứu quá trình biến đổi văn hóa của cộng đồng ngư dân vạn chài trên vịnh Hạ Long bắt nguồn từ việc thay đổi môi trường sống và sinh kế. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Biến đổi văn hóa của cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ ĐOÀN VĂN THẮNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VẠN CHÀI HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LỊCH SỬ Hà Nội –2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ ĐOÀN VĂN THẮNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VẠN CHÀI HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Lịch sử văn hóa Việt Nam Mã số: Đào tạo thí điểm Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Lƣơng Hồng Quang Hà Nội –2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu công bố trong luận văn là trung thực, phản ánh thực tế những gì tôi nhận thức được khi khảo sát địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của mình. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Xác nhận đã sửa chữa luận văn Tác giả luận văn của chủ tịch Hội đồng GS. TS Nguyễn Quang Ngọc Đoàn Văn Thắng
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến PGS. TS Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Vicas), người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã trang bị cho tôi tri thức và kĩ năng cần thiết để có được tư duy và phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử văn hóa. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người đã nhiệt tình cung cấp thông tin, số liệu cho luận văn, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của bà con ngư dân vạn chài Hạ Long tại khu tái định cư Khe Cá (Khu phố 8), phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Do hạn chế về năng lực, nguồn lực đầu tư, luận văn khó tránh được những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy, cô, bạn bè để trong tương lai, nếu tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu này, tôi có thể hoàn thiện thêm.
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƢ DÂN VẠN CHÀI HẠ LONG 11 1.1. Di dân và tái định cƣ 11 1.1.1. Khái niệm 11 1.1.2. Tái định cư và các vấn đề văn hóa – xã hội 15 1.2. Biến đổi văn hóa 19 1.2.1. Thuyết Sinh thái học văn hóa 19 1.2.2. Đô thị hóa và biến đổi văn hóa 23 1.3. Tổng quan về cộng đồng ngƣ dân vạn chài Hạ Long 24 Tiểu kết chương 1 36 CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH CHUYỂN CƢ VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA 38 2.1. Bối cảnh của sự biến đổi 38 2.1.1. Tranh luận về phát triển du lịch Hạ Long và di dân làng chài 38 2.1.2. Quá trình thực hiện chuyển cư 42 2.1.3. Môi trường đô thị và các yếu tố của đời sống thủy cư tại khu TĐC 45 2.2. Những biến đổi văn hóa 47 2.2.1. Những biến đổi văn hóa trên bình diện cộng đồng 47 2.2.2. Những biến đổi văn hóa trên bình diện gia đình, dòng họ 56 2.2.3. Biến đổi văn hóa trên bình diện cá nhân 62 Tiểu kết chương 2 67 CHƢƠNG 3 NHỮNG THÁCH THỨC TRONG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN 69 3.1. Vấn đề sinh kế 69 3.2. Quá trình hội nhập văn hóa 76 3.2.1. Hội nhập trong lao động sản xuất 77 3.2.2. Hội nhập với hoạt động sinh hoạt – tiêu dùng 80 3.3. Một số bàn luận 83 Tiểu kết chương 3 85 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 97
  6. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ĐTH Đô thị hóa NXB Nhà xuất bản TĐC Tái định cư THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP Thành phố UBND Ủy ban Nhân dân VXH Vốn xã hội
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Mô hình phân tích về biến đổi văn hóa của cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long. ....................................................................................................................24 Bảng 1: Đặc điểm cộng đồng ngư dân vạn chài và cộng đồng tụ cư theo kiểu đô thị..455 Bảng 2: So sánh không gian sống của ngư dân vạn chài Hạ Long ........................499
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biến đổi văn hóa hiện là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm phân tích nhằm chỉ ra bối cảnh tác động, khuynh hướng biến đổi, đưa ra nhận thức về các cơ hội và thách thức mà những cộng đồng đang chuyển đổi phải đối mặt. Trong bối cảnh đó, di dân và tái định cư cũng được chú ý nghiên cứu như một nguyên nhân tạo ra những tương tác và biến đổi văn hóa. Di dân và tái định cư (TĐC) là một hiện tượng kinh tế - xã hội trong lịch sử loài người mà động lực của nó bắt nguồn từ những thay đổi của môi trường sống, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, miền. Hiện tượng này diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm gần đây do những tác động từ chính sách cũng như xuất phát từ những lực đẩy – lực hút khi so sánh tương quan nông thôn – đô thị. Di dân, đặc biệt là di dân có tổ chức thường gắn với việc thay đổi không gian sống, các điều kiện thực hành sinh kế, văn hóa của cộng đồng người chuyển cư. Việc di dân (dù là di dân tự do hay di dân “cưỡng bức”) tạo ra sự tương tác giữa cộng đồng người di cư và môi trường sống mới, tương tác giữa các giá trị văn hóa giữa cộng đồng di dân với môi trường xã hội tại nơi đến. Từ đó đưa đến những tiếp xúc và giao lưu văn hóa, cùng với quá trình thích nghi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đưa đến những biến đổi các thực hành văn hóa và quan niệm về giá trị, chuẩn mực và các khuôn mẫu văn hóa của cộng đồng. Mặt khác, quá trình này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó là sự hội nhập của người di cư trong môi trường sống mới, yêu cầu phân tích vai trò, vị thế cũng như những khó khăn mà người di cư gặp phải trong quá trình thích ứng với môi trường đang hàng ngày thay đổi cuộc sống của họ. Thời gian gần đây có một dự án di dân và TĐC được báo chí cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm bởi sự nổi tiếng của cộng đồng di dân cũng như sự nổi tiếng của môi trường sinh thái mà cộng đồng này sinh sống. Đó là cộng đồng ngư dân vạn chài vịnh Hạ Long. Cộng đồng này đã có một quá trình sinh sống lâu dài trong môi trường sinh thái vịnh Hạ Long. Các giá trị văn hóa cùng tổ chức xã hội của cộng đồng đã được hình thành và phát triển để thích ứng với điều kiện tự nhiên, 1
  9. xã hội, kinh tế đặc thù này. Xu hướng di sản hóa trong những năm gần đây đã dẫn đến việc cộng đồng này phải rời bỏ môi trường sống của mình để đảm bảo cho sự bền vững của di sản Vịnh Hạ Long, kì quan thiên nhiên thế giới của Việt Nam bằng “Đề án di dời nhà bè trên vịnh Hạ Long” của chính quyền tỉnh Quảng Ninh. Được thụ hưởng một số quyền lợi nhưng việc bị tách ra khỏi không gian sống quen thuộc đã tạo ra những hệ quả về mặt văn hóa – xã hội bắt nguồn từ việc thay đổi không gian sống và sinh kế của cộng đồng. Hiện nay, sau 2 năm chuyển lên bờ, nhiều vấn đề của dự án này đã xuất hiện đã được phản ánh trên báo chí và phần lớn ngư dân đã quay trở lại khai thác biển. Điều này thôi thúc cần có những nghiên cứu khoa học để đánh giá hiệu quả, hệ quả của chính sách để có những điều chỉnh và hỗ trợ cộng đồng ngư dân kịp thời trong việc ổn định cuộc sống, đảm bảo sinh kế bền vững và hội nhập văn hóa với cộng đồng dân cư đô thị ở trên bờ. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Biến đổi văn hóa của cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” với mong muốn truyền tải lịch sử hình thành, phát triển và biến đổi văn hóa của một cộng đồng, thông qua đó đánh giá những phương diện tích cực, hạn chế của một giai đoạn văn hóa hiện nay trong tổng thể tiến trình lịch sử văn hóa của cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Nhóm các công trình nghiên cứu về di dân và tái định cƣ, thích ứng với môi trƣờng: Di dân là một chủ đề được các học giả và những người làm chính sách ở Việt Nam quan tâm. Những nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề như: di dân với vấn đề kinh tế; di dân với vấn đề xã hội; di dân với các vấn đề về chính trị, chính sách và hướng tiếp cận di dân và vấn đề tái định cư, môi trường. Thường những công trình này tập trung vào quá trình di dân tự do nông thôn – đô thị do lực đẩy ở khu vực nông thôn từ áp lực dân số, thiếu thốn cơ sở hạ tầng, cuộc sống nghèo nàn; do sự chênh lệch về mức thu nhập giữa lao động ở khu vực nông thôn và đô thị tạo ra lực hút về kinh tế, lực hút về chính trị đối với người dân nông thôn mong muốn đổi đời và phát triển kinh tế gia đình. Những công trình theo hướng này như “Di dân trong nước: vận hội và thách thức đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt 2
  10. Nam”, “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” của tác giả Đặng Nguyên Anh (2005), Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường của Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng (2008), Trần Đình Hằng với đề tài cấp Bộ (Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch) “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số vùng di dân tái định cư ở miền Trung do xây dựng các công trình thủy điện” (2014),“Sự hòa nhập lối sống đô thị của dân nhập cư tại Tp. Hồ Chí Minh” của Lê Sĩ Hải (2016)... cũng tập trung vào phân tích những tác động về kinh tế, dân số, an sinh xã hội và quá trình thức ứng của người di cư trong môi trường sống mới, chỉ ra thách thức trong hoạch định chính sách di dân để vừa thúc đầy tăng trưởng kinh tế vừa duy trì ổn định xã hội. Trong đó, công trình của Trần Đình Hằng có giá trị tham khảo cao về mặt lý luận với việc trình bày các lý thuyết về di dân, biến đổi sinh kế và văn hóa, cùng với đó là những mô tả thay đổi văn hóa của các cộng đồng “dân tộc thiểu số”, qua đó đề xuất một số biện pháp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng di dân TĐC miền Trung do xây dựng các đập thủy điện. Những phân tích trong công trình này cho thấy, việc “cưỡng bức” các cộng đồng tộc người khu vực miền Trung, vốn sinh sống lâu đời trong môi trường thung lũng, dồn họ vào các khu TĐC với môi trường tự nhiên khác biệt và mở rộng điều kiện giao thương là một cú hích với lực tác động mạnh mẽ, đột ngột, làm biến đổi sinh kế, biến đổi văn hóa của cộng đồng. Biến đổi sinh kế được phân tích gắn với biến đổi môi trường tự nhiên, là hiện tượng mang tính quy luật khi thay đổi môi trường tự nhiên. Bên cạnh những mặt tích cực, chính sách di dân “cưỡng bức” này cũng đã để lại nhiều hệ quả về mặt văn hóa do không chú trọng đến yếu tố văn hóa, thiếu những đánh giá trên góc độ nhân học văn hóa, dân tộc học. Công trình “Dân số, định cư và môi trường” của tác giả Nguyễn Đình Hòe (2001) là công trình với hướng tiếp cận di dân với vấn đề tái định cư và môi trường. Cuốn sách có chương 3 tập trung vào phân tích tác động tới môi trường của di dân và tái định cư và khẳng định “Di cư và định cư giúp xã hội sử dụng được nguồn tài nguyên đa dạng của trái đất, làm tăng khả năng tải của lãnh thổ và khởi động quá trình văn minh trên cơ sở hội nhập các nền văn hóa và kinh nghiệm sử dụng tài nguyên. Tuy nhiên, định cư cũng có thể thất bại cả về phương diện xã hội lẫn 3
  11. phương diện môi trường do thiếu cân nhắc mối quan hệ giữa động lực dân cư và môi trường cư trú. Khả năng thành công của định cư tăng lên nhờ công tác quy hoạch hợp lý, xử lý tốt mối quan hệ sinh thái học và khai thác hợp lý tài nguyên môi trường. Đánh giá môi trường, hiểu cặn kẽ thuận lợi và khó khăn của vùng đất sẽ định cư đóng vai trò chủ chốt trong việc xác lập mô hình định cư” [20,29]. Trong chương này, tác giả Nguyễn Đình Hòe còn phân tích rõ những nguyên tắc môi trường tái định cư và những vấn đề kinh tế - xã hội của tái định cư. Những phân tích khái quát tầm lý thuyết có kèm theo những ví dụ cụ thể là nguồn tham khảo hữu ích để chúng tôi áp dụng phân tích trong luận văn này. Bên cạnh đó, một số bài viết như “Công tác tái định cư thủy điện Sơn La dưới góc độ phong tục và tập quán canh tác của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Vòng (2011)... in trong tạp chí Khoa học và Phát triển của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện nông nghiệp), luận văn “Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở vườn Quốc gia Pù Mát” của Bùi Minh Thuận (2010) cũng phân tích những tác động của tái định cư tới sự thay đổi phong tục tập quán của cộng đồng bị ảnh hưởng và đề ra một số chính sách cụ thể. Những công trình này cũng đã có những phân tích về hạn chế của những chính sách khi chỉ chú trọng tới vấn đề kinh tế mà bỏ qua vấn đề đảm bảo văn hóa, sinh kế cho phát triển bền vững của tộc người.. - Nhóm các công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa: Trên bình diện lý thuyết, “biến đổi văn hóa” đã được đề cập đến trong những công trình của các lý thuyết gia kinh điển với các thuyết Tiến hóa luận, Truyền bá luận, Tiếp biến văn hóa; Cấu trúc – chứng năng, Sinh thái học văn hóa, sinh thái học nhân văn... Các lý thuyết này cung cấp những lập luận và khung phân tích để chứng minh sự biến đổi văn hóa với các cách giải thích về nguyên nhân khác nhau như: sự tiến hóa theo thang bậc phát triển, có văn hóa thấp, văn hóa cao; do tiếp xúc, giao lưu, trao đổi, truyền bá, gây ra những biến đổi về mô thức văn hóa; do sự thích ứng với môi trường... Ở Việt Nam, trong bối cảnh CNH – HĐH và ảnh hưởng của toàn cầu hóa đã nở rộ các công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa, trong đó tập trung vào khu vực nông thôn đang vận động với xu hướng đô thị hóa. Những công trình này tập trung 4
  12. nghiên cứu các khuynh hướng, các khuôn mẫu và giá trị văn hóa trong một xã hội chuyển đổi như “Câu chuyện làng Giang” do tác giả Lương Hồng Quang chủ biên; Nguyễn Thị Phương Châm với công trình “Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay (trường hợp làng, Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)... Trong những công trình trên, các tác giả ngoài việc mô tả những động thái trong biến đổi văn hóa ở nông thôn Việt Nam, từ văn hóa thường ngày đến các sinh hoạt cộng đồng như tôn giáo, hội hè, dòng họ, phường hội... còn chỉ ra xu hướng biến đổi văn hóa phụ thuộc vào yếu tố phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác, biển đổi văn hóa có tính độc lập và đôi khi độc lập với yếu tố biến đổi kinh tế. Đặc biệt, công trình của Nguyễn Thị Phương Châm còn là một bản tổng hợp, giới thiệu các luận điểm về biến đổi văn hóa từ các lý thuyết nghiên cứu văn hóa trên thế giới. Những thông tin như vậy có giá trị tham khảo rất lớn trong luận văn này. Bên cạnh đó, biến đổi văn hóa còn là chủ đề của nhiều khóa luận, luận văn, luận án liên quan đến những biến đổi chung, cụ thể. Ví dụ về biến đổi chung như Khóa luận tốt nghiệp khoa Lịch sử (ĐHKHXHNVHN) của Trần Thanh Hoa (2004) “Biến đổi văn hóa của một cộng đồng làng ven đô (trường hợp thôn Yên Duyên, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội)”, biến đổi một loại hình cụ thể với luận án “Biến đổi văn hóa gia đình ở vùng tái định cư huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh” của Nguyễn Thị Nguyệt (2015) (NCS của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam)... Như vậy, qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu thông qua 3 nhóm công trình nêu trên, có thể đưa ra một mối liên hệ phân tích: Di dân, dù là di dân tự do hay di dân “cưỡng bức” đều đưa đến những thay đổi về môi trường sống, là cú hích tạo ra những biến đổi về sinh kế, văn hóa để thích ứng, đối phó và xa hơn nữa là hòa nhập vào môi trường sống với với những thách thức mới. - Về con ngƣời và văn hóa của cƣ dân vạn chài Hạ Long: Văn hóa ngư dân vạn chài Hạ Long dù có nét riêng nhưng cơ bản cũng mang những nét văn hóa chung của cư dân miền biển do quy định của môi trường tự nhiên và hoạt động kinh tế, chưa kể do sự di cư, hòa trộn của các nhóm ngư dân từ các vùng khác nhau. Bởi vậy, khi nghiên cứu con người, văn hóa của cư dân vạn chài Hạ Long không thể bỏ qua những công trình nghiên cứu chung về văn hóa ngư dân. Trong số này có thể kể ra như: “Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam”, “Vai trò của 5
  13. môi trường biển đảo trong việc hình thành tính cách người miền biển” của Nguyễn Duy Thiệu. Nghiên cứu trên cho thấy vai trò của môi trường biển trong việc hình thành những lối sống, tập quán, tín ngưỡng của ngư dân cũng như phác thảo những nét cơ bản về văn hóa của họ. Riêng về văn hóa ngư dân vạn chài Hạ Long, đề tài này xuất hiện trên những bài báo quảng bá về du lịch Hạ Long, các luận văn về phát huy di sản phục vụ du lịch, sách địa chí của tỉnh Quảng Ninh và một số sách của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh. Chẳng hạn, Địa chí Quảng Ninh (tập 2) trong mục Thủy sản có nhắc tới lịch sử nghề cá ở Quảng Ninh, trong đó có điểm qua một số làng Hùng Thắng, Tuần Châu, Thành Công... Nội dung này mô tả quá trình phát triển nghề cá của Quảng Ninh nói chung theo diễn trình lịch sử và chỉ tập trung mô tả cải tiến kỹ thuật đánh bắt cùng việc nâng cao mức sống của ngư dân. Trong tập 3 của Địa chí Quảng Ninh, tại mục Văn học, Nghệ thuật, Phong tục tập quán, có nhắc tới những nét văn hóa riêng của ngư dân vạn chài của tỉnh Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng. Những thông tin này chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong phong tục tập quán của ngư dân Vạn chài với những người Việt ở trên bờ do hoàn cảnh sống khác biệt và giới thiệu loại hình nghệ thuật của dân cài như Hát cưới trên thuyền, Hát chèo đường. Tuy vậy, thông tin còn ít và giản lược. Nói chung, các thông tin từ địa chí cung cấp đã khái quát được quá trình hình thành cộng đồng cư dân chài ở Hạ Long, sự thay đổi địa danh hành chính, phương thức quản lý của làng chài qua các thời kỳ, cung cấp một số thông tin về đặc điểm dân số, phong tục, văn hóa và một số nội dung khác liên quan. Tác phẩm “Di sản văn hóa làng chài thủy cư trên Vịnh Hạ Long” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh xuất bản năm 2003 cũng đã đề cập tới mảng văn hóa của cộng đồng cư dân biển Quảng Ninh một cách sơ lược, khái quát. Vào năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất bản cuốn sách chuyên khảo “Di sản văn hóa làng chài vịnh Hạ Long” phục vụ công tác nghiên cứu, quảng bá du lịch. Đây là những công trình được đầu tư và trình bày khá công phu và phong phú về tư liệu, cung cấp những thông tin về các giá trị văn hóa truyền thống của ngư dân vạn chài Hạ Long và một số vùng khác ở Yên Hưng (Quảng Yên), Cẩm Phả, Móng Cái... Liên quan đến cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long, sách này cung cấp hơn 100 bài dân ca giao duyên tiêu biểu của ngư dân làng chài vịnh 6
  14. Hạ Long và kịch bản phục dựng sinh hoạt hát giao duyên, hát đám cưới trên thuyền của làng chài Cửa Vạn; Lễ hội đình Giang Võng... Cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long cũng là khách thể nghiên cứu được nhiều khóa luận, luận văn của sinh viên, học viên các trường đại học, đặc biệt là khối trường liên quan tới lĩnh vực du lịch. Trong số này, có thể kể đến “Đời sống ngư dân thủy cư vùng Vịnh Hạ Long” của Nguyễn Thị Thùy Dương, khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử Văn hóa, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) năm 2001. Khóa luận này đã mô tả lịch sử cộng đồng, đời sống kinh tế, văn hóa khá chi tiết, cung cấp cái nhìn tổng quát về đời sống của ngư dân vạn chài Hạ Long. Đây là một tư liệu điền dã dân tộc học có ích khi so sánh những biến đổi về sinh kế - văn hóa của ngư dân vạn chài Hạ Long hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp năm 2015 “Xây dựng đời sống văn hóa của ngư dân làng chài Vịnh Hạ Long tại khu tái định cư phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” của Nguyễn Thị Minh Huyền, sinh viên khoa Quản lý văn hóa, trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng có những thông tin hữu ích về một số vấn đề đời sống văn hóa hiện tại tại khu tái định cư nhưng bởi theo hướng quản lý văn hóa, nên đời sống văn hóa được mô tả liên quan chủ yếu tới các thiết chế văn hóa cơ sở, đời sống văn hóa cơ sở như cưới xin, tang ma... Luận văn “Làng chài Cửa Vạn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh” của Trần Thu Thảo (Đại học Thái Nguyên) đã trình bày được khá chi tiết về lịch sử hình thành, quá trình sinh sống, tương tác để sản sinh ra những đặc trưng của cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long như về cơ bản, nội dung này cũng không khác nhiều so với khóa luận “Đời sống ngư dân thủy cư vùng Vịnh Hạ Long” của Nguyễn Thị Thùy Dương. Điểm mới của luận văn là có đề cập đến quá trình chuyển cư của người dân và phản ánh một số khó khăn của người dân trên khu TĐC nhưng còn khái quát và chưa tập trung vào những biến đổi các thực hành văn hóa và sự thích ứng của người dân trong môi trường sống mới. Một số khóa luận, luận văn khác tập trung giới thiệu giá trị di sản của cộng đồng ngư dân làng chài với mục đích quảng bá du lịch, phát huy tiềm năng di sản nhân văn của Hạ Long. Có khá nhiều bài báo mạng có đề cập tới văn hóa của ngư dân vạn chài Hạ Long và chủ yếu nhằm quảng bá du lịch. Những bài viết này thường ở dạng bài viết 7
  15. ngắn, giới thiệu một cách tổng quan hoặc giới thiệu một loại hình văn hóa nào đó nhằm thu hút du khách. Hiện tại, trên báo VOV online (http://www.vov.vn) có hai số báo phản ánh hiện trạng đời sống của ngư dân vạn chài Hạ Long ở khu TĐC nhưng những thông tin phản ánh còn sơ lược, tập trung vào một số vấn đề nổi cộm như mất an ninh trật tự, hiện tượng người ngoài cộng đồng đến “cướp” nhà TĐC của ngư dân. Qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, chúng tôi thấy công việc nghiên cứu về văn hóa của ngư dân vạn chài Hạ Long từ khi họ chuyển tới một không gian sống mới trên đất liền hiện chưa có công trình nào cụ thể, tập trung vào tìm hiểu những biến đổi ngoại trừ một vài bài báo mạng phản ánh tình trạng hiện thời tại “phố làng chài”. Một phần lý giải cho điều này là bởi chính sách này của tỉnh Quảng Ninh mới thực hiện được gần hai năm. Do đó, đây là khoảng trống khoa học mà chúng tôi lựa chọn thực hiện với những mục tiêu nghiên cứu cụ thể được thể hiện qua nội dung luận văn. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn này là nghiên cứu quá trình biến đổi văn hóa của cộng đồng ngư dân vạn chài trên vịnh Hạ Long bắt nguồn từ việc thay đổi môi trường sống và sinh kế. Để làm được điều đó, luận văn tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: - Đánh giá những thay đổi về không gian sống và sinh kế tác động đến đời sống văn hóa của người dân trong môi trường sống mới. - Nhận diện những biến đổi về văn hóa của một giai đoạn văn hóa trong tổng thể tiến trình lịch sử văn hóa của cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long. - Chỉ ra những thách thức trong quá trình hội nhập và phát triển của ngư dân tại khu tái định cư. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là những biến đổi văn hóa của cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long trong quá trình thay đổi môi trường sống và sinh kế do tác động của chính sách di dân. Trong đề tài này, khách thể nghiên cứu sẽ là cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long tại khu TĐC. - Phạm vi nghiên cứu: 8
  16. + Thời gian nghiên cứu: Những biến đổi hiện tại được quan sát, nhận định trên cơ sở nghiên cứu của tôi trong thời gian điền dã thực tế trong những đợt khảo sát vào tháng 4-5-7/2016. Giai đoạn văn hóa trước đây tôi nghiên cứu dựa trên cơ sở kế thừa những ghi chép về văn hóa cộng đồng ngư dân vạn chài của các công trình đi trước và thông qua phỏng vấn ngư dân tại khu TĐC. + Không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu chính là khu TĐC làng chài thuộc Khu phố 8, phường Hà Phong, Tp. Hạ Long, nơi sinh sống của các hộ dân chài khi chuyển lên bờ. Bên cạnh đó, luận văn cũng chú ý tới không gian định cư nguồn cội, nơi cộng đồng hình thành, gắn bó, tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội để hình thành các giá trị văn hóa của mình. 5. Giả thuyết khoa học Chính sách đưa ngư dân vạn chài Hạ Long lên khu TĐC là một yếu tố bước ngoặt trong lịch sử phát triển cộng đồng, tạo lực tác động làm thay đổi không gian sống và các thực hành sinh kế và khiến cộng đồng này về cơ bản đã mất đi bản sắc và gặp nhiều khó khăn, thách thức trong cuộc sống mới. 6. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận Tiếp cận biến đổi văn hóa dựa trên sự thay đổi về môi trường sống và phân tích sinh kế như một yếu tố tác động đến biến đổi văn hóa. 6.2. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp điền dã dân tộc học: Việc đến địa bàn và thâm nhập vào cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong một cuộc nghiên cứu. Do đó, cần nắm rõ phương pháp điền dã dân tộc học để tránh được những khúc mắc với chính quyền địa phương cũng như học cách tạo thiện cảm với cộng đồng để thuận lợi cho việc khai thác thông tin. Phương pháp này được nghiên cứu trên một địa bàn cụ thể. Do đó cũng có thể coi phương pháp này đồng nghĩa với nghiên cứu trường hợp.  Phương pháp phân tích tài liệu: Các tài liệu được sử dụng bao gồm các tài liệu liên quan đến du lịch và sinh kế - văn hóa, tài liệu liên quan đến địa bàn nghiên cứu. Các tài liệu này được thu thập, khai thác từ hệ thống thư viện Quốc gia, 9
  17. thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Ban quản lý Vịnh Hạ Long... Trên đây là hai phương pháp chính trong nghiên cứu này và chúng được thực hiện thông qua các kỹ thuật chủ yếu sau: Quan sát: Bao gồm quan sát không tham gia và quan sát tham gia. Phương pháp quan sát không tham gia giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về việc người dân thực hiện sinh kế và thực hành văn hóa như thế nào. Từ đó thấy được có những loại hình sinh kế gì, cách người dân thực hiện sinh kế và thực hành văn hóa ra sao cũng như dễ dàng quan sát được những thay đổi về đời sống vật chất của họ. Quan sát tham gia giúp tác giả có cơ hội trải nghiệm việc thực hiện vai trò của người trong cuộc, để hiểu được khó khăn họ gặp phải cũng như hiểu được tâm lý người trong cuộc về ước muốn, tiếng nói tham gia của họ. Phỏng vấn: Được sử dụng để phỏng vấn những người dân vạn chài ở vùng tái định cư để có những thông tin cần thiết về đời sống văn hóa, xã hội cũng như công việc của họ. Thống kê: Được sử dụng để thu thập các số liệu cần thiết làm cơ sở để chứng minh cho một số nhận định có trong luận văn. 7. Những đóng góp mới của đề tài Đề tài có những đóng góp nhất định trong việc mô tả văn hóa, sinh kế của cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long và chỉ ra xu hướng biến đổi trong bối cảnh sống mới của người dân. Từ đó cho thấy chính sách của tỉnh Quảng Ninh về di dân và TĐC đã đem lại cho cộng đồng ngư dân những gì, cộng đồng được gì và mất gì. Ngoài ra, đề tài này cũng sẽ cố gắng tìm hiểu nguyện vọng, tiếng nói của cộng đồng đối với sự phát triển của chính họ. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu ( 10 trang), Kết luận 3 trang), Tài liệu tham khảo (7 trang), Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan về cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long (26 trang) Chương 2. Quá trình chuyển cư và những biến đổi văn hóa (30 trang) Chương 3. Những thách thức trong quá trình hội nhập và phát triển (17 trang) 10
  18. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƢ DÂN VẠN CHÀI HẠ LONG 1.1. Di dân và tái định cƣ 1.1.1. Khái niệm Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính quy luật, một cấu thành gắn với sự phát triển [6, tr.13], một hiện tượng nhân khẩu học chịu tác động tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau như tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo, tâm lý...[64, tr.63]. Hiện tượng này tạo ra những tác động tới sự phân bố dân cư, phân bố lại lao động và các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội. Bởi vậy, đây là một chủ đề được quan tâm nghiên cứu và chú trọng trong hoạch định chính sách, đưa đến việc có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau. Vào năm 1958, Liên Hợp Quốc định nghĩa: “Di dân là sự di chuyển trong không gian của con người giữa một đơn vị địa lý hành chính này vào một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng di dân xác định”. Cách giải thích này chưa chú ý đến vấn đề thời gian di dân, bởi vậy vào năm 1973 Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm di dân dài hạn và di dân ngắn hạn. Di dân dài hạn là người di dân đến nơi ở mới từ 12 tháng trở lên, ngược lại di dân ngắn hạn dưới 12 tháng [11, tr.9-10]. Theo Đặng Nguyên Anh, di dân theo nghĩa rộng là “sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong không gian và thời gian nhất định, kèm theo thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này, di dân đồng nhất với sự di động dân cư”; di dân theo nghĩa hẹp là “sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới, trong một khoảng thời gian nhất định. Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển và thiết lập nơi cư trú mới” [6, tr.36]. Trong công trình Di dân tự do đến Hà Nội, thực trạng và giải pháp quản lí, Hoàng Văn Chức cho rằng: di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới. Di dân làm thay đổi bức tranh phân bố dân cư trên trái đất, nó ảnh hưởng 11
  19. tới sự phân bố loại lao động theo lãnh thổ và ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề kinh tế - xã hội, cũng như môi trường [11, tr.8]. Tác giả cũng đưa ra các cách hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp của thuật ngữ “di dân”. Theo đó, với nghĩa rộng: di dân được hiểu là sự chuyển động cơ học của dân cư. Như vậy, bất cứ sự chuyển động nào của con người trong không gian gắn với sự thay đổi theo vị trí lãnh thổ cũng được coi là di dân. Theo nghĩa hẹp: Di dân được hiểu là sự chuyển dịch của dân cư theo lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự chuyển dịch nào của dân cư cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi biên giới đất nước hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang cư trú, gắn với việc thay đổi chỗ ở của họ [11, tr.9]. Còn theo Nguyễn Đình Hòe, di cư ( hay di dân) là sự chuyển đổi chỗ ở vĩnh viễn. Đối với nơi ở cũ, người di cư được gọi là người xuất cư (out – migrant) còn nơi đến gọi họ là dân nhập cư (in – migrant). Tác giả cũng khẳng định rằng, di dân là một quá trình khách quan, gây biến động lớn về xã hội và tác động đáng kể đến tài nguyên và môi trường, đặc biệt là nơi tiếp nhận người di cư [21, tr.17]. Nhìn chung, di dân gắn với việc con người chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một nơi xác định với một khoảng cách giữa hai không gian gọi là độ dài di chuyển và phải thay đổi nơi cư trú, thiết lập nơi cư trú mới. Dấu hiệu rõ ràng nhất của di dân là sự dịch chuyển dân số: làm tăng dân số cơ học ở nơi đến và làm giảm dân số cơ học ở nơi đi. Cũng cần chú ý đến vấn đề thời gian của di dân. Tùy theo từng loại hình di dân mà thời gian có thể là vài tuần, vài tháng thậm chí là vĩnh viễn. Ngoài ra có thể nhận biết di dân qua một đặc điểm nữa đó là sự di chuyển nơi ở và thay đổi nơi làm việc, nghề nghiệp, các hoạt động sinh sống hằng ngày và thay đổi các mối quan hệ xã hội. Hiện tượng di dân xuất phát từ những lực đẩy từ vùng gốc nơi đang sinh sống khiến cư dân phải chuyển cư, từ lực hút bởi sự hấp dẫn của nơi đến hoặc do cả hai yếu tố này. Tuy vậy, có trường hợp thuần túy chỉ từ lực đẩy tại nơi đi, đó là những cuộc di dân có yếu tố “cưỡng bức”, chẳng hạn như từ chính sách của chính quyền như trường hợp di dân khỏi lòng hồ thủy điện. Về phân loại loại hình di dân, có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau, tùy mục đích và hướng tiếp cận của nhà nghiên cứu hoặc nhà hoạch định chính sách. 12
  20. Xét theo tiêu chí tổ chức, di dân có hai loại: + Di dân có tổ chức: là hình thái dịch chuyển dân cư theo sự quản lý điều chỉnh, tổ chức, thay đổi cấu trúc dân số, nhằm phục vụ những mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa của Nhà nước. Nói chung, loại hình di dân này gắn với chính sách của chính quyền, thậm chí mang tính chất “cưỡng bức”. Ví dụ như di dân phục vụ dự án thủy điện Sơn La, ban đầu đã gặp phải nhiều sự phản đối của cộng đồng tộc người vì gây tác động tới mức xáo trộn đời sống kinh tế, văn hóa tộc người. Dẫn theo Mitchell (1985), Hoàng Văn Chức giải thích việc di dân của con người dựa vào: các yếu tố liên quan đến môi trường tự nhiên như năng suất đất đai, khí hậu, điều kiện môi trường; các yếu tố về kinh tế như các cơ hội việc làm, sự tương quan giàu - nghèo; các yếu tố cản trở hay thúc đẩy người dân ra đi và các yếu tố chính trị như vấn đề pháp luật khuyến khích hay bắt buộc họ phải di chuyển đến một nơi nhất định hay bất cứ đâu [11, tr.16]. + Di dân tự do: các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng di cư theo ý muốn chủ quan của mình. Trường hợp này có thể gặp ở các thành phố lớn, nơi người di cư tự do đến, đi để thực hiện các mục đích kinh tế, giáo dục... của mình. Loại hình di dân tự do này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm phân tích trong bối cảnh chênh lệch về mức sống và các điều kiện kinh tế - xã hội giữa nông thôn – đô thị để chỉ ra những tương tác nông thôn – đô thị và những tác động đến những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội Nếu xét theo không gian, có thể chia di dân thành các loại hình: Di dân nông thôn – nông thôn; Di dân nông thôn – đô thị; Di dân đô thị - đô thị; Di dân đô thị - nông thôn. Trong đó phổ biến là loại hình Di dân nông thôn - đô thị;. Hiện nay, có nhiều người dân từ các vùng nông thôn chuyển lên các thành phố lớn, các trung tâm để tìm kiếm việc làm, gây dựng cuộc sống. Nếu xét tiêu chí về tính chất, có thể chia thành di dân tự nguyện và di dân ép buộc. Di dân tự nguyện là trường hợp người di cư được thực hiện việc di chuyển theo đúng nguyện vọng của mình. Di dân ép buộc hay cưỡng bức là loại hình di dân trái với ý muốn, nguyện vọng của người di cư. Có thể do sức ép về chính sách hoặc các sức ép khác để buộc cá nhân, gia đình, nhóm người, cộng đồng phải rời bỏ nơi cư trú của mình. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0