Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Căn cứ Long Hưng - Sa Đéc với quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh (1787 - 1789
lượt xem 11
download
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Căn cứ Long Hưng - Sa Đéc với quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh (1787 - 1789) gồm có 3 chương trình bày về khái quát vùng đất Long Hưng thế kỷ XVII - XVIII; Nguyễn Ánh đặt căn cứ tại Long Hưng - Sa Đéc; quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long Hưng - Sa Đéc (1787 – 1789).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Căn cứ Long Hưng - Sa Đéc với quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh (1787 - 1789
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Liêu Thị Linh CĂN CỨ LONG HƯNG - SA ĐÉC VỚI QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH (1787-1789) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Liêu Thị Linh CĂN CỨ LONG HƯNG - SA ĐÉC VỚI QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH (1787-1789) Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam Mã số: 602254 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HỮU PHƯỚC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
- Lời cam đoan Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sự kiện, số liệu, tài liệu trích dẫn và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan khoa học và nghiêm túc. Tác giả Luận văn Liêu Thị Linh
- MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... - 1 - 0T T 0 MỤC LỤC ........................................................................................................................ - 2 - 0T T 0 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... - 4 - 0T T 0 1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................................. - 4 - 0T 0T 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................................................................. - 5 - 0T 0T 3. Nguồn tài liệu .................................................................................................................................. - 6 - 0T 0T 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................. - 6 - 0T 0T 5. Đóng góp của đề tài......................................................................................................................... - 6 - 0T 0T 6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................................................. - 6 - 0T 0T CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT LONG HƯNG THẾ KỶ XVII - XVIII ...... - 8 - 0T T 0 1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng đất Long Hưng. ................................................................. - 8 - 0T T 0 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên. .................................................................................................................. - 8 - 0T 0T 1.1.2. Những biến đổi hành chính. .................................................................................................. - 10 - 0T 0T 1.1.3. Đặc điểm xã hội và dân cư .................................................................................................... - 11 - 0T 0T 1.2. Vùng đất Long Hưng cuối thế kỷ XVIII. .................................................................................... - 12 - 0T T 0 1.2.1. Bối cảnh Nam Kỳ cuối thế kỷ XVIII. .................................................................................... - 12 - 0T T 0 1.2.2. Thành tựu khai hoang và tình hình kinh tế - xã hội ở Long Hưng. ......................................... - 14 - 0T T 0 CHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁNH ĐẶT CĂN CỨ TẠI LONG HƯNG – SA ĐÉC. ............. - 17 - 0T T 0 2.1. Những thắng lợi của Tây Sơn trong giai đoạn 1773 – 1783. ........................................................ - 17 - 0T T 0 2.2. Nguyễn Ánh bôn tẩu và sang Xiêm cầu viện (1783 – 1787). ....................................................... - 22 - 0T T 0 2.3. Nguyễn Ánh chọn vùng đất Long Hưng làm căn cứ. ................................................................... - 25 - 0T T 0 2.3.1. Những yếu tố tác động đến quyết định về nước của Nguyễn Ánh. ......................................... - 25 - 0T T 0 2.3.2. Những yếu tố khiến Nguyễn Ánh lấy vùng Tân Long (Long Hưng) - Sa Đéc làm căn cứ. ..... - 28 - 0T T 0 CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH TẠI CĂN 0T CỨ LONG HƯNG – SA ĐÉC (1787-1789) ................................................................... - 34 - T 0 3.1. Từ Long Hưng, Nguyễn Ánh khởi binh và liên tiếp giành thắng lợi. ........................................... - 34 - 0T T 0 3.2. Vai trò của căn cứ Long Hưng đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh. ............................................. - 39 - 0T T 0 3.3. Những di tích ở Long Hưng liên quan đến cuộc nội chiến Nguyễn Ánh – Tây Sơn. .................... - 44 - 0T T 0
- KẾT LUẬN .................................................................................................................... - 54 - 0T T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... - 59 - 0T 0T PHỤ LỤC ....................................................................................................................... - 62 - 0T T 0
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, được thành lập trên sự thắng lợi của Nguyễn Ánh trước Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Vậy, những nhân tố nào đã góp phần làm nên thắng lợi của Nguyễn Ánh? Có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu như lòng kiên trì và quyết tâm cao độ của Nguyễn Ánh; việc khai thác triệt để yếu tố địa lợi và nhân hoà ở miền đất Gia Định; sự kém cõi của chính quyền Tây Sơn trong việc quản lý địa bàn này.... Trong đó, có một nhân tố quan trọng là vai trò của căn cứ Long Hưng (nay thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đối với quá trình khôi phục và phát triển lực lượng của Nguyễn Ánh để cuối cùng giành thắng lợi. Ngày nay tại Long Hưng còn những di tích về cuộc nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn. Do đó, việc tìm hiểu vùng đất Long Hưng hay vai trò của căn cứ Long Hưng đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh là điều cần thiết đối với nghiên cứu lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc. Về mặt khoa học, đề tài “Căn cứ Long Hưng – Sa Đéc với quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh (1787-1789)” sẽ làm rõ thêm những điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng đất Long Hưng, tạo cơ sở để Nguyễn Ánh quyết định chọn làm nơi đặt căn cứ để khôi phục và phát triển lực lượng, rồi giành thắng lợi. Nói cách khác, đề tài sẽ góp phần lý giải sâu hơn một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến cuộc nội chiến Tây Sơn-Nguyễn Ánh; đó là quá trình khôi phục và phát triển lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long Hưng (Sa Đéc) và vai trò của căn cứ này đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh. Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn địa chí, lịch sử địa phương cũng như việc khôi phục, tôn tạo các di tích lịch sử ở Đồng Tháp, giúp người dân địa phương hiểu thêm một số vấn đề lịch sử trên cả hai khía cạnh chính diện và phản diện. Vì vậy tôi chọn đề tài “Căn cứ Long Hưng-Sa Đéc với quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh (1787-1789)” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
- 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Không kể những công trình nghiên cứu về phong trào Tây Sơn và cuộc chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh nói chung, thời gian qua cũng đã có một số tài liệu nghiên cứu riêng về Vùng đất Long Hưng gắn với cuộc nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn. Có thể kể đến các tài liệu sau: - Lịch sử vùng Long Hưng (TK XVIII – 2000), đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2005 do UBND huyện Lấp Vò thực hiện (Nguyễn Văn Lây làm chủ nhiệm; Nguyễn Hữu Hiếu sưu tầm và biên soạn). Đề tài trình bày đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng đất Long Hưng; bối cảnh Long Hưng cuối thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX; Long Hưng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và vùng đất Long Hưng ngày nay. - Đồng Tháp 300 năm, NXB Trẻ, 2004 do Nguyễn Hữu Hiếu-Ngô Xuân Tư-Lê Đức Hòa-Nguyễn Đắc Hiền biên soạn. Tác phẩm viết về vùng đất và con người Đồng Tháp, trong đó có đề cập đến vùng đất Long Hưng. Đồng thời, tác phẩm cũng đề cập đến cuộc nội chiến trên vùng đất Long Hưng, nhưng chưa nêu bật được vai trò của vùng đất này đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh. - Sadec Xưa và Nay của Huỳnh Minh, NXB Cảnh Bằng,1971. Tác phẩm nêu lên vị trí địa lý của Sadec; các danh nhân lịch sử; di tích lịch sử và huyền sử; sinh hoạt tôn giáo và các nguồn lợi về thiên nhiên. - Lịch sử truyền thống và cách mạng xã Long Hưng A do Ban Tuyên giáo huyện ủy Lấp Vò và Đảng ủy xã Long Hưng A tổ chức biên soạn, 12/2005. Tập sách chủ yếu đề cập lịch sử truyền thống cách mạng của nhân dân Long Hưng A từ thế kỷ XVIII; xây dựng và phát triển của xã Long Hưng A ngày nay. - Lịch sử truyền thống và cách mạng xã Long Hưng B do Ban Tuyên giáo huyện ủy Lấp Vò và Đảng ủy xã Long Hưng B tổ chức biên soạn, 12/2005. Tác phẩm chủ yếu đề cập đến lịch sử truyền thống cách mạng của nhân dân Long Hưng B từ thế kỷ XVIII; sự phát triển của xã Long Hưng B ngày nay. Có thể thấy rằng, số lượng tác phẩm viết về đề tài này là khá ít ỏi và chưa đi sâu làm rõ vị thế, vai trò của vùng đất Long Hưng trong những năm cuối thế kỷ XVIII, gắn với cuộc nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn. Từ việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, tác giả Luận văn muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này như đã trình bày trong lý do chọn đề tài.
- 3. Nguồn tài liệu Để viết Luận văn, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Tài liệu thành văn bao gồm sách chuyên khảo, đề tài khoa học. - Tài liệu khảo sát thực địa bao gồm ảnh chụp các di tích có liên quan đến căn cứ Long Hưng ở xã Long Hưng A và xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. - Phỏng vấn nhân chứng ở địa phương bằng phương pháp đàm thoại và chép tay. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu đặt ra của đề tài, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử là phương pháp nhằm xem xét các hiện tượng, sự vật qua từng giai đoạn cụ thể của nó. Cụ thể trong đề tài, phương pháp lịch sử dùng để trình bày, miêu tả các sự kiện lịch sử của quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long Hưng (1787 - 1789). - Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của cái khách quan được nhận thức. Trong đề tài, phương pháp này dùng để xâu chuỗi các sự kiện lịch sử của quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại Long Hưng; phân tích và lý giải vai trò, tầm quan trọng của căn cứ Long Hưng-Sa đéc đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh. 5. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Khái quát về vùng đất Long Hưng thế kỷ XVII - XVIII. Chương 2: Nguyễn Ánh đặt căn cứ tại Long Hưng-Sa Đéc.
- Chương 3: Qúa trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long Hưng-Sa Đéc (1787 – 1789).
- CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT LONG HƯNG THẾ KỶ XVII - XVIII 1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng đất Long Hưng. 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên. Trước năm 1975 Long Hưng thuộc quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc, nằm giữa các xã: Tân Mỹ, Tân Khánh Trung ở phía Bắc; thị trấn Hòa Long, Hòa Thành (huyện Lai Vung) ở phía Nam; Tân Dương (huyện Lai Vung) ở phía Đông; Vĩnh Thạnh và Long Hậu (huyện Lai Vung) ở phía Tây. Khi nhắc đến Long Hưng, người ta thường nói Long Hưng – Nước Xoáy hoặc Nước Xoáy – Bờ Rào, chứng tỏ từ rất lâu địa danh Long Hưng hay vùng Long Hưng đã gắn liền với rạch Nước Xoáy. Rạch Nước Xoáy là con rạch dài thứ hai trong vùng với chiều dài 8500m, chỉ sau sông Sa Đéc. Rạch Nước Xoáy có 3 nhánh cùng đổ về chỗ giáp nước: - Nhánh thứ nhất chảy từ sông Hậu vào rạch Lai Vung, đến Vĩnh Thạnh nối vào rạch Thủ Ô, qua rạch Rau Cần đến chỗ giáp nước. - Nhánh thứ hai chảy từ sông Cái Tàu Thượng vào sông Cường Thành đến Vĩnh Thạnh rồi nối vào rạch Thủ Ô như nhánh thứ nhất. - Nhánh thứ ba từ sông Sa Đéc chảy đến chỗ giáp nước. Rạch Nước Xoáy và sông Sa Đéc mang lại cho Long Hưng một vị trí quan trọng trong vùng. Long Hưng nằm trên ngã tư đường từ Tây sang Đông trên sông Sa Đéc và từ Bắc xuống Nam trên rạch Nước Xoáy. Là một thủy đạo trọng yếu từ sông Tiền sang sông Hậu nên Long Hưng thường đi liền với Nước Xoáy. Ngoài ra trong dân gian còn phổ biến cụm địa danh nữa liên quan đến Long Hưng, Nước Xoáy, đó là “Nước Xoáy – Bờ Rào” [45, 4]. Bờ Rào là con rạch nhỏ nằm ở phía Nam xã Tân Mỹ, lấy nước sông Tiền đổ vào rạch Nước Xoáy. Dân địa phương thường gọi là rạch Nước Xoáy – Bờ Rào, cũng có người gọi là Bàu Rào. Như vậy “vùng Long Hưng – Nước Xoáy” được hiểu theo 2 nghĩa: Nghĩa hẹp: là khu vực nhỏ, chung quanh có hiện tượng nước xoáy, nay thuộc khu vực quanh chợ Nước Xoáy, nơi đóng trụ sở Ủy ban nhân dân xã Long Hưng A.
- Nghĩa rộng: là một vùng rộng lớn hơn, nơi rạch Nước Xoáy và các phụ lưu của nó chảy qua, tức bao gồm nhiều địa bàn. Vùng, tuy là một khái niệm địa lý để chỉ một khu vực, song nó lại mang đặc trưng văn hóa nên vùng thường không có địa giới cụ thể rõ ràng. Do đó, không gian của nó chỉ có tính tương đối, rộng hay hẹp tùy theo trường hợp sử dụng, thời điểm lịch sử. Do nằm ở vị trí khá đặc biệt với hệ thống kênh rạch chằng chịt, là trung tâm khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu, là nơi nối liền miền Đông và miền Tây Nam Bộ và còn là đầu cầu giữa Campuchia, Đồng Tháp Mười nên trong một số giai đoạn lịch sử, vùng Long Hưng là nơi diễn ra một số sự kiện quan trọng. Trong cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh trên đất Nam Bộ (1777 – 1789), vùng này là nơi tiến sang Ba Giồng lên Sài Gòn hoặc thoái xuống Cà Mau ra vịnh Thái Lan của Nguyễn Ánh. Đến năm 1787 Nguyễn Ánh xây dựng căn cứ ở đây mà trung tâm tại Nước Xoáy – Long Hưng. Từ đây làm bàn đạp Nguyễn Ánh tung quân đánh Tây Sơn, thu phục được toàn bộ đất Gia Định. Về mặt tự nhiên, Long Hưng là vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Ven sông cái, vào sâu trong nội đồng trũng thấp dần. Đó là do hiện tượng phù sa bồi lắng hàng năm sau mỗi mùa nước nổi, hình thành dãy đất giồng ven sông, không bị ngập sâu nên đất đai rất màu mỡ. Có những con rạch tự nhiên đã cắt vùng này ra nhiều mảng nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, chuyên chở bằng đường thủy. Con sông quan trọng nhất của vùng là sông Sa Đéc. Sông Sa Đéc dài 35km, chảy từ Bình Thành Tây (Lấp Vò) ở sông Hậu đổ ra sông Tiền tại vàm An Nhơn (Châu Thành) cắt Long Hưng và cả vùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu ở khu vực Sa Đéc ra hai mảng theo hướng Tây – Bắc – Đông – Nam. Là một thủy lộ quan trọng nối liền hai miền Tiền Giang và Hậu Giang. Nằm trên vùng châu thổ, lại ở giữa hai sông lớn nên khí hậu vùng Long Hưng rất ôn hoà, thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật và cây trồng chịu nước. Do đó, thảm thực vật tự nhiên ở đây rất phong phú đa dạng và là nơi thuận lợi cho việc canh tác lúa và cây ăn trái. Vì vậy ngay từ thời khai hoang lập ấp, vùng này đã hấp dẫn nhiều lưu dân đến đây khai hoang sinh sống, dẫn đến việc hình thành nhiều làng mạc dân cư đông đúc.
- 1.1.2. Những biến đổi hành chính. Long Hưng là tên gọi sau này, trước đây vùng này có tên là Tân Long. Vào thế kỷ XVII – XVIII khi quá trình khai hoang thành công, nhiều thôn được thành lập như: Tân Long, Long Hậu, Nhơn Qưới, Tân Lộc, Hưng Qưới thuộc huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh. Đến năm 1836 vùng này phát triển thêm nhiều thôn như Tân Đông, Vĩnh Thạnh, Nhơn Qưới (thuộc tổng An Thới, Huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang), Long Hậu, Bình Thành Tây, Tân Lộc, Định An (thuộc tổng An Phú, huyện Đông Xuyên, tỉnh An Giang), Long Hậu, Bình Thành Tây, Tân Lộc, Định An (thuộc tổng An Phú, huyện Đông Xuyên, tỉnh An Giang). Trong địa bạ Nam Kỳ năm 1836, tên thôn Tân Long được ghi: “Tân Long thôn, ở xứ Thủy Nhiều (Nước Xoáy), thuộc tổng An Thới, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang: phía đông giáp địa phận hai thôn Tân Dương và Tân Thạnh; phía Tây giáp địa phận hai thôn Vĩnh Thạnh và Nhơn Qúy; phía Nam giáp thôn Long Hậu (thuộc tổng An Phú, huyện Đông Xuyên); phía Bắc giáp thôn Tân Khánh Tây và thôn Tân Mỹ, lại giáp thôn Nhơn Qưới” [7,188]. Khi tiến hành thành lập bộ máy cai trị ở hạt Sa Đéc, thực dân Pháp nhận thấy rằng thôn Tân Long có nhiều ruộng đất và đông dân nên đã tách phần đất của thôn này giáp với Long Hậu thành làng Long Hậu Thượng [18,132]. Sau đó theo nghị định ngày 6 tháng 5 năm 1891, chúng lại sáp nhập lại như cũ với tên là Long Hưng, thuộc tổng An Phong, Sa Đéc. Với nghị định ngày 09 tháng 02 năm 1913 Sa Đéc trở thành một đại lý hành chính đặt dưới quyền của tỉnh Vĩnh Long, còn Long Hưng vẫn thuộc tổng An Phong [18,135]. Nghị định ngày 01 tháng 04 năm 1916, Sa Đéc trở thành một quận của tỉnh Vĩnh Long với ba đại lý hành chính là Sa Đéc, Cao Lãnh và Lai Vung. Long Hưng nằm trong tổng An Phong thuộc Lai Vung. Đến nghị định ngày 09 tháng 02 năm 1924 Sa Đéc chính thức trở thành một tỉnh riêng và tách khỏi Vĩnh Long với ba quận là Châu Thành (Sa Đéc), Cao lãnh và Lai Vung. Long Hưng thuộc quận Lai Vung [51,15]. Đến năm 1957 với nghị định ngày 08 tháng 10 Sa Đéc lại trở thành một quận của tỉnh Vĩnh Long. Đến nghị định ngày 11 tháng 07 năm 1962 Sa Đéc vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Long và được chia thành bốn quận là Sa Đéc, Lấp Vò, Đức Tôn và Đức Thành, từ đây Long Hưng thuộc quận Lấp Vò. Mãi đến ngày 24 tháng 09 năm 1966 Sa Đéc tái chính thức thành lập tỉnh với bốn quận. Trong đó Sa Đéc thuộc quận Châu Thành, sau đổi thành quận Đức Thịnh. Sau năm 1975 Long Hưng thuộc huyện Lấp Vò.
- Năm 1977, huyện Lấp Vò đổi thành huyện Thạnh Hưng. Tháng 08 năm 1989, huyện Thạnh Hưng chia thành hai huyện là Thạnh Hưng và Lai Vung. Đến tháng 12 năm 1996, huyện Thạnh Hưng lại đổi thành huyện Lấp Vò gồm 13 xã, trong đó Long Hưng được chia thành hai xã là Long Hưng A và Long Hưng B. 1.1.3. Đặc điểm xã hội và dân cư Do điều kiện tự nhiên và đất đai thuận lợi nên ngay trong thời kỳ khai hoang lập ấp, vùng này là một trong những nơi thu hút nhiều lưu dân, dẫn đến việc hình thành nhiều thôn làng với diện tích lớn, dân cư đông đúc và kinh tế trù phú. Đến năm 1757 xứ Sa Đéc mới trở thành đạo Đông Khẩu của dinh Long Hồ nhưng trên thực tế, lưu dân người Việt đã đến vùng này khai phá lập nghiệp từ lâu trong quá trình khai phá mở cõi phương Nam. Vùng Sa Đéc vốn đã trù phú, lại trở nên phồn thịnh hơn sau khi có đám di thần nhà Minh được chúa Nguyễn cho vào định cư ở Biên Hòa và Mỹ Tho vào năm 1679. Rồi từ Mỹ Tho họ sang vùng đất cũng rất trù phú nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Quá trình tập trung dân cư ở vùng Long Hưng được hình thành bởi các nguồn chính sau: Thứ nhất là, lưu dân đến từ Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Tín, Quảng Nam và Quảng Ngãi, chủ yếu bằng đường thủy. Họ dùng ghe bầu vượt biển vào sông Tiền rồi đi sang khai phá các vùng đất cao ráo ven sông, ven rạch. Thứ hai là, sự chuyển cư từ hai huyện Phước Long, Tân Bình và từ Mỹ Tho sang. Thứ ba là, trong thời gian cuộc nội chiến diễn ra, vùng Long Hưng – Sa Đéc là đường tiến thoái của quân Nguyễn Ánh. Đồng thời cũng là nơi nổ ra nhiều trận chiến, là nơi tàn ẩn những bệnh binh, lính đào ngũ của cả hai bên. Đây chính là nguồn nhập cư đáng kể Ngoài ra còn cò nhiều đợt nhập cư khác, có cả giáo dân Thiên chúa từ miền Trung vào tị nạn khi chúa Nguyễn Phúc Khoát ra chỉ dụ cấm đạo Thiên chúa năm 1750 [46,175]. Chính điều kiện thuận lợi đã thu hút lưu dân từ nhiều vùng đến đây và biến vùng này thành một trung tâm dân cư đông đúc vào đầu thế kỷ XX, được phân bố như sau: Làng Long Hưng có 6987 người. Làng Tân Dương có 4157 người. Làng Long Hậu có 5712 người.
- Làng Long Thắng có 1098 người [51,11-12]. Người Hoa vốn thạo nghề buôn bán, họ đứng ra thu mua các thổ sản, lâm sản, thủy sản...do lưu dân người Việt đến trước khai thác và sản xuất, góp phần hình thành Nông nại đại phố trên Cù Lao Phố (Biên Hòa) và Mỹ Tho đại phố. Nhóm người Hoa ở Mỹ Tho còn sang Vĩnh Long và Sa Đéc làm ăn, từ đó hình thành một số tụ điểm dân cư quan trọng ở khu vực Sa Đéc, dọc theo tuyến sông Tiền như Nha Mân (Cái Tàu Hạ), đất Sét (nay thuộc xã Mỹ An Hưng B), Cái Tàu thượng (nay thuộc xã Mỹ An Hưng A)...và một số trung tâm khác ở phía sông Hậu như Lấp Vò, Lai Vung. Nghề nông vẫn là ngành kinh tế chủ yếu. Trong 2 thế kỷ XVII, XVIII thị trường tiêu thụ cau tươi và cau khô rất lớn và còn xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapore, Phôm Pênh do thương lái người Hoa thu gom. Đến đầu thế kỷ XIX toàn tỉnh Sa Đéc có 2848 ha trồng cau [51,19], tập trung chủ yếu ở vùng Long Hưng, nhất là Tân Lộc. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều ngành nghề khác như đóng ghe xuồng (Long Hậu), dệt chiếu (Định Yên, Định An), đươn lờ lọp... Riêng hai xã Long Hưng A và Long Hưng B kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu. 1.2. Vùng đất Long Hưng cuối thế kỷ XVIII. 1.2.1. Bối cảnh Nam Kỳ cuối thế kỷ XVIII. Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như cả Nam Bộ, dù là vùng đất mới của người Việt. Song về mặt lịch sử, đây là địa bàn có người cư ngụ rất sớm, mặc dù chưa biết thời gian chính xác. Theo các giáo sĩ và thương nhân từng đi ngang qua đây ghi nhận đã có người cư ngụ như Fernand Mindez vào năm 1540, Caspard de la Croix vào năm 1552 [6,26]. Đến năm 1562 văn hào Camoens-người Bồ Đào Nha bị đắm thuyền gần Hà Tiên, nhờ người cứu vớt đưa về Mỹ Tho, nơi có người Bồ Đào Nha lập thương cảng. Trong một ghi chép, Ông mô tả: “Bờ sông Mê Kông (tức sông Cửu Long) bao phủ vô số rừng rậm và chứa đầy thú dữ, thỉnh thoảng có vài người đánh cá ven sông” [6,27]. Năm 1620 sau cuộc hôn nhân giữa công nương Ngọc Vạn-con gái chúa Sải Nguyễn Phước Nguyên với quốc vương Chân Lạp Chêy Chetta II, người Việt có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để vào sinh sống ở vùng Đồng Nai – Cửu Long.
- Năm 1623 Chêy Chetta nhượng cho chúa Nguyễn đất Prey Nokor (Xứ Sài Gòn) lập trạm thuế nên lưu dân người Việt vào càng nhiều hơn. Mối quan hệ giữa Chêy Chetta và chúa Nguyễn Phước Nguyên ngày càng chặt chẽ. Trong hồi ký “Xứ Đàng Trong năm 1621” của Cristophoro Borri, có chép: Ngoài ra Chúa còn chuẩn bị vũ khí liên tục và mộ binh giúp Vua Campuchia, cung cấp cho Vua này thuyền chiến và quân binh để cầm cự với vua Xiêm [50,84]. Con đường thủy duy nhất mà chúa Nguyễn vận chuyển vũ khí, chiến thuyền và quân binh giúp cho chàng rễ Chêy Chette II là từ cảng nước Mặn (Qui Nhơn) vào sông Tiền qua Sa Đéc, Phnom Pênh rồi Oudong. Đến giữa thế kỷ XVII, Sa Đéc đã là một trung tâm dân cư lớn ở châu thổ sông Cửu Long với cảnh chợ búa trên bến dưới thuyền tấp nập. Vốn là vùng sông nước nên cư dân địa phương dùng tre kết thành bè, trên cất nhà có gác chứa hàng hóa. Buôn bán theo con nước nổi lên xuống rất tiện lợi nên có tên gọi là Phsar ădek tức là “chợ nổi”. Lâu ngày người Việt nói trại là Sa Đéc [18,27] và trở thành tên cho cả vùng. Mùa Xuân năm 1698 vâng lệnh chúa Nguyễn, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào nam kinh lược, xác định chủ quyền của người Việt trên vùng đất mới, lập ra hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, gọi chung là Gia Định phủ-trên phần đất từ sông Đồng Nai đến sông Tiền. Sử cũ ghi rõ: “lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn” [10,12]. Như vậy dinh phiên trấn chỉ có một huyện là Tân Bình nhưng huyện này rất rộng, gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và cả phần đất phía Bắc sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp. Trong khi đó Mạc Cửu-người Lôi Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) có quan hệ mật thiết với Trịnh Thành Công ở Đài Loan khoảng năm 1680. Khi thấy công cuộc “Phản Thanh phục Minh” đi vào chỗ bế tắc, bỏ sang Chân Lạp sinh sống. Ông được triều đình Chân Lạp phong chức Ốc nha, song thấy nội tình xứ này luôn rối ren do nạn người Xiêm thường hay cướp phá. Ông xin đến khai thác cửa biển Peam (là Hà Tiên sau này). Nơi đây vốn đã có nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Ông cho xây thành và lập thêm phố xá, mở hiệu buôn, sòng bạc...thu hút thương nhân ngày một đông hơn. Ông còn chiêu tập lưu dân người Việt, người Hoa mở ruộng lập vườn và hình thành được bảy thôn, trong đó Hà Tiên ngày một phồn thịnh. Khoảng từ năm 1678 đến năm 1688 bọn cướp biển và quân Xiêm thường cướp bóc Hà Tiên. Dưới áp lực quân Xiêm, Mạc Cửu phải sang cảng Muang Galapuri (Xiêm).
- Một thời gian sau, ông lại trốn về Hà Tiên tiếp tục công việc khai mở. Để có chỗ dựa vững chắc, năm 1708 Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn và xin nội thuộc, được Chúa Nguyễn Phước Chu (1691-1725) chấp thuận và phong cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Như vậy cho đến đầu thế kỷ XVIII, chỉ còn vùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu là chưa chính thức thuộc chủ quyền người Việt. Nhưng đến năm 1757 Nguyễn Cư Trinh cho dời dinh Long Hồ về Tầm Bao (tức Long Hồ thuộc Vĩnh Long ngày nay) và lập 3 đạo Tân Châu, Châu Đốc và Đông Khẩu. Sự kiện này đánh dấu vùng đất Tầm Phong Long đã thuộc chủ quyền người Việt. 1.2.2. Thành tựu khai hoang và tình hình kinh tế - xã hội ở Long Hưng. Thành tựu khai hoang: Trong gần nửa thế kỷ (1757-1800) vùng Long Hưng có tốc độ khai hoang tương đối nhanh. Long Hưng trong thời này thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, đến năm 1802 mới đổi thành Vĩnh Trấn và năm 1808 trở thành trấn Vĩnh Thanh. Đến nay chưa có tư liệu về số thôn ấp thành lập được trước năm 1800 nên tạm thời sử dụng bảng danh mục hành chính của trấn Vĩnh Thanh được Trịnh Hoài Đức lập trong Gia Định thành thông chí, thuộc huyện Lai Vung và Lấp Vò ngày nay. Huyện Lai Vung có 12 thôn: Long Hậu, Định Hòa, Đông Thành, Tân Hòa, Nhơn Hòa, Tân Lộc, Tân Lộc Trung, Phú Lộc, Tân Sơn, Tân Thạnh, Tân Bình. Huyện Lấp Vò có 13 thôn: Mỹ An, Tòng Sơn, Mỹ Hưng, Tân Mỹ, Bình Thành Tây, Bình Thành Đông, Tân Đông, Nhơn Qưới, Tân Long, Tân Khánh, Tân Khánh Tây, Tân An Trung, Định An Phú. Vào thời điểm này, công tác quản lý hành chính ở Nam Bộ nói chung còn rất lỏng lẻo. Diện tích khai phá được đưa vào canh tác đều do người dân tùy tiện tự khai báo, không thông qua đo đạt, kiểm tra nên chúng ta ngày nay không có con số cụ thể để mô tả thành tựu của công cuộc khai hoang. Hơn nữa, trong khai báo người dân không dùng đơn vị địa chính (mẫu ta) mà tính bằng dây, bằng khoảnh hoặc thửa nên không thể quy chiếu thành đơn vị đạt điền để tính diện tích được [32,50]. Dĩ nhiên để trốn thuế, người dân không kê khai đúng sự thật. Mặc dù không nắm được diện tích khai phá cụ thể nhưng với con số 25 thôn được thành lập cho thấy đây là một thành tựu lớn trong cuộc khai hoang. Hơn nữa trong số đó có
- một số thôn mà trong cuộc đo đạt địa chính vào năm 1836 đã đạt diện tích vào hàng cao nhất trong số 1637 thôn ở Nam Bộ lúc bấy giờ, cụ thể như: Tân Lộc là 4336 mẫu ta, đứng hàng thứ 3. Tân Long (sau này là Long Hưng) là 4110 mẫu ta, đứng hàng thứ 4. Long Hậu là 3116 mẫu ta, đứng hàng thứ 14. Bình Thành Tây là 2261 mẫu ta, đứng hàng thứ 26 [8,255-256]. Đến cuối thế kỷ XVIII lưu dân người Việt đến vùng này cư trú không chỉ dưới hình thức di dân tự nhiên mà còn diễn ra bằng hình thức chuyển cư tại chỗ và các cuộc di dân cơ chế có tổ chức với số lượng lớn. Những lưu dân đầu tiên mạo hiểm vượt biển vào Nam tìm đất sống ở nơi hoang vu vắng vẻ, chưa có sự kiểm tra của chính quyền thì đất đai khai phá được đương nhiên thuộc quyền sở hữu của họ. Với số lượng cư dân ít ỏi, họ chỉ có khả năng liên kết lại để khai phá từng lõm, từng khoảnh ven sông rạch và cùng nhau chống chọi với thú dữ, bệnh tật...dần dần trở thành xóm ấp đầu tiên. Trong suốt diễn trình khai hoang lưu dân còn khai thác các nguồn lợi tự nhiên tại chỗ như cá tôm, chim thú, mật ong, các loại gỗ... Mặc dù với kỹ thuật, trình độ canh tác còn kém, năng suất thấp nhưng với nguồn lợi thiên nhiên phong phú đã mang lại cho lưu dân cuộc sống khá hơn nơi quê cũ. Chính điều này là thông tin hấp dẫn đối với thân thuộc của họ còn ở quê nhà và là một động lực dẫn đến những đợt di dân tiếp theo. Tình hình kinh tế - xã hội: Trước năm 1757 việc hình thành quyền sở hữu ruộng đất tư nhân chủ yếu dựa trên khả năng khai khẩn đất hoang của từng hộ gia đình. Những áp lực xã hội như: bao chiếm, sang đoạt, cầm cố...dường như chưa hình thành khi mà quyền lực nhà nước phong kiến chưa với tới vùng đất này hoặc đã hiện diện nhưng còn quá lỏng lẻo. Sau năm 1757, một mặt do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, đất lành chim đậu. Nay lại được chúa Nguyễn thiết lập cơ sở hành chính, có pháp luật bảo vệ, vùng này hấp dẫn nhiều lưu dân hơn. Công cuộc khẩn hoang diễn ra nhanh chóng hơn. Dân biết thâm canh làm thủy lợi, góp phần làm cho khu vực Lấp Vò, Cái Dầu, Long Hậu, Tân Lộc sau là Tân Thành (Lai Vung) trở thành trung tâm dân cư quan trọng trải từ sông Tiền đến sông Hậu. Đồng thời với những cuộc khai phá lẻ tẻ của dân nghèo xiêu tán, Chúa Nguyễn còn chiêu mộ những nhà giàu có ở các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn đưa gia nhân vào khai phá.
- Bên cạnh đó các Chúa Nguyễn còn sử dụng binh lính, tù phạm và mộ dân khai hoang lập đồn điền. Như vậy Long Hưng có một vị trí khá đặc biệt, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, là trung tâm khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu, là nơi nối liền miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Đồng thời điều kiện tự nhiên Long Hưng rất thuận lợi nên từ thời khai hoang lập ấp, vùng này đã hấp dẫn nhiều lưu dân đến đây sinh sống, dẫn đến việc hình thành nhiều thôn ấp dân cư đông đúc. Đặc biệt đến cuối thế kỷ XVIII, vùng Long Hưng có tốc độ khai hoang tương đối nhanh so với các vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Long Hưng có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên sau nhiều lần bị Tây Sơn đánh bại, cuối cùng Nguyễn Ánh đã chọn vùng đất Long Hưng làm căn cứ để đánh lại quân Tây Sơn. Vậy Nguyễn Ánh đã chọn và xây dựng căn cứ ở Long Hưng như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở chương 2 – Nguyễn Ánh đặt căn cứ tại Long Hưng-Sa Đéc.
- CHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁNH ĐẶT CĂN CỨ TẠI LONG HƯNG – SA ĐÉC. 2.1. Những thắng lợi của Tây Sơn trong giai đoạn 1773 – 1783. Mùa thu năm 1773, lực lượng nghĩa quân Tây Sơn đã lên đến vài vạn người và đánh chiếm được phần lớn phủ Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc với trách nhiệm Đệ nhất trại chủ chỉ huy hai huyện Bồng Sơn và Phù Ly, cử Nguyễn Tông làm Đệ nhị trại chủ chỉ huy huyện Tuy Viễn và Huyền Khê làm Đệ tam trại chủ phụ trách quân lương. Tiếp đó, Nguyễn Nhạc chia quân bao vây thành Quy Nhơn. Tuần phủ Nguyễn Khắc Tuyên và toàn bộ binh lính chạy trốn. Nguyễn Nhạc lại đem quân tiến lên phía Bắc đánh chiếm các kho thóc ở Kiển Dương và Đạm Thuỷ. Đốc Trưng Đằng chạy trốn nhưng bị Nhạc đuổi theo giết được, tiếp đó nghĩa quân tiến ra Quảng Ngãi, Quảng Nam. Đi đến đâu, nghĩa quân đều được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Tập Đình và Lý Tài đem lực lượng của họ đi theo Tây Sơn cũng vào thời gian này. Nghe tin quân Tây Sơn đánh chiếm Quy Nhơn và đang tràn ra phía Bắc, triều đình Phú Xuân rất hoảng hốt. Tướng sĩ bấy lâu chỉ lo ăn chơi, nay sắp phải ra trận, ai nấy đều hoang mang cực độ, tìm cách đút lót quan trên để xin ở lại. Quân lính thì chán nản, không còn tinh thần chiến đấu, hễ gặp nghĩa quân thì bỏ chạy hoặc đầu hàng. Trương Phúc Loan vội sai bốn viên tướng là Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Cửu Sách, Tống Sùng và Đỗ Văn Hoàng đem đại quân vào Quy Nhơn trong khi nghĩa quân đã nhanh chóng chiếm được Quảng Ngãi và đang tiến ra Quảng Nam. Khi quận chúa Nguyễn kéo vào đến Bến Ván (Bản Tân – ranh giới Quảng Ngãi và Quảng Nam), nghĩa quân liền rút về Bến Đá (Thạch Tân, thuộc phủ Thăng Bình, Quảng Nam) bố trí mai phục. Quân Nguyễn đuổi theo đến Bến Đá thì bị phục binh Tây Sơn đánh bại. Các tướng Nguyễn đều bị giết, chỉ còn Nguyễn Cửu Sách thu tàn quân chạy trốn. Trận thắng lớn ở Bến Đá nâng cao thanh thế nghĩa quân và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quật khởi của các tầng lớp bị trị. Cuối năm 1773, chúa Nguyễn cử Tôn Thất Hương làm tiết chế nội quân đi đánh Tây Sơn nhưng quân của Hương đã bị Lý Tài và Tập Đình đặt phục binh ở núi Bích Kê (huyện Phù Mỹ) đánh cho tan tác, Tôn Thất Hương tử trận. Ở phía Nam, nghĩa quân cũng thừa thắng đánh chiếm các phủ Diên Khánh, Bình Khang.
- Như vậy, chỉ trong vòng một năm, quân Tây Sơn chiến thắng liên tiếp, kiểm soát cả khu vực rộng lớn từ Quảng Ngãi vào đến Bình Thuận; duy chỉ một lần bị quân Nguyễn do Nguyễn Cửu Dật chỉ huy đánh bất ngờ, quân Tây Sơn bị thua phải rút về phía Nam Chợ Củi (Sài Thị) [31,172]. Đầu năm 1774, Tôn Thất Thắng được Chúa Nguyễn cử làm đại tướng đi đánh Tây Sơn. Nhưng Tôn Thất Thắng thấy quân Tây Sơn mạnh quá, rất hoảng sợ, đang đêm bỏ quân lính chạy trốn một mình. Mùa hạ năm đó, lưu thủ Long Hồ là Tổng Phúc Hiệp huy động quân lính ở Gia Định tiến đánh nghĩa quân, chiếm lại được ba phủ Bình Thuận, Diên Khánh và Bình Khang, sau đó đã chiếm lại cả Phú Yên. Những biến động ở Đàng Trong được viên trấn thủ Nghệ An là Bùi Thế Đạt báo về Thăng Long. Vốn nuôi mộng chiếm nốt vùng đất của Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh Sâm mừng rỡ nói: Họ Nguyễn vốn có thế thù với họ Trịnh. Sở dĩ bấy nay Trịnh phải làm thinh, chẳng qua chỉ cốt đợi thời. Bây giờ cơ hội đã đến, Trịnh sao lại chịu bó tay ngồi nhìn để họ Nguyễn ngang nhiên tranh hùng mãi [31,180]. Trịnh Sâm bèn cử Hoàng Ngũ Phúc làm thượng tướng quân đem 3 vạn binh đi trước, còn tự mình cầm đại quân đi sau, đến đóng ở Hà Trung để ứng viện. Hoàng Ngũ Phúc tuy xuất thân hoạn quan nhưng là một viên tướng có tài. Ngũ Phúc đã tham gia đắc lực vào việc đánh bại cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu. Lần này xuất quân, Ngũ Phúc lại có những bộ tướng giỏi như Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh. Hoàng Ngũ Phúc kéo quân vào đất chúa Nguyễn nêu danh nghĩa giúp chúa Nguyễn đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan và dẹp loạn Tây Sơn, ngoài ra không có ý gì khác. Quân Chúa Nguyễn phải dồn sức đối phó với Tây Sơn ở mặt Nam, nên lực lượng ở phía Bắc rất yếu. Tháng 11 năm 1774, quân Trịnh vượt sông Gianh Dinh Trạm và Dinh Cát. Chúa Nguyễn vội triệu Tôn Thất Nghiễm (bấy giờ đang đánh nhau với quân Tây Sơn) về đối phó với Hoàng Ngũ Phúc và cử Nguyễn Cửu Dật thay Tôn Thất Nghiễm ở phía Nam. Hoàng Ngũ Phúc tiến quân đến Bồ Đề (huyện Minh Linh) đưa thư khuyên Chúa Phúc Thuần đầu hàng. Bị tấn công cả hai mặt, Chúa Nguyễn lâm vào tình thế nguy ngập, sai bắt trói Trương Phúc Loan đem nộp cho Hoàng Ngũ Phúc và dâng vàng bạc xin bãi binh nhưng vẫn bố trí lực lượng chống cự.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 175 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 199 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 167 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 149 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 197 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 170 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn