Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối nội của chế độ Campuchia dân chủ (1975 - 1979)
lượt xem 24
download
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối nội của chế độ Campuchia dân chủ (1975 - 1979) tập trung tìm hiểu về nguồn gốc của chế độ Campuchia dân chủ; chính sách cai trị đất nước của chế độ Campuchia dân chủ; chế độ Campuchia dân chủ bị diệt vong.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối nội của chế độ Campuchia dân chủ (1975 - 1979)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Mỹ Nhân CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI CỦA CHẾ ĐỘ CAMPUCHIA DÂN CHỦ (1975 - 1979) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Mỹ Nhân CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI CỦA CHẾ ĐỘ CAMPUCHIA DÂN CHỦ (1975 - 1979) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHỤNG HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, sự kiện và trích dẫn trong luận văn hoàn toàn trung thực. Nếu có gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Tác giả luận văn Phan Thị Mỹ Nhân
- 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn T.S Lê Phụng Hoàng – giảng viên Tổ Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm tp. Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy cô Khoa Lịch sử, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên của những người thân, bạn bè trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012 Tác giả luận văn Phan Thị Mỹ Nhân
- 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CQĐDNDCPC Cơ quan đại diện Nhân dân Campuchia CPCDC Campuchia dân chủ CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CPĐKCPC Chính phủ vương quốc đoàn kết Campuchia ĐCNCPC Đảng Công nhân Campuchia ĐCSCPC Đảng Cộng sản Campuchia ĐCSP Đảng Cộng sản Pháp ĐNDCMCPC Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia HSVK Hội Sinh viên Khmer KK Khmer Krahom KR Khmer Rumdos MTDTTNCPC Chính phủ Hoàng gia Mặt trận Dân tộc Thống Nhất Campuchia MTĐKDTCPC Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia VC Việt Cộng VNDCCH Việt Nam dân chủ cộng hòa XHCN Xã hội chủ nghĩa
- 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 3 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 8 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................ 9 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................ 11 3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 12 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 12 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 12 4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 12 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 12 6. Đóng góp luận văn ...................................................................................... 13 6.1. Về tư liệu ................................................................................................ 13 6.2. Về nội dung ............................................................................................ 13 7. Cấu trúc luận văn........................................................................................ 13 Chương 1: NGUỒN GỐC CỦA CHẾ ĐỘ CAMPUCHIA DÂN CHỦ ......... 15
- 5 1.1. Phong trào Cộng sản ở Campuchia từ những năm 30 đến hội nghị Geneva (1954) .................................................................................................. 15 1.1.1. Giai đoạn 1930 - 1945 ........................................................................ 15 1.1.2. Phong trào cộng sản ở Campuchia giai đoạn 1945 - 1954 ............. 17 1.2. Phong trào cộng sản Campuchia giai đoạn sau hội nghị Geneva đến năm 1975 ................................................................................................... 22 1.2.1. Giai đoạn 1954 - 1970 ........................................................................ 22 1.2.2. Phong trào Cộng sản trong nội chiến chính trị (1970 - 1975)........ 26 1.3. Pol Pot và ý tưởng xây dựng chế độ Campuchia Dân chủ ở Campuchia ....................................................................................................... 28 1.3.1. Tiểu sử Pol Pot cho đến lúc nắm quyền lãnh đạo trong Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia ............................................................. 28 1.3.2. Pol Pot và Nhóm sinh viên Paris với ý tưởng xây dựng chế độ mới ở Campuchia ......................................................................................... 31 1.3.3. Vai trò của Trung Quốc với sự ra đời chế độ Campuchia Dân chủ ................................................................................................................. 38 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 45 Chương 2 : CHÍNH SÁCH CAI TRỊ ĐẤT NƯỚC CỦA CHẾ ĐỘ CAMPUCHIA DÂN CHỦ ................................................................................. 47 2.1. Cơ cấu tổ chức của chế độ Campuchia Dân chủ................................... 47 2.1.1. Hiến pháp của chế độ Campuchia Dân chủ .................................... 47
- 6 2.1.2. Các nhân vật lãnh đạo chóp bu của chế độ Campuchia Dân chủ . 50 2.1.3. Tổ chức hành chính ở địa phương ................................................... 54 2.2. Chính sách đối nội .................................................................................... 55 2.2.1. Chính sách kinh tế ............................................................................. 55 2.2.2. Chính sách chính trị và thanh trừng................................................ 61 2.2.3. Chính sách giáo dục và văn hóa ....................................................... 67 2.2.4. Chính sách xã hội và y tế ................................................................... 75 2.3. Khái quát chính sách đối ngoại của chế độ Campuchia Dân chủ ....... 79 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 84 Chương 3 : CHẾ ĐỘ CAMPUCHIA DÂN CHỦ BỊ DIỆT VONG............... 85 3.1. Phong trào đấu tranh của nhân dân Campuchia trước năm 1975 ..... 85 3.2. Các cuộc đấu tranh trong giai đoạn 1975 - 1977................................... 87 3.3. Giai đoạn 1978 - 1979 ............................................................................. 89 3.3.1. Từ 1978 đến trước Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia ra đời .................................................................................................................. 89 3.3.2. Sự ra đời của mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia ................ 92 3.3.3. Vai trò của quân tình nguyện Việt nam trong việc lật đổ chế độ Campuchia Dân chủ .................................................................................... 93 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 102 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 103
- 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 105
- 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chế độ Campuchia Dân chủ dù đã bị xóa bỏ hơn 30 năm trước đây nhưng những nỗi kinh hoàng mà nó để lại hẳn sẽ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ của người dân Campuchia. Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng một lần nghe tới những cụm từ “Khmer Đỏ” hay những cái tên: Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan,…Những tội ác mà chế độ Campuchia Dân chủ đã gây ra đối với nhân dân Campuchia nói riêng và các nước láng giềng nói chung, trong đó có Việt Nam, là những vết thương tuy đã lành lặn, nhưng nỗi đau sâu thẵm bên trong tâm hồn là không thể nào bù đắp được. Đặc biệt cho đến nay, hơn 30 năm đã trôi qua nhưng những nhà lãnh đạo hàng đầu của nhà nước Campuchia dân chủ vẫn chưa được kết tội một cách cụ thể, mặc dù tội ác của chúng là không ai có thể biện minh được. Gần đây những phiên tòa xử tội chống lại loại người của bọn thủ lĩnh Khmer Đỏ đã được tiếp tục nhưng bọn chúng vẫn một mực phủ nhận tội trạng của mình. Khi nào công lý chưa được thực thi, thì lúc đó công bằng vẫn chưa được trả lại cho nhân dân Campuchia và những nước có liên quan. Bọn tội phạm và đồng phạm với chúng vẫn chưa được trừng trị thích đáng. Điều này là một nỗi đau lớn của nhân loại là tấm gương xấu cho thế hệ trẻ khi cái ác không được trừng trị đúng tội. Để lên tiếng cho những nạn nhân của chế độ này, những nỗi oan của họ một khi chưa được giải thì thế hệ trẻ chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh với nhiều hình thức khác nhau. Một trong phương pháp đấu tranh đó là nghiên cứu và tìm hiểu về chính sách đối nội của nhà nước Campuchia Dân chủ để trả lời cho câu hỏi ai là kẻ đã trực tiếp và gián tiếp gây ra thảm họa diệt chủng hơn 2 triệu người Campuchia trong thời gian 3 năm 8 tháng 20 ngày đó. Chế độ diệt chủng là một hiện tượng lịch sử đặc biệt không chỉ có riêng ở một nền văn hóa nào, một khu vực địa lý nào, hay một hình thức kinh tế - xã hội nào. Chỉ tính riêng trong thời kỳ hiện đại, người ta có thể liệt kê ra đây không ít chế
- 9 độ diệt chủng hay những vụ thảm sát kinh hoàng hàng loạt được xếp vào tội ác diệt chủng: ở Châu Âu giai đoạn đấu tranh những năm 1930 ở Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai; ở Trung Quốc những năm 1966 - 1976; ở Kosovo trong những năm 1992 – 1995,… Vì lẽ này tìm hiểu chế độ diệt chủng trở thành một đề tài thu hút và chú ý của những nhà nghiên cứu lịch sử, trong đó có cá nhân tôi. Campuchia là nước láng giềng thân cận với Việt Nam, hai nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, có đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển. Thực tế lịch sử đã chứng minh, mối quan hệ mật thiết giữa tình hình an ninh, chính trị của ba nước Đông Dương. Nếu một trong ba nước bất ổn thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hai nước còn lại. Do vậy, tất cả những diễn biến cả về đối ngoại lẫn đối nội của nước láng giềng Campuchia luôn là mối quan tâm của người Việt Nam, trong đó có tôi trong tư cách là một người nghiên cứu lịch sử. Ngoài ra, tôi chọn đề tài “Chính sách đối nội của chế độ Campuchia Dân chủ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ như một sự nối tiếp, phát triển lên từ đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của tôi “Khái quát tình hình Campuchia dưới chế độ Campuchia Dân chủ”. Cuối cùng, việc nghiên cứu chính sách đối nội của chế độ Campuchia Dân chủ còn giúp ích cho công việc nghiên cứu và giảng dạy của tôi. Vì những điều trên, tôi đã được sự đồng ý của Phòng Sau đại học, Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho tiến hành nghiên cứu đề tài “Chính sách đối nội của chế độ Campuchia Dân chủ” làm đề tài luận văn thạc sĩ, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Phụng Hoàng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Dù chế độ Campuchia Dân chủ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng đã gây ra vô vàn những tội ác với những hậu quả vô cùng khủng khiếp. Vì thế, nhiều học giả trong và ngoài nước ta đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu xung quanh đề tài này. Để hiểu được những tội ác của chế độ Campuchia Dân chủ gây ra, cũng như thực trạng những chính sách thanh trừng, chính sách về kinh tế, văn hóa,… thì việc
- 10 tiếp xúc, phỏng vấn những nhân chứng song là vô cùng cần thiết. Vì thế Nhà xuất bản Sự Thật đã cho ra đời quyển Tội ác diệt chủng của bọn Pôn Pốt - Iêng Xa-ry xuất bản năm 1980, đã đưa ra những văn kiện, lời khai chủ yếu của nhân chứng tại phiên tòa xét xử bọn tội phạm Pol Pot, Ieng Sary đã tiến hành vào tháng 8 năm 1979. Tác phẩm đã cung cấp những tư liệu sống động về những việc làm của chế độ phản động này đối với nhân dân Campuchia. Từ đó góp phần tư liệu cho tôi biên soạn chương 2 luận văn. Lịch sử Campuchia: Từ nguồn gốc đến ngày nay của Phạm Việt Trung, Nguyễn Xuân Kỳ, Đỗ Văn Nhung xuất bản năm 1982 là một tài liệu khái quát lịch sự Campuchia từ giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược đến khi chế độ Campuchia Dân chủ bị sụp đổ và nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời. Nó đã cung cấp một mạch nguồn lịch sử Campuchia cho tôi để từ đó tôi có một cái nhìn xuyên suốt về phong trào cách mạng ở Campuchia. Hơn thế nữa đây là một tác phẩm cung cấp những tư liệu cho thấy mối quan hệ khắn khít giữa cách mạng Việt Nam và Campuchia ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ sau này. Do có sự tương đồng về địa lý, nên cách mạng nhân dân ba nước Đông Dương luôn có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau.Cần nhìn nhận cách mạng Đông Dương trên phương diện tổng quan đó. Tác phẩm Tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam của Uyn - phrết Bớt – Sét xuất bản năm 1986, đã cung cấp cho tôi một cái nhìn toàn diện về sự tác động của cách mạng Việt Nam và cách mạng Campuchia từ những ngày những Chi bộ Cộng sản Đông Dương được thành lập trên hai nước này. Giữ vị trí không kém phần quan trọng trong mối quan hệ trên là vai trò trung gian của Trung Quốc. Tác phẩm cho thấy Trung Quốc đã trục lợi như thế nào trong quan hệ với phong trào Cộng sản Đông Dương. Bằng những nội dung trên, tác phẩm đã cung cấp cho tôi có những hiểu biết để hoàn thành chương 1. Benedict F. Kiernan sinh năm 1953 tại Melbourne, Australia là Giáo sư Lịch sử, Giáo sư Quan hệ quốc tế trong khu vực Đông Nam Á và là Giám đốc của
- 11 Chương trình Nghiên cứu diệt chủng tại Đại học Yale. Ông được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu về nạn diệt chủng ở Campuchia. Những tác phẩm của Ben Kiernan đoạt được nhiều giải thưởng lịch sử toàn cầu về tội diệt chủng. Nhờ biết tiếng Khmer, Ben Kiernan đã có thể thực hiện công việc nghiên cứu thâm sâu lịch sử Campuchia. Tác phẩm The Pol Pot regime xuất bản năm 2002, là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu khá toàn diện về chế độ Pol Pot, mô tả nguồn gốc bạo lực, bối cảnh xã hội, và quá trình cách mạng, cung cấp những chứng cứ trả lời cho câu trả lời cho câu hỏi tại sao nhóm trí thức Campuchia du học ở Paris lại phải chịu trách nhiệm cho hậu quả của chế độ diệt chủng gây ra cho chính đất nước họ. Tác phẩm này đã giúp cho tôi tài liệu trong quá trình biên soạn chương 2 và chương 3. Một công trình nghiên cứu quan trọng khác về chế độ Campuchia dân chủ của Ben Kiernan là How Pol Pot came to power xuất bản năm 2004. Trong tác phẩm này, Kiernan đã trình bày một cách hệ thống con đường dẫn đến sự nắm quyền của Pol Pot và các cộng sự thông qua phong trào dân tộc chủ nghĩa cánh tả phong trào Cộng sản ở Campuchia. Đặc biệt là Ben Kiernan đã đi sâu vào các cuộc đấu tranh nội bộ giữa những đảng viên chịu ảnh hưởng của cộng sản Việt Nam và nhóm Pol Pot, và làm thế nào các sự kiện của các cuộc chiến tranh dân sự của thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 cho phép nhóm của Pol Pot nắm quyền lãnh đạo hoàn toàn phong trào cách mạng ở Campuchia. Tác phẩm này đã được tôi lấy làm chỗ dựa cho việc biên soạn chương 1. Quyển Pol Pot - anatomy of nightmare của tác giả Philip Short xuất bản năm 2006 đã cung cấp khá đầy đủ về cuộc đời và những hoạt động của Pol Pot, một nhân vật trung tâm giữ vai trò quan trọng cho sự ra đời của chế độ Campuchia Dân chủ về sau. Cũng như những chứng cứ về hoạt động của Pol Pot khi còn là du học sinh ở Paris, quá trình tiếp cận tư tưởng Mao của nhóm sinh viên Paris, dẫn đến sự thay đổi về đường lối chính trị của họ. Cuốn sách đã miêu tả rất chi tiết những nội dung này, điều mà những tài liệu tiếng Việt còn viết sơ sài. Vì thế tác phẩm của Philip Short được tôi khai thác trong quá trình biên soạn cả ba chương của luận văn. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
- 12 3.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần làm rõ nguồn gốc của chế độ Campuchia Dân chủ và tội ác diệt chủng của những nhà lãnh đạo hàng đầu của chế độ này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm sáng tỏ bản chất diệt chủng của nhà nước Campuchia Dân chủ, từ đó trả lời cho những nhận định đây là một nhà nước dân chủ hay phản dân chủ và đó có phải là nhà nước XHCN hay phi XHCN. Đồng thời chỉ ra sự liên hệ giữa chính quyền Bắc Kinh với chế độ Campuchia dân chủ, làm rõ mối quan hệ này sẽ giúp chúng ta rút ra bài học về mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và những nước khác. Một điều không kém phần quan trọng là luận văn sẽ đóng góp một nguồn tư liệu không thể thiếu để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về Campuchia dưới chế độ Campuchia Dân chủ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là nguồn gốc, nội dung và hậu quả của chính sách đối nội chế độ Campuchia Dân chủ được thực hiện trong quãng thời gian từ tháng 4 năm 1975 đến tháng 01 năm 1979. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Không gian Do tác phẩm nghiên cứu về những chính sách đối nội của nhà nước Campuchia dân chủ, nên không gian nghiên cứu tập trung chủ yếu trên lãnh thổ Campuchia. 4.2.2. Thời gian Từ khi chế độ Campuchia Dân chủ giành thắng lợi trong cuộc nội chiến, chính xác là từ ngày 17 tháng 01 năm 1975 đến ngày 7 tháng 01 năm 1979, khi quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào thủ đô Phnom Penh. 5. Phương pháp nghiên cứu
- 13 Việc nghiên cứu một đề tài liên quan đến tính chất chính trị có tác động đến tất cả các mặt đời sống của một dân tộc, vì thế nó đòi hỏi một vốn tri thức sâu rộng liên quan tới nhiều ngành khoa học khác như lịch sử, dân tộc học, tôn giáo học, triết học,văn hóa học, nghệ thuật, quân sự, chính trị, kinh tế,… Đề tài thực hiện dựa trên hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic với nền tảng chủ nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp lịch sử cho phép trình bày các sự kiện theo trình tự thời gian. Phương pháp logic cung cấp công cụ lý giải các sự kiện và nhìn thấy mối liên hệ biện chứng giữa chúng. Chủ nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh giúp tôi đi đúng hướng trong quá trình nghiên cứu. 6. Đóng góp luận văn 6.1. Về tư liệu Sưu tầm, bổ sung thêm một bước để xây dựng, hệ thống tư liệu tương đối hoàn chỉnh về chủ đề liên quan đến lịch sử Campuchia nói chung, chế độ Campuchia dân chủ nói riêng. 6.2. Về nội dung Đề tài tập trung vào chính sách đối nội của chế độ Campuchia dân chủ (1975 - 1979), công việc nghiên cứu cho phép tôi rút ra bản chất của nhà nước này. Tuy nhiên không chỉ đề cập đơn thuần về chính sách đối nội, mà phải đề cập cả nguồn gốc của chính sách đó, mục đích, cũng như những tác động của nó đối với đất nước Campuchia. Đó là một đóng góp khác của luận văn. 7. Cấu trúc luận văn Đề tài này ngoài phần: mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì cấu tạo nội dung gồm 3 chương chủ yếu: - Chương 1. Nguồn gốc của chế độ Campuchia Dân chủ Nội dung: Trình bày nguồn gốc khách quan và chủ quan dẫn đến sự ra đời Chế độ Campuchia Dân chủ. - Chương 2. Chính sách đối nội của chế độ Campuchia Dân chủ
- 14 Nội dung: Trình bày cơ cấu nhà nước Campuchia Dân chủ và đi vào các chính sách cụ thể về kinh tế, chính trị, xã hội,.. thuộc chính sách đối nội của chế độ Campuchia Dân chủ. Với sự phá sản của chính sách đối nội là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chế độ này về sau. - Chương 3: Sự sụp đổ của chế độ Campuchia Dân chủ Nội dung: Từ nguyên nhân chủ quan là sự phá sản của chính sách đối nội của chế độ Campuchia Dân chủ và phong trào đấu tranh trong nước của nhân dân, cộng với yếu tố khách quan là sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, đã lật đổ chế độ Campuchia Dân chủ.
- 15 Chương 1. NGUỒN GỐC CỦA CHẾ ĐỘ CAMPUCHIA DÂN CHỦ 1.1. Phong trào Cộng sản ở Campuchia từ những năm 30 đến hội nghị Geneva (1954) 1.1.1. Giai đoạn 1930 - 1945 Với hai hiệp ước ngày 11 tháng 8 năm 1863 và hiệp ước ngày 17 tháng 6 năm 1884, Campuchia đã chính thức bị đặt dưới chế độ bảo hộ của Pháp. Diễn biến này đã khơi nguồn cho cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia. Trong giai đoạn đầu, có một vài cuộc khởi nghĩa nổ ra như: cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa (1863 - 1866) và nhà sư yêu nước Pucombo (1866 - 1867). Nhưng sau đó nhìn chung phong trào kháng chiến ở Campuchia có phần chững lại và không có những nhân vật lãnh đạo chủ chốt tìm được hướng đi mới cho công cuộc giải phóng đất nước. Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản đã họp ở Hồng Kông dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1930, ít lâu sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, các chi bộ cộng sản đầu tiên đã ra đời tại thủ đô nước Lào - Vientiane và vùng mỏ thiếc Bo Nèn gần đó. Cùng lúc đó ở Campuchia các Chi bộ Cộng sản cũng được thành lập ở Phnom Penh và ở tỉnh Kongpong Cham. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam chuyển thành Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất tại Hong Kong từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, thì các Chi bộ ở Đảng Cộng sản ở Campuchia trở thành một bộ phận của Đảng Cộng sản Đông Dương. Khác với trường hợp xứ láng giềng Việt Nam, phong trào cộng sản ở Campuchia trong suốt thập niên 1930 diễn ra ở trạng thái trầm lắng, không tạo thành làn sóng đấu tranh mạnh mẽ như ở Việt Nam. Tháng 9 tháng 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Mùa xuân năm 1940, phát xít xâm chiếm nước Pháp, bọn tư bản phản động Pháp đưa Pétain lên
- 16 cầm quyền và đầu hàng phát xít Đức. Sự kiện này có tác động to lớn đến tình hình chính trị ở Đông Dương. Về phía bọn thực dân Pháp ở Đông Dương, chúng đứng trước hai nguy cơ: Thứ nhất, ngọn lửa phong trào cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương có khả năng sẽ bùng phát mạnh mẽ và gây nguy hiểm cho chế độ thực dân. Thứ hai, phát xít Nhật sẽ hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương. Trước hoàn cảnh trên, Pháp đã lựa chọn giải pháp nhân nhượng và thỏa hiệp với Nhật Bản để giữ được lợi ích của mình ở Đông Dương. Tháng 8 năm 1940, bọn Pháp ở Đông Dương ký một hiệp ước thừa nhận cho Nhật có những đặc quyền về quân sự và kinh tế ở Đông Dương. Từ đó thực dân Pháp và phát xít Nhật ngày càng câu kết chặt chẽ trong việc áp bức bóc lột nhân dân 3 nước Đông Dương. Cuối năm 1944, nước Pháp được giải phóng. Diễn biến này đã thổi một luồng sinh khí vào chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Nhưng do tương quan lực lượng chưa cho phép, thực dân Pháp vẫn tiếp tục hòa hoãn với Nhật Bản nhằm khống chế phong trào cách mạng. Nhưng khối u cũng tới ngày bị vỡ, ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật bất ngờ tiến hành đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Sihanouk tuyên bố “vương quốc Campuchia từ nay là một quốc gia độc lập”, sang ngày 17 tháng 3 nhà vua ký sắc lệnh tổ chức “chính phủ mới”. Sơn Ngọc Thành được người Nhật chọn làm đứng đầu chính phủ này, một con cờ được Nhật nuôi dưỡng từ năm 1942. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến thắng của phe Đồng minh và chiến thắng của cách mạng Việt Nam đã có tác động to lớn đến tình hình Campuchia lúc bấy giờ. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm Việt Nam. Đầu tháng 10 năm 1945, chúng tấn công Campuchia lần thứ hai. Ngày 16 tháng 10, chính phủ của Sơn Ngọc Thành sụp đổ. Thay vào đó là một chính phủ mới thân Pháp do SiSovat Moriret đứng đầu. Trong những năm tháng Đông Dương bị Nhật Bản chiếm đóng, phong trào cộng sản ở Campuchia không để lộ chút khởi sắc nào. Do vậy, những người cộng sản Campuchia không có khả năng khai thác diễn biến trên để giành chính quyền
- 17 như ở Việt Nam, không gây dựng được cơ sở tạo đà cho sự phát triển cách mạng về sau. 1.1.2. Phong trào cộng sản ở Campuchia giai đoạn 1945 - 1954 1.1.2.1. Giai đoạn 1945 - 1951 Khi xem xét cách mạng mỗi nước ở Đông Dương chúng ta không thể đặt nó riêng lẻ, mà phải trong mối tương quan, tác động lẫn nhau, do những sự tương đồng về lịch sử, địa lý, đặt biệt là có kẻ thù chung là thực dân Pháp. Sau Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Đảng cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật. Ba nhánh của Đảng hoạt động ở ba nước thông qua ba tổ chức Mặt trận: Việt Minh, Lào Issara, Khmer Isarrak. Tháng 8 năm 1946, lực lượng Khmer Isarrak ở tỉnh Battambang đã nổi dậy tấn công chiếm thành phố Siem Riep. Sau đó lực lượng vũ trang phải rút về nông thôn, xây dựng căn cứ du kích trên những vùng rộng lớn ở Tây Bắc, Tây Nam và Đông Nam Campuchia. Cuối năm 1946, ở vùng Đông Nam Campuchia, những người Campuchia yêu nước cũng đã vũ trang tuyên truyền, vận động nhân dân khởi nghĩa trong từng vùng, từng xã, xây dựng căn cứ du kích. Từ năm 1947, phong trào đấu tranh du kích phát triển ở nhiều nơi, nhất là các tuyến đường giao thông lớn như: Từ Kam Pot lên Phnom Penh và từ Phnom Penh về Châu Đốc. Năm 1948, chiến tranh du kích ở bốn miền được mở rộng hơn. Cũng vào năm này, Ủy ban giải phóng ở các khu ra đời, phong trào lớn mạnh từ Tây Bắc lan xuống biển Hồ, các vùng khác đã nối liền với nhau từ biên giới Campuchia - Việt Nam đến gần biên giới Campuchia - Thái Lan thành hình lòng chảo. Các căn cứ cách mạng giai đoạn này cũng dần mở rộng, thông qua những hoạt động của Sơn Ngọc Minh. Sơn Ngọc Minh sinh năm 1920 tại miền Nam Việt Nam, có cha là người Khmer, mẹ người Việt. Trước khi tham gia hoạt động chính trị ông là nhà sư Phật giáo tại Phnom Penh. Năm 1945, sau khi thực dân Pháp đưa quân vào xâm lược Campuchia lần thứ hai, Sơn Ngọc Minh đã bỏ thành thị về nông
- 18 thôn, được sự hỗ trợ của lực lượng Việt Minh, Ông vận động nhân dân lập chiến khu chống Pháp. Tháng 3 năm 1948, Sơn Ngọc Minh thành lập Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Tây Nam gồm 4 tỉnh: Takeo, Kampot, Kampong Speu, Kampong Chhnang. Ở những vùng Tây Bắc và Đông Bắc, lực lượng kháng chiến cũng từng bước xây dựng cơ sở kháng chiến. Đầu năm 1948, Đại hội đại biểu nhân dân được triệu tập, gồm: 100 đại biểu đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân vùng Đông Nam về dự. Những công việc chính của đại hội là thành lập Ủy ban Giải phóng Đông Nam Campuchia và hội Isarrak, tổ chức có tính chất mặt trận của nhân dân Campuchia. Thấy được sự trưởng thành của lực lượng kháng chiến, thực dân Pháp và tay sai lo sợ nên đã ráo riết lên kế hoạch đàn áp phong trào. Chúng lập ra chính phủ bù nhìn Cao Miên do Sihanouk đứng đầu. Không dừng lại ở đó, chúng còn tìm cách chia rẽ hạ thấp uy tín tổ chức Khmer Isarrak bằng cách lập ra những nhóm giả danh nhóm Isarrak chân chính. Song song với những hoạt động chính trị, thực dân Pháp và tay sai còn tiến hành những cuộc càn quét, đánh phá vùng giải phóng và các căn cứ của lực lượng Isarrak ở tỉnh Svay Rieng. Những hành động chống phá này đã làm cho lực lượng Khmer Isarrak bị tổn thất nghiêm trọng, bên cạnh đó với sự ra đời của chính phủ bù nhìn của Sihanouk lại tăng thêm trở ngại trong quá trình hoạt động cũng như chia rẽ trong lòng tin của nhân dân dành cho Mặt trận này. Bước sang đầu năm 1950 Mỹ khởi sự chính sách can thiệp vào cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương. Sự kết hợp giữa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã kết hợp tác chiến với nhau để đưa ra chính sách “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Bằng cách này, ở Campuchia chúng vu cho Việt Nam muốn thôn tính Campuchia, xúi dục chính quyền bù nhìn Campuchia gây rối loạn biên giới với Việt Nam. Chúng đạo diễn ra bọn kháng chiến với khẩu hiệu “chống Pháp, đánh Việt” [37, Tr.238]. Trước tình hình đó, ngày 19 tháng 4 năm 1950, những người cách mạng Campuchia đã triệu tập đại hội quốc dân để thống nhất phong trào kháng chiến ở bốn miền. Đại hội đã nhất trí đề ra đường lối kháng chiến: Đoàn kết toàn dân kháng chiến, giành độc lập thống nhất thật sự, làm cho nhân dân Campuchia được hưởng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 240 | 66
-
Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công nguyên
115 p | 257 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 151 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 173 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 153 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 211 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 181 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 69 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn