intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của vua Minh Mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

152
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của vua Minh Mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung được thực hiện nhằm Phục dựng lại có hệ thống những chính sách của vua Minh Mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung; rút ra được những điểm tiến bộ và hạn chế trong các chính sách này; trên cơ sở đó có nhận thức đúng đắn và khách quan hơn về triều Nguyễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của vua Minh Mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Hòa CHÍNH SÁCH CỦA VUA MINH MẠNG ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MIỀN TRUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Hòa CHÍNH SÁCH CỦA VUA MINH MẠNG ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MIỀN TRUNG Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HUỲNH HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, đơn vị công tác, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Lời đầu tiên, tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Huỳnh Hoa, người đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Lịch sử trường đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn và GS. Nguyễn Phan Quang đã truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm thực tiễn cũng như những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận văn của mình. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, các anh chị đang công tác tại phòng Sau đại học và Thư viện trường đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Khoa học tổng hợp đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thu thập tài liệu để thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn trường Trung học phổ thông Phan Bội Châu (Cam Ranh - Khánh Hòa), gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên tôi học tập, công tác và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Hòa
  4. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Hòa
  5. 4 MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng, chữ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 7 2. Mục đích nghiên cứu vấn đề.............................................................................................. 7 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn sử liệu ..................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 15 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 15 6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................... 16 7. Bố cục luận văn ............................................................................................................... 16 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................. 17 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................ 17 TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN VÀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỚC KHI VUA MINH MẠNG LÊN NGÔI ........................................................................................... 17 1.1. Sự thành lập triều Nguyễn ............................................................................................... 17 1.1.1. Hoàn cảnh quốc tế và khu vực .................................................................................. 17 1.1.2. Sự thành lập triều Nguyễn và tình hình Việt Nam thời Gia Long ............................ 19 1.2. Những nét chính về thân thế và sự nghiệp của vua Minh Mạng ..................................... 23 1.2.1. Thân thế và tư tưởng của vua Minh Mạng ................................................................ 23 1.2.2. Sự nghiệp của vua Minh Mạng ................................................................................. 29 1.2.2.1. Công cuộc cải cách hành chính .......................................................................... 30 1.2.2.2. Việc tuyển chọn quan lại .................................................................................... 38 1.2.2.3. Những thay đổi về quân đội và luật pháp ........................................................... 40 1.2.2.4. Phát triển kinh tế ................................................................................................. 41 1.2.2.5. Mở mang văn hóa - giáo dục .............................................................................. 44 1.2.2.6. Quan hệ đối ngoại ............................................................................................... 46 1.3. Vấn đề dân tộc thiểu số trước và trong thời Gia Long..................................................... 49 1.3.1. Từ thế kỉ XI đến trước năm 1802 .............................................................................. 49 1.3.2. Vấn đề dân tộc thiểu số thời Gia Long ...................................................................... 54 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................ 59
  6. 5 MIỀN TRUNG VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA VUA MINH MẠNG (TỪ NĂM 1820 ĐẾN NĂM 1840) ................................................................................................ 59 2.1. Vùng đất miền Trung dưới thời Nguyễn.......................................................................... 59 2.1.1. Thiên nhiên và dân cư ............................................................................................... 59 2.1.2. Kinh tế - Văn hóa ...................................................................................................... 61 2.2. Khái quát chính sách dân tộc của vua Minh Mạng ở miền Bắc và miền Nam ................ 66 2.2.1. Chính sách dân tộc của vua Minh Mạng ở miền Bắc................................................ 66 2.2.2. Chính sách dân tộc của vua Minh Mạng ở miền Nam .............................................. 72 2.3. Chính sách dân tộc của vua Minh Mạng ở miền Trung ................................................... 74 2.3.1. Chính sách đối với Thuộc Man ................................................................................. 74 2.3.1.1. Phủ dụ và cai quản Thuộc Man .......................................................................... 74 2.3.1.2. Những qui định về thuế khóa và tiến cống ......................................................... 81 2.3.1.3. Phổ biến văn hóa người Kinh cho các dân Thuộc Man ...................................... 85 2.3.2. Những chính sách đối với Thuộc quốc (Thủy Xá và Hỏa Xá).................................. 89 2.3.2.1. Định lệ ban thưởng và tiến cống......................................................................... 91 2.3.2.2. Ban mũ áo, tên họ và đào tạo thông dịch viên, tiến tới đồng hóa văn hóa Thuộc quốc ................................................................................................................................. 94 2.3.3. Chính sách của vua Minh Mạng đối với người Hoa ở miền Trung .......................... 96 2.3.3.1. Các qui định về nhập cảnh, cư trú và chuyển đổi quốc tịch ............................... 97 2.3.3.2. Những ưu đãi và cấm đoán về kinh tế ................................................................ 99 2.3.3.3. Những chính sách về văn hóa - xã hội.............................................................. 102 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................... 106 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MIỀN TRUNG DƯỚI THỜI MINH MẠNG ................................................................... 106 3.1. Đặc điểm ........................................................................................................................ 106 3.2. Tác động......................................................................................................................... 112 3.1.1. Giữ yên biên giới và mở rộng lãnh thổ ................................................................... 112 3.1.2. Mở rộng giao lưu kinh tế giữa các dân tộc .............................................................. 115 3.1.3. Mở rộng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ............................................................ 121 3.1.4. Phong trào đấu tranh của các dân tộc thiểu số dâng cao ......................................... 133 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................... 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 145 PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 151
  7. 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê những loại thuế các dân tộc thiểu số tỉnh Khánh Hòa phải đóng hằng năm dưới triều Nguyễn………………………………………………………82 CÁC CHỮ VIẾT TẮT Hội điển: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ
  8. 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài  Lý do khoa học Chính sách đối với các dân tộc thiểu số là một chính sách lớn và quan trọng của mọi nhà nước trong lịch sử Việt Nam. Cũng như các triều đại trước, ngay sau khi nhà Nguyễn được thành lập (năm 1802), vua Gia Long đã quan tâm đến vấn đề dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, vua Gia Long chủ yếu quan tâm đến các dân tộc thiểu số ở phía Bắc vì đây vừa là khu vực tiếp giáp với biên giới Việt - Trung, vừa là địa bàn hoạt động của các lực lượng nổi dậy chống lại triều Nguyễn. Sang thời Minh Mạng, vấn đề dân tộc được chú trọng hơn và mở rộng trên phạm vi cả nước, đặc biệt đối với khu vực miền Trung - một địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số và cả những nước nhỏ tồn tại riêng biệt với chính quyền trung ương. Đây là điều ảnh hưởng đến sự thống nhất quốc gia cũng như công cuộc cai trị của triều Nguyễn, nhất là đối với cuộc cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng. Trước tình hình đó, vua Minh Mạng đã có những chủ trương và biện pháp gì để giải quyết vấn đề dân tộc thiểu số trên cả nước, đặc biệt là đối với khu vực miền Trung; kết quả ra sao và nó tác động như thế nào đến kinh tế - văn hóa - xã hội của khu vực này? Đó là lí do thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài “ Chính sách của vua Minh Mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung”.  Lý do thực tiễn Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần đánh giá về triều Nguyễn trên nhiều mặt, đặc biệt là chính sách dân tộc dưới thời Minh Mạng. Đồng thời giúp ích cho quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu vấn đề - Phục dựng lại có hệ thống những chính sách của vua Minh Mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung. - Rút ra được những điểm tiến bộ và hạn chế trong các chính sách này. - Trên cơ sở đó có nhận thức đúng đắn và khách quan hơn về triều Nguyễn.
  9. 8 - Đồng thời rút ra những bài học bổ ích cho công tác xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn sử liệu  Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua tham khảo thư mục về triều Nguyễn, đặc biệt là về chính sách của triều Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung, có một số công trình liên quan đến đề tài đã được công bố như sau: - Công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam và Chánh sách cai trị các sắc dân thiểu số dưới triều Nguyễn của tác giả Nguyễn Ngọc Du, là Luận án Phó tiến sĩ được tác giả hoàn thành vào năm 1970 ở Học viện Quốc gia Hành chánh. Trong công trình, tác giả đã dựng lại một cách khái quát công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam và chính sách của các vua Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số. Sự gợi mở của tác giả trong các chính sách này là cơ sở để tác giả luận văn tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình. - Miền Thượng cao nguyên của Cửu Long Giang - Toan Ánh, xuất bản năm 1974 ở Sài Gòn. Tác phẩm có ba phần: trình bày về vùng đất Tây Nguyên trên các mặt tự nhiên, địa lý, dân cư, lịch sử và văn hóa. Trong chương thứ Ba của phần thứ nhất, tác giả có đề cập đến lịch sử miền Thượng từ thời nguyên thủy đến sau cách mạng Tháng Tám, sự ra đời của hai vương quốc Thủy Xá và Hỏa Xá cũng như chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là triều Nguyễn đối với vùng đất này. - Thư tịch cổ Việt Nam viết về Chiêm Thành, Thủy Xá - Hỏa Xá, Miến Điện, Chà Và do Nguyễn Lệ Thi sưu tập và được in năm 1978 tại Hà Nội. Đây là công trình tập hợp những tư liệu thư tịch cổ Việt Nam viết về các nước Đông Nam Á. Mặc dù không phải là tài liệu gốc nhưng công trình có thể rút ngắn thời gian tìm kiếm cho người nghiên cứu và giúp công tác tra cứu tư liệu cổ được dễ dàng hơn. - Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam (Thế kỉ X - XIX) của tác giả Phan Hữu Dật và Lâm Bá Nam do nhà xuất
  10. 9 bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2001. Nội dung chủ yếu của sách đề cập đến chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Trong phần triều Nguyễn, các tác giả có đề cập đến chính sách của vua Minh Mạng đối với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. - Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa của tác giả Huỳnh Ngọc Đáng. Đây là luận án Tiến sĩ lịch sử được bảo vệ tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn năm 2005. Công trình đề cập khá hệ thống và chi tiết về chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa. Trong đó có chính sách của các vua Nguyễn đối với thành phần dân tộc này. Những khái niệm về người Hoa mà tác giả Huỳnh Ngọc Đáng đưa ra trong luận án giúp người đọc hiểu thêm về nguồn gốc người Hoa ở Việt Nam và phần nào giải thích được sự khác nhau trong chính sách của triều Nguyễn đối với các nhóm người Hoa ở Việt Nam. - Tây Nguyên những chặng đường lịch sử văn hóa của tác giả Nguyễn Tuấn Triết được nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2007. Tác phẩm bao gồm 7 chương đề cập đến địa lí, lịch sử và văn hóa của vùng đất Tây Nguyên từ trước công nguyên cho đến sau cách mạng Tháng Tám. Trong đó có chương IV: Tây Nguyên từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX, có một phần cung cấp những chính sách của các vua Nguyễn đối với vùng đất này. Tuy vậy, phần nói về triều Nguyễn không nhiều và không sâu nên người đọc khó nắm bắt. - Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (thế kỉ XI - đến giữa thế kỉ XIX) của Tiến sĩ Đàm Thị Uyên được nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 2007. Trong chương hai, tác giả đã trình bày khái quát chính sách của các vương triều phong kiến Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số. Trong đó phần V của chương II có trình bày về chính sách của triều Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số. Từ đó cũng đưa ra những nhận xét về những chính sách này. - Rừng người Thượng (Les Jungles Moi) của Herri Matre. Maitre là một nhà thám hiểm người Pháp. Dưới sự tài trợ của chính phủ Bảo hộ (thời gian Pháp cai trị Đông Dương), ông đã thực hiện cuộc thám hiểm vào rừng Trường
  11. 10 Sơn và Tây Nguyên trong những năm cuối thế kỉ XIX. Trong chuyến thám hiểm của mình, ông đã ghi chép lại khá tỉ mỉ về rừng núi và những dân tộc sống ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Năm 1912, tác phẩm Les Jungles Moi được công bố ở Pháp, đây là “công trình lịch sử - dân tộc đầu tiên được viết về vùng cao nguyên Việt Nam, Cambodge và Lào. Công trình “Những người con của núi” (Sons of the Mountains) của Gerald Cannon Hickey xuất bản năm 1982, được giới phê bình Hoa Kỳ hoan nghênh đều dựa nhiều vào nội dung và phương pháp của Henrri Maitre. Năm 2008, tác phẩm Les Jungles Moi được tác giả Lưu Đình Tuân dịch sang tiếng Việt và được hiệu đính bởi nhà văn Nguyên Ngọc. Bên cạnh những hạn chế về mặt tư tưởng, thời đại, tác phẩm Les Jungles Moi thực sự là một công trình khoa học có giá trị lớn về mặt lịch sử, đặc biệt đối với việc nghiên cứu về lịch sử - kinh tế - văn hóa các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn - Tây Nguyên. - Dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam của tác giả Lê Đại Nghĩa và Dương Văn Lượng được nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm 2010. Tác phẩm này bao gồm 9 chương. Trong chương hai: Dân tộc Việt Nam và chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam, tác giả đã đề cập đến chính sách của triều Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số. Tuy vậy phần đề cập này còn quá ít ỏi, chưa đủ để hình dung hết các chính sách dân tộc dưới triều Nguyễn.  CÁC BÀI VIẾT - “Chính sách đối với các dân tộc ít người của nhà Nguyễn thời Minh Mạng (1820 - 1840)” của tác giả Phan An được in trong Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn vào năm 1992. Trong bài viết, tác giả đã khái quát tình hình các dân tộc và chính sách dân tộc dưới thời vua Minh Mạng. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá về chính sách dân tộc của vua Minh Mạng. Những gợi mở của tác giả trong bài viết là cơ sở ban đầu định hướng cho việc xây dựng đề tài “Chính sách của vua Minh Mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung”. - “Chính sách đối với các dân tộc ít người ở miền núi của nhà Nguyễn (1802 - 1863)” của tác giả Nguyễn Văn Diệu được in trong Những
  12. 11 vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn năm 1992. Bên cạnh việc khái quát những điểm tiến bộ trong chính sách đối với các dân tộc ít người dưới triều Nguyễn, tác giả còn chỉ ra một số nguồn tư liệu gốc phục vụ cho công tác nghiên cứu về chính sách dân tộc dưới triều Nguyễn. - “Chính sách đối với dân tộc thiểu số của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX” của tác giả Nguyễn Minh Tường được in trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử năm 1993. Bài viết này đã trình bày khá đầy đủ về chính sách dân tộc của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là chính sách đối với các dân tộc thiểu số ở phía Bắc và phía Nam Việt Nam. Còn ở miền Trung, phần trình bày của tác giả khá sơ lược. Đó là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tôi tìm hiểu về chính sách dân tộc của triều Nguyễn, cụ thể là của vua Minh Mạng đối với khu vực này. - “Triều Nguyễn với các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam thế kỉ XIX” của tác giả Châu Hải được in trong Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn do Trần Hữu Duy và Nguyễn Phong Nam chủ biên, xuất bản năm 1997 bởi nhà xuất bản Giáo dục. Trong bài viết, tác giả đề cập khá hệ thống về chính sách của triều Nguyễn đối với các nhóm người Hoa ở Việt Nam, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội. Mặc dù chỉ dừng lại ở mức độ khái quát nhưng những gợi mở của tác giả trong bài viết này giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về chính sách của triều Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. - “Tĩnh man trường lũy” và những cuộc nổi dậy của “Thạch Bích Man” dưới triều Nguyễn” của Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Phước Bảo Đàn được đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử năm 2001. Bài viết giới thiệu khá chi tiết về tổ chức hành chính ở Trường lũy Quảng Ngãi và những cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số ở núi Đá Vách. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những nhận xét khá chân thực về công trình Trường lũy cũng như về chính sách của triều Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở khu vực này. - “Tây Nguyên dưới thời Nguyễn” của Phan Văn Bé, được in trong Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới do Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2005. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến
  13. 12 tình hình các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ thời các chúa Nguyễn đến thời các vua Nguyễn. Trong đó có phần đề cập đến sự tham gia của các đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những gợi mở cho công tác nghiên cứu chính sách cai trị của các vua Nguyễn đối với vùng đất này. - “Chính sách giáo dục của nhà Nguyễn đối với các dân tộc ít người ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỉ XIX” của tác giả Phạm Thị Ái Phương được đăng trên tạp chí Dân Tộc học số 3 năm 2005. Bài viết đề cập khá hệ thống và chi tiết chính sách giáo dục của triều Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Trong bài viết, tác giả cũng đưa ra những nhận xét khách quan về thành công cũng như hạn chế của chính sách giáo dục được thi hành dưới triều Nguyễn. - “Quan hệ Việt Nam - Khu vực Bắc Tây Nguyên trước thế kỉ XIX” của tác giả Vũ Ngọc Bình được in trong Kỷ yếu Hội thảo Nam bộ và Nam Trung bộ - Những vấn đề lịch sử thế kỉ XVII - XIX năm 2005. Trong bài viết, tác giả đã đề cập khái quát về quan hệ của Việt Nam với khu vực Bắc Tây Nguyên từ thời các chúa Nguyễn cho đến đầu thời Nguyễn. Đặc biệt là quan hệ giữa triều Nguyễn với Thủy Xá và Hỏa Xá giúp cho người đọc có thể hình dung một phần chính sách của triều Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. - “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn với các dân tộc thiểu số ở miền Nam nước ta” của hai tác giả Phan Hữu Dật và Lâm Bá Nam được in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam” năm 2008. Bài viết đề cập đến quá trình mở mang lãnh thổ về phương Nam của người Việt và chính sách của họ Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung. Sách cung cấp cho người đọc cái nhìn khách quan và chân thực hơn về vai trò của các chúa Nguyễn và vua Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. - “Chính sách “giáo hóa” của triều Nguyễn đối với vùng núi miền Trung (1802 - 1883)” của tác giả Bùi Tiến Huân được in trong Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn trường đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm
  14. 13 2011. Bài viết trình bày khái quát về chính sách “giáo hóa” của triều Nguyễn tại vùng núi miền Trung và chỉ ra những thành công cũng như hạn chế của chính sách này. Tuy nhiên, phần đưa ra dẫn chứng còn thiếu chính xác vì những người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận sống chủ yếu ở đồng bằng chứ không phải ở vùng núi. Tóm lại, những công trình trên đều đề cập ít nhiều đến tình hình miền Trung dưới thời Nguyễn cũng như chính sách dân tộc của triều Nguyễn đối với khu vực này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể và hệ thống về chính sách dân tộc của vua Minh Mạng đối với khu vực miền Trung. Điều đó đã thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài “Chính sách của vua Minh Mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung”.  Nguồn sử liệu Nguồn tư liệu chính được khai thác phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài là các bộ sử của nhà Nguyễn, bao gồm: - Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Đây là bộ sử được biên soạn trong vòng 88 năm (1821 - 1909) mới hoàn thành. Sách gồm hai phần: Tiền biên và Chính biên. Phần được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài này thuộc phần Chính biên Đệ nhị kỷ, thực lục về Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (tức Vua Minh Mạng). - Minh Mệnh chính yếu do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, gồm 26 quyển, chia làm 22 thiên, ghi chép những chỉ dụ, những việc làm chủ yếu dưới triều vua Minh Mạng từ chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục cho đến ngoại giao. Đây là một trong những tư liệu chính được khai thác để nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, phần liên quan đến chính sách dân tộc của vua Minh Mạng thuộc phần Phủ biên và Nhu viễn. - Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là bộ sách do Nội các triều Nguyễn biên soạn theo thể Hội điển. Thể loại này được đặt ra nhằm ghi chép các loại điển pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của một triều đại, một nhà nước. Bộ sử này được biên soạn vào giữa thế kỉ XIX, ghi chép lại đầy đủ các chiếu chỉ, các tấu sớ, phiếu dụ của triều đình
  15. 14 nhà Nguyễn về các việc đem ra thi hành, nhiều khi sửa đổi các lệ cũ thuộc cả sáu bộ và các ty. Bộ sử này bao gồm 262 quyển. Nội dung được khai thác chủ yếu để phục vụ đề tài thuộc phần Nhu viễn, bao gồm từ quyển 133 đến 136. - Phủ man tạp lục của Ôn Khê Nguyễn Tử Vân. Sách này được các tác giả Lê Sơn Phương Ngọc, Nguyễn Hữu Quý, Hoài Chi Hạ Miễn dịch sang tiếng Việt với nhan đề “Trường lũy Quảng Ngãi”. “Phủ man tạp lục” (ghi chép về chuyện phủ dụ người Thượng) là tập sách ghi lại những hiểu biết và các hoạt động của Nguyễn Tử Vân với tư cách của một viên quan triều đình nhà Nguyễn được phái đi chiêu dụ các dân tộc ít người ở miền thượng du Trung Bộ, mà chủ yếu là vùng phía Tây Quảng Ngãi (nay thuộc một phần Trường Sơn - Tây Nguyên). Nguyễn Tử Vân nghiên cứu về người Thượng Quảng Ngãi tương đối kỹ, tác phẩm Phủ Man tạp lục của ông đề cập đến: núi sông, cương vực, đường sá, thổ nghi, ngôn ngữ, phong tục của người Thượng Quảng Ngãi, cũng như vấn đề thuế má, sách lược cai trị, phương cách phòng ngừa, hình hình kiến thiết Trường lũy qua các triều vua, các vị tướng nổi tiếng trong công tác người Thượng tại Quảng Ngãi. Bên cạnh những hạn chế bởi tư tưởng phong kiến, những ghi chép trong sách Phủ man tạp lục có giá trị như những tài liệu quí giá, hoặc tài liệu “gốc”, đóng góp thiết thực cho công tác nghiên cứu về lịch sử và các dân tộc miền Trung, Tây Nguyên. - Bản triều bạn nghịch liệt truyện của Kiều Oánh Mậu được Trần Khải Văn biên dịch và được xuất bản ở Sài Gòn năm 1963. Sách ghi lại những việc phản nghịch chống triều đình và mọi cuộc xung đột giữa Việt Nam với các nước lân cận từ khi vua Gia Long lên ngôi cho đến gần cuối thế kỉ XIX (1882 - 1885). Trong tác phẩm, tác giả đề cập đến những cuộc khởi nghĩa nổ ra dưới thời Minh Mạng. Mặc dù phần lớn nội dung trình bày theo thể biên niên và ảnh hưởng khá nặng của tư tưởng phong kiến nhưng công trình vẫn là một tư liệu đáng tin cậy, có giá trị lớn phục vụ cho việc nghiên cứu về triều Nguyễn. - Đai Nam chính biên liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn. Đây là công trình ghi chép lại những câu chuyện về các vua, hoàng tử, hậu cung, chuyện các quan, các trung thần và nghịch thần của triều Nguyễn. Trong đó có
  16. 15 đề cập đến các vị đại thần từng cai quản khu vực miền Trung cũng như các thủ lĩnh dân tộc ít người, thủ lĩnh các cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn. Ở phần nước ngoài, sách đề cập đến nước Thủy Xá và Hỏa Xá, là những tư liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu về khu vực miền Trung dưới thời Nguyễn. Những bộ sử này là nguồn tư liệu gốc, phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung và chính sách dân tộc của vua Minh Mạng nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu về chính sách của vua Minh Mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung. - Thời gian: từ năm 1820 (năm vua Minh Mạng lên ngôi) cho đến hết năm 1840 (năm vua Minh Mạng qua đời). - Không gian: khu vực miền Trung Việt Nam dưới thời Nguyễn, bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi), Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận và phần cao nguyên của miền Trung, bao gồm hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá. 5. Phương pháp nghiên cứu Hai phương pháp chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Hai phương pháp này đã được vận dụng như sau: - Thứ nhất, trình bày những chính sách của vua Minh Mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung theo từng vấn đề và theo trình tự thời gian. - Thứ hai, từ những vấn đề đã trình bày, rút ra bản chất của những chính sách dân tộc được ban hành dưới thời Minh Mạng đối với khu vực miền Trung và những tác động của nó đối với khu vực này. Ngoài hai phương pháp trên, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. Các phương pháp này được sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý tư liệu cũng như trong việc so sánh các chính sách dân tộc của vua Minh Mạng đối với vua Gia Long và các thời kì trước đó. Từ đó rút ra những
  17. 16 điểm tiến bộ và hạn chế trong chính sách dân tộc được ban hành dưới thời Minh Mạng. 6. Đóng góp của đề tài - Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần tham gia vào mối quan tâm nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở miền Trung, cụ thể là dưới thời Minh Mạng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp thêm cơ sở khoa học và tư liệu để nhận thức đầy đủ và khách quan hơn về triều Nguyễn nói chung, triều Minh Mạng nói riêng trong lịch sử dân tộc. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về triều Nguyễn và vấn đề dân tộc thiểu số trước khi vua Minh Mạng lên ngôi Chương 2: Miền Trung Việt Nam và chính sách dân tộc của vua Minh Mạng (Từ năm 1820 đến năm 1840) Chương 3: Đặc điểm và tác động của chính sách đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung dưới thời Minh Mạng
  18. 17 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN VÀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỚC KHI VUA MINH MẠNG LÊN NGÔI 1.1. Sự thành lập triều Nguyễn Triều Nguyễn là vương triều được thành lập trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động. 1.1.1. Hoàn cảnh quốc tế và khu vực Đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển và giành thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới. Châu Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI và đến những năm 50 của thế kỉ XIX thì hoàn thành. Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống thế giới, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị - có quyền lực vô hạn về kinh tế. Để phát triển và tăng lợi nhuận về kinh tế, giai cấp tư sản đã tiến hành cải tiến kỹ thuật, tiến tới thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, đưa lại những thay đổi lớn lao trong sản xuất. Lao động bằng máy móc ra đời thay thế cho lao động thủ công bằng chân tay đã đưa năng suất lao động lên cao chưa từng có. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đã kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa thực dân và hoạt động giao lưu quốc tế. Do những tiến bộ vượt bậc về khoa học kĩ thuật thời cận đại, giai cấp tư sản phương Tây đã có thể tiến xa hơn trong hành trình tìm kiếm và khám phá những vùng đất mới. Lợi dụng những thành tựu về phát kiến địa lý, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật - đặc biệt là kỹ thuật hàng hải, giai cấp tư sản phương Tây đã tăng cường tìm kiếm, xâm lược thuộc địa nhằm đáp ứng cho sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản ở chính quốc. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên của chủ nghĩa tư bản trong các thế kỉ XVIII, XIX đã tạo điều kiện cho việc mở mang đất đai của chủ nghĩa thực dân. Những đế quốc dần hình thành với nhiều vùng đất, nhiều dân tộc khác nhau. Đồng thời cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên này cũng tạo điều kiện cho sự giao lưu buôn bán quốc tế được thuận lợi và dễ dàng hơn.
  19. 18 Như vậy, vào đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã lớn mạnh và đã xâm chiếm hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Thuộc địa là nơi cung cấp nguyên liệu, thị trường, nhân công cho chính quốc. Vì vậy có thể nói, thuộc địa chính là vấn đề sống còn của các nước tư bản. Do tầm quan trọng của thuộc địa như vậy nên giai cấp tư sản phương Tây đã bất chấp mọi luật lệ, quyền lợi của các dân tộc phương Đông để xâm nhập vào các nước này. Vào thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia ở châu Á, Phi và Mĩ Latinh đang ở trong giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến. Một số nước ở châu Phi còn ở trong tình trạng bộ lạc, thậm chí còn đang tồn tại chế độ cộng sản nguyên thủy. Đầu thế kỉ XIX, châu Phi đã tự làm suy yếu mình bởi những cuộc xung đột, nội chiến liên miên và trở thành đối tượng cho tham vọng của các nước tư bản Tây phương. Cùng với số phận của châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Bước vào thế kỉ XIX, châu Á đang ở trong giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến. Nếu nhìn riêng lẻ từng quốc gia, có thể thấy có sự phát triển nhất định. Nhưng so với các nước phương Tây đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp thì châu Á có “trình độ phát triển chậm chạp và kém hơn” [15, tr.16]. Đa số các vương quốc phong kiến châu Á đều có nền kinh tế nông nghiệp, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến phần nào triệt tiêu động lực sản xuất của người lao động, đời sống nông dân, nhân dân lao động nói chung vô cùng khổ cực. Công thương nghiệp cũng chẳng khá hơn. Mọi hoạt động thương mại đều bị trở ngại, chính là do chính sách bế quan, một chính sách mà hầu như nước châu Á nào cũng áp dụng như một cách tự vệ của mình trước nguy cơ xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Nhưng hàng rào bế quan của châu Á phong kiến không ngăn được bước chân của thực dân phương Tây. Từng nước châu Á đã rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Đông Nam Á cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Sau khi tìm được đường biển sang phương Đông, người châu Âu đã lần lượt đến Đông Nam Á. Năm 1511, Bồ Đào Nha chiếm Malacca, đánh dấu một mốc quan trọng trong việc chinh phục vùng Đông Nam Á. Năm 1790, Anh chiếm Pênang, mở đầu cho việc xâm chiếm Malaysia, một năm sau Malaysia lần lượt bị Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh xâm chiếm. Philippin cũng dần dần bị Tây Ban Nha thôn tính từ giữa thế kỉ XVI. Inđônêxia cũng bị Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâu xé và đến năm 1811, Hà Lan độc chiếm
  20. 19 được nước này. Singapo bị Anh chiếm vào năm 1824 và sáp nhập vào lãnh thổ của Anh. Tại Mianma, thực dân Anh đã tiến hành ba cuộc chiến tranh vào các năm 1824 - 1826, 1826 - 1853 và 1885 để thôn tính đất nước này. Sau khi chiếm Mianma, Anh tiếp tục thôn tính Brunei. Cùng lúc đó, thực dân Pháp cũng tìm mọi cách để thôn tính khu vực Đông Dương, gồm ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Mặt khác, Việt Nam còn phải đối mặt với âm mưu bành trướng từ phía Bắc của Trung Quốc cũng như sự quấy nhiễu của Xiêm ở phía Nam. Tình hình này buộc các vua triều Nguyễn đưa ra những đối sách phù hợp để vừa giữ ổn định tình hình trong nước cũng như quan hệ đối với bên ngoài. 1.1.2. Sự thành lập triều Nguyễn và tình hình Việt Nam thời Gia Long Họ Nguyễn là một dòng họ phong kiến lớn ở huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung (Thanh Hóa). Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Ông tổ họ Nguyễn là Nguyễn Kim đã có công tập hợp lực lượng chống nhà Mạc, khôi phục quyền lực cho nhà Lê. Nhờ vậy, thế lực của họ Nguyễn ngày càng lớn mạnh. Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc đầu độc chết, con rể là Trịnh Kiểm thay Nguyễn Kim nắm toàn bộ binh quyền. Với âm mưu thâu tóm quyền lực, Trịnh Kiểm đã cho người giết hại Nguyễn Uông, con trưởng của Nguyễn Kim. Người con thứ là Nguyễn Hoàng lo lắng và tìm cách thoát khỏi mối đe dọa đó. Được sự gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng đã nhờ chị (vợ Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn đất Thuận Hóa. Nhận thấy Thuận Hóa đang gặp nhiều khó khăn, Trịnh Kiểm đã chấp nhận. Trịnh Kiểm cho Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa với ý đồ loại bỏ một cái gai trước mắt và hi vọng vùng “Ô châu ác địa” sẽ thay mình trừ khử Nguyễn Hoàng. Nhưng đây là “một nước cờ sai” của Trịnh Kiểm, vùng đất Thuận Hóa đã trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn và chính nơi đây đã cung cấp tiềm lực cho các chúa Nguyễn trong những lần đối đầu với quân Trịnh. Có thể nói chính Trịnh Kiểm đã “cho không Nguyễn Hoàng một vương quốc” [32, tr.15]. Từ đó, con cháu họ Nguyễn thế tập giữ tước quận công do vua Lê ban cho Nguyễn Hoàng. Về danh nghĩa, con cháu họ Nguyễn vẫn tôn phù vua Lê và chịu sự khống chế của chúa Trịnh, nhưng trên thực tế hoàn toàn cai quản vùng Thuận -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2